Luận văn Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Hưng Yên

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI

DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN.8

1.1. Khái niệm, đặc điểm công chức tại các cơ quan chuyên môn .8

1.2. Khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện chính sách đào tạo,

bồi dưỡng tại các cơ quan chuyên môn .11

1.3. Tính tất yếu khách quan của việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức

tại các cơ quan chuyên môn.20

1.4. Nội dung về tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ

quan chuyên môn .21

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công

chức tại các cơ quan chuyên môn .23

Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

CÔNG CHỨC TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN TỈNH HƯNG YÊN.27

2.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Hưng

Yên.27

2.2. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ quan

chuyên môn tỉnh Hưng Yên.32

2.3. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Hưng Yên

.45

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

TỈNH HƯNG YÊN .52

3.1. Quan điểm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên

môn của tỉnh Hưng Yên.52

3.2. Các giải pháp và kiến nghị để đổi mới công tác thực hiện chính sách đào tạo, bồi

dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Hưng Yên .55

KẾT LUẬN.65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.68

pdf78 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p công lập. CCtại các CQCM tỉnh Hưng Yên làm việc tại: 17 sở, ngành; các phòng chuyên môn thuộc 10 UBND 29 huyện, thành phố (thành phố Hưng Yên, các huyện: Tiên Lữ, Phù Cừ, Kim Động, Khoái Châu, Ân Thi, Mỹ Hào, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ). Kinh tế: cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Hưng Yên được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao. Nền kinh tế Hưng Yên đang đổi thay từng ngày. Nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân đối, bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực. Công nghiệp, dịch vụ đã có bước phát triển. Một số ngành hàng tiếp tục được củng cố phát triển, lựa chọn các mặt hàng ưu tiên và có lợi thế để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để làm ra những sản phẩm chất lượng cao. Khối công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh do số dự án đi vào hoạt động tăng lên, sản phẩm được được người tiêu dùng chấp nhận và có xu thế phát triển tốt. Văn hoá - xã hội: nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Hưng Yên là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Gần 10 thế kỷ khoa bảng dưới thời phong kiến Việt Nam (1075-1919), Hưng Yên có 228 vị đỗ đại khoa, nhiều người đã trở thành những nhân vật được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng như các nhà quân sự: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình; danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; nhà khoa học: Nguyễn Công Tiễu, Phạm Huy Thông; nhà văn: Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Vũ Trọng Phụng; hoạ sĩ: Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên; các nhà hoạt động chính trị tài ba: Tô Hiệu, Nguyễn Văn Linh,... 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn tỉnh Hưng Yên Căn cứ vào các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, quy định tổ chức các 30 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, ta có thể khái quát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các CQCM tỉnh Hưng Yên như sau: * Chức năng Các CQCM cấp tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. * Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn Tham mưu UBND cùng cấp quản lý nhà nước về lĩnh vực được phân công; chịu trách nhiệm trước nhà nước, pháp luật về các lĩnh vực quản lý thông qua các văn bản nhà nước. * Cơ cấu tổ chức CQCM cấp tỉnh gồm 17 sở, ngành; CQCM cấp huyện gồm 12 phòng, ban. 2.1.3. