MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
TRẺ EM KHUYẾT TẬT . 9
1.1. Khái niệm về trẻ em khuyết tật và thực hiện chính sách đối với trẻ em
khuyết tật . 9
1.1.1. Trẻ em khuyết tật . 9
1.1.2. Chính sách đối với trẻ em khuyết tật . 15
1.1.3. Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật . 22
1.2. Quy trình thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật . 23
1.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với trẻ em
khuyết tật . 23
1.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật . 24
1.2.3. Đôn đốc thực hiện chính sách đối với trẻ em khyết tật . 24
1.2.4. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách đối với
trẻ em khuyết tật . 25
1.3. Vai trò của thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật . 25
1.3.1. Thực hiện định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với trẻ
em khuyết tật . 25
1.3.2. Điều chỉnh chính sách của nhà nước đối với trẻ em khuyết tật . 26
1.3.3. Huy động các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chính sách đối với
trẻ em khuyết tật . 27
1.3.4. Thực hiện an sinh xã hội đối với trẻ em khuyết tật . 28
1.4. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật . 29
1.4.1. Hệ thống thể chế nhà nước . 29
111 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhận nuôi dưỡng, chăm sóc TEKT đặc biệt nặng.
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.
* Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội
- Trẻ khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc
sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng trẻ khuyết tật quy định tại khoản 1
Điều này cho các cơ sở bảo trợ xã hội.
* Chính phủ quy định điều kiện thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm
sóc trẻ em khuyết tật.
* Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ sở
chăm sóc trẻ em khuyết tật công lập.
* Xã hội hóa hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài
chính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm
sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp TEKT
khuyết tật.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng,
chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp
TEKT được hưởng chính sách ưu đãi xã hội hóa theo quy định.
46
- Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang
thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá
nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn
hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với trẻ em khuyết tật.
2.1.2.3. Chính sách chăm sóc y tế
* Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú
Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ
thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn trẻ
em khuyết tật và gia đình có trẻ em khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự
chăm sóc chăm sức khỏe và phục hồi chức năng;
- Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe trẻ em khuyết tật;
- Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho trẻ em
khuyết tật.
Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do
ngân sách nhà nước bảo đảm.
* Khám bệnh, chữa bệnh
- Nhà nước bảo đảm để trẻ em khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và
sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.
- Trẻ em khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để trẻ
em khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.
- Trẻ em khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động,
trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được
hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt
buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh
cho người khuyết tật.
47
2.1.2.4. Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch đối với trẻ em
khuyết tật.
- Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
phù hợp với đặc điểm của trẻ em khuyết tật; tạo điều kiện để trẻ em khuyết tật
được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.
- Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng được miễn, trẻ em khuyết tật nặng được
giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể
thao, giải trí và du lịch theo quy định của Chính phủ.
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật phát triển tài năng,
năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ
thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.
Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết
bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân
thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể
dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với trẻ em khuyết tật.
2.1.2.5. Chính sách ưu tiên cho trẻ em khuyết tật khi tham gia thông bằng
phương tiện giao thông công cộng
* Ưu tiên khi mua vé, sắp xếp chỗ ngồi:
- Trẻ em khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông
công cộng được ưu tiên mua vé tại cửa bán vé; được sử dụng chỗ ngồi dành cho
các đối tượng ưu tiên.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng có trách
nhiệm trợ giúp, hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho trẻ em khuyết tật; hỗ
trợ trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng khi lên, xuống
phương tiện và sắp xếp hành lý khi cần thiết.
* Thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho trẻ em khuyết tật khi tham
gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng:
48
- Trẻ em tật nặng, trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng khi tham gia giao thông
bằng phương tiện giao thông công cộng được miễn, giảm giá vé theo quy định
tại Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
- Mức giảm giá vé, giá dịch vụ cho trẻ em khuyết tật do tổ chức, cá nhân
quản lý, kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng
tự xây dựng và công bố thực hiện nhưng không thấp hơn mức giảm giá vé quy
định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
- Trẻ em khuyết tật sử dụng xe lăn thông dụng không gắn động cơ hoặc sử
dụng các dụng cụ cầm tay để phục vụ việc đi lại của bản thân thì được miễn
cước hành lý đối với xe lăn, dụng cụ đó khi tham gia giao thông bằng phương
tiện giao thông công cộng.
