MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ
PHÁT TRIỂN . 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản. 7
1.2. Đặc điểm của chính sách dân số và phát triển . 10
1.3. Vai trò của chính sách dân số và phát triển . 10
1.4. Chính sách dân số Việt Nam qua các giai đoạn. 11
1.5. Các bước tổ chức thực hiện chính sách dân số và phát triển . 16
1.6. Những nhân tố tác động đến chính sách dân số và phát triển. 19
1.7. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách dân số và phát triển .22
CHƯƠNG 2. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT
TRIỂN TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM. 255
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam . 255
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện Chính sách Dân số và phát triển từ thực
tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 267
2.3. Đánh giá thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam . 312
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT
TRIỂN TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
NHỮNG NĂM ĐẾN. 556
3.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng chính sách dân số và phát triển tại
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 55
99 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách dân số và phát triển từ thực tiễn thị xã Điện bàn, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết quả đạt được
2.3.1.1. Về quy mô dân số
Thực hiện mục tiêu ổn định về quy mô dân số, tốc độ tăng dân số tự
nhiên trên địa bàn thị xã đã được ổn định trong cả giai đoạn 2011-2018, dân
số trung bình hằng năm tăng bình quân trên 1.700 người. Kết thúc năm 2018
quy mô dân số toàn thị xã là 224.953 người. Trong đó, dân số nam của thị xã
là 108.662 người, đạt 48,3%, dân số nữ là 116.291 người, đạt 51,7%. Toàn thị
xã tiếp tục duy trì mức sinh thay thế (số con bình quân của một phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ). Mức sinh có xu hướng giảm, tổng tỷ suất sinh hằng năm
giảm và ở mức thấp nhất bình quân toàn tỉnh. Năm 2011 là 1,53 con, năm
2015: 1,45 con, đến năm 2018 là 1,43 con.
Bảng 2.1. Quy mô dân số thị xã Điện Bàn dự báo đến năm 2030
Năm
Dân số trung
bình
Số trẻ em sinh
trong năm
Số người chết
trong năm
2011 209500 2454 856
2015 218265 2716 875
2016 220099 2649 881
2017 221708 2612 896
2018 223408 2592 903
2020 226853 2563 907
2025 235886 2533 944
2030 244919 2533 980
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Công tác quản lý thông tin báo cáo thống kê chuyên ngành dân số được
quan tâm và báo cáo kịp thời các số liệu thống kê hàng tháng, hàng quý cho
Thị uỷ, UBND thị xã, các ban, ngành, đoàn thể thị xã và Chi cục DS-KHHGĐ
tỉnh để hoạch định chính sách và dự báo các chỉ số phát triển kinh tế xã hội.
32
Hằng tháng, Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã đôn đốc cán bộ, viên chức dân số
cấp xã, phường rà soát, cập nhật kịp thời các biến động dân số trên địa bàn thị
xã vì vậy đã quản lý đầy đủ dân số toàn thị xã Điện Bàn. Đến nay, phần mềm
tại Trung tâm DS đã quản lý 53.459 hộ và 224.953 người. (nhân khẩu). Mặt
dù năm 2015, Điện Bàn từ huyện chuyển lên thị xã, nhưng tốc độ gia tăng dân
số ở Điện Bàn vẫn ổn định. Năm 2011, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn thị xã
đạt mức ổn định là 8,43%o, đến năm 2016 đạt tỷ lệ 9,23%o và năm 2018 là
9,63%o.
2.3.1.2. Về cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số theo tuổi được thể hiện thông qua sự phân chia dân số
theo từng độ tuổi hoặc các nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi trẻ em, nhóm tuổi
già. Giai đoạn 2011-2015 thị xã Điện Bàn cùng với cả nước bước vào thời kỳ
cơ cấu “dân số vàng” (Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động > 60%), và
đang đi vào giai đoạn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn nhân lực để
phát triển kinh tế-xã hội của thị xã. Dân số trong độ tuổi lao động xã hội toàn
thị xã là 139.831 người, chiếm 62,16% dân số, trong đó lao động nam là
72.593 người, chiếm 51,9%; lao động nữ là 67.248 người, chiếm 48,1% tổng
số lao động.