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh Hưng Yên Về cơ bản, chính sách ĐTBD CBCC tại Hưng Yên đều thực hiện sự chỉ đạo, phân công của Chính phủ và các CQCM trung ương. Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương của Đảng và Hiến pháp quy định về chế độ ĐTBD đối với CC, Quốc hội ban hành Luật Cán bộ công chức, Chính phủ đã ban hành các chính sách về ĐTBD CC thông qua Nghị định, quyết định: Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD CC; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 về việc Phê duyệt đề án ĐTBD CBCC giai đoạn 2016–2025; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về ĐTBD CBCC, viên chức; Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách ĐTBD cụ thể: Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về ĐTBD CBCC, viên chức và Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 31 04/12/2014 của Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác ĐTBD viên chức; thực hiện cơ chế cạnh tranh trong tổ chức ĐTBD bảo đảm có sự tham gia của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng CC, viên chức và bản thân người CC, viên chức trong quá trình biên soạn tài liệu. Hàng năm, tỉnh Hưng Yên đã tổng kết báo cáo đào tạo của năm trước và ban hành Kế hoạch ĐTBD của năm sau. Cụ thể, trong giai đoạn từ 2014–2018, UBND tỉnh Hưng Yên đã có các quyết định ban hành kế hoạch ĐTBD CBCC viên chức các năm như: Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 06/12/2013 về việc ban hành Kế hoạch ĐTBD CBCC viên chức năm 2014; Quyết định số 2567/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 về việc ban hành Kế hoạch ĐTBD CBCC viên chức năm 2015; Quyết định số 2421/QĐ-UBND ngày 01/02/2015 về việc ban hành Kế hoạch ĐTBD CBCC viên chức năm 2016; Quyết định số 2487/QĐ- UBND ngày 10/12/2016 về việc ban hành Kế hoạch ĐTBD CBCC viên chức năm 2017; Quyết định số 2812/QĐ-UBND ngày 03/12/2017 về việc ban hành Kế hoạch ĐTBD CBCC viên chức năm 2018. Công tác ĐTBD luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, tạo điều kiện chọn, cử CBCC viên chức tham gia các khóa ĐTBD do Sở Nội vụ phối hợp với Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh, Học viện Hành chính quốc gia, Trung tâm ĐTBD cán bộ tổ chức nhằm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Bên cạnh những chế đội đãi ngộ của Nhà nước về công tác ĐTBD, UBND tỉnh Hưng Yên đã có chế độ riêng được ban hành tại Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 01/9/2015 của UBND tỉnh Hưng Yên ban hành quy định hỗ trợ đối với CBCC, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học và mức thưởng khuyến khích ưu đãi tài năng; Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên ban hành quy định hỗ trợ đối với CBCC, viên chức được cử đi đào tạo sau 32 đại học; mức thưởng khuyến khích ưu đãi tài năng và thu hút nhân tài. Theo đó, chế độ đãi ngộ của tỉnh Hưng Yên cử CBCC đi ĐTBD được nâng lên nhằm khuyến khích CBCC nâng cao trình độ đáp ứng được nhu cầu xã hội ngày càng cao. 2.2. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Hưng Yên 2.2.1. Thực trạng về công chức tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Hưng Yên Theo báo cáo thống kê từ năm 2014 đến năm 2018, số lượng CC tại các CQCM tỉnh Hưng Yên như sau: Bảng 2.2: Số công chức tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Hưng Yên Đơn vị tính: Người Năm Số có mặt đến 31/12 hàng năm TỔNG Chia ra Cấp tỉnh Cấp huyện 2014 1724 887 837 2015 1801 936 865 2016 1808 920 888 2017 1738 883 855 2018 1601 797 804 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên Trong 05 năm qua (2014-2018) đội ngũ CC tại các CQCM cấp tỉnh của Hưng Yên cơ bản giảm về số lượng, do số lượng biên chế Bộ Nội vụ giao cho tỉnh giảm theo Đề án chung của Trung ương. Tuy nhiên, số biên chế được giao thiếu so với nhu cầu biên chế thực tế. Quy mô nhân lực chưa tương xứng với thực tiễn, vừa thừa lại vừa thiếu, số lượng CC phân bổ chưa đồng đều, có những phòng, ban do nhiệm vụ công việc tương đối nhiều thì CC được phân công hạn chế. Ngược lại, có những phòng, ban chức năng, nhiệm vụ ít khi phân công CC nhiều dẫn đến việc CC ngồi chơi, không tránh khỏi việc CC 33 “sáng cắp ô đi chiều cắp ô về”. Do vậy, công tác quản lý, thực thi công vụ ở một vài nơi còn gặp khó khăn. Từ 2014 đến 2017 các CQCM cấp tỉnh có 17 sở, ngành, gồm 130 phòng; 20 ban, chi cục. Năm 2018, UBND tỉnh sau khi sắp xếp các CQCM cấp tỉnh có 17 sở, ngành, gồm có 122 phòng; 19 ban, chi cục. * Cơ cấu theo trình độ chuyên môn: Bảng 2.3: Cơ cấu theo trình độ chuyên môn Đơn vị tính: Người STT Trình độ đào tạo Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỉ lệ trung bình Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Trình độ chuyên môn 1 Tiến sỹ, CKII 6 0.35 7 0.39 11 0.61 10 0.58 9 0.56 0.50 2 Thạc sỹ, CKI 298 17.29 319 17.71 327 18.09 378 21.75 372 23.24 19.61 3 Đại học 1330 77.15 1386 76.96 1385 76.60 1316 75.72 1206 75.33 76.35 4 Cao đẳng 27 1.57 22 1.22 19 1.05 9 0.52 5 0.31 0.93 5 Trung cấp 38 2.20 42 2.33 44 2.43 18 1.04 6 0.37 1.68 6 Còn lại 25 1.45 25 1.39 22 1.22 7 0.40 3 0.19 0.93 Tổng số CC 1724 100.00 1801 100.00 1808 100.00 1738 100.00 1601 100.00 100.00 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên Qua bảng thống kê trình độ chuyên môn của CC cho thấy chất lượng CC tại các CQCM của tỉnh Hưng Yên được nâng lên từng năm. Nhưng CC có trình độ sau đại học còn rất ít, hiện nay cả tỉnh mới có 9 CC tại các CQCM có học vị Tiến sỹ, Bác sĩ chuyên khoa II. Với trình độ chuyên môn của đội ngũ CC tại các CQCM tỉnh Hưng Yên như trên chưa đáp ứng với tình hình hiện nay của tỉnh. Đội ngũ CC tại các CQCM mới được tuyển dụng đảm bảo được mặt bằng chung nhưng chưa cao, chưa thu hút được nhưng người có trình độ cao về tỉnh công tác. Việc ĐTBD đã góp phần đáng kể trong thực hiện tiêu chuẩn hóa CC tại các 34 CQCM. Hầu hết số người được ĐTBD trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm đã được nâng lên đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ được giao. * Cơ cấu theo trình độ Lý luận chính trị và Quản lý nhà nước Bảng 2.4. Cơ cấu theo trình độ Lý luận chính trị và Quản lý nhà nước Đơn vị tính: Người STT Trình độ đào tạo Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỉ lệ trung bình Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Lý luận Chính trị 1 Cử nhân 36 2.09 53 2.94 62 3.43 65 3.74 59 3.69 3.18 2 Cao cấp 186 10.79 241 13.38 280 15.49 331 19.04 309 19.30 15.60 3 Trung cấp 259 15.02 313 17.38 344 19.03 337 19.39 312 19.49 18.06 4 Sơ cấp 1156 67.05 1109 61.58 1037 57.36 971 55.87 907 56.65 59.70 5 Chưa qua đào tạo 87 5.05 85 4.72 85 4.70 34 1.96 14 0.87 3.46 Tổng số CC 1724 100.00 1801 100.00 1808 100.00 1738 100.00 1601 100.00 100.00 Quản lý Nhà nước 1 Chuyên viên cao cấp 10 0.58 13 0.72 15 0.83 25 1.44 36 2.25 1.16 2 Chuyên viên chính 247 14.33 253 14.05 345 19.08 451 25.95 610 38.10 22.30 3 Chuyên viên 1044 60.56 1165 64.69 1137 62.89 959 55.18 857 53.53 59.37 4 