Luận văn Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH

SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ.14

1.1. Các khái niệm. 14

1.2. Xã và đặc điểm hoạt động của cấp xã. 22

1.3. Nội dung các bước thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 25

1.4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức . 28

1.5. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng

đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. 30

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO,

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH

XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.32

2.1. Khái quát về quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội . 32

2.2. Thực trạng trình độ và năng lực công tác của cán bộ, công chức xã quận Thanh Xuân,

Thành phố Hà Nội. 36

2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

xã từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội . 45

Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO THỰC HIỆN CHÍNH

SÁCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ TỪ THỰC TIỄN

QUẬN THANH XUÂN.59

3.1. Căn cứ và định hướng . 59

3.2. Một số giải pháp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

cấp xã. 61

3.3. Một số kiến nghị . 75

KẾT LUẬN .78

TÀI LIỆU THAM KHẢO .81

pdf87 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên viên cao cấp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Chuyên viên chính 7 2,89 4 1,66 3 1,27 4 1,78 4 1,73 1,87 3 Chuyên viên 124 51,24 125 51,87 138 58,23 129 57,33 130 56,28 54,99 4 Còn lại 111 45,87 112 46,47 96 40,51 92 40,89 97 41,99 43,15 Tổng số CBCC 242 100 241 100 237 100 225 100 231 100 100 Nguồn: Các báo cáo số 18/BC-NV, ngày 24/11/2014; số 22/BC-NV, ngày 04/12/2015; số 19/BC-NV, ngày 15/11/2016; số 34/BC-NV, ngày 22/12/2017; số 37/BC-NV, ngày 03/12/2018 về tổng kết công tác năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của Phòng Nội vụ quận Thanh Xuân d. Trình độ tin học và ngoại ngữ Qua bảng 5 cho thấy, có 3,14% CBCC có trình độ cử nhân và được tuyển dụng theo đúng vị trí. 79,24% CBCC có chứng chỉ tin học, đây là tỷ lệ tương đối cao cho thấy đa phần CBCC đều được đào tạo về tin học. Chỉ có 17,62% CBCC chưa có chứng chỉ tin học. Ngày nay, với thời đại Công nghệ 4.0, cần phải có kế hoạch để tất cả các CBCC đều được đào tạo, bồi dưỡng về tin học để đáp ứng được các nhiệm vụ được giao. Hiện nay, tại quận Thanh Xuân chỉ có 0,09% CBCC có trình độ cử nhân hoặc văn bằng 2; có 82,72% CBCC có chứng chỉ ngoại ngữ và còn 17,19% CBCC chưa có chứng chỉ ngoại ngữ. Căn cứ vào những đặc thù của chính quyền cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã và căn cứ vào thực tiễn công việc của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở thì việc nâng cao trình độ ngoại ngữ là vấn đề cần thiết. Đây là yêu cầu mang tính tất yếu, khách quan đối với việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trên địa bàn Dựa vào kết quả phân tích trên, có thể thấy rằng việc hình thành và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quận Thanh Xuân qua những số liệu trên có thể thấy chất lượng và số lượng cán bộ, công chức trong Quận đã tăng dần qua các năm. Cho thấy chính quyền các cấp đã quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số hạn chế như tỷ lệ CBCC đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn, lý 42 luận chính trị, nghiệp vụ quản lý nhà nước chưa cao, vẫn còn nhiều CBCC chưa có chứng chỉ về tin học và ngoại ngữ. Bảng 2.5: Tổng hợp theo trình độ Tin học và Ngoại ngữ STT Trình độ đào tạo Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỉ lệ trung bình Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tin học 1 Cử nhân 9 3,72 8 3,32 5 2,11 7 3,11 8 3,46 3,14 2 Có chứng chỉ (A/B/C) 187 77,27 182 75,52 185 78,06 186 82,67 191 82,68 79,24 3 Chưa có chứng chỉ 46 19,01 51 21,16 47 19,83 32 14,22 32 13,85 17,62 Tổng số CBCC 242 100 241 100 237 100 225 100 231 100 100 Ngoại ngữ 1 Cử nhân 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,43 0,09 2 Có chứng chỉ (A/B/C) 198 81,82 190 78,84 192 81,01 193 85,78 199 86,15 82,72 3 Chưa có chứng chỉ 44 18,18 51 21,16 45 18,99 32 14,22 31 13,42 17,19 Tổng số CBCC 242 100 241 100 237 100 225 100 231 100 100 Nguồn: Các báo cáo số 18/BC-NV, ngày 24/11/2014; số 22/BC-NV, ngày 04/12/2015; số 19/BC-NV, ngày 15/11/2016; số 34/BC-NV, ngày 22/12/2017; số 37/BC-NV, ngày 03/12/2018 về tổng kết công tác năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của Phòng Nội vụ quận Thanh Xuân e. Về năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức xã Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức được thể hiện ở năng lực lãnh đạo, quản lý là khả năng dự báo, phán đoán, xử