Luận văn Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc xơ đăng, tỉnh Quảng Nam

Để chính sách được thực hiện thành công cần có sự vào cuộc của cả hệ thống

chính trị. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước của

Chính quyền các cấp, của ngành văn hóa trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị

văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam. Quy định cụ

thể gắn kết trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu các cơ

quan, đơn vị nếu để xảy ra các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo tồn các giá trị

văn hóa truyền thống.

pdf83 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc xơ đăng, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Xơ Đăng ở Quảng Nam còn có lễ hội độc đáo Peng Chu-Pi. Đây là Lễ hội hiến tế, giết dê, heo cúng các thần linh, Yàng, ông bà, tổ tiên, ma tốt. Để tiến hành Lễ hội, trước đó một tuần, các già làng gặp mặt tại nhà Rông, họ cho người làm một con gà để cúng qua đó thông báo cho Yàng, thần linh, ông bà, tổ tiên, ma tốt biết cộng đồng làm lễ Peng Chu-pi. Tại đây, 6 thanh niên khỏe mạnh và một người lớn tuổi sẽ được phân công vào rừng tìm cây về làm cây nêu. Khi chân trời hé lộ tia ánh nắng đầu tiên, mọi người lần lượt tụ tập đến trước nhà Rông, các thanh niên chuẩn bị sẵn dàn trống, chiêng. Khi các vị khách mời đã tập hợp đông đủ tại nhà rồng, các thanh niên làm một con gà trống tơ chưa đạp mái, đem đến Yàng làm một bàn thờ cạnh cây Pa-geng và tiến hành các nghi lễ trồng cây nêu. Già làng lấy huyết gà bôi lên cây Pa-geng như báo với các thần linh, Yàng, ông bà, tổ tiên, Ma tốt rằng, lễ Peng Chu-Pi bắt đầu (xem phục lục ảnh số II). Các thanh niên khỏe mạnh trong làng lấy cung tên bắn vào heo, dê nhiều mũi tên. Sau đó, đầu heo, dê được cắt ra đem treo ở nhà Rông chờ ngày hôm sau. Phần tim, gan đem nướng để cúng Yàng. Thịt được làm sạch, chế biến, được cúng cùng với rượu để mời Thần trời ăn trước (Pay Chim Yang). Sau các nghi lễ, khách mời, dân làng cùng nhau tụ tập hết về nhà rông cùng nhảy múa, ăn uống, hát hò cùng các điệu trống, tiếng chiêng. Lễ Peng Chu - Pi từ lâu đã ăn sâu vào cuộc sống và tiềm thức của cộng đồng dân tộc Xơ Đăng. Nét văn hoá cổ truyền, độc đáo này luôn được người Xơ Đăng gìn giữ và trân trọng. * Lễ cúng máng nước: Cũng xuất phát từ yếu tố tín ngưỡng linh thiêng của giọt nước nên trong văn hóa của người Xơ Đăng từ xa xưa đến nay luôn thực hiện nghi lễ “Cúng máng nước (kneang tra). Theo đồng bào Xơ Đăng cho biết, ý nghĩa của nghi lễ này là nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong cho sông nhiều nước, suối đừng cạn để con người mạnh khỏe, vật nuôi sinh trưởng đầy đàn, mùa màng bội thu, gắn kết với tình đoàn kết cộng đồng. Hằng năm nghi lễ cúng máng nước được người Xơ Đăng tiến hành 02 lần trước khi “ăn lúa mới” và trước khi bắt đầu vụ mùa mới 39 (thường tháng 10 và tháng 03 hằng năm). Để thực hiện nghi thức này, già làng chọn ngày tốt, thông báo với dân làng sửa sang lại nhà cửa và nhà Rông cho sạch đẹp, nghi lễ thường được diễn ra 03 ngày theo quy định bắt buộc của cộng đồng. Để bắt đầu lễ, thanh niên trong làng chuẩn bị các vật liệu cần thiết, tập trung sửa chữa, gia cố hệ thống máng nước đã bị hư, cũ thành đường ống máng nước mới. Ba ngày sau đó, phụ nữ trong làng cùng nhau ra suối bắt cá, lên rừng hái rau, thanh niên vào rừng sâu bẫy chuột, sóc, bắn chim tái hiện lại cách săn bắn hái lượm thời xa xưa của tổ tiên. Sau đó, với các thứ săn bắn, hái lượm được, toàn bộ dân làng tập trung tại nhà Rông. Chủ làng cúng các thần linh với các nghi lễ cầu mong mưa thuận gió hòa, gia