Còn lại 423 24.54 370 20.54 311 17.20 303 17.43 98 6.12 17.17 Tổng số CC 1724 100.00 1801 100.00 1808 100.00 1738 100.00 1601 100.00 100.00 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên Về lý luận chính trị: Trong những năm qua tỉnh Hưng Yên đã rất quan tâm, chú trọng đến công tác ĐTBD CC về LLCT. Tỉ lệ đạt trình độ LLCT cao nhất là Cử nhân LLCT bởi đa số đều là CC chủ chốt hoặc trong độ tuổi quy định, đạt tỉ lệ trung bình 3,18%. CC tại các CQCM có trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp năm 2014 là 12,88%; đến năm 2018 là 22,99%.Số CC có trình độ trung cấp lý luận chính trị năm 2014 là 15,02%; đến năm 2018 là 19,49%.Số còn lại đều hoàn thành chương trình LLCT phổ thông. Trình độ 35 LLCT của đội ngũ CC tại các CQCM cấp tỉnh còn hạn chế, chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá lớn, vì vậy đã ảnh hưởng đến công tác và bản lĩnh chính trị trong điều kiện mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay. Nhìn vào bảng 2.4 thống kê trình độ LLCT qua các năm ta thấy trình độ LLCT có tăng qua từng năm nhưng chậm. Trong khi đó, công tác quy hoạch, quản lý công tác cán bộ yêu cầu ngày càng cao về trình độ LLCT. Ví dụ như: để được bổ nhiệm Phó trưởng phòng CQCM yêu cầu phải có trình độ LLCT từ Trung cấp trở lên theo Quy định số 02-QĐi/TU ngày 25/9/2018 của Tỉnh ủy Hưng Yên về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Trên thực tế, số lượng công chức đáp ứng được trình độ về LLCT được đưa vào quy hoạch còn rất hạn chế. Do đó, sẽ rất khó khăn trong việc xác định nguồn kế cận. Trình độ Quản lý nhà nước: theo bảng số liệu thống kê về trình độ QLNN (bảng 2.4) cho thấy tỉ lệ bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính trong giai đoạn trên có tăng nhưng rất chậm, trung bình cả giai đoạn chỉ tương đương 1,16% và 22,3%. Vì vậy, cần có sự quan tâm hơn nữa nhằm tăng số lượng với đối tượng trên trong thời gian tới. Số lượng CC đạt trình độ QLNN ngạch chuyên viên tỉ lệ trung bình giai đoạn 59,37%, CC chưa có trình độ QLNN còn tương đối nhiều đạt tỉ lệ trung bình 17,17% dù đã có chương trình ĐTBD chương trình QLNN qua các năm. * Cơ cấu theo trình độ Tin học, Ngoại ngữ Bảng 2.5. Cơ cấu theo trình độ Tin học, Ngoại ngữ Đơn vị tính: Người STT Trình độ đào tạo Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỉ lệ trung bình Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tin học 1 Cử nhân 32 1.86 36 2.00 45 2.49 46 2.65 42 2.62 2.32 36 2 Có chứng chỉ (A/B/C) 1513 87.76 1632 90.62 1643 90.87 1605 92.35 1503 93.88 91.10 3 Chưa có chứng chỉ 179 10.38 133 7.38 120 6.64 87 5.01 56 3.50 6.58 Tổng số CC 1724 100.00 1801 100.00 1808 100.00 1738 100.00 1601 100.00 100.00 Ngoại ngữ 1 Cử nhân 25 1.45 28 1.55 35 1.94 34 1.96 32 2.00 1.78 2 Có chứng chỉ (A/B/C) 1457 84.51 1577 87.56 1625 89.88 1598 91.94 1507 94.13 89.61 3 Chưa có chứng chỉ 242 14.04 196 10.88 148 8.19 106 6.10 62 3.87 8.62 Tổng số CC 1724 100.00 1801 100.00 1808 100.00 1738 100.00 1601 100.00 100.00 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên Về ngoại ngữ, tin học: Số CC tại các CQCM có trình độ cử nhân về ngoại ngữ, tin học còn rất ít. Năm 2014 chỉ có 32 người (1,86%) có trình độ cử nhân tin học; có 25 người (1,45%) có trình độ cử nhân ngoại ngữ. Trong khi đó tỷ lệ CC được ĐTBD về tin học, ngoại ngữ theo chương trình cơ sở (chứng chỉ A, B, C) hàng năm tăng khá nhanh, năm 2014 về ngoại ngữ có 84,51%; tin học có 87,76% CC có trình độ cơ sở thì năm 2018 về ngoại ngữ có 94,13% (tăng lên 9,62%), về tin học có 93,88% (tăng 6,12%) CC có trình độ cơ sở. Trình độ ngoại ngữ, hầu hết là chứng chỉ A, B nhưng chỉ một số rất ít có trình