Luận văn Thực hiện chính sách giám sát và phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc Việt Nam quận ngũ hành sơn, thành phố Đà Nẵng

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN CHÍNH

SÁCH GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC

VIỆT NAM.8

1.1. Địa vị chính trị - pháp lý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống

chính trị ở nước ta hiện nay.8

1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN .14

1.3. Nội dung, hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam .20

1.4. Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội của

MTTQVN.38

Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT VÀ

PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM QUẬN

NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY .43

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và dân số của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà

Nẵng .43

2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ngũ

Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.44

2.3. Thực trạng thực hiện chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận

Tổ quốc quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.54

Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC

HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT

TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM QUẬN NGŨ HÀNH SƠN HIỆN NAY.65

3.1. Quan điểm cơ bản .65

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giám sát và phản biện xã

hội của MTTQVN quận Ngũ Hành Sơn hiện nay.69

KẾT LUẬN .78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf88 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách giám sát và phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc Việt Nam quận ngũ hành sơn, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng Đảng và Nhà nước. Phương thức tốt nhất để huy động sức dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước chính là thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp [16, 17/06/2015] Đặc biệt, thông qua phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc mà phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. Thông qua phản biện xã hội, nhân dân sẽ có điều kiện tốt hơn để thực hiện quyền giám sát hoạt động của cơ quan công quyền. Thông qua quyền phản biện, nhân dân tự bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình. Thông qua phản biện xã hội, quyền Hiến định của nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội trở thành hiện thực chứ không chỉ tồn tại về mặt lý thuyết. Phản biện là cách động viên mọi người hăng hái phát huy sáng kiến, tích cực đóng góp vào công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Đó là cách mở rộng dân chủ để thực hiện dân chủ thực sự đối với nhân dân. Do đó, thực hiện phản biện xã hội một cách rộng rãi, hiệu quả chính là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Phản biện xã hội chính là một hình thức cao của cơ chế dân chủ thảo luận. Hình thức thảo luận còn bị hạn chế do tính giới hạn trong nhận thức của các chủ thể, 37 tâm lý nói dựa, thụ động. Chỉ có phản biện một cách khoa học, theo một cơ chế pháp lý, tôn trọng thực tế, vì lợi ích chung thì mới có chiều sâu, mới chỉ ra mặt được, chưa được, chỗ hay, chỗ dở, những sai lầm, hạn chế trong các quyết định, dự án, kế hoạch. Phản biện xã hội là một hình thức dân chủ trực tiếp, là sự cụ thể hóa quyền dân chủ của người dân ở trình độ cao. Xét đến cùng, thực hiện phản biện xã hội là lắng nghe, học tập trí tuệ nhân dân và từ đó quay lại phục vụ nhân dân. Phản biện xã hội “là biểu hiện đặc trưng chuyên nghiệp nhất của cái gọi là đời sống dân chủ” và “Nếu một xã hội không có phản biện và mỗi hành động đều đương nhiên được tiến hành thì đó là biểu hiện rõ rệt tính chất phi dân chủ của xã hội” [2, 28/02/2007] Là một phương thức đảm bảo thực thi dân chủ, thực hiện phản biện xã hội không những mang lại nhiều lợi ích về mặt vật chất mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Nó làm cho đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của đất nước ta ngày càng trở nên phong phú, sinh động và cởi mở. Thông qua phản biện xã hội, góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội, nâng cao văn hóa