lý tình huống, khả năng hành động... trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Năng lực công tác của mỗi cán bộ, công chức là khả năng đưa ra các sáng kiến có giá trị, dám chịu trách nhiệm, sáng tạo, khả năng hoàn thành công việc được giao, khả năng xử lý tình huống, khả năng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định. Như vậy để thực hiện tốt công việc của mình phải huy động kiến thức, kỹ năng, cá tính để đạt được mục tiêu và mục đích cụ thể. Năng lực công tác của mỗi cán bộ công chức còn được thể hiện qua kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng sử dụng tin học ngoại ngữ áp dụng trong công việc, kỹ năng thực thi công vụ đã được trang bị. Trong quá trình làm việc mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế chủ quan cũng như khách quan tuy nhiên cán bộ, công chức xã đã có nhiều cố gắng để hoàn 43 thành nhiệm vụ được giao. ví dụ giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, các cán bộ, công chức xã đã giải quyết kịp thời, đa phần đúng pháp luật. Các chính sách lớn của Đảng và nhà nước đã được triển khai, tuy kết quả chưa đáp ứng được như mong muốn nhưng cơ bản cũng đạt được ở mức khá. Bảng 2.6: Bảng tổng hợp năng lực cán bộ công chức xã Nội dung tổng hợp Tổng số Người Cơ cấu % 231 100 Khả năng Tin học Sử dụng được trong công tác 176 76,19 Không sử dụng được 44 19,05 Không trả lời 11 4,76 Khả năng ngoại ngữ Sử dụng được trong công tác 25 10,82 Không sử dụng được 171 74,03 Không trả lời 35 14,15 Về lý luận chính trị Đạt 175 75,76 Chưa đạt 28 12,12 Không trả lời 28 12,12 Về trình độ quản lý nhà nước Đạt 125 54,11 Chưa đạt 97 41,99 Không trả lời 9 3,9 Chuyên môn nghiệp vụ Đạt 185 80,09 Chưa đạt 33 14,29 Không trả lời 13 5,62 Về mức độ hoàn thành công việc Tự mình hoàn thành nhiệm vụ 192 83,12 Cần có người khác hướng dẫn 30 12.99 Có thể hướng dẫn người khác 65 28,14 Nguồn: Tổng hợp kết quả trả lời phiếu hỏi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Qua phân tích số liệu điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu của phòng Nội vụ - UBND quận Thanh Xuân, hạn chế lớn nhất đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã là tính chuyên nghiệp chưa cao. Điều này thể hiện ở kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ còn hạn chế: chưa thực sự biết việc, chưa chủ động triển khai 44 thực hiện công việc và chưa thực sự mẫn cán với công việc được giao. Trong khi đó rất nhiều cán bộ, công chức xã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thiếu kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Kết quả phỏng vấn sâu về năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức xã cho thấy hơn 80% cán bộ công chức cấp xã cho rằng đang thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, 13% cho rằng còn lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ; khoảng 20% công chức cấp xã cho biết thường xuyên nhận những chỉ trích của cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Những hạn chế về trình độ đào tạo và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức xã thể hiện chủ yếu trên các mặt sau: Hạn chế lớn nhất đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã thể hiện ở kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Trong công tác quản lý cũng như thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn một số khâu, bộ phận chưa thực sự biết việc, chưa chủ động triển khai thực hiện công việc và cũng chưa thực sự mẫn cán với công việc được giao. Những hạn chế về trình độ đào tạo và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức xã thể hiện chủ yếu như: Chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo chức danh theo quy định, nhất là đối với cán bộ chuyên trách; nhiều công chức cấp xã làm việc chưa phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Đa số ở xã đã có chương trình công tác nhưng chưa nhận định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời gian phải hoàn thành, còn để các công việc sự vụ cuốn hút. Uỷ ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính có chức năng quản lý hành chính nhà nước nhưng chỉ là một cấp hành chính không đây đủ, tính không đầy đủ như đã nói ở trên đó là tính chuyên nghiệp không cao; cán bộ, công chức chưa qua đào tạo hoặc đào tạo sau khi giữ chức vụ, nội dung được đào tạo ít thực tiễn, học chưa đi đôi với hành; tính chuyên nghiệp chưa cao ở chính lề lối làm việc, phương pháp làm việc tuỳ tiện, chậm trễ... vì vậy làm giảm tính chất tôn nghiêm của một cơ quan quyền lực có chức năng quản lý nhà nước. Về đạo đức công vụ: Cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức xã có tinh thần trách nhiệm với công việc, tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ, công chức chưa thực sự là công bộc