LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH . vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . viii
LỜI NÓI ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VÀ
BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG.6
1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch.6
1.1.1. Định nghĩa về du lịch.6
1.1.2. Du lịch nghỉ dưỡng .9
1.1.3. Phân loại du lịch nghỉ dưỡng .9
1.1.4. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch nghỉ dưỡng.12
1.1.5 Chiến lược phát triển du lịch nghỉ dưỡng.17
1.2. Các khái niệm về bất động sản nghỉ dưỡng .19
1.2.1. Khái niệm bất động sản.19
1.2.2. Khái niệm về bất động sản nghỉ dưỡng.22
1.2.3. Các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng.22
1.2.4. Giá trị mà bất động sản nghỉ dưỡng mang lại.24
1.2.5 Các chiến lược phát triển bất động sản nghỉ dưỡng .26
1.3. Mối quan hệ giữa phát triển hệ thống phân phối bất động sản nghỉ
dưỡng và phát triển du lịch.28
1.3.1. Tác động của bất động sản nghỉ dưỡng đến du lịch .28
1.3.2. Tác động của du lịch đối với bất động sản nghỉ dưỡng .30
1.3.3. Các xu hướng ảnh hưởng đến dòng sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng .37
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ
DƯỠNG TẠI HẠ LONG THÔNG QUA VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG CỦA TẬP ĐOÀN SUN GROUP.39
2.1. Tình hình phát triển du lịch tại Hạ Long .39
107 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy hình thức du lịch nghỉ dưỡng thông qua phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng-Nghiên cứu kinh nghiệm của tập đoàn sun group tại Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên gia bất động
sản đều đồng tình rằng, triển vọng tăng trưởng của bất động sản nghỉ dưỡng vẫn rất
khả quan khi thị trường du lịch Việt Nam ngày càng rút ngắn khoảng cách với
những thị trường du lịch nổi bật tại ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore và
Indonesia.
1.3.3. Các xu hướng ảnh hưởng đến dòng sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng
Thứ nhất, nổi lên xu hướng khách du lịch sẽ quan tâm nhiều hơn tới chất
lượng trải nghiệm tại điểm đến thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần; khách sẽ lưu
lại dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại. Điều này
đòi hỏi các nhà đầu tư bất động sản du lịch cần cân đối quy mô, loại hình lưu trú
phù hợp với tính chất, loại hình các hoạt động và trải nghiệm du lịch, ví dụ dự án
bất động sản du lịch sẽ trở thành quần thể và gắn với nhiều tiện ích như casino, giải
trí, thể thao, sự kiện, nghệ thuật, games và các hoạt động giao lưu văn hóa địa
phương...
Thứ hai, khách du lịch thế hệ mới đến Việt Nam và khách là người Việt cũng
nhờ công nghệ, kinh nghiệm đã và đang trở nên từng trải hơn, trở nên khó tính hơn
với nhu cầu cá biệt hóa, đa dạng hơn. Nếu trước đây du lịch biển theo trào lưu là
phổ biến thì tiếp đến sẽ thay đổi chuyển hướng sang nghỉ dưỡng núi, trải nghiệm
văn hóa địa phương, du lịch sinh thái đồng quê... Khách du lịch thế hệ mới là những
người yêu môi trường, tôn trọng môi trường và có trách nhiệm với môi trường, có
xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ, những giá trị
tiện ích rất nhân văn. Như vậy đòi hỏi đầu tư vào cơ sở lưu trú du lịch cần có nhiều
ý tưởng mới, mở rộng đa dạng địa bàn không chỉ tập trung vào các khu du lịch biển
mà những điểm đến đầu tư mới ở vùng núi cao, hồ trên núi, những vùng sinh thái
độc đáo, vùng văn hóa được bảo tồn nguyên vẹn.
38
Thứ ba, kinh nghiệm du lịch ngày càng được tích lũy, dòng khách tự túc ngày
càng nhiều, nhu cầu rất khác nhau vì vậy bên cạnh du lịch đại trà theo số đông, đi
theo nhóm, theo tour thì số lượng khách đi lẻ, đi tự túc nhiều lên. Đây là tín hiệu mà
nhà đầu tư cần cân nhắc mở rộng nhiều loại hình lưu trú du lịch đa dạng, quy mô
không lớn, đan xen với cộng đồng dân cư, hòa nhập với văn hóa bản địa.