Công tác tuyên truyền về hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh được
các đoàn thể Phụ nữ, Nông dân phối hợp tuyên truyền rộng khắp trên các địa
bàn dân cư ở xã, phường tạo được nhận thức trong toàn dân. Tỷ số giới tính
khi sinh (số trẻ trai/gái) giai đoạn 2011-2014 có xu hướng giảm nhẹ. Giai
đoạn 2015-2018 tỷ số này được khống chế nhưng đang ở mức cao là 110 trẻ
trai/100 trẻ gái. Điều này cho thấy việc thực hiện Pháp lệnh Dân số “Nghiêm
cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức” tại Điện Bàn
được thực hiện chưa tốt.
Bảng 2.2. Cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi và giới tính năm 2018
33
Tuổi Tổng số
Nữ Nam
Số người % Số người %
Tổng số 224953 116291 51,70 108662 48,30
0-4 10510 4997 47,55 5513 52,45
5-9 16386 7772 47,43 8614 52,57
10-14 15876 7595 47,84 8281 52,16
15-19 14997 7163 47,76 7834 52,24
20-24 16689 8272 49,57 8417 50,43
25-29 23116 12125 52,45 10991 47,55
30-34 18606 9419 50,62 9187 49,38
35-39 15934 7600 47,70 8334 52,30
40-44 14222 6692 47,05 7530 52,95
45-49 14717 7358 50,00 7359 50,00
50-54 16408 8619 52,53 7789 47,47
55-59 11351 6209 54,70 5142 45,30
60-64 10580 6227 58,86 4353 41,14
65-69 7755 4371 56,36 3384 43,64
70-74 3735 2315 61,98 1420 38,02
75-79 3732 2516 67,42 1216 32,58
80+ 10339 7041 68,10 3298 31,90
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Qua bảng số liệu trên ta thấy thị xã Điện Bàn đang ở mức báo động về
tỷ số giới tính, tỷ số giới nam cao hơn nữ ở nhóm tuổi từ 0 tuổi cho đến 19
tuổi. Mặc dù thị xã Điện Bàn đã và đang duy trì mức sinh thay thế trong nhiều
năm qua. Tuy nhiên, sự chênh lệch về giới tính khi sinh và tỷ lệ phụ nữ sinh
con thứ ba trở lên vẫn là một thách thức lớn đối với địa phương. Nhưng ở
nhóm tuổi người già thì phụ nữ thọ hơn nam giới chính vì vậy xét về mặt quy
mô vùng thì tỷ số này nữ cao hơn nam, tổng số phụ nữ chiếm tỷ lệ 51,7%
tổng số dân, còn nam giới chiếm tỷ lệ 48,3% tổng dân số. Tại bảng 2.9 về cơ
cấu dân số chia theo khu vực và giới tính năm 2018 để thấy rõ hơn về tỷ số
giới tính chia theo khu vực xã, phường.
34
Bảng 2.3. Cơ cấu dân số chia theo khu vực và giới tính năm 2018
Đơn vị xã,
phường
Tổng số người
Nữ Nam
Số người % Số người %
Tổng cộng 224953 116291 51,70 108662 48,30
Điện An 16209 8389 51,76 7820 48,24
Điện Dương 15578 8036 51,59 7542 48,41
Điện Nam Bắc 6537 3467 53,04 3070 46,96
Điện Nam Trung 8691 4547 52,32 4144 47,68
Điện Ngọc 19564 10260 52,44 9304 47,56
Vĩnh Điện 9311 4733 50,83 4578 49,17
Điện Nam Đông 7757 3983 51,35 3774 48,65
Điện Hòa 12838 6571 51,18 6267 48,82
Điện Hồng 14901 7663 51,43 7238 48,57
Điện Minh 12807 6632 51,78 6175 48,22
Điện Phong 10785 5435 50,39 5350 49,61
Điện Phước 13309 6842 51,41 6467 48,59
Điện Phương 15218 7955 52,27 7263 47,73
Điện Quang 9981 5133 51,43 4848 48,57
Điện Tiến 7861 4071 51,79 3790 48,21
Điện Thắng Bắc 7560 3976 52,59 3584 47,41
Điện Thắng Nam 7016 3628 51,71 3388 48,29
Điện Thắng Trung 8373 4278 51,09 4095 48,91
Điện Thọ 14003 7246 51,75 6757 48,25
Điện Trung 6654 3446 51,79 3208 48,21
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu từ phần mềm quản lý tại Điện Bàn
Qua bảng ở trên cho ta thấy về cơ cấu dân số theo giới tính thì thị xã
Điện Bàn phân bố đều khắp ở 20 xã, phường. Nhưng dân số phân bố không
đều, tập trung nhiều nhất ở phường Điện Ngọc vì nơi đây có khu công nghiệp
Điện Nam – Điện Ngọc, cơ sở hạ tầng thuận lợi nên đã thu hút phần đông số
dân đến định cư tại đây.