của dân, một bộ phận cán bộ, công chức xã còn biểu hiện lợi dụng chức quyền để tham ô, cũng nhũng nhiễu, hạch sách nhân dân, một trong những nguyên nhân khách quan là do sự tác động của nền kinh tế thị trường, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu đó là nhiều cán bộ, công chức xã chưa xác định đầy đủ 45 trách nhiệm trong công việc được giao; chưa có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác. Nguyên nhân: Do đội ngũ cán bộ, công chức xã chưa có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, còn bằng lòng với thực tại. chưa quen với cách quản lý và điều hành công việc theo pháp luật, còn mang nặng tính chất làng xã, gia trưởng. Do chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ luật, Chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, nhất là đối với cán bộ chuyên trách nhiều công chức xã làm việc không theo chuyên môn được đào tạo nên trong quá trình xử lý công việc còn cảm tính, nể nang thậm chí bao che dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa có thái độ phục vụ đúng mực. Nhiều cán bộ, công chức không nắm rõ chức trách nhiệm vụ, các quy trình và nguyên tắc giải quyết công việc nên điều hành và xử lý công việc còn rất hạn chế; Việc thiếu hụt các kiến thức và kỹ năng do chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và tinh thần thái độ học tập chưa cao, động cơ học tập chưa đúng đắn... đang tạo khoảng cách lớn đội ngũ cán bộ, công chức xã với đội ngũ cán bộ, công chức ở các tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân về chất lượng tuyển dụng chưa cao và tinh thần trách nhiệm trong công việc của người cán bộ, công chức xã còn thấp. 2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 2.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (thể chế) về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã Trong những năm gần đây, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ, năng lực công tác hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Điều đó đã được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - một trong những cơ sở pháp lý quan trọng tạo ra sự thống nhất đồng bộ, nề nếp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã. - Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 cũng đã đề ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công 46 chức cấp xã: Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm; Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ; Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm nhằm trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ đất nước và phục vụ nhân dân. - Luật cán bộ, công chức đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực từ 1/1/2010 đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi, chặt chẽ và đồng bộ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung trong đó có đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã. Tại điều 63 đã quy định: Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ, công chức; Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ quy định; Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cũng đã xác định nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau như tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn vị trí việc làm; đồng thời gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu thực tế về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24 tháng 4 năm 2019 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, 47 ở thôn, tổ dân phố. Đây chính là cơ sở cho đào tạo bồi dưỡng thực hiện chức năng của mình là đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của nhiệm vụ, quyền hạn mà mà cán bộ, công chức cấp xã có được khi đảm nhận các chức danh nhất định. Ngoài ra để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thì vấn đề phân cấp đào tạo cán bộ, công chức cũng đã được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Quy định số 09/QĐi/TW, ngày 13 tháng 11 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương. Nhiệm vụ của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phòng của sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh trên; cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức về một số lĩnh vực khác. Việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là rất thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. 