- Trẻ em khuyết tật đồng thời thuộc đối tượng được giảm giá vé, giá dịch
vụ theo các chế độ khác nhau thì chỉ được hưởng một mức giảm giá vé cao nhất.
- Tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh vận tải hành khách bằng phương
tiện giao thông công cộng có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để
trợ giúp trẻ em khuyết tật lên, xuống phương tiện được thuận tiện. Phương án
trợ giúp này phải được thông báo ở những nơi dễ nhận biết tại các bến, nhà ga
để trẻ em khuyết tật tiếp cận, sử dụng.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh điểm dừng, đỗ, bến,
nhà ga; kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng
tổ chức bộ phận, cổng thông tin để tiếp nhận phản ảnh, hướng dẫn, trả lời và trợ
giúp trẻ em khuyết tật tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công
cộng.
2.1.2.6. Chính sách công nghệ thông tin và truyền thông
- Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin dành cho trẻ em khuyết tật.
- Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và
tinh thần của người khuyết tật.
49
- Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát
sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi
và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ,
phương tiện hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền
thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành
cho trẻ em khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho trẻ em khuyết tật nghe, nói và
trẻ em khuyết tật trí tuệ.
2.2. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết
tật ở Việt Nam
2.2.1. Quy trình thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt
Nam
2.2.1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với trẻ em
khuyết tật
Sau khi Luật người khuyết tật ban hành và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11
năm 2011, các cấp, các ngành Trung ương và địa phương đã xây dựng nội dung,
chương trình, kế hoạch hoạt động liên quan đến chính sách đối trẻ em khuyết tật.
Dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính
sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức; những dự kiến về cơ chế
trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực thi; xây dựng kế hoạch thời
gian, nguồn lực, vật lực, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc cũng như dự kiến những nội
quy, quy chế trong thực thi chính sách đối với trẻ em khuyết tật. Nhiều văn bản
pháp luật về trẻ khuyết tật đã được ban hành như nhóm văn bản về giáo dục cho
trẻ em khuyết tật, nhóm văn bản về y tế cho trẻ em khuyết tật, nhóm văn bản về
bảo trợ xã hội cho trẻ em khuyết tật, nhóm văn bản quy định hoạt động thể dục,
thể thao và văn hóa cho em khuyết tật, nhóm văn bản về quy chuẩn, tiêu chuẩn
xây dựng cho trẻ em khuyết tật được tiếp cận các phương tiện giao thông, công
trình công cộng.
50
2.2.1.2. Tổ chức thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật
- Phân công tổ chức thực hiện chính sách
Liên quan đến việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách có rất nhiều cơ
quan tham gia trong mối quan hệ phức tạp, đan xen lẫn nhau. Đối với các chính
sách chung như chính sách chăm sóc y tế, chính sách giáo dục, chính sách bảo
trợ xã hội, chính sách văn hóa thể dục, thể thao, giải trí và du lịch, chính sách ưu
tiên cho trẻ em khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông
công cộng được giao cho các bộ chuyên ngành theo lĩnh vực như đã đề cập ở
trên. Các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện trên phạm vi toàn quốc
như đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2006 – 2010, đề án về trợ giúp
người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020. Theo nội dung được giao cho một số bộ
đảm nhận như bộ y tế về các nội dung kiểm soát chăm sóc y tế, phục hồi chức
năng, bộ Giáo dục về thực hiện các chính sách giáo dục cho trẻ em khuyết tật,
bộ Lao động Thương binh và Xã hội về các chính sách bảo trợ xã hội, bộ Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ, thể
dục, thể thao đối với trẻ em khuyết tật, Bộ giao thông vận tải thực hiện các quy
chuẩn và xây dựng các công trình giao thông công cộng đối với trẻ em khuyết
tật.