súc phát triển, nương rẫy bội thu, cúng hồn các vũ khí, nông cụ, chuồng gia súc và cầu phúc cho các nóc nhà. * Lễ ăn trâu huê (Lễ cúng trâu cầu sức khỏe): Lễ ăn trâu huê là tập tục văn hóa tín ngưỡng tâm linh quan trọng nhất hàng năm của người Xơ Đăng. Đây là lễ hiến sinh, là sự kết nối giữa con người với giàng và thần linh, là lời cảm ơn giàng (trời), cảm ơn thần linh đã cho mưa thuận gió hoà, đã giúp cho dân làng ngăn cản muông thú, chim chóc không phá hoại rẫy nương, cho mùa màng tươi tốt, dân làng sống hoà thuận, vui vẻ, không xảy ra dịch bệnh...Đồng thời thể hiện sức mạnh, tinh thần thượng võ của cộng đồng. Tại Lễ hội, đồng bào chọn một con trâu đực khỏe buộc vào cây nêu để dâng cúng thần linh hay tổ tiên. Con trâu hiến tế cột dưới cây nêu, giữa vòng xoang và tiếng cồng chiêng ngân vang đại ngàn là tâm điểm lễ hội (xem phụ lục ảnh số II). Nghi thức của một lễ hội có đâm trâu rất cầu kỳ, được bà con chuẩn bị trước đó nhiều ngày. Đêm trước lễ, đàn ông đánh chiêng, phụ nữ múa xoang quanh con trâu, vừa để báo với Giàng vật hiến đã sẵn sàng, vừa để con trâu thích nghi với cảnh tượng huyên náo. Khi nghi lễ chính thức bắt đầu, Đội cồng chiêng người lớn mặc trang phục truyền thống đi ngược chiều kim đồng hồ vòng quanh cây nêu cột con trâu, vừa đi vừa đánh chiêng. Khi con trâu được dũng sĩ đâm gục, mọi người khiêng trâu ra xẻ thịt. Ngày cuối lễ hội (thường là ngày thứ ba), diễn ra lễ ăn đầu trâu, uống rượu ghè quý cúng Giàng. 40 Lễ hội đâm trâu là sự tổng hợp bởi nhiều yếu tố, và gắn liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc. Lễ hội toát lên một cách đầy đủ nhất những sắc thái đặc trưng văn hóa tộc người, thể hiện tính cộng đồng trong sự cộng hưởng: cầu mùa, cầu an, cầu phúc. Qua lễ hội những vốn văn hóa truyền thống của tộc người như nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật diễn xướng, văn học dân gian, những thuần phong mỹ tục được trân trọng, bộc lộ và thăng hoa. * Lễ làm đất, tra hạt: Mùa làm đất (khoảng cuối tháng 4 dương lịch) được báo hiệu khi nghe được tiếng sấm đầu tiên, ngay ngày hôm sau, buôn tổ chức lễ cúng “đánh thức hồn lúa và hồn nông cụ”, bởi theo quan niệm của người Xơ Đăng, sau mỗi vụ thu hoạch lúa về kho, tất cả mọi công cụ dùng để sản xuất được rửa sạch sẽ, cất lên gác thì thần lúa và thần công cụ đều ngủ cả, đến mùa làm cần phải đánh thức. Lễ này tổ chức tại nhà rông, đồng bào kiêng giết trâu, bò mà làm thịt nhiều heo, chuẩn bị nhiều rượu cần để cả buôn đủ thịt ăn, rượu uống no say. Buổi sáng hôm đó, nhà nào nhà nấy đều phải làm đủ cơm ống, gần đến bữa ăn thì về nhà lấy đem lại ăn tập trung, khi men rượu đã ngấm thì nổi cồng chiêng nhảy múa, ca hát tận tối Điều đáng nói là, nếu năm nào tiếng chim Klang Pong gọi bầy trước khi nghe tiếng sấm thì người Xơ-đăng cho rằng năm ấy mùa màng sẽ thất bát, phải cúng to hơn. Đồ cúng gồm rượu cần, heo, gà, cá, cơm gạo dẻo...có khi thấy nhiều điềm dữ còn phải đâm trâu để tế các vị Thần ác, và năm ấy mọi nhà phải chú trọng nhiều hơn trong việc chăm bón, làm cỏ, bón phân. Còn chim Klang Pong gọi bầy sau tiếng sấm, người ta cúng ít lễ vật và chăm bón hoa màu bình thường vì họ cho rằng đó là điềm may, chắc chắn sẽ trúng mùa to. * Tết Giọt nước và Tết Lửa: Người Xơ Đăng có hai tết chính là tết Giọt Nước và Tết Lửa. Tết Giọt Nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xơ Đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ, mong thần linh phù hộ việc sản xuất được mưa thuận gió hòa. Người dân trong buôn làng mang chum, chóe hay nồi đồng ra các máng nước để lấy một ít nước về nhà. 41 Lễ lấy lửa cũng được tổ chức trùng với lễ cúng