2.3.1.3. Về chất lượng dân số
Chương trình nâng cao chất lượng dân số được đầu tư mạnh về nhân
lực và vật lực trong giai đoạn 2011-2018. Cụ thể như chương trình sàng lọc
35
trước sinh, sơ sinh; mô hình vận động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân
đã được triển khai mạnh mẽ, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông tư
vấn, vận động đối tượng, thực hiện quy trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại
20 xã, phường.
* Kết quả thực hiện chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã đã chỉ đạo
Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã phân bổ kịp thời PTTT miễn phí đến các địa
phương, đáp ứng nhu cầu của đối tượng sử dụng; Đồng thời, tăng cường tiếp
thị xã hội các PTTT bao cao su, thuốc uống tránh thai theo nhu cầu của đối
tượng, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến đối tượng thực hiện,
nhằm đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa DS-KHHGĐ.
Tham mưu UBND Thị xã ban hành công văn số 903/UBND, ngày
05/8/2014, về việc hướng dẫn thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ chỉ
đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức,
Trung tâm y tế thị xã và 20 xã, phường triển khai thực hiện; đồng thời chỉ đạo
Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã đôn đốc, theo dõi và hướng dẫn thực hiện dịch
vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân về các dịch
vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và hoàn thành các chỉ tiêu ngành cấp trên giao.
Hằng năm 20/20 xã, phường tổ chức ít nhất 2 đợt chiến dịch truyền
thông lồng ghép tuyên truyền, vận động, tư vấn và cung cấp dịch vụ
SKSS/KHHGĐ cho các xã, phường, nhằm:
Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động chiến dịch tại
các địa bàn triển khai chiến dịch. Tổ chức sơ kết chiến dịch đợt 1 để rút kinh
nghiệm cho các đợt chiến dịch truyền thông tiếp theo và tổng kết chiến dịch
truyền thông năm.
Thành lập đội lưu động, gồm Trưởng khoa chăm sóc SKSS là đội
trưởng, một kỹ thuật viên xét nghiệm, một bác sỹ siêu âm và các nữ hộ sinh
36
được đào tạo thực hiện các dịch vụ KHHGĐ. Đội lưu động mỗi năm 2 đợt đi
xuống trạm y tế xã, phường để triển khai thực hiện chăm sóc SKSS, cung cấp
dịch vụ KHHGĐ. Khám và điều trị bệnh phụ khoa thông thường cho những
phụ nữ mới đi khám lần đầu hoặc đã điều trị nhưng chưa khỏi trong những
ngày tổ chức tuyên truyền vận động và cung cấp dịch vụ chăm sóc
SKSS/KHHGĐ tại các xã, phường; hỗ trợ chuyển tuyến trên đối với các đối
tượng mắc bệnh nặng. Thông qua chiến dịch lồng ghép dịch vụ, tổ chức
khám, tư vấn và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; triển khai xét
nghiệm soi tươi, siêu âm, tầm soát ung thư cổ tử cung cho các đối tượng có
nhu cầu, ...
Đa số các trạm y tế xã, phường đều có nữ hộ sinh đảm nhận kỹ thuật
dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ. Do vậy hàng năm phụ nữ ra khám phụ
khoa trên toàn thị xã tăng dần, phụ nữ mắc bệnh VNĐSS được hướng dẫn
điều trị và cấp thuốc miễn phí, các trường hợp bệnh nặng được tư vấn chuyển
lên tuyến trên điều trị.