độ thực sự, đủ khả năng giao tiếp, học tập, nghiên cứu, phục vụ công tác. Thực trạng này cũng làm ảnh hưởng đến đề án đào tạo CBCC sau đại học trong nước và nước ngoài của tỉnh. - Về độ tuổi, giới tính, dân tộc- xem bảng 2.6. Từ số liệu bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ CC có tuổi đời dưới 30 tuổi tăng chậm từ 34,63% năm 2014 lên 38,79% năm 2018. Có 61,54% CC tại các CQCM trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi, đây là lực lượng đã trải qua thời gian tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, đảm nhiệm vai trò được phân công trong các cơ quan hành chính của tỉnh. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ cơ 37 cấu về độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, tỷ lệ đảng viên của đội ngũ CC tại các CQCM tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018 cho thấy qua từng năm có ít sự thay đổi. Đáng lưu ý là tỷ lệ CC dưới 30 tuổi, tỷ lệ CC là nữ, là người dân tộc ít người còn thấp so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước, điều này đòi hỏi trong công tác xây dựng đội ngũ CBCC, Hưng Yên cần tiếp tục tạo ra những bước đột phá để xây dựng đội ngũ CC tại các CQCM của tỉnh có chất lượng trong những năm tiếp theo. Bảng 2.6. Cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc Đơn vị tính: Người STT Cơ cấu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỉ lệ trung bình Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Giới tính 1 Nam 1127 65.37 1178 65.41 1128 62.39 1046 60.18 980 61.21 62.91 2 Nữ 597 34.63 623 34.59 680 37.61 692 39.82 621 38.79 37.09 Tổng số CC 1724 100.00 1801 100.00 1808 100.00 1738 100.00 1601 100.00 100.00 Độ tuổi 1 Dưới 30 399 23.14 498 27.65 462 25.55 348 20.02 314 19.61 23.20 2 Từ 30 - 50 1058 61.37 1013 56.25 1086 60.07 1126 64.79 1044 65.21 61.54 3 Trên 50 267 15.49 290 16.10 260 14.38 264 15.19 243 15.18 15.27 Tổng số CC 1724 100.00 1801 100.00 1808 100.00 1738 100.00 1601 100.00 100.00 Dân tộc thiểu số 1 0.06 1 0.06 2 0.11 2 0.12 1 0.06 0.08 Đảng viên 1164 67.52 1276 70.85 1429 79.04 1510 86.88 1488 92.94 79.45 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên. 2.2.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Hưng Yên 2.2.2.1. Kế hoạch tổ chức, điều hành Hàng năm, căn cứ vào báo cáo kết quả của năm, nhu cầu ĐTBD CBCC, viên chức năm kế tiếp của các đơn vị, Sở Nội vụ phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch ĐTBD của năm. 38 * Mục đích ĐTBD nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc cho CC tại các CQCM tỉnh Hưng Yên về quản lý nhà nước theo quan điểm vừa cập nhập kiến thức chung, kỹ năng giao tiếp công vụ, lãnh đạo, quản lý điều hành, hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp với ĐTBD theo vị trí việc làm gắn liền với tiêu chuẩn ngạch, chức danh. Chú trọng ĐTBD đội ngũ CC đương chức và dự nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp để chủ động nguồn cán bộ, đáp ứng tiêu chuẩn với ngạch CC, chức danh cán bộ theo quy định. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước, năng lực công tác, đạo đức công vụ cho đội ngũ CC nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng hệ thống chính trị và sự nhiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể hóa các mục tiêu ĐTBD CC theo hướng dẫn của Trung ương về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. * Yêu cầu Thực hiện công tác ĐTBD CC bám sát mục tiêu, bảo đảm hiệu quả sử dụng kinh phí ĐTBD. ĐTBD phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch CC, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Các cơ cơ quan, đơn vị phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên có sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp; gắn ĐTBD với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài. Cân đối nguồn lực đảm bảo cho công tác đào tạo và công tác bồi dưỡng đối với đội ngũ CC. ĐTBD có đặc điểm riêng theo từng đối tượng, các nội dung mới, tạo điều kiện để CC đáp ứng yêu cầu theo qui định, đảm bảo chất lượng các lớp ĐTBD không chồng chéo, trùng lặp, thiếu hiệu quả. 39 Cần làm việc cụ thể đối với các cơ sở ĐTBD về chương trình ĐTBD, và đòi hỏi đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, có trình độ phù hợp để phối hợp, tổ chức thực hiện ĐTBD CC, bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp đối với CC được cử đi ĐTBD. * Kế hoạch tổ chức điều hành Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, UBND tỉnh phân công thực hiện chính sách ĐTBD CC tại các CQCM. * Tồn tại Nhìn chung thực trạng việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ĐTBD CC tại các CQCM bên cạnh những kết quả đạt được còn một số tồn tại như: việc triển khai kế hoạch tại một số đơn vị còn chậm so với kế hoạch đề ra, một số nội dung đào tạo chưa sát với thực thế, chưa được nghiên cứu kỹ đã được đưa vào áp dụng dẫn đến quá trình triển khai chậm, khó thực hiện, kết quả không được cao. 2.2.2.2. Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực hỗ trợ Các đơn vị được giao tổ chức các lớp ĐTBD CBCC, viên chức lập dự toán kinh phí mở lớp gửi Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Căn cứ vào phương thức giao dự toán hàng năm và tình hình kinh phí, khả năng cân đối ngân sách tỉnh và dự toán do Trung ương giao, Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền bố trí, phân bổ kinh phí cụ thể cho các cơ quan, đơn vị theo quy định. Về cơ bản, nguồn kinh phí thực hiện chính sách ĐTBD đều được các bên tham gia lập dự toán, cấp kinh phí cụ thể cho từng hạng mục. Tuy nhiên, việc cấp kinh phí, giải ngân còn chậm. Hơn thế nữa, ngoài kinh phí cấp theo quy định của Nhà nước thì phần ưu đãi riêng của tỉnh chi cho công tác ĐTBD còn hạn chế. 40 2.2.2.3. Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện - Các đơn vị được giao tổ chức các lớp ĐTBD CBCC, viên chức tự bố trí thời gian mở các lớp học đảm bảo thực hiện hiệu quả Kế hoạch đã đề ra. - Địa điểm tổ chức các lớp ĐTBD CBCC, viên chức tại các cơ sở đảm bảo đủ điều kiện cho việc giảng dạy và học tập theo quy định. Tỉnh Hưng Yên đều hoàn thành kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, đôi khi thời gian tổ chức các lớp ĐTBD vào những giai đoạn cuối năm do công việc của CC tăng lên vì vậy việc đảm bảo CC tham gia học đầy đủ là một việc khó khăn. 2.2.2.4. Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc Hàng năm, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc đánh giá việc thực hiện Kế hoạch ĐTBD CBCC nói chung và Kế hoạch ĐTBD CC tại các CQCM nói riêng. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch và xây dựng Kế hoạch ĐTBD cho năm kế tiếp. Thường xuyên rà soát, đối chiếu các điều kiện, tiêu chuẩn của CBCC đặc biệt đối với CBCC là đối tượng dự nguồn, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển để cử đi đào tạo nâng cao năng lực, phát huy sở trường. Khi thực hiện quá trình ĐTBD, Sở Nội vụ thường xuyên liên hệ, đôn đốc các cơ sở đào tạo có chương trình ĐTBD phù hợp đối với từng chức danh, vị trí CC đảm nhiệm, lựa chọn chuyên đề ĐTBD, lựa chọn giảng viên tham gia giảng dạy; thường xuyên kiểm tra, quản lý lớp học, đôn đốc học viên tham gia ĐTBD nghiêm túc, hiệu quả. 2.2.3. Công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách ĐTBD CC tại các CQCM tỉnh Hưng Yên đã được quan tâm, triển khai