2.3.2. Hệ thống chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã Bộ Nội vụ đã phối hợp với Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia và các cơ quan liên quan xây dựng khung chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và hướng dẫn sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. Đây là cơ sở cho các trường chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện thực hiện chức 48 năng nhiệm vụ của mình trong việc căn cứ khung chương trình đã được quy định để xây dựng các bộ giáo trình phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Việc ban hành khung chương trình đã đem lại kết quả bước đầu góp phần chuyển biến chất lượng chương trình, hạn chế sự tản mạn trong việc xây dựng chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu chuẩn chức danh. Tuy nhiên những tồn hạn về hệ thống chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn chức danh vẫn chưa được quy định thống nhất. Mặc dù việc biên soạn các chương trình giáo trình cho các chức danh chuyên môn vẫn đang được tiến hành nhưng vẫn thiếu sự chỉ đạo thống nhất. Do vậy có những chức danh xây dựng tương đối bài bản như: Kế toán - Tài chính, Xây dựng - Địa chính nhưng cũng còn nhiều chức danh vẫn chưa thống nhất chương trình đào tạo. Về nội dung chương trình: Nội dung chương trình chưa phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn 7 chức danh chuyên môn, các chức danh cán bộ chuyên trách theo yêu cầu vị trí việc làm, còn lạc hậu, chậm đổi mới, trùng lắp và thiếu. Điều quan trọng nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tế, cụ thể chưa bám sát vào tiêu chuẩn của từng chức danh trong đó bao gồm chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn trình độ... để biên soạn chương trình tài liệu sát với vị trí việc làm, yêu cầu công việc cụ thể của cán bộ, công chức xã. yêu cầu đặt ra không phải chỉ là trang bị kiến thức cho đạt tiêu chuẩn chức danh mà còn phải đáp ứng yêu cầu thực tế công vụ căn cứ vào từng vị trí chức danh. 2.3.3. Thực trạng các chủ thể tham gia việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Trong UBND cấp quận, huyện thì phòng Nội vụ có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho UBND quận về công tác quản lý biên chế, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và có trách nhiệm chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên là Sở Nội vụ trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Phòng Nội vụ sau khi nhận thông báo từ Sở Nội vụ. Phòng Nội vụ sau khi nhận được các thông báo từ Sở Nội vụ về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC sẽ tham mưu cho UBND quận xây dựng các văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trọng địa bàn quận rà soát, thống kê thực trạng trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, bằng cấp của đội ngũ CBCC, từ đó xem xét nhu cầu ĐTBD 49 cụ thể làm căn cử để xây dựng kế hoạch ĐTBD hàng năm phù hợp với từng giai đoạn và tình hình thực tế của địa phương. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận sẽ làm công văn, báo cáo thực trạng, thống kê chính xác số lượng CBCC gửi phòng Nội vụ. Phòng Nội vụ tiếp tục có trách nhiệm tổng hợp lại, tham mưu cho UBND quận xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC hàng năm và gửi Sở Nộ vụ. Qua đó cho thấy, phòng Nội vụ chính là chủ thể trực tiếp trong việc thực hiện các nội dung của chính sách ĐTBD CBCC. Chủ thể trực tiếp còn là đối tượng thụ hưởng chính sách ĐTBD, đó là đội ngũ CBCC. Phòng Văn hóa và thông tin: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sau khi đã được phê duyệt sẽ được phổ biến, tuyên truyền, thông tin rộng rãi. Phòng văn hóa và thông tin sẽ chịu trách nhiệm cho hoạt động này. Công tác tuyên truyền, phổ biến phải nêu rõ mục đích, tính đúng đắn của chính sách, hướng tới trách nhiệm và quyền lợi của các đối tượng có liên quan Phòng Tài chính và kế hoạch: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức muốn thực hiện tốt phải đảm bảo đủ kinh phí cho cả quá trinh thực hiện, do vậy để thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC hàng năm hoặc trong từng giai đoạn, phòng tài chính và kế hoạch có trách nhiệm căn cứ vào nhu cầu ĐTBD CBCC cụ thể tham mưu cho UBND quận cân đối ngân sách, dự trù kinh phí thực hiện đảm bảo cho việc hoàn thảnh các chỉ tiêu mà kế hoạch ĐTBD CBCC đã đề ra. Bên cạnh đó, các quận, huyện đều có Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận, huyện và các trường Chính trị, Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong cũng thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho các CBCC trong quận. Như vậy, để thực hiện một chính sách một cách cụ thể, đảm bảo tính khả thi và đạt được mục tiêu đề ra cần phải có sự phối kết hợp của nhiều chủ thể khác nhau. 2.3.4. Việc tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Tổ chức Thành uỷ, Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội và được sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Quận uỷ, UBND Quận cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các Ban xây dựng Đảng Quận ủy, UBMTTQ và các đoàn thể; các phòng, ban, ngành trong