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ
TT Chỉ tiêu ĐVT
THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
2012 2013 2014 2015 2016 2017
1
Đội lưu động đang hoạt
động
Đội 1 1 1 1 1 1
2
Tổng số người được
giao nhiệm vụ thực
hiện lưu động tại các xã
Người 66 88 57 76 66 65
3
Số người được tư vấn
về chăm sóc SKSS/
KHHGĐ
Người 13682 10535 14431 15205
13200
1246
5
4
Số người khám phụ
khoa
Người 7212 7305 7373 7529 5391 4906
5 Số người mắc bệnh phụ Người 2291 2115 1961 1898 1781 1548
37
TT Chỉ tiêu ĐVT
THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
2012 2013 2014 2015 2016 2017
khoa
6
Số người được điều trị
bệnh phụ khoa tại xã
Người 2088 2204 1855 2090 1812 1543
7
Số người mắc bệnh
được chuyển tuyến trên
Người 3 11 6 8 7 5
8
Số buổi sinh hoạt
nhóm, CLB cho nhóm
PN 15-49 tuổi
buổi 77 128 64 70 55 58
9
Số cas xét nghiệm soi
tươi
Người 509 1533 1317 1055
10
Số cas XN tế bào âm
đạo
Người 224 427
12
Tầm soát ung thư cổ tử
cung,..
Người 224 227
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Từ kết quả trên cho thấy tổng số phụ nữ ra khám phụ khoa có chiều
hướng tăng dần hằng năm ở giai đoạn 2011-2015. Năm 2011 có 6441 chị em
phụ nữ ra khám phụ khoa, đến năm 2015 có 7529 chị, nhưng các năm 2016,
2017, 2018 tổng số chị em phụ nữ ra khám phụ khoa và chăm sóc SKSS giảm
dần, số phụ nữ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh sản có giảm nhưng vẫn còn
cao. Tổng số chị em phụ nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình hằng năm đạt
100% kế hoạch cấp trên giao; tỷ lệ phụ nữ có chồng chấp nhận các biện pháp
tránh thai hiện đại đạt trên 67%. Chưa thống kê được số phụ nữ trầm soát ung
thư cổ tử cung hằng năm.
Hiện nay, tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (tuổi từ 15-49 tuổi) của
thị xã Điện Bàn là 58624 người, trong đó phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là
32793 người, cặp vợ chồng chấp nhận các biện pháp tránh thai là 21971 cặp,
chiếm tỷ lệ 67%.
38
Bảng 2.5. Tỷ trọng sử dụng các BPTT của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ
Đơn vị tính: người
Năm
Dụng
Cụ
Tử
cung
Triệt
Sản
nam
Triệt
Sản
Nữ
Thuốc
Cấy
Thuốc
tiêm
Viên
uống
Bao
Cao
su
BPTT
khác
Tổng
BPTT
chung
2015 8289 14 486 110 719 2532 5107 49 17306
2016 8567 13 450 140 796 3027 6785 47 19825
2017 9102 10 410 179 929 3311 7284 37 21262
2018 9349 6 362 180 924 3569 7581 32 21971
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Qua bảng tỷ trọng sử dụng các biện pháp tránh thai qua các năm, ta thấy
hầu hết các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đều chọn những biện pháp
tránh thai hiện đại để tránh thai hiệu quả, mặc dù chương trình tiếp thị xã hội
về các biện pháp tránh thai bắt đầu triển khai từ năm 2012, nhưng tỷ lệ này
vẫn duy trì và tăng hằng năm, rất ít các cặp vợ chồng chọn biện pháp tránh
thai tự nhiên. Điều này thể hiện người dân thị xã Điện Bàn nhận thức rất rõ về
lợi ích của các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, biện pháp tránh thai như triệt
sản nam, triệt sản nữ giảm dần hằng năm. Việc giảm dần là do số người loại
dần qua nhóm tuổi, số người mới thực hiện rất ít, mỗi năm Điện Bàn có trên
20 người triệt sản nữ, không có đối tượng triệt sản nam từ 2011 đến nay.