Thứ tư, sự phát triển của ngành hàng không và ứng dụng công nghệ trong kinh
tế chia sẻ làm cho khách du lịch tiếp cận điểm đến thuận lợi hơn, vì vậy khách có
khuynh hướng đi nhiều lần trong năm và đi ngắn ngày. Do đó, đầu tư vào cơ sở lưu
trú du lịch đòi hỏi phải tiện ích thông minh, có giá thành cạnh tranh và trong môi
trường điểm đến thân thiện để khách quay trở lại nhiều lần.
Thứ năm, dòng khách du lịch MICE (meeting-incentiveconvention-exhibition)
là xu hướng ngày càng phổ biến sẽ rất phù hợp với các quần thể, các khu phức hợp
dịch vụ gắn với hội họp, hội chợ, sự kiện... đồng thời tại trung tâm du lịch có sức
hấp dẫn.
Thứ sáu, sự dao động về dòng khách trong năm theo sự kiện, thời vụ đòi hỏi
nhà đầu tư cần tính toán về quy mô dự án và tính kết nối theo chuỗi giá trị gắn với
tuyến hành trình của khách và nhu cầu trải nghiệm của khách.
39
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ
DƯỠNG TẠI HẠ LONG THÔNG QUA VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG CỦA TẬP ĐOÀN SUN GROUP
2.1. Tình hình phát triển du lịch tại Hạ Long
2.1.1. Ví trí địa lí
Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh có diện tích
1.119,12 km², dân số là 300.267 người, mật độ dân số đạt 268 người/km². Như vậy,
hiện nay Hạ Long là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước. Vị trí:
Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả
Phía Tây giáp thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên
Phía Bắc giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và huyện Ba Chẽ,
tỉnh Quảng Ninh.
Phía Nam giáp huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng và vịnh Hạ Long.
Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài khoảng 50 km, cách
thủ đô Hà Nội 165 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía đông
bắc và cách thành phố cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía tây nam, phía nam thông
ra Biển Đông.
Thành phố Hạ Long nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông
Bắc Việt Nam, gần hai đô thị lớn nhất miền Bắc là thủ đô Hà Nội (165km), Hải
Phòng (70 km) và tương đối gần đường biên giới với Trung Quốc. Với vị trí gần với
các trung tâm dân cư lớn của khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long
cùng trực thuộc Tỉnh với hai vùng phát triển chiến lƣợc khác là Khu kinh tế cửa
khẩu Móng Cái và Đặc khu kinh tế Vân Đồn. Thực tế, quy hoạch tổng thể kinh tế -
xã hội của Tỉnh đã xác định Hạ Long là trung tâm phát triển trong chiến lựợc "một
tâm hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá".
Hơn nữa, với đường bờ biển trải dài trên Vịnh Bắc Bộ, thành phố có vị trí
thuận lợi là địa phương quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam, trong quan hệ thƣơng mại quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Thỏa thuận hội nhập kinh tế
(EIA) sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế của hành lang ASEAN - Việt Nam – Trung Quốc
40
cả trong nội bộ các nước thành viên và các nước đã ký những thỏa thuận này.
Những FTA/EIA đã ký và đang thƣơng thảo sẽ có tác động thúc đẩy những tiềm
năng phát triển kinh tế của Hạ Long.
Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, đây cũng là một trong
những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, địa hình ở đây bao
gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt
gồm có: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, vùng ven biển ở phía nam
quốc lộ 18A cuối cùng là vùng hải đảo.
Trong đó, vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, với độ cao trung bình từ
150 mét đến 250 mét, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504 mét.
Dãy đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các
thung lũng nhỏ hẹp. Thứ hai là vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung
bình từ 0.5 đến 5 mét. Cuối cùng là vùng hải đảo bao gồm toàn bộ vùng vịnh, với
gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long
chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét ổn định và có cường độ chịu tải
cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm², thuận lợi cho việc xây dựng các công trình. Khoáng sản
chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng.