quận, sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí Báo cáo viên, giảng viên, Trung tâm bồi dưỡng 50 chính trị Quận Thanh Xuân đã xây dựng kế hoạch và tổ chức mở các lớp bồi dưỡng hàng năm đạt kết quả tốt, cụ thể như sau: Bảng 2.7: Kết quả thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức Khối Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Số lớp Số học viên Đảng 34 6.608 45 8.945 43 10.077 42 10.075 47 10.761 Đoàn thể 11 2.093 12 2.268 19 3.790 16 3.690 14 2.920 Chính quyền 19 3.035 28 4.368 24 4.913 29 4.515 26 3.850 Tổng số 64 11.736 85 15.580 86 17.960 87 18.280 87 17.531 Nguồn: Các báo cáo số 18-BC/TT, ngày 05/12/2014; số 08-BC/TT, ngày 06/12/2015; số 15-BC/TT, ngày 20/11/2016; số 18-BC/TT, ngày 05/12/2017; số 12-BC/TT, ngày 21/11/2018 về kết quả công tác bồi dưỡng cán bộ năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận Thanh Xuân Qua bảng 2.7, cho thấy, hàng năm, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Quận đã tập trung bám sát nội dung chương trình của Ban Tuyên giáo Thành uỷ và kế hoạch Thành phố và Quận giao đã tổ chức mở được các lớp với số lượt học viên tham dự ngày càng tăng. Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận đã chủ động phối hợp với các cơ sở đảng và các đơn vị, phòng, ban, ngành quận trong việc quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ đến dự các lớp đầy đủ, nghiêm túc. Thường xuyên đổi mới công tác tổ chức và quản lý các lớp học chặt chẽ; các buổi học đều phát phiếu điểm danh nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm quy chế học tập, nâng cao chất lượng dạy và học, các học viên được cử về Trung tâm học tập đều có ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, nhiều học viên khắc phục khó khăn tham gia học tập đạt kết quả tốt. Qua các lớp bồi dưỡng chính trị, tập huấn nghiệp vụ, học viên nắm bắt được nhiều thông tin bổ ích, cập nhật được các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sát với thực tiễn phục vụ tốt việc triển khai nhiệm vụ toàn diện trên các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, chính quyền, hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương, đơn vị. Chú trọng đổi mới nội dung, hình 51 thức và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bám sát Hướng dẫn số 64-HD/BTGTW ngày 10/5/2018 của Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW của Ban Bí thư khóa XII “về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”; Hướng dẫn số 42-HD/BTGTU, ngày 10/10/2017 của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội về hướng dẫn nhiệm vụ công tác giáo dục lý luận chính trị năm 2018 và sự chỉ đạo của Thường trực Quận uỷ. Lựa chọn, mời các đồng chí giảng viên có trình độ lý luận chuyên môn sâu, có kinh nghiệm thực tiễn, như: Hội đồng lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Học viện Ngoại giao, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện chính trị Bộ quốc phòng, Trường ĐTBD cán bộ Lê Hồng Phong,... đặc biệt là các đồng chí Thường trực Quận ủy trong quán triệt, triển khai các nghị quyết, chương trình, đề án của BCH Đảng bộ Quận, các kỹ năng, nghiệp vụ trên các lĩnh vực công tác của quận. Trong quá trình truyền đạt, các đồng chí giảng viên đã tăng cường đối thoại và trao đổi với học viên nhằm nâng cao chất lượng truyền đạt giữa giảng viên và học viên. Hiện nay các cán bộ, công chức xã được bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ, công tác Đảng, công tác Đoàn thể, công tác Hội, về an ninh quốc phòng, nghiệp vụ Công an, Tư pháp hộ tịch, Tài chính kế toán, Văn phòng - Thống kê, Văn hoá - Thông tin, Lao động - Xã hội, Địa chính, Nông nghiệp, xây dựng, môi trường và các kiến thức khác. Đào tạo về kỹ năng cho cán bộ chuyên trách; Đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình: Bồi dưỡng chuyên viên, trung cấp lý luận chính trị... Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có khi là bán tập trung, vừa học, vừa làm. Tuy nhiên hiện nay số lượng cán bộ, công chức kiêm nhiệm là rất phổ biến, mỗi chức danh chuyên môn do 1 công chức đảm nhận vì vậy việc đi học tập trung, bán tập trung, ngay cả việc bồi dưỡng từ 3-7 ngày cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết công việc với nhân dân, vì khối lượng công việc ở xã là rất nhiều, tính chất công việc phức tạp, trong khi biên chế không nhiều. Vì vậy nhiều cán bộ, công chức xã không thật sự tập trung học tập nên kết quả chưa cao. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng là trường chính trị tỉnh, Trung tâm chính trị quận, Học viện Hành chính Quốc gia đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình dự án. Việc tổ chức 52

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_dao_tao_boi_duong_can_bo_cong.pdf
Tài liệu liên quan