* Kết quả tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân
bằng giới tính khi sinh, mô hình tiền hôn nhân
20 xã, phường đã lồng ghép đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn
cộng đồng sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chương trình sàng lọc
trước sinh và sơ sinh, hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm
39
sóc SKSS của vị thành niên, thanh niên.
Hầu hết các bà mẹ mang thai đều đi khám khai và tham gia sàng lọc
trước sinh và sơ sinh. Số bà mẹ mang thai được sàng lọc tật bệnh thai nhi tăng
dần hằng năm, năm 2013 có 70 ca, năm 2015 có 215 ca, năm 2017 có 34. Số
trẻ em sơ sinh được sàng lọc năm 2012 có 44 ca, năm 2015 có 300 ca, 2017
có 432 ca. Năm 2018, có 1248 ca sàng lọc sơ sinh và 153 ca sàng lọc trước
sinh tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng
Nam với kết quả có 9 ca có nguy cơ thiếu men được tư vấn lên tuyến trên xét
nghiệm lại, tăng 816 ca so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ trẻ có nguy cơ thiếu
men chiếm 7%o so với tổng số trẻ sơ sinh tham gia sàng lọc.
Tình trạng tật bệnh của trẻ em có chiều hướng giảm, giai đoạn 2011-
2015 là 68 trẻ khuyết tật; nhận thức của chị em phụ nữ mang thai tham gia
sàng lọc thai nhi tiếp tục được nâng lên. Không còn tình trạng chết mẹ do thai
sản, giai đoạn 2011-2015 có 1 trường hợp; tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi giảm
nhanh, năm 2011: 22 trường hợp, năm 2014: 8 trường hợp, năm 2017: 1
trường hợp, năm 2018: 1 trường hợp.
Bảng 2.6. Thống kê kết quả chất lượng dân số
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
1 Số BMMT có nguy
cơ cao được tư vấn
Người 4 1 8 2 2 2 2
2 Khám thai Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612
3 PN có thai được
khám thai 3 lần
Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612
4 Cấp viên sắt Người 2312 2266 2490 1509 2628
5 Tiêm phòng uốn ván Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612
6 Lấy máu gót chân Trẻ 44 239 350 300 315 432
7 Số trẻ sinh ra được Trẻ 44 239 350 300 315 432
40
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
sàng lọc sơ sinh
8 Siêu âm PN mang thai Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612
9 Tổng số ca nạo, phá
thai
Người 387 223 356 412 400 351 225
10 Bà mẹ sinh đẻ được
CB y tế chăm sóc
Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612
11 Tổng số tai biến sản
khoa
Người 1
Trong đó tử vong Người 1
12 Số BMMT được sàng
lọc lần 1
Người 70 259 600 850 1200
13 Số BMMT được sàng
lọc lần 2
Người 2 2 1 1
14 Số người được tư vấn
tiền hôn nhân
Người 150 150 215 250
15 Số người được khám
sức khoẻ tiền hôn nhân
Người 180 180 80
16 TS TE (<16t) bị dị
dạng, tật và thiểu năng
trí tuệ do rối loạn
chuyển hóa và do di
truyền.
Trẻ 24 21 13 10 6 4 4
17 Trẻ em chết dưới 1 tuổi Trẻ 22 8 1
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Từ số liệu trên ta thấy số bà mẹ mang thai có nguy cơ cao vẫn còn nhưng
được tư vấn nên đã khắc phục được tình hình chết mẹ do thai sản, giai đoạn
2011-2015 có 1 trường hợp; tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi giảm nhanh, năm
2011: 22 trường hợp, năm 2014: 8 trường hợp, năm 2017: 1 trường hợp. Hầu
hết các bà mẹ mang thai đều đi khám thai ít nhất 3 lần, uống viên sắt và tiêm
41
phòng uốn ván đạt 100%. Tuổi thọ bình quân chung hiện nay có nâng lên trên
74 tuổi vào năm 2018. Chỉ mới thống kê được số trẻ em bị dị dạng, tật và
thiểu năng trí tuệ do rối loạn chuyển hóa và do di truyền sinh ra sống đã quản
lý, còn những trẻ em sinh ra đã chết thì chưa quản lý được.
