LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .vii
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài luận văn .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .7
3.1. Mục đích nghiên cứu. 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .80
4.1. Đối tượng nghiên cứu.8
4.2. Phạm vi nghiên cứu.8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .8
5.1. Phương pháp luận.8
5.2. Phương pháp nghiên cứu.8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.9
7. Kết cấu của luận văn .10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG .11
1.1. Chính sách người có công.11
1.1.1. Người có công.11
1.1.1.1.Khái niệm.11
1.1.1.2. Đối tượng người có công .13
1.1.2. Khái niệm chính sách người có công.18
1.1.3. Nội dung chính sách người có công.19
106 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ea Hleo
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông
khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập
35
nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng
cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về
giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và
môi trường sinh thái. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi
dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của
các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai với những lễ hội cồng chiêng, đâm
trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi
tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây
Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó
“Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO
công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng,
phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố,
01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có
152 xã, 20 phường và 12 thị trấn [1].
Với dân số gần 1,8 triệu người, trong đó người có công chiếm khoảng
03% tổng dân số của tỉnh. Chính và vậy công tác chăm lo cho người có công
và thân nhân người có công luôn là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.
36
Bảng 2.1. Dân số tỉnh Đắk Lắk năm 2019
Stt Tên đơn vị
Diện tích
(Km2)
Dân số
(người)
Năm thành lập
1 Thành phố Buôn Ma Thuột 377,18 339.879 5/6/1930
2 Thị xã Buôn Hồ 282,52 99.949 23/12/2008
3 Huyện Ea Súp 1.765,63 62.497 30/8/1977
4 Huyện Krông Năng 614,79 121.410 9/11/1987
5 Huyện Krông Búk 357,82 59.892 1976
6 Huyện Buôn Đôn 1.410,40 62.300 7/10/1995
7 Huyện Cư M’gar 824,43 168.084 23/1/1984
8 Huyện Ea Kar 1.037,47 146.810 13/9/1986
9 Huyện M’Đrắk 1.336,28 69.014 30/8/1977
10 Huyện Krông Pắc 625,81 203.113 1976
11 Huyện Krông Bông 1257,49 90.126 19/9/1981
12 Huyện Krông Ana 356,09 84.043 19/9/1981
13 Huyện Lắk 1256,04 62.572 1976
14 Huyện Cư Kuin 288,30 101.854 27/8/2007
15 Huyện Ea H’leo 1.335,12 125.123 3/4/1980
Nguồn: Trang thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Về kinh tế
Kinh tế chủ đạo của tỉnh Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất
khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong bảng
xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, tỉnh
Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 31/63 tỉnh thành. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản
phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản
lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả
37
nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam.
Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng,
chôm chôm, xoài...
Tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) ước thực hiện
51.496 tỷ đồng, đạt 100,03% kế hoạch, tăng trưởng kinh tế 7,82% (kế hoạch:
51.480 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 7,8%-8% so với năm 2017), trong đó:
+ Ngành nông, lâm, thủy sản ước thực hiện 20.315 tỷ đồng, bằng
100,02% kế hoạch, tăng 4,4% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 20.310 tỷ
đồng, tăng 4,33%);
+ Ngành công nghiệp - xây dựng ước thực hiện 8.322 tỷ đồng, bằng
92,3% kế hoạch, tăng 4,1% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 9.015 tỷ
đồng, tăng 12,72%);
+ Ngành dịch vụ ước thực hiện21.745 tỷ đồng, bằng 103,5% kế hoạch,
tăng 13%so với thực hiện năm 2017(kế hoạch: 21.010 tỷ đồng, tăng 9,2%).
+ Thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) ước đạt 1.114 tỷ đồng, bằng
97,3% kế hoạch, tăng 5,6% so với thực hiện năm 2017(kế hoạch: 1.145 tỷ
đồng, tăng 8,53%).
+ Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): Nông, lâm, thủy sản 39,9% (kế
hoạch: 41,5%); công nghiệp, xây dựng 15,79% (kế hoạch: 16,1%);dịch vụ
42,22% (kế hoạch: 42,2%); thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) 2,09% (kế
hoạch: 2,2%).
+ Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 41,1 triệu đồng
(kế hoạch: 41 triệu đồng).
+ Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 27.726 tỷ đồng, bằng
100,02% kế hoạch (kế hoạch: 27.720 tỷ đồng), tăng 21,73% so với thực hiện
năm 2017.