máng nước. Người ta gửi lời chúc Tết cho bạn bè, người yêu và dùng nước tinh khiết hoặc cát sạch để dập tắt hết lửa cũ trong nhà và lấy lửa mới từ nhà Rông. Cách làm ra lửa mới của người Xơ Đăng là họ dùng hai viên đá cọ xát vào nhau hoặc siết sợi dây mảnh vào khúc trẻ rồi đốt cháy bùi nhùi. Lửa được mọi người cẩn thận rước từ nhà rông mang về nhà mình. * Lễ cưới: Các tục lệ, lễ hội của người Xơ Đăng rất phong phú và đa dạng. Nhưng riêng về tục lệ cưới xin lại rất đơn giản. Người con trai, con gái Xơ Đăng khi trưởng thành bắt đầu tìm cho mình một người ưng ý để làm vợ, làm chồng. Tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng của các chàng trai, cô gái Xơ Đăng không phải là sắc đẹp mà họ thường để ý đến người chăm chỉ lao động, có sức khỏe. Cô gái phải giỏi làm nương rẫy, dệt vải; chàng trai phải săn bắt giỏi, biết rèn sắt, đan gùi... Hôn nhân bằng tình yêu tự nguyện nên đồng bào Xơ Đăng rất coi trọng sự chung thủy trong cuộc sống vợ chồng. Nếu người đàn ông không giữ được tình yêu và phản bội người phụ nữ thì sẽ bị họ nhà gái phạt rất nặng, từ con heo đến con trâu. Điều này như một lời căn dặn đàn ông Xơ Đăng chỉ yêu một người đàn bà, không được thay lòng đổi dạ. Lễ cưới của người Xơ Đăng thường sau lễ hỏi từ 2 - 3 tháng. Ngày cưới, nhà trai cử một đoàn khoảng 5 - 6 người cùng với ông mối mang lễ vật đến nhà gái. Sau khi đã nhận lễ vật của nhà trai, ông mối làm lễ cúng các thần linh bên ghè rượu, nhằm thông báo với thần linh biết việc rước cô dâu về nhà chồng để tổ chức đám cưới, mong thần linh phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ sống với nhau hạnh phúc. Sau lễ cúng thần linh, ông mối là người được uống rượu đầu tiên, tiếp đến là cha mẹ hai bên gia đình cùng uống. Đôi trai gái được ông mối trao cho mỗi người một ống rượu cần, họ uống rượu lễ và trao vòng cưới cho nhau. Ông mối đưa cho đôi vợ chồng trẻ mỗi người một nắm cơm và một cái đùi gà, họ cùng trao đổi cho nhau và ăn hết. Kể từ đây họ chính thức là vợ chồng. Đám cưới của người Xơ Đăng hội tụ được nhiều nét độc đáo trong tư duy và bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Đó không chỉ là nghi lễ của hai gia đình mà còn mang tính cộng đồng sâu sắc, góp phần hình thành nên một gia đình bền vững 42 trong mối quan hệ chặt chẽ giữa hai dòng họ và cộng đồng với nhau (xem phục lục ảnh số II). * Ma chay: Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, người Xơ Đăng cho rằng mọi việc đến với con người đều có sự sắp đặt của thần linh; hay nói cách khác, thần linh chi phối cuộc sống của mọi người mà cái chết không là ngoại lệ. Trong tâm thức của người Xơ Đăng, khi mất đi, con người lại trở về với các đấng thần linh nên người thân, mặc dù rất thương tiếc nhưng không than khóc nhiều. Theo tập tục của người Xơ-Đăng, khi cha mẹ chết, con trai phải cõng đi chôn. Và ngược lại, nếu con chết trước, sự thương tiếc con được thể hiện bằng cách cha mẹ cõng con đến cánh đồng này. Nếu cha mẹ chết khi con còn quá nhỏ, không đủ sức cõng cha mẹ đến nơi an nghỉ, thì phải nhờ người khác cõng thay, và phải là người có quan hệ ruột thịt, máu mủ trong dòng họ. Người Xơ Đăng không có tập quán dùng quan tài để mai táng. Khi đã được cõng đến nơi chôn cất, thi hài được đặt nằm xuống huyệt mộ. Huyệt được khoét ngách vừa đủ để đặt người chết nằm ngang. Trước khi lấp đất, người ta đặt một tấm ván vào nơi bắt đầu khoét ngang trước khi lấp đất. Sau khi chôn cất người chết, thân nhân sẽ không trở lại thăm mồ mả trong một khoảng thời gian khá dài để linh hồn người chết không vương vấn trần gian. Cũng giống như nhiều dân tộc khác, trong đó có người Kinh, người