- Tổ chức thực hiện chính sách ở cấp Trung ương
Sau khi chủ chương, chính sách được ban hành, cơ quan chủ trì theo trách
nhiệm được phân công sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa chính
sách ở cấp độ cần thiết. Hình thức phổ biến là Thông tư. Việc xây dựng văn bản
hướng dẫn cũng được thực hiện theo quy trình bao gồm từ các khâu dự thảo, lấy
ý kiến, thẩm định và ban hành theo thẩm quyền. Đây cũng là một quá trình phức
tạp và tiêu tốn khá nhiều thời gian, bởi mỗi văn bản này cũng đều phải thực hiện
theo đúng quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Tiếp theo đó là các bước tổ chức quán triệt, triển khai chính sách. Các bộ,
ngành trung ương có nhiều cố gắng trong việc hướng dẫn thực hiện nhằm tạo ra
sự hiểu biết đầy đủ trong hệ thống quản lý bảo đảm triển khai chính sách đi vào
51
cuộc sống. Những năm trở lại đây, Chính phủ quy định không tổ chức các hội
nghị quán triệt để tiết kiệm chi phí ngân sách mà qui định đưa các văn bản chính
sách lên hệ thống thông tin mạng và phổ biến qua phương tiện thông tin giúp
người dân tiếp cận chính sách được tốt hơn.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý còn ban hành các văn bản có tính chất
hướng dẫn, chỉ đạo địa phương về lập kế hoạch, chế độ báo cáoViệc bảo đảm
kinh phí cũng là một nội dung ưu tiên quan trọng trong việc thực hiện chính
sách. Trên cơ sở đề nghị ngân sách của các địa phương và cơ quan thường trực
chính sách, kinh phí hàng năm sẽ được chính phủ xác định căn cứ vào khả năng
cân đối chung và giao cho các tỉnh thực hiện, cụ thể như sau:
Theo Quy định pháp luật thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ
quan tham mưu cho Chính phủ trong quản lý Nhà nước về vấn đề người khuyết
tật và trẻ em khuyết tật. Các bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
quản lý nhà nước quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của mỗi Bộ; đồng thời phối hợp với Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về Người
khuyết tật, trẻ em khuyết tật. Các Bộ, ngành tham gia ý kiến với Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án nhằm hỗ trợ
giúp đỡ trẻ em khuyết tật. Cụ thể trong việc thực hiện chính sách đối với trẻ em
khuyết tật ở Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền:
+ Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm, các Làng trẻ
chăm sóc trẻ em khuyết tật, các trường học có trẻ em khuyết tật học giáo dục
hòa nhập trực thuộc thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật thông qua các
chương trình, kế hoạch và quản lý hệ thống văn bản theo quy định.
+ Thực hiện quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm, các Làng trẻ
chăm sóc trẻ khuyết tật trực thuộc về tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính và
tài sản theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện chăm sóc tốt nhất cho
trẻ em khuyết tật và các hoạt động khác.
52
+ Đã thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu
nại, tố cáo đối với các cơ sở chăm sóc trẻ em khuyết tật có hành vi vi phạm.
+ Phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao
thông và các cơ quan có liên quan, tổng hợp các chương trình giáo dục, chăm
sóc y tế, phục hồi chức năng cũng như các công trình xây dựng hỗ trở trẻ em
khuyết tật.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán,
phân bổ, tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; xây dựng các chính sách, chế
độ, tiêu chuẩn, định mức về tài chính – ngân sách; bảo đảm tài chính và thực
hiện thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách đối với lĩnh vực thực hiện chính sách
đối với người khuyết tật và trẻ em khuyết tật theo quy định của Luật ngân sách
Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Về tổ chức thực hiện chính sách ở địa phương:
Trên cơ sở nội dung văn bản chính sách được ban hành cơ quan thường
trực chính sách tham mưu Ủy ban nhân dân các tỉnh phân công cho các cơ quan
chủ trì, phối hợp và thông tin chính sách cho các ngành, các cấp có liên quan.
Đây là khâu đầu tiên trong triển khai chính sách ở địa phương.
Việc cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn và phân công tổ chức và phối hợp
thực hiện chính sách ở cấp địa phương gồm: Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối
tượng, mức độ hưởng lợi. Đề xuất nội dung phù hợp với địa phương theo yêu
cầu chính sách hoặc tình hình thực tế cũng như sự chỉ đạo của cấp có thẩm
quyền. Căn cứ nội dung chính sách và văn bản hướng dẫn, nhiều tỉnh ban hành
văn bản cụ thể hóa trong điều kiện địa phương, xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ
thể hóa đối tượng, địa điểm thời gian, kinh phí, cơ quan thực hiện và phối hợp;
phê duyệt kinh phí thực hiện trên cơ sở ngân sách trung ương và việc cân đối tại
địa phương mình.
Tổ chức thực hiện chính sách theo kế hoạch, đề án được phê duyệt tại địa
phương, theo thẩm quyền trách nhiệm của cơ quan liên quan và kinh phí đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_doi_voi_tre_em_khuyet_tat_o_vi.pdf