chính trị, tính tích cực chính trị của người dân, qua đó từng bước hình thành môi trường xã hội dân chủ, tiến bộ, xây dựng xã hội dân sự, một xã hội đặc trưng bởi tính tự giác và ý thức trách nhiệm của các thành viên. Phản biện xã hội giúp điều tiết xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội, giúp các chủ trương, chính sách, kế hoạch của Đảng và Nhà nước khi được ban hành và đi vào cuộc sống nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, từ đó tạo ra đồng thuận xã hội. Khi một xã hội trở nên đồng thuận, bản thân nó đã tự tạo cho mình những tiền đề phát triển mới. Đặc biệt là khi phản biện xã hội không phải đi tìm sự đồng thuận đơn giản, mà phản biện là “đi tìm sự đồng thuận có chất lượng khoa học” [2, 28/02/2007] Mặt khác, “về bản chất chính trị, phản biện là một quyền tự do được xây dựng trên cơ sở quyền tự do ngôn luận” mà “tự do ngôn luận chính là năng lực đau và kêu đau...là năng lực của cuộc sống để thể hiện tất cả các khuyết tật, các vấn đề bên trong của nó” [2, 28/02/2007] Như thế, phản biện xã hội chính là cơ hội để người dân được nói lên tiếng nói của mình, để những vấn đề của cuộc sống được bộc lộ ra, từ đó mà tìm kiếm phương hướng giải quyết. Phản biện là một cơ chế hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển xã hội. Không có phản biện sẽ không có phát triển, không có phản biện không tìm ra chân lý. Với ý nghĩa đó, phản biện xã hội tạo ra động lực cho sự phát triển. 38 1.4. Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN 1.4.1. Bảo đảm về nhận thức Giám sát và phản biện xã hội là chủ trương mới của Đảng ta nhằm phát huy và mở rộng một bước dân chủ trong xã hội, khơi dậy ý thức và trách nhiệm xã hội, huy động sự tham gia của các tổ chức nhân dân và cá nhân vào việc xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước khi ban hành được sự hưởng ứng và chấp hành nghiêm chỉnh của các tầng lớp nhân dân, khắc phục được những khiếm khuyết, quan liêu, chủ quan, lợi ích cục bộ, xa thực tế, thiếu tính khả thi và hình thức trong quá trình xây dựng,...đồng thời chất lượng xây dựng văn bản từng bước được nâng cao. Phản biện xã hội thể hiện quan hệ hợp tác, phối hợp giữa chủ thể phản biện và chủ thể được phản biện trong quá trình thực hiện phản biện, giữa cơ quan Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc, giữa cơ quan quyền lực và tổ chức của nhân dân, do đó, cần có sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, Nhà nước và xã hội, nhất là trong cán bộ, công chức và nhân dân. Từ đó các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận và giải trình đầy đủ trước khi đề án, dự án được ban hành, thực hiện. Muốn không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng trong việc phản biện của họ, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, cần nâng cao ý thức chính trị và ý thức pháp luật của nhân dân thông qua việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về quyền phản biện xã hội của họ. Bên cạnh đó cần nâng cao dân trí và có biện pháp cụ thể để khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia đối thoại trực tiếp với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước và các tổ chức, các cơ quan Đảng và Nhà nước. Trang bị cho nhân dân các thông tin và kiến thức cần thiết để họ có thể tự mình trực tiếp thực hiện quyền phản biện xã hội. Về nhận thức, cần phải thấy rằng, phản biện xã hội là quyền của dân, là trách nhiệm của Mặt trận với dân, với Đảng. Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận, Đảng cần tạo mọi điều kiện để Mặt trận hoàn thành nhiệm vụ đưa phản biện xã hội vào cuộc sống, trở thành một nếp sinh hoạt thường xuyên ở mọi nơi trên cả nước. Thông qua Mặt trận, nhân dân thực hiện quyền phản biện xã hội giúp Đảng và Nhà nước và chống tham nhũng, đói nghèo, tụt hậu. Mặt trận cần chủ động đề xuất với Đảng và Nhà nước những vấn đề tham gia phản biện. Phản biện trên tinh thần xây dựng, đồng tình với những vấn đề phù hợp với nguyện vọng, lợi 39 ích của nhân dân, phản đối những vấn đề có hại đến lợi ích của nhân dân, chấp nhận những điều hợp lý và bổ sung những vấn đề còn thiếu. 