Bảng 2.7. Tỷ số giới tính khi sinh giai đoạn 2011-2018
Năm
Tổng số trẻ
em sinh ra
Tổng số nam Tổng số nữ
Tỷ số giới tính
(bé trai/100 bé gái)
2011 2454 1329 1125 118
2012 2614 1370 1220 115
2013 2649 1406 1243 113
2014 2620 1379 1241 111
2015 2590 1359 1233 110
2016 2649 1388 1261 110
2017 2612 1368 1244 110
2018 2592 1358 1234 110
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng được tập trung chú
trọng. Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã đã tăng cường công tác tuyên truyền về
hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh ở 20 xã, phường. Đã khống
chế thành công tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh từ năm 2015 đến nay.
Tỷ số giới tính khi sinh hằng năm có giảm dần nhưng vẫn còn ở mức cao.
Năm 2011 là 118 bé trai/100 bé gái, từ năm 2015 đến năm 2018 tỷ số này là
110 bé trai/100 bé gái.
42
Bảng 2.8. Kết quả tư vấn chăm sóc SKSS cho vị thành niên
Điểm tư vấn cộng đồng về chăm
sóc SKSS cho VTN
Số lượt em
tham gia
Năm 2014 5 1500
Năm 2015 7 2500
Năm 2016 8 3400
Năm 2017 12 4700
Năm 2018 17 5200
TỔNG CỘNG 32 17300
Nguồn: Tổng hợp từ các đợt đi tuyên truyền VTN
Công tác tuyên truyền, giáo dục giới tính và SKSS đến VTN được Trung
tâm DS-KHHGĐ thị xã tập trung tuyên truyền bằng nhiều kênh khác nhau,
trong đó chú trọng trong việc phối hợp với các đơn vị trường học, tổ chức các
buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh toàn trường, với báo cáo viên là giáo
viên của trường hoặc cán bộ, lãnh đạo Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện
Bàn. Từ năm 2014 đến 2018, Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn đã tổ
chức tuyên truyền tư vấn cho 17.300 lượt em vị thành niên, thanh niên.
Hình 2.1. VTN mang thai và đã sinh con ở các năm 2014 đến 2017
Vị thành niên mang thai
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2014 2015 2016 2017
Vị thành niên mang thai
Nguồn: Tự tổng hợp từ phần mềm quản lý dân số ở Điện Bàn
Công tác tuyên truyền, tư vấn cho vị thành niên, thanh niên tuy đã truyên
43
truyền đông, số lượng vị thành niên mang thai và sinh con có giảm dần hằng
năm nhưng vẫn còn nhiều, năm 2014 có 85 trường hợp sinh con ở tuổi vị
thành niên, năm 2015 là 67, năm 2016 là 54, đến năm 2017 còn 41 trường
hợp. Điều này khẳng định rằng công tác tuyên truyền, tư vấn đạt được những
kết quả nhất định, các em vị thành niên đã hiểu đúng về giới tính và SKSS,
phòng tránh thai ở lứa tuổi học đường và tình dục an toàn, không để xảy ra
tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Bảng 2.9. VTN sinh con chia theo nhóm tuổi và khu vực xã, phường
Stt Đơn vị
Năm 2014 đến
Năm 2017
TỔNG
CỘNG
TỔNG SỐ VTN
16
tuổi
17
tuổi
18
tuổi
19
tuổi
Nam Nữ
Tổng
Cộng
1 P. Vĩnh Điện 0 0 1 6 7 599 574 1173
2 Xã Điện Minh 0 1 8 6 15 928 852 1780
3 Phường Điện An 0 1 7 18 26 1083 979 2062
4 Xã Điện Phước 1 2 4 10 17 840 746 1586
5 Xã Điện Thọ 1 2 3 9 15 876 797 1673
6 Xã Điện Hồng 0 1 3 9 13 869 736 1605
7 Xã Điện Tiến 0 6 1 3 10 572 441 1013