Khí hậu
Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rõ rệt là mùa
đông và mùa hè. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.7 °C. Mùa đông thường bắt
đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16.7 °C rét nhất là 5 °C.
Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28.6 °C, nóng
nhất có thể lên đến 38 °C.
Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố không đều
theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng
mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa
đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20%
tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4
đến 40 mm.
41
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở Hạ Long
có hai loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió
Tây Nam về mùa hè. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những
cơn bão lớn.
2.1.2. Các nguồn lực phát triển du lịch
Do lợi thế có vịnh Hạ Long hai lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế
giới.
Lần thứ nhất: Ngày 17/12/1994, Kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban
Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản Thiên
nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mỹ theo tiêu chí
(vii) của Công ước Quốc tế về bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới.
Lần thứ hai: Ngày 02/12/2000, tại Kỳ họp toàn thể lần thứ 24 ở thành phố
Cairns, Queensland, Australia, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ
Long là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa
chất - địa mạo.
Với tổng diện tích 1.553 km² bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989
đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện
tích 434 km² bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ
(phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). Với nhiều hang
động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung,
Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm
du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất
phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài
cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản
có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm,
cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm.
Với những giá trị lớn về cảnh quan, địa chất - địa mạo, sự phong phú, giàu có
về sinh thái, lịch sử văn hóa, vịnh Hạ Long là nơi có điều kiện thuận lợi để phát
triển du lịch. Hiện nay, có nhiều loại hình cho khách du lịch lựa chọn:
42
Du lịch tham quan ngắm cảnh: Du khách ngồi trên tàu du lịch hoặc thuyền
nan chiêm ngưỡng những hòn đảo xanh, nhiều hình dáng nổi bồng bềnh trên mặt
nước khơi dậy trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn, nên thơ hay khám phá những
hang động đẹp lỗng lẫy, huyền bí, những hệ sinh thái đặc sắc, thỏa thích bơi lội
dưới làn nước trong xanh ... của vịnh Hạ Long. Quả thực, đó là một khoảng thời
gian trải nghiệm tuyệt vời, đáng nhớ.
Du lịch văn hóa: Du khách có cơ hội tham quan các di chỉ khảo cổ - bằng
chứng về cuộc sống của người Việt cổ cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm tại
một số hang động, được tận tay sờ vào những con ốc nước ngọt đã tồn tại hàng ngàn
năm giữa biển khơi minh chứng cho quá trình biển xâm lấn lục địa, trải nghiệm các
nét văn hóa biển độc đáo của người dân chài Hạ Long như các điệu hát giao duyên,
hò biển, những tập tục, tín ngưỡng, lễ hội của ngư dân Hạ Long.
Du lịch sinh thái: Sẽ là một trải nghiệm khó quên cho du khách khi chèo
thuyền nan tham quan một số hang động ngập nước (hang nền Karst) trên vịnh Hạ
Long, tham gia trải nghiệm trồng rừng ngập mặn, tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của
quần thể thực vật đặc hữu trên vịnh Hạ Long.
Du lịch mạo hiểm: Du khách sẽ có những cảm giác thoải mái, tự do khi tham
gia các trò chơi mạo hiểm trên sóng nước như lái moto nước, đi phao chuối, chèo
thuyền kayak với sự thích thú tuyệt vời hay leo núi để thu vào tầm mắt phong cảnh
hùng vĩ, lung linh, khoáng đạt của vịnh Hạ Long.
Du lịch giải trí, mua sắm: Trọn vẹn hơn cho chuyến tham quan Hạ Long khi
du khách được thư giãn, tắm nắng trong không gian yên bình của vịnh, hay tham
quan khu nuôi trồng, chế tác ngọc trai và chọn cho mình những món đồ lưu niệm
được tạo nên bởi tinh túy, chắt lọc từ biển của ngọc trai vịnh Hạ Long.
Nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long: Nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long là sản phẩm du lịch
độc đáo, thú vị. Du khách sẽ có cơ hội nghỉ đêm trên các du thuyền sang trọng,
thưởng thức không gian yên tĩnh, lãng mạn giữa sóng nước mênh mông, trải nghiệm
những khoảng khắc tuyệt diệu của hoàng hôn, bình minh trên biển, hít thở không
khí trong lành, sảng khoái, chèo thuyền kayak hay ngồi thuyền nan khám phá vịnh
Hạ Long, tham gia đánh bắt hải sản cùng ngư dân.