1.4.2. Bảo đảm về pháp lý Những quy định của pháp luật hiện hành chưa thực sự tạo được một cơ chế pháp lý hữu hiệu cho Mặt trận Tổ quốc thực hiện phản biện xã hội. Do vậy, cần hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm cho Mặt trận Tổ quốc tham gia phản biện xã hội theo hướng sau đây: Một là: Xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm cho nhân dân thực hiện việc phản biện xã hội đối với quá trình xây dựng, hoạch định các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phải trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng về mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng. Đồng thời, luôn suy tôn quyền tối thượng của Hiến pháp, bảo đảm thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, song có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm được tính thống nhất trong một cơ chế pháp lý hữu hiệu để nhân dân thực hiện quyền phản biện xã hội. Hai là: Nghiên cứu ban hành Luật về hoạt động phản biện xã hội, quy chế phản biện xã hội. Phản biện xã hội là một trong những giải pháp cấp thiết nhằm thực hiện quyền dân chủ, tự do của nhân dân. Hơn thế nó còn là giải pháp nhằm góp phần đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý điều hành của nhà nước và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ba là: Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân. Muốn vậy cần cải tiến, hoàn thiện chế độ, thể chế bầu cử, bảo đảm đại diện dân cử vừa mang tính đại diện, vừa hoạt động có chất lượng, hiệu quả, nhất là đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và cán bộ làm việc trong các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc. Để làm tốt việc này, Mặt trận Tổ quốc cần đổi mới về chất lượng hoạt động giới thiệu đại biểu tham gia ứng cử. Bên cạnh đó, cử tri cần được cung cấp đầy đủ thông tin về ứng cử viên cũng như chương trình hành động của họ khi trúng cử. Để hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc đạt hiệu quả trên thực tế, trước mắt cần ban hành Quy chế phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân với các hình thức khác nhau là: Thứ nhất: Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức Đảng. Quy chế này sẽ do Bộ Chính trị xem xét quyết định ban hành. 40 Thứ hai: Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Toà án, Viện Kiểm sát, các cơ quan tư pháp khác. Quy chế này sẽ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định ban hành. Thứ ba: Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Quy chế này sẽ do Chính phủ xem xét quyết định ban hành. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần kiến nghị đề xuất với Đảng có nghị quyết hoặc Chỉ thị chuyên đề và Nhà nước cần thể chế hoá bằng văn bản pháp luật về phản biện xã hội, quy định rõ về đối tượng, phạm vi, nội dung, hình thức, cơ chế cụ thể và điều kiện đảm bảo thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới thực hiện tốt được vai trò phản biện xã hội. Xin được kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần được quán triệt trong các quy chế nêu trên như sau: Phạm vi nội dung phản biện xã hội: Không phải mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều được Mặt trận Tổ quốc phản biện, mà chỉ phản biện những chủ trương, chính sách pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đến tổ chức bộ máy và cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, những chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài; quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; kế hoạch, chương trình và những chính sách cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Chủ thể được phản biện xã hội là cơ quan, tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương có thẩm quyền xây dựng đề án và thời điểm phản biện xã hội được bắt đầu từ khi khởi thảo dự án, đề án. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận với tư cách là chủ thể phản biện xã hội có quyền và trách nhiệm: Chủ động đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng dự án, đề án chuyển đến Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hữu quan văn kiện khởi thảo dự án, đề án phản biện và tổ chức phản biện, gửi kết quả phản biện đến cơ quan, tổ chức hữu quan để giải quyết. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng dự án, đề án trả lời bằng văn bản về việc tiếp thu ý kiến phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hữu quan. Trường hợp cơ quan, tổ chức được phản biện không tiếp thu kết quả phản biện, thì có quyền xem xét, quyết định. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện phản biện và chịu trách nhiệm trước nhân dân về nội dung phản biện của tổ chức mình. 41 Cơ quan, tổ chức với tư cách là chủ thể được phản biện có quyền và trách nhiệm: Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hữu quan thực hiện việc phản biện đối với dự án, đề án thuộc thẩm quyền xây dựng, ban hành của cơ quan, tổ chức mình từ khi khởi thảo dự án, đề án. Tiếp thu toàn bộ kết quả phản biện, không tiếp thu hoặc tiếp thu từng nội dung của kiến nghị phản biện và trả lời bằng văn bản để chủ thể phản biện biết. Đối thoại với chủ thể phản biện về những nội dung, kiến nghị phản biện khi cần làm rõ. Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung phản biện của dự án, đề án để chủ thể thực hiện phản biện xã hội. Nguồn lực con người và nguồn tài chính để thực hiện phản biện xã hội cần được bảo đảm và quy định rõ trong các quy chế. Cần đảm bảo điều kiện về tài chính, vật chất thực thi công tác phản biện xã hội, có chế độ đãi ngộ phù hợp để khuyến khích cán bộ Mặt trận. Quá trình tổ chức phản biện xã hội phải đảm bảo tính Đảng, tính nhân dân; tính trung thực; tính khoa học; khách quan và thiết thực. Đồng thời các kiến nghị phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên phải được cơ quan tổ chức có thẩm quyền tiếp thu và giải trình đầy đủ trước khi dự án, đề án được ban hành, thực hiện. Như vậy, hoạt động phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận sẽ thực sự góp phần làm cho chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước sát hợp với thực tiễn của đời sống xã hội, đáp ứng tốt nhất công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay. 1.4.3. Bảo đảm về nguồn lực Phát huy vai trò của các tổ chức thành viên, của các cá nhân tiêu biểu, các Hội đồng tư cấn của Mặt trận Tổ quốc. Hiện nay, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có 8 Hội đồng tư vấn; Mặt trận tổ quốc các tỉnh, thành phố có từ 2-4 Hội đồng tư vấn trên các lĩnh vực pháp luật về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, giáo dục và đối ngoại. Phát huy vai trò của lực lượng cộng tác viên và đoàn viên, hội viên là những chuyên gia trên các lĩnh vực. Đồng thời, thông qua hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên, Mặt trận thường xuyên tổng hợp ý kiến, đề nghị, kiến nghị của cử tri và các tầng lớp nhân dân, tập hợp dư luận xã hội là nguồn thông tin, tư liệu vô cùng phong phú cả về lý luận và thực tiễn để có cơ sở phản biện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cần xây dựng lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ tiên phong đột phá, lực lượng này phải là những người thực sự có đức, có tài, có dũng khí, dám phản biện và biết phản biện. Mặt trận cần có các biện pháp nâng cao trình độ cho đội ngũ lãnh đạo Mặt trận các cấp, có chính sách quy hoạch đào tạo bồi dưỡng và thu hút cán bộ có năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức. Tập 42 hợp xây dựng một đội ngũ chuyên gia có trình độ chính trị, chuyên môn, có chính kiến, có tư duy độc lập, thực sự có "tâm", nắm và hiểu được nguyện vọng chính đáng, hợp lý, của dân và có đủ năng lực phản biện. Quá trình tổ chức phản biện xã hội phải đảm bảo tính đảng, tính nhân dân, tính trung thực, tính khoa học, khách quan và thiết thực như đã nêu trên. Muốn có những ý kiến phản biện đúng, chính xác phải có hệ thống thông tin tốt, nhanh nhạy, nhưng đồng thời cũng phải có hệ thống phân tích thông tin trên cơ sở khoa học để xác nhận thông tin chính xác, đúng đắn của đa số. Đòi hỏi cấp bách của Mặt trận hiện nay là phải có hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin, trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến của mình. Mặt trận cũng cần phải dựa vào báo chí để phản ánh kịp thời, mang tính công khai những vấn đề phản biện. 1.4.4. Bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Mặt trận cần tập trung vào 5 nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là: Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Hai là: Phát huy dân chủ. Ba là: Đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Bốn là: Xây dựng sự đồng thuận xã hội. Năm