Xơ Đăng quan niệm có hai dạng chết: chết lành và chết dữ. Chết lành là những cái chết bình thường theo quy luật tuổi già, ốm đau hoặc chết do một số các nguyên nhân nằm ngoài ý muốn của người chết. Những cái chết như bị cây đè, thú dữ vồ hoặc trôi sông, suối... trong quan niệm của hầu hết các tộc dân khác là chết dữ. Nhưng người Xơ Đăng cho rằng những cái chết do tai nạn, rủi ro vẫn là những cái chết lành. Theo quan niệm của họ, những người chết cũng không muốn như vậy. Đó chỉ là tai nạn ngoài ý muốn của người chết và dân làng vẫn chôn cất nạn nhân xấu số rất chu đáo. Điều này thể hiện tính nhân văn của cả cộng đồng tộc người đối với các thành viên trong xã hội người Xơ Đăng. 43 Người Xơ Đăng rất quý trọng giá trị của cuộc sống mà theo họ là do thần linh sắp đặt cho con người. Chính vì vậy, cái chết do con người tự gây ra như tự tử bị lên án nặng nề và bị xem là những cái chết dữ. * Văn học nghệ thuật: Về văn học, người Xơ Đăng có nhiều thể loại mang giá trị đặc trưng như truyện kể, sử thi, thơ, dân ca, truyện cổ tích Kho tàng truyện kể của người Xơ Đăng rất phong phú và đặc sắc. Người Xơ Đăng có sử thi, nội dung xoay quanh nhân vật Dăm Duông, một thanh niên dân tộc Xơ Đăng kiên cường, bất khuất. Người Xơ Đăng có rất nhiều đặc trưng văn hóa nghệ thuật, trong đó có một số loại hình tiêu biểu như là: họa tiết trang trí, Điêu khắc. Những hoa văn hình học cũng như những biểu tượng sao, trăng, mặt trời, thú, chim, cá đều tìm thấy ở các vật dụng của người Xơ Đăng. Biểu tượng của con chim kling klang và của cây rau dớn được cách điệu hóa thành mặt trăng hay mặt trời, thường thấy trên các mặt trống đồng hoặc trên đỉnh cây nêu nhân ngày hội đâm trâu hoặc trên nóc nhà rông. * Âm nhạc: Những điệu hát phổ biến của người Xơ Đăng ở Quảng Nam là hát đối đáp của trai gái, hát của người lớn tuổi, hát ru. Trong một số dịp lễ hội đặc biệt, đồng bào Xơ Đăng thực hiện nghi thức trình diễn múa, có điệu múa dành cho phái nữ, có điệu múa chỉ dành cho phái nam, có điệu múa cả nam và nữ cùng tham gia. * Điệu múa “Chiêu”: Nói đến các nghi thức trình diễn, có một hình thức múa nghi lễ vô cùng độc đáo tạo nên bản sắc của người Xơ Đăng ở tỉnh Quảng Nam. Đây là một loại hình văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá. Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, điệu múa có từ xa xưa này biểu hiện sự thành kính của người dân Xơ Đăng đối với các vị thần linh của họ, phản ánh văn hóa ứng xử và chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của con người với thế giới thần linh bằng động tác. Đồng thời “Chiêu” cũng mang tính nghệ thuật rất cao, đậm đặc ngôn ngữ múa. Yếu tố tạo hình được kết hợp với động tác vô cùng uyển chuyển, linh hoạt (xem phục lục ảnh số II). Trong các bài “Chiêu”, động tác của chân cơ bản giống nhau, nhưng nhìn vào động tác tay, người ta có thể phân biệt đó là lễ hội hay lễ tang ma. Khi “Chiêu” lễ hội, dù xoay về hướng nào thì hai cánh tay của nghệ nhân cũng giữ nguyên tư thế 44 đưa vòng ra trước ngực, lòng bàn tay hướng vào trong, các đầu ngón tay chạm nhau với vẻ mặt luôn cung kính, mời thần linh nhận những vật hiến tế như trâu, dê, heođồng thời cầu xin được che chở, giúp đỡ để “thóc lúa đầy kho, trâu bò đầy chuồng”. Trong đám tang ma, để thể hiện sự thành kính, hai tay nghệ nhân giang rộng tấm choàng, giống như cánh bướm dập dìu, bay lượn. Nửa thân người phía trên chao nhẹ theo nhịp chiêng tạo cảm giác lâng lâng, bay bổng. 2.3. Chính sách và thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam 2.3.1. Việc ban hành chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa luôn được tỉnh Quảng Nam quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt trong các kỳ Đại hội Đảng bộ của địa phương. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI đã nêu rõ: “Bảo tồn, phát huy văn học dân gian, nghệ thuật quần chúng, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh” [53, tr.9]. Tháng 1/1997, sau khi tỉnh Quảng Nam được chia tách từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ, Tỉnh ủy Quảng Nam đã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo tồn gắn với xây dựng, phát triển văn hóa địa phương. Ngày 12/7/1997, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam lâm thời ra Chỉ thị số 04/CT-TU về việc xây dựng thôn, bản văn hóa; ban hành Chương trình hành động số 05-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII). Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX nhiệm kỳ 2010-2015 đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho công tác bảo tồn và phát triển văn hóa, cụ thể nhiệm vụ thứ 2 trong số 5 nhiệm vụ của nhiệm kì Đại hội đã ghi rõ: “ Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đi đôi với việc tiếp thu, chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 524/KH-UBND về việc kiểm kê lập cơ sở thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Quảng Nam theo đúng 45 hướng, Kế hoạch số 658/KH-UBND ngày 29/02/2012 về phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa giai đoạn 2012-2020. Với mục tiêu đưa văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ra khỏi tình trạng có nguy cơ bị mai một, năm 2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số (bao gồm các dân tộc Xơ đăng, Giẻ - triêng, Cơ tu, và Cor) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn di tích, tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích và danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 161/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015, Quyết định số 3486/QĐ-UBND ngày 28/9/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, mục tiêu chính của 02 văn bản này là tu bổ và xây dựng hạng mục di tích Quốc gia và di tích cấp tỉnh đã xuống cấp nghiêm trọng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di tích trên địa bàn tỉnh. Việc phân cấp quản lý di tích cho các địa phương trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo “Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích và danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Các di tích cấp quốc gia ủy quyền cho UBND các huyện, thành phố quản lý; các di tích cấp tỉnh, di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ được giao cho UBND các xã, phường, thị trấn quản lý. Do đó, hầu hết các địa phương đã làm tốt trách nhiệm của mình trong công tác quản lý di tích. Ngày 29/3/2016, Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Chương trình số 05/Ctr-TU về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, trong đó nhấn mạnh việc tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Đồng thời chỉ đạo: “Huy động nguồn lực của toàn xã hội để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo những giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân 46 loại. Trong đó chú trọng đến việc giải quyết hợp lý, hài hòa giữa công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương”. Bên cạnh việc làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản vật thể, Quảng Nam còn làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, góp phần gìn giữ “phần hồn” cho các di sản thông qua việc bảo tồn và phát huy các lễ hội dân gian, nghệ thuật diễn xướng hay phát triển các làng nghề, tái hiện các lễ hội dân gian, ca múa nhạc truyền