43
Du lịch nghỉ dưỡng: tại các biệt thự biệt được xây dựng tại Hạ Long, trải
nghiệm các tour ngắm vịnh, cùng nhiều các hoạt động vui chơi diễn ra tại các dự án
nghỉ dưỡng.
Vịnh Hạ Long – di sản của thiên nhiên ban tặng cho nhân loại với những giá
trị ngoại hạng. Nơi đây, đã được chọn làm bối cảnh cho nhiều bộ phim nổi tiếng thế
giới như: Indochine, Người cộng sự, hay gần đây nhất là Kong Skull Island.
Vịnh Hạ Long cũng là địa chỉ đón khách du lịch tàu biển quốc tế. Hãng tàu
biển cao cấp, quen thuộc đến với Hạ Long như Silver Shadow, Seabourn Sojourn,
Nautica, Insignia, Seven Seas Voyager, Austral, Norwegian Star, Magellan... Mỗi
chuyến tàu biển đưa hàng nghìn du khách quốc tế đến với Hạ Long. Thông thường,
mùa du lịch tàu biển quốc tế thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm
sau, nhưng thường tập trung cao điểm vào tháng 11 và tháng 12. Sự có mặt của các
hãng tàu biển quốc tế đưa khách đến Hạ Long làm cho bức tranh du lịch của Quảng
Ninh nói chung, vịnh Hạ Long nói riêng trở nên sôi động hơn, khẳng định sự hấp
dẫn của vịnh Hạ Long đối với loại hình du lịch tàu biển.
Tiềm năng giao thông cảng biển
Vịnh Hạ Long là vùng vịnh kín, ít sóng và gió, là một trong những cửa ngõ
giao thông chính của miền Bắc Việt Nam. Hệ thống luồng lạch tự nhiên dầy đặc và
cửa sông ít bị bồi lắng là điều kiện lý tưởng để xây dựng hệ thống cảng biển, đặc
biệt là cảng nước sâu.
Cảng Cái Lân là cảng nước sâu nhất miền Bắc, nằm ở phía Bắc thành phố Hạ
Long, gần Cửa Lục. Cảng Cái Lân với vị trí thuận lợi nằm trong vùng vịnh kín,
nước sâu, luồng vào cảng ít bị sa bồi, mớn nước sâu hơn - 10m và khu nước trước
bến sâu - 13m. Cảng có 7 cầu cảng, cho phép tiếp nhận tàu có tải trọng trên 70.000
tấn.
2.1.3. Thực trạng phát triển
Với định hướng phát triển thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển
văn minh, thân thiện; là trung tâm dịch vụ - du lịch đẳng cấp quốc tế với hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị
vịnh Hạ Long... vì thế tại Quyết định điều chỉnh quy hoạch thành phố Hạ Long đến
44
năm 2040, tầm nhìn 2050 đã bao quát toàn bộ các lĩnh vực, từ kinh tế - văn hóa - xã
hội, an ninh - quốc phòng đến không gian phát triển.
Trong đó, những điểm nhấn là: Ranh giới hành chính thành phố được mở rộng
với tổng diện tích tự nhiên gần 28.000ha (gồm vị trí hiện có và mở rộng không gian
các khu vực lân cận như huyện Hoành Bồ, thị xã Quảng Yên và thành phố Cẩm
Phả). Về cấu trúc, thành phố sẽ phát triển theo mô hình đa cực, lấy vịnh Cửa Lục
làm trung tâm kết nối, hướng phát triển đô thị theo hành lang ven biển vịnh Hạ
Long với các vùng phát triển bao gồm: Phía Bắc sẽ là vùng đô thị sinh thái, dịch vụ
hỗ trợ; phía Đông với chức năng là trung tâm hành chính, thương mại, văn hóa; phía
Tây là đô thị du lịch, dịch vụ, công nghiệp, cảng...