8 Xã Điện Hòa 1 3 6 7 17 945 800 1745
9 Xã Điện Thắng Bắc 2 1 2 2 7 512 497 1009
10 Điện Thắng Trung 0 0 1 8 9 571 541 1112
11 ĐiệnThắng Nam 3 1 3 5 12 463 467 930
12 P. Điện Ngọc 0 0 4 13 17 1584 1392 2976
13 P. Điện Nam Bắc 0 0 2 3 5 470 399 869
14 P. Điện Nam Trung 1 0 0 2 3 442 394 836
15 P. Điện Nam Đông 0 4 0 2 6 629 488 1117
16 P. Điện Dương 0 3 4 12 19 1167 1094 2261
17 Xã Điện Phương 0 0 1 8 9 974 986 1960
18 Xã Điện Phong 0 2 7 8 17 738 678 1416
19 Xã Điện Trung 0 2 2 5 9 432 400 832
20 Xã Điện Quang 0 2 4 8 14 610 636 1246
TỔNG CỘNG 9 31 63 144 247 15304 13897 29201
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
* Kết quả nâng cao năng lực, truyền thông
44
Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã ngay từ đầu năm đã chỉ đạo Ban Dân số
các xã, phường rà soát số phụ nữ mang thai và phát động đăng ký thôn, khối
phố không có người vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con (thôn, khố phố
không vi phạm chính sách dân số). Tổng số thôn, khối phố không vi phạm
chính sách dân số ổn định hằng năm. Riêng năm 2018, số thôn, khối phố đạt
không có người vi phạm chính sách dân số giảm.
Bảng 2.10. Kết quả thực hiện các hoạt động truyền thông
TT
Nội dung, chi tiết
hoạt động
ĐVT
THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 Số lần phát tin trên
đài truyền thanh,
truyền hình
Lần 400 500 562 810 810 800 610 550
2 Số tin, bài về các
hoạt động được đăng
trên báo, tạp chí, bản
tin địa phương
Tin 50 60 85 101 106 100 150 150
3 Số lần truyền thông
tại cộng đồng có
lồng ghép với cung
cấp dịch vụ
lần 44 34 24 30 40 40 30 28
4 Phân phối bản tin tập 30 20 30 32 50 20 20 20
5 Kẻ panô, khẩu hiệu,
băng rôn
Cái 298 295 276 241 250 7 7 7
6 Cấp phát, nhân bản
Băng casset, video
cái 18 20 68 20 69 40 40 40
7 Tổ chức văn nghệ,
chiếu phim
buổi 8 4 6 2 1 1 1
8 Số lần thảo luận
nhóm nhỏ
lần 104 104 159 129 150 150 150 150
9 CTV dân số tư vấn &
thăm trực tiếp tại nhà
đối tượng
lượt 3087 3262 4800 4415 4500 4900 4750 4800
10 Số thôn, khối phố
không vi phạm chính
sách dân số
Thôn,
khối
phố
41 44 43 40 39 41 53 36
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Xác định công tác truyền thông – giáo dục thay đổi hành vi về SKSS là
45
hết sức quan trọng; Hằng năm, Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã đã xây dựng kế
hoạch và chỉ đạo Ban DS-KHHGĐ xã, phường triển khai đồng bộ, thường
xuyên các hoạt động truyền thông vận động, tư vấn nhằm tạo môi trường
thuận lợi về chính sách, nguồn lực và dư luận xã hội thúc đẩy mỗi cá nhân,
gia đình, cộng đồng chủ động thực hiện chính sách dân số (chấp nhận và sử
dụng các BPTT, chăm sóc SKSS thực hiện đẻ muộn, đẻ thưa; nâng cao chất
lượng dân số về thể lực, trí tuệ, tinh thần và không lựa chọn giới tính khi
sinh). Hầu hết 20 xã, phường đã triển khai tư vấn cộng đồng trước, trong
chiến dịch truyền thông và nhân ngày Quốc tế phụ nữ (ngày 8/3), Ngày Phụ
nữ Việt Nam (20/10), tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12).