thống của các dân tộc Tổ chức các Lễ hội của các cộng đồng cư dân miền núi không những đã khơi dậy sức sống văn hóa trong nhân dân, mà còn tạo nên động lực thúc đẩy việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá. Thực hiện biên soạn, xuất bản, sưu tầm trên 20 đầu sách, đĩa phim về văn hoá, văn học dân gian các dân tộc thiểu số, lễ hội miền núi, văn học dân gian miền biển, làng nghề truyền thống và danh nhân Quảng Nam. 2.3.2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Quảng Nam Chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tỉnh Quảng Nam thật sự tạo nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh Quảng Nam đang triển khai thực hiện tốt công tác thống kê, sưu tầm các giá trị văn hoá phi vật thể theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2010 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ như: - Trên lĩnh vực bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa vật thể: + Kiểm kê, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích: Các địa phương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số tích cực triển khai công tác kiểm kê, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích. Đến nay có 20 hồ sơ di tích, trong đó bao gồm 13 di tích cấp tỉnh, 06 di tích quốc gia, 01 di tích quốc gia đặc biệt (Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh tạo Phước Sơn, Nam Giang và Tây Giang) được xếp hạng. Các di tích đều được quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị. + Bảo tồn Nhà làng truyền thống: Các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã triển khai Đề án khôi phục nhà làng truyền thống, trong đó, ngoài kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia và hỗ trợ của tỉnh (hỗ trợ từ 70 - 100 triệu đồng/nhà), mỗi huyện hỗ trợ thêm hàng trăm triệu đồng và vận động xã hội hóa từ 47 các tổ chức, cá nhân. Hiện nay, có khoảng 70% số thôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có Nhà làng truyền thống. Đối với dân tộc Xơ Đăng, có 04 xã (Trà Cang, Trà Linh, Trà Giác, Trà Nam) thuộc huyện Nam Trà My, 03 xã (Phước Công, Phước Chánh, Phước Kim) thuộc huyện Phước Sơn và 02 xã (Trà Giác, Trà Ka) thuộc huyện Bắc Trà My đang được hỗ trợ kinh phí triển khai thực hiện Đề án. - Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể cũng đã đạt được một số kết quả sau: + Về bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết: Công tác sưu tầm, biên soạn nhằm bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào các dân tộc thiểu số được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua. Đến nay, đã hoàn thành biên soạn bộ chữ dân tộc Bh’noong; biên soạn ngữ vựng Việt – Cadong, Cadong – Việt, biên soạn sách ngữ pháp tiếng Cadong, sách dạy và học tiếng Cadong; biên soạn bộ tiếng thông dụng: Cơ tu – Kinh và Văn hóa làng Cơ tu, Xơ Đăng; Từ điển Cơ tu – Việt, Việt – Cơ tu. + Về sưu tầm văn học và văn hóa dân gian: Nghiên cứu và xuất bản nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa của các dân tộc. Các huyện cũng quan tâm đến công tác sưu tầm các loại hình văn học dân gian, bao gồm nói lý, hát lý, hát ru; truyện cổ tích, cha chấp, ca lới... góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, đồng thời giới thiệu hình ảnh, văn hóa của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam. + Về bảo tồn các loại hình nhạc cụ truyền thống: Trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng Nam không thể thiếu các loại nhạc cụ teo, lắc, ná, đàn Pró, đàn Coong, đàn đá... và đặc biệt là cồng chiêng. Đi cùng với bảo tồn các loại nhạc cụ, các làn điệu dân ca, dân vũ như hát Chiêu, hát A giới, Xà