Về phát triển đô thị, thành phố Hạ Long được định hướng phát triển hạ tầng
xanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đô thị thông minh, gắn với bảo tồn và phát huy
giá trị vịnh Hạ Long, tạo nền tảng cho phát triển bền vững và xây dựng đô thị dịch
vụ du lịch quốc tế. Theo đó, sẽ có các trung tâm điều hành tập trung để quản lý vận
hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, giải pháp thiết kế hạ tầng sẽ phù hợp với đặc
điểm, điều kiện tự nhiên của từng khu vực.
Đặc biệt, tại quyết định điều chỉnh quy hoạch mới này sẽ ưu tiên phát triển các
không gian, công trình và dịch vụ phục vụ cộng đồng; hệ thống hạ tầng được thiết
kế theo hướng phân tán, cân bằng cho từng khu vực; triển khai các biện pháp ứng
phó với biến đổi khí hậu và kịch bản nước biển dâng...
Giai đoạn đến năm 2020 từ cơ sở định hướng điều chỉnh quy hoạch, thành phố
Hạ Long tập trung hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý quy hoạch, thu hút đầu tư
bằng nhiều nguồn lực khác nhau để triển khai phát triển hạ tầng đô thị. Song song
với đó, sẽ xây dựng đề án phát triển đô thị xanh gắn với mô hình đô thị thông minh.
Giai đoạn trước mắt, sẽ dành ưu tiên để phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông.
Trong đó về đối ngoại, đảm bảo tận dụng, kết nối tốt hạ tầng giao thông của tỉnh
như các tuyến cao tốc, cảng tàu quốc tế và sân bay đang có. Giao thông đối nội, sẽ
hoàn chỉnh các nút giao tạo kết nối thuận lợi vào các khu vực trung tâm, đầu tư xây
mới các bến xe, bãi đỗ xe tại các đầu mối giao thông, các điểm du lịch lớn, đáp ứng
nhu cầu phát triển đô thị.
45
Giai đoạn đến năm 2030 sẽ tập trung phát triển và nâng cao chất lượng không
gian ven biển, ưu tiên xây dựng các tuyến đường ven biển, không gian công cộng và
dịch vụ công cộng ven biển. Đến năm 2040 sẽ mở rộng kết nối ra các khu vực lân
cận như Hoành Bồ, Quảng Yên, Cẩm Phả để tạo không gian phát triển hài hòa, dựa
trên nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Hạ Long. Khai thác các khu vực
chuyển đổi như khai trường khai thác than, cơ sở sản xuất để tạo các công trình dịch
vụ đô thị, công viên đô thị và bổ sung không gian phát triển... đáp ứng tiêu chí đô
thị loại I, hướng tới tiêu chuẩn quốc tế.
Từ định hướng mang tính “xương sống”, thành phố huy động sự vào cuộc của
cả hệ thống chính trị, gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức của cộng đồng về phát triển. Bên cạnh đó, khẩn trương lập, bổ sung quy
hoạch, đẩy mạnh quản lý chặt chẽ các quy hoạch; tiếp tục ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát
triển hạ tầng, tăng cường huy động, đa dạng hoá các hình thức đầu tư từ các nguồn
lực trong và ngoài nước nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu, hạ tầng
du lịch - dịch vụ quy mô lớn, ưu tiên phát triển hệ thống khu vui chơi, mua sắm, nhà
hàng, bến du thuyền... Đẩy mạnh liên kết với các địa phương, doanh nghiệp để phát
huy hiệu quả các công trình kết nối như Sân bay Vân Đồn, các tuyến cao tốc, hệ
thống cảng thủy nội địa và cảng biển.
Song song với đó, đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với bảo
vệ môi trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại tất cả các lĩnh vực,
quyết tâm xây dựng, phát triển thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển
văn minh, thân thiện; là trung tâm dịch vụ - du lịch đẳng cấp quốc tế với hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; là động lực phát triển vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ, vùng duyên hải Bắc Bộ
theo đúng định hướng của Chính phủ.
2.1.4. Lợi ích kinh tế
Hạ tầng lột xác và du lịch bùng nổ là tiền đề để bất động sản Hạ Long tăng
“phi mã” thời gian qua. Tuy vậy, tiềm năng của thị trường này dự kiến còn rộng mở
khi nhìn vào tín hiệu lạc quan của kinh tế xã hội địa phương.