Bên cạnh đó, Kỷ niệm ngày dân số thế giới (11/7), ngày Dân số Việt
Nam (26/12), Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã và Ban DS-KHHGĐ 20 xã,
phường tăng cường công tác tuyên truyền trực quan lưu động với các câu
khẩu hiệu dọc các trục đường lộ chính trên toàn thị xã; đồng thời, tổ chức sơ
kết công tác DS-KHHGĐ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và tổng kết công tác DS-
KHHGĐ hằng năm để đánh giá những kết quả làm được, khắc phục những
tồn tại hạn chế và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm đến.
Ngành DS-KHHGĐ chỉ đạo các xã, phường tập trung tổ chức các điểm
tư vấn cộng đồng tại 20 xã, phường, với báo cáo viên là lãnh đạo và cán bộ
Trung tâm Dân số - KHHGĐ thị xã. Nội dung báo cáo, tư vấn cộng đồng chủ
yếu về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; chương trình sàng lọc
trước sinh và sơ sinh; chăm sóc SKSS/KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi.
2.3.1.4. Về nguồn tài chính
Nguồn tài chính để đầu tư cho việc thực hiện chính sách dân số và phát
triển tại thị xã Điện Bàn gồm 3 nguồn:
46
Thứ nhất là nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-
KHHGĐ được Trung ương phân bổ hằng năm và có kế hoạch hướng dẫn triển
khai thực hiện, nhưng nguồn kinh phí này luôn bị cắt giảm dần nên rất khó
cho việc thực hiện các chương trình DS-KHHGĐ.
Thứ hai là Ngân sách hỗ trợ của UBND thị xã Điện Bàn đối ứng hằng
năm để bổ sung nguồn kinh phí thiếu hụt của hoạt động DS-KHHGĐ. Mỗi
năm UBND thị xã hỗ trợ 50 triệu đồng đầu tư vào công tác truyền thông về
chính sách dân số. Riêng năm 2017, do kinh phí từ chương trình mục tiêu Dân
số cắt giảm nên UBND thị xã hỗ trợ gần 100 triệu bổ sung về nguồn hỗ trợ về
kinh phí thủ thuật dịch vụ KHHGĐ cho đối tượng.
Thứ ba là nguồn kinh phí từ các đề án, dự án về DS-KHHGĐ góp phần
cho việc triển khai hiệu quả hoạt động DS-KHHGĐ trong thời gian qua.
2.3.2. Những khó khăn, hạn chế bất cập
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện chính sách
dân số và phát triển vẫn còn những hạn chế đó là:
Tổng số trẻ sinh trong năm có giảm, nhưng tổng số sinh là con thứ 3 trở
lên trên toàn thị xã vẫn còn cao và có chiều hướng gia tăng. Năm 2011: 342
trẻ, năm 2015: 405 trẻ, năm 2016: 401 trẻ, năm 2018 là 410 trẻ.
Tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ra khám phụ khoa tăng dần theo
hàng năm (giai đoạn 2011-2015). Tuy nhiên, giai đoạn 2016-2018 số chị em
phụ nữ ra khám phụ khoa, chăm sóc SKSS giảm dần. Riêng năm 2018,
UBND thị xã có hỗ trợ thêm 100 triệu để trả kinh phí về thuốc và vật tư cho
dịch vụ chăm sóc SKSS cho phụ nữ toàn thị xã nên đã thu hút được đông đảo
phụ nữ đến cơ sở y tế. Tổng số chị em phụ nữ thực hiện các BPTT đạt chỉ tiêu
giao nhưng chủ yếu là thực hiên các BPTT phi lâm sàng như uống thuốc tránh
thai, sử dụng bao cao su, tổng biện pháp lâm sàng (như đặt DCTC, triệt sản
nam, triệt sản nữ, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai) đạt rất thấp nên
47
chưa ổn định về việc giảm tỷ lệ sinh con 3+ hằng năm. Phần lớn phụ nữ là chủ
thể sử dụng các BPTT, còn nam giới chưa thực sự tham gia thực hiện chính
sách dân số và chưa đồng hành cùng với phụ nữ trong việc chăm sóc SKSS.
Công tác tuyên truyền tư vấn cộng đồng rộng kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_dan_so_va_phat_trien_tu_thuc_t.pdf