là: Giám sát và phản biện xã hội. Năm nhiệm vụ này có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ, bổ sung và tạo điều kiện cho nhau trong thực tiễn hoạt động của Mặt trận và đều xuất phát từ các Nghị quyết gần đây của Đảng ta, trong đó phản biện xã hội là một trong những chủ trương mới của Đảng nhằm "xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân". Trong điều kiện đặc thù của thể chế chính trị nước ta với chỉ một Đảng lãnh đạo, để củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc có vai trò rất lớn, nhất là khi Đảng chủ động yêu cầu Mặt trận phải làm tốt chức năng phản biện xã hội. Tiểu kết chương 1 Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một kênh rất quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở nước ta hiện nay. Thể chế chính trị nước ta không phân chia quyền lực nên kết hợp kiểm soát quyền lực từ bên trong bộ máy với kiểm soát quyền lực từ xã hội là rất quan trọng. Thông qua giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam. Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc đòi hỏi các yếu tố bảo đảm từ nhận thức đến nguồn lực và thể chế, cơ chế pháp luật và dân trí, dân chủ và môi trường đồng thuận của xã hội. 43 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và dân số của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc Trung ương; quận Ngũ Hành Sơn được chính thức thành lập trên cơ sở phường Bắc Mỹ An của thành phố Đà Nẵng (cũ) và 02 xã Hòa Hải, Hòa Quý của huyện Hòa Vang theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ. Về diện tích tự nhiên có: 3.911,7818 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp: 770,5361 ha chiếm 19,6978% (bao gồm đất sản xuất nông nghiệp: 733,7237 ha chiếm 18,7568%, đất lâm nghiệp: 26,6985 ha chiếm 0,6825%, đất nuôi trồng thủy sản: 10,1139 ha chiếm 0,2585%); đất phi nông nghiệp: 2.589,4019 ha chiếm 66,1949% (bao gồm đất ở: 708,5649 chiếm 18,1136%; đất chuyên dùng: 1383,2097 ha chiếm 35,3601%; đất tôn giáo, tín ngưỡng: 20,7650 ha chiếm 0,5308%; đất nghĩa trang, nghĩa địa: 107,3276 ha chiếm 2,7437%; đất sông suối và mặt nước: 362,2047 ha chiếm 9,2593%; đất phi nông nghiệp khác: 7,3300 ha chiếm 0,1874%); đất chưa sử dụng: 551,8438 ha chiếm 14,1072%; đất có mặt nước ven biển: 73,9200 ha chiếm 1,8897%. Về dân số có: 43 084 người với mật độ dân số: 1.171 người/km2. Hiện nay, dân số tăng lên 61.441 với 16.470 hộ, trong đó số luợng người trong độ tuổi lao động là 40.765 người, chiếm 66,35% so với tổng dân số của quận. Tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm là 1,20% (theo số liệu thống kê ngày 01 tháng 4 năm 2009). Đến ngày 02 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2005/NĐ-CP về việc chia phường Bắc Mỹ An thành 02 phường: Mỹ An và Khuê Mỹ. Do vậy, hiện nay quận Ngũ Hành Sơn có 04 phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải và Hòa Quý. Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 8km; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 12km, phía Tây giáp huyện Hòa Vang, Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam giáp Phường Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; là quận có địa hình 44 tương đối bằng phẳng, đất đai khá đồng nhất về tính chất lí - hóa học, cấu tạo địa chất chủ yếu là cát; nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên chế độ nhiệt, lượng mưa, độ ẩm tương đối thuận lợi cho sự phát triển sản xuất cây lương thực và thực phẩm, nhiệt độ trung bình: 25,60C/năm, quanh năm nắng lắm mưa nhiều nhưng lượng mưa phân bổ không đồng đều, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Bắc khu vực Duyên hải miền Trung và các cơn bão đổ vào. Quận có sông Cổ Cò chạy từ sông Hàn đến phía Nam giáp địa phận tỉnh Quảng Nam, nối Đà Nẵng với thành phố cổ Hội An theo chiều dài của quận gắn liền với núi đá vôi tạo thêm vẻ đẹp danh thắng Ngũ Hành Sơn; ruộng đồng, sông nước tạo nên nét dáng của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch sinh thái gắn với làng đá mỹ nghệ truyền thống tạo nên cảnh đẹp "Sơn thủy hữu tình và thơ mộng". Và cũng chính những cụm núi này nhân dân Hòa Hải cùng với nhân dân K20 phường Khuê Mỹ, Mỹ An và nhân dân Hòa Quý đã làm nên những chiến công lẫy lừng và rất đỗi tự hào góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống xâm lược; nhân dân 04 phường và quận vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", trong đó: phường Hòa Hải được tuyên dương lần thứ hai với hơn 2.225 liệt sĩ, 216 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 11 "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", 1.027 thương, bệnh binh các hạng (trong đó có: 33 thương binh hạng 1) và 2.053 người có công với nước. 