46
Từ đầu tháng 5/2020, Quảng Ninh đã cùng với cả nước chuyển sang giai đoạn
mới, thực hiện song song 2 nhiệm vụ: Vừa phòng, chống dịch Covid-19 dài hơi và
đẩy mạnh, khôi phục phát triển KT-XH, thu ngân sách nhà nước. Sau hơn 1 tháng
thiết lập trạng thái bình thường trở lại, tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh đã
từng bước được phục hồi và có nhiều chuyển biến tích cực.
Ngành du lịch, dịch vụ - ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch Covid-19
đã được tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, thực hiện các biện pháp phục hồi. Đáng
chú ý, ngày 14/5, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 256/2020/NQ-HĐND về
một số giải pháp hỗ trợ kích cầu du lịch. Gói kích cầu lên tới 200 tỷ đồng. Trong
đó: Thực hiện miễn, giảm phí vào các điểm tham quan Vịnh Hạ Long, Bảo tàng
tỉnh, danh thắng Yên Tử; hỗ trợ vé tuyến xe buýt từ Cảng Hàng không quốc tế Vân
Đồn đến Dốc Đỏ (Thành phố Uông Bí) và ngược lại cho hành khách các chuyến
bay đi và đến qua Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn.
Cũng từ tháng 5/2020 đến nay, tỉnh đã khai trương khu nghỉ dưỡng khoáng
nóng cao cấp Quang Hanh và khánh thành tuyến đường bao biển Trần Quốc
Nghiễn; tổ chức Chương trình nghệ thuật Chào hè Hạ Long; đưa vào hoạt động tàu
cánh buồm Hoàng Gia lướt Vịnh Bái Tử Long và tàu cao tốc 5 sao Tuần Châu
Express ra đảo Cô Tô; tổ chức Hội chợ OCOP, v.v.
Nhờ các giải pháp kích cầu du lịch kịp thời, ngành du lịch, dịch vụ đã có nhiều
khởi sắc. Lượng khách du lịch tăng trưởng trở lại khá nhanh chóng. Theo thống kê
của Sở Du lịch, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh trong tháng 5 ước đạt
345.000 lượt khách; lũy kế 5 tháng đạt trên 1,88 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách
du lịch đạt 660 tỷ đồng[1].
Các ngành, lĩnh vực dần phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng đã góp phần tăng thu
ngân sách cho địa phương. Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5
tháng đầu năm 2020 đạt trên 20.651 tỷ đồng, bằng 43% dự toán năm, tăng 2% so
với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Thu nội địa 15.287 tỷ đồng, đạt 41% dự toán,
bằng 100% so với cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu 5.351 tỷ đồng, đạt 49% dự toán,
47
tăng 9% so với cùng kỳ. Hoạt động chi thường xuyên ngân sách địa phương đảm
bảo, 5 tháng đạt 3.723 tỷ đồng, bằng 28% dự toán, tăng 4% so với cùng kỳ[2].5
Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP)
quý I/2020 ước đạt 7,2%, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp
xây dựng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế với mức tăng
9,6%. Khu vực dịch vụ tăng thấp, tốc độ tăng 3,7%. Khu vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản duy trì ổn định, tăng 2,8%. Tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 12.850
tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
ước đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách đạt trên
12.400 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ, bằng 26% dự toán, trong đó thu nội địa
ước đạt 9.288 tỷ đồng, bằng 25% dự toán, thu xuất nhập khẩu đạt 3.150 tỷ đồng,
tăng 18% so với cùng kỳ, bằng 29% dự toán. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục
được cải thiện, kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Công tác an sinh xã hội được chăm lo đảm bảo.
Kinh tế tăng trưởng, niềm tin này có cơ sở khi Quảng Ninh tiếp tục là điển
hình thu hút đầu tư mạnh mẽ với Hạ Long đang là trung tâm của nguồn vốn trong
và ngoài nước, khi tính đến 10/2019, trên địa bàn tỉnh có 124 dự án FDI, tổng vốn
đầu tư kinh doanh trên 6,6 tỷ USD6. Sức hút của Quảng Ninh có được nhờ sự đồng
thuận của cộng đồng doanh nghiệp khi tỉnh này 2 năm liên tiếp đứng đầu bảng xếp
hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Với những chỉ báo ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và môi trường kinh doanh,
các chuyên gia đánh giá dự địa phát triển của bất động sản, đặc biệt ở các thị trường
trọng điểm như Hạ Long còn vô cùng rộng mở. Giá trị bất động sản có sự ổn định
và xu hướng tăng trưởng bền vững.