ru, hát ru, hát đối đáp, nói lý, hát lý, hát giao duyên, múa tân tung da dá vẫn đang được gìn giữ và thực hành tại cộng đồng; đồng thời vẫn đang được các già làng, nghệ nhân truyền dạy. Các làn điệu dân ca của các dân tộc được sưu tầm, dàn dựng và ghi âm. + Về bảo tồn trang phục truyền thống: Nghề dệt truyền thống của đồng bào các dân tộc được khôi phục và phát triển, vừa cung cấp cho nhu cầu của nhân dân, 48 vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ cho du lịch. Ở một số huyện như Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn đã và đang xúc tiến xây dựng một số làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát gắn với phát triển du lịch cộng đồng để vừa nâng cao thu nhập cho người dân, vừa nhu cầu tham quan, nghiên cứu; đồng thời vận động cán bộ, nhân dân người dân tộc thiểu số mặc trang phục trong các dịp Lễ, Tết, các kỳ họp quan trọng, ngày chào cờ đầu tuần ở cơ quan, trường học; giới thiệu ra bên ngoài những giá trị sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm ở địa phương. + Giá trị văn hóa ẩm thực của các dân tộc luôn được phát huy trong dịp lễ hội, tiếp khách với nhiều món ăn truyền thống như sắn lam, cơm lam, thịt, cá nấu trong ống nứa, bánh cuốt, các loại rượu: cần, bakích, đẳng sâm, tàvạc, tr’đin, Bên cạnh đó, từ tỉnh đến huyện, xã thường niên hoặc định kỳ tổ chức Lễ hội dân gian như: Lễ hội mùa Xuân, Lễ hội Văn hóa - Thể thao các huyện miền núi, Ngày văn hóa các dân tộc thiểu số; lễ Mừng lúa mới, lễ cúng nhà Rông mới, Lễ cúng máng nước... + Công tác sưu tầm, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được quan tâm; đến nay, có 05 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Múa Tân tung da dá, Dệt thổ cẩm, Nói lý hát lý của dân tộc Cơ tu; Trang trí cây Nêu và Bộ Gu của dân tộc Cor. Để thực hiện đồng bộ các chính sách trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã có nhiều mô hình trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, như: - Mô hình đưa lớp học truyền dạy về chơi đàn, làm đàn vào trường học. Theo đó, các địa phương có người Xơ Đăng sinh sống chọn những nghệ nhân có tay nghề cao, hỗ trợ kinh phí mở các lớp về chơi đàn và dạy chế tác nhạc cụ dân tộc. Mỗi lớp được tổ chức học trong vòng 20 ngày, có khoảng 10 – 20 học sinh, là những thanh niên trẻ yêu văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Theo thống kê sơ bộ, từ năm 2015 đến nay đã tổ chức được hơn 15 lớp học, góp phần bảo tồn âm nhạc và các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Xơ Đăng. - Mô hình tổ chức truyền dạy dệt thổ cẩm cho phụ nữ: Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của đồng bào Xơ Đăng ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Tuy 49 nhiên, lâu nay sản phẩm làm ra chỉ để phục vụ gia đình và hiện đang có nguy cơ mai một. Khôi phục, phát triển nghề, tạo ra sản phẩm mới gắn với phát triển du lịch là hướng đi mới trong phát triển làng nghề dệt thổ cẩm của người Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, những thợ dệt giỏi, tay nghề vững vàng trong làng được lập thành nhóm; tổ chức dạy nghề, đào tạo thợ mới, tham gia hội chợ, bán và giới thiệu sản phẩm. Sản phẩm dệt của người Xơ Đăng làm ra không chỉ đơn thuần là tấm khố, áo, khăn đội đầu mà chủng loại đa dạng hơn như: túi xách, áo, tranh treo tường Khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch là hướng đi mới của các làng nghề truyền thống ở Quảng Nam. - Ngoài ra, ở tỉnh Quảng Nam còn có mô hình tổ chức cho người trẻ học các bài cúng Nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_bao_ton_phat_huy_gia_tri_van_h.pdf
Tài liệu liên quan