đồng bộ từ tỉnh đến các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố dưới nhiều hình thức tuyên truyền như: 41 Thông qua các văn bản, báo cáo sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, thông qua các cuộc họp, hội nghị tập huấn, hội nghị giao ban, hội thảo, các chính sách có liên quan đến nâng cao chất lượng CBCC, viên chức như: Chính sách cải cách tiền lương, chế độ, chính sách thi đua, khen thưởng, kỷ luật, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm CBCC, Tồn tại thực trạng phổ biến, tuyên truyền chính sách Để công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đạt hiệu quả đòi hỏi thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện, có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến thông qua các các văn bản điều hành, các cuộc họp theo từng tháng, từng quý với mục tiêu toàn bộ CC thuộc thẩm quyền quản lý đều nắm rõ các chính sách ĐTBD nói chung và chính sách ĐTBD CC tại các CQCM nói riêng. 2.2.4. Phân công, phối hợp giữa các ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Hưng Yên Để chính sách ĐTBD CC tại các CQCM tỉnh Hưng Yên được thực hiện có hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị quyền lực, trong đó quan trọng nhất là hệ thống các cơ quan hành pháp. Sở Nội vụ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chuyên môn, UBND các huyện, thành phố và các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh tổ chức mở các lớp ĐTBD theo Kế hoạch; Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách cán bộ, khuyến khích làm việc hiệu quả nhằm tạo động lực để CBCC, viên chức không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác; Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện. 42 Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu, kinh phí ĐTBD CBCC, viên chức đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch. Sở Tài chính Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch; Hướng dẫn, quản lý, sử dụng thanh quyết toán nguồn kinh phí ĐTBD CBCC, viên chức theo quy định; Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC, viên chức được cử tham gia ĐTBD theo quy định. Các đơn vị được giao tổ chức đào tạo, bồi dưỡng Thực hiện tốt việc tổ chức các lớp ĐTBD theo các lớp đã được phê duyệt; Xây dựng dự toán kinh phí tổ chức các lớp ĐTBD theo quy định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính thẩm định); Nghiên cứu, đổi mới, xây dựng chương trình ĐTBD theo phân cấp và đúng các quy định hiện hành, áp dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp để nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC, viên chức; Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác ĐTBD CBCC, viên chức; đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác mở lớp bồi dưỡng để bổ sung, cải tiến cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên,vẫn còn một số cơ sở ĐTBD chưa xây dựng một cách khoa học các chương trình ĐTBD, còn xảy ra hiện tượng trùng lặp các giữa chuyên đề, các khóa học khiến cho đối tượng tham gia ĐTBD không tiếp thu được kiến thức mới, thậm chí gây nhàm chán khi tham gia chương trình ĐTBD. Một số nơi cơ sở vật chất chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của chương trình ĐTBD đã đề ra. 43 Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố Nhiều cơ quan cử công chức đi học thiếu sự quan tâm, phó mặc cán bộ, công chức cho cơ sở đào tạo; chưa có động thái tích cực trong phối kết hợp với cơ sở đào tạo quản lý cán bộ, công chức trong thời gian cử cán bộ, công chức của mình đi học. Thậm ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_dao_tao_boi_duong_cong_chuc_ta.pdf
Tài liệu liên quan