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận khóa IV có 55 ủy viên, các ủy viên Ủy ban là người đại diện cho các tổ chức thành viên của Mặt trận, chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các phường và các cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng dân cư đã phát huy vai trò trong việc triển khai thực hiện có kết quả chương trình hành động do Đại hội đề ra. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận đã phát huy vai trò của từng Ủy viên Ủy ban thông qua các Ban tư vấn, nhất là trong các hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Hoạt động của các Ban tư vấn, lực lượng cộng tác viên của MTTQ quận được mở rộng, thu hút đông đảo những người có uy tín, có tâm huyết, năng lực và trí tuệ tham gia. Công tác kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư được đầu tư, coi trọng, chất lượng hoạt động được nâng lên ngang tầm với nhiệm vụ mới. Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành và thực hiện các chủ trương, 45 chính sách của đảng, pháp luật Nhà nước. Thực hiện chương trình hành động do Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận lần thứ IV đề ra; trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội cả nước, thành phố và quận Ngũ Hành Sơn có nhiều biến động; thời tiết diễn biến phức tạp; trên địa bàn quận công tác quy hoạch, giải tỏa đền bù, chỉnh trang đô thị diễn ra diện rộng, tình hình sản xuất, đời sống, việc làm của một số doanh nghiệp và bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ quận, sự hướng dẫn chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, sự phối hợp của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận đã vận động các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng quận Ngũ Hành Sơn theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ quận lần thứ V theo định hướng phát triển kinh tế mũi nhọn: “Du lịch – Dịch vụ – Thương mại” đảm bảo tốc độ tăng trưởng, nhân dân có cuộc sống từng bước ổn định, tạo nên sự đồng thuận trong nhân dân. Trong nhiệm kỳ qua cùng với tiến trình đô thị hóa của thành phố, quận Ngũ Hành Sơn tiến hành thực hiện nhiều dự án với hàng ngàn hộ dân phải di dời đến vị trí mới. Đây là vấn đề hết sức khó khăn trong quá trình vận động người dân chấp hành chủ trương chung; nhưng Mặt trận quận cùng các tổ chức thành viên đã tập trung vận động nhân dân trong vùng dự án tạo nên sự đồng thuận cao, chấp hành tốt việc di dời giải tỏa bàn giao mặt bằng để các Ban dự án tiến hành thi công đúng tiến độ, làm cho diện mạo đô thị của quận dần được hình thành theo hướng hiện đại, góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu, kết nối với các địa phương lân cận. Mặt trận quận thực hiện nhất quán chính sách Đại đoàn kết toàn dân, động viên và khơi dậy tính năng động, sáng tạo trong nhân dân, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, góp phần ổn định về chính trị, khẳng định vị thế mới của quận. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và thuận lợi như đã nêu trên, cũng còn những mặt bất cập, ảnh hưởng đến khối đoàn kết toàn dân, đó là: - Mặt trái của hội nhập và cơ chế thị trường tác động nảy sinh những vấn đề tiêu cực của xã hội như: lối sống thực dụng, cờ bạc, ma túy, lao động việc làm, thu nhập, phân hóa giàu nghèo 46 - Tình hình giải tỏa, di dời, chỉnh trang đô thị trên diện rộng đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. - Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu tái định cư phát triển chậm, ô nhiễm môi trường, ngập úng ở một số khu dân cư chưa được khắc phục. Những khuyết điểm, tồn tại như nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết cũng còn hạn chế trong công tác lãnh đạo, quản lý và vận động. Với tinh t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_giam_sat_va_phan_bien_xa_hoi_c.pdf
Tài liệu liên quan