2.2. Hệ thống phân phối bất động sản của tập đoàn Sun Group
2.2.1. Giới thiệu về tập đoàn Sun Group
Thông tin chính về tập đoàn:
Tên giao dịch: Công ty cổ phần tập đoàn Mặt Trời
Tên bản ngữ: Tập đoàn Sungroup
5 [1], [2] theo Cổng thông tin điển tử tỉnh Quảng Ninh, quangninh.gov.vn.
6 Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư.
48
Ngành nghề: Dịch vụ (Bao gồm Du lịch, Vui chơi giải trí, Bất động sản và
Đầu tư hạ tầng)
Thành lập: 2007, Ukraine
Người sáng lập: Lê Viết Lam
Các con số:
13 năm kinh nghiệm
51 công ty thành viên
4631 cán bộ nhân viên
113 dự án
137.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư
Lịch sử hình thành
1998-2006
Sun Group được thành lập tại Ukraine năm 1998 bởi những người Việt Nam
trí tuệ, nhiệt huyết và yêu nước. Ngay từ khi mới thành lập Sun Group đã tạo được
niềm tin của cộng đồng người Việt tại đây với các công trình như Trung tâm thương
mại lớn nhất của người Việt Nam tại nước ngoài có tên Barabasova, Làng Thời đại,
Siêu thị và Văn phòng cho thuê Sun City, Công viên nước trong nhà Jungle
2007-2009
Sun Group quyết định mở rộng đầu tư Việt Nam và chọn Đà Nẵng là điểm bắt
đầu với tiêu chí “Chất lượng và sự khác biệt”, hướng tới những sản phẩm mang
“Dấu ấn vượt thời gian”.
Ngày 14/9/2007, Công ty CP Dịch vụ Cáp treo Bà Nà được thành lập. Hai
năm sau, 02 tuyến cáp treo Suối Mơ – Bà Nà, Debay- Morin được đưa vào vận hành
đã xác lập 02 kỉ lục thế giới, chính thức mở ra khu quần thể vui chơi, nghỉ dưỡng
đẳng cấp hàng đầu Việt Nam mang tên Ba Na Hills, đồng thời ghi dấu bước chân
đầu tiên của Sun Group tại Việt Nam.
2009 -2012
Bên cạnh đầu tư thêm các hạng mục cho Ba Na Hills, Sun Group đã ra mắt
những sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới cũng như Việt Nam như
49
InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel Danang Premier Han
River, Premier Village Danang Resort
2013-2017
Ngày 2/2/2016, Tuyến cáp treo nối Thung lũng Mường Hoa với “nóc nhà
Đông Dương” – Fansipan đã đi vào hoạt động, đạt hai kỷ lục thế giới. Đây là công
trình thể hiện trí tuệ và sự kiên cường của con người Việt Nam trong chinh phục
những đỉnh cao tưởng như không thể. Bên cạnh đó, hai công viên chủ đề lớn Sun
World Danang Wonders và Sun World Halong Complex cũng lần lượt được ra mắt
với những trò chơi hấp dẫn, mới lạ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Đầu năm 2017, Sun Group đã cho ra mắt thương hiệu mới Sun World quy tụ
các hệ thống công viên, tổ hợp vui chơi giải trí của Tập đoàn như Sun World Bà Nà
Hills, Sun World Đà Nẵng Wonder, Sun World Hạ Long Complex và Sun World
Fansipan Legend.
2017-2020
Những cái tên JW Marriott Phú Quốc Emerald Bay, Premier Village Phú Quốc
Resort, Premier Residence Phú Quốc Emerald Bay, MGallery, khu phức hợp vui
chơi giải trí Vân Đồn, Quần thể vui chơi giải trí biển Hòn Thơm, Sơn Trà Ocean
Park sẽ tiếp tục là những s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_day_hinh_thuc_du_lich_nghi_duong_thong_qua_pha.pdf