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa
38
bàn ước thực hiện 70.000 tỷ đồng, bằng 102,9% kế hoạch (kế hoạch: 68.020
tỷ đồng), tăng 7,55% so với thực hiện năm 2017.
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 600 triệu USD, bằng 100%
kế hoạch, tăng 4,35% so với thực hiện 2017 (kế hoạch: 600 triệu USD, tăng
4,3%). Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 81 triệu USD, bằng 202,5% kế
hoạch, tăng 113,2% so với thực hiện 2017 (kế hoạch: 40 triệu USD, tăng
5,3%).
+ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.500 tỷ đồng, đạt 117,5%
dự toán Trung ương giao và đạt 110% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao,
tăng 6,3% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 5.000 tỷ đồng, tăng 6,86%).
+ Phát triển hạ tầng: Thủy lợi bảo đảm tưới chủ động cho trên 78,8%
diện tích cây trồng có nhu cầu tưới (kế hoạch: 78,8%); cải tạo, nâng cấp nhựa
hoặc bê tông hóa 95,17% các tuyến đường tỉnh (kế hoạch: 95,74%), 85% các
tuyến đường huyện (kế hoạch: 85%), 49% các tuyến đường xã và liên xã (kế
hoạch: 45%); 98% thôn, buôn có điện, trong đó 98,5% số hộ được dùng điện
(kế hoạch: 97,5% thôn, buôn có điện, trong đó 98% số hộ được dùng điện).
+ Phát triển doanh nghiệp: Năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 950 doanh
nghiệp đăng ký mới, tăng 3,37% so với năm 2017; đăng ký hoạt động cho 154
chi nhánh (trong đó có 120 chi nhánh của doanh nghiệp ngoài tỉnh). Lũy kế
đến 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh có 7.470 doanh nghiệp đang hoạt động và
730 doanh nghiệp có trụ sở chính ở tỉnh ngoài đăng ký thành lập và hoạt động
hình thức chi nhánh tại tỉnh Đắk Lắk, tính cả các đơn vị này thì đến nay tổng
số doanh nghiệp còn hoạt động trên địa bàn tỉnh là 8.200 doanh nghiệp, bằng
101,86% kế hoạch (kế hoạch: 8.050 doanh nghiệp đang hoạt động), tăng 19%
so với năm 2017 [6].
2.1.2.2. Văn hóa, xã hội
Đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện, các mặt về giáo dục,
39
y tế, lao động - việc làm đạt được những kết quả tốt. Trong năm 2018, việc
xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học được quan tâm đẩy mạnh;
trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 42,5%, tăng 3,5% so với năm 2017. Ngành
giáo dục đã hoàn thành chương trình và tổng kết năm học 2017-2018; quản lý
giáo dục, chất lượng dạy và học trên địa bàn tỉnh được nâng cao; công tác dạy
thêm, học thêm và việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi cơ bản thực hiện
đúng theo các quy định. Tổ chức các cuộc thi cấp tỉnh, tham gia 4 kỳ thi cấp
quốc gia và khu vực mang lại kết quả cao. Tổ chức tốt kỳ thi Trung học phổ
thông quốc gia năm 2018, thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt tỷ lệ 96,39%, tăng 1,27%
so với năm 2017 và tập trung cho khai giảng năm học mới 2018-2019 an toàn,
nghiêm túc, đúng quy định của ngành giáo dục.
Các hoạt động y tế dự phòng được ngành y tế tập trung triển khai thực
hiện, dịch bệnh trên người được kiểm soát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để;
công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được duy trì thực hiện
tốt; xã hội hóa trong lĩnh vực y tế có chuyển biến tốt, nhiều cơ sở y tế ngoài
công lập hoạt động có hiệu quả đã góp phần tích cực trong công tác chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân. Hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc và đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên.
Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ, em tiếp tục được chú trọng. Số người
tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp: 1.624.669
người, tăng 6% so với năm 2017; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế theo Quyết định
số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ đạt kế hoạch đề ra.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc được quan tâm
thực hiện, hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền các sự kiện chính trị, các
ngày lễ của đất nước được tổ chức rộng rãi trên địa bàn tỉnh, nhiều hoạt động
văn hóa nghệ thuật được tổ chức từ tỉnh đến cơ sở,... đã góp phần cải thiện đời
sống tinh thần cho nhân dân.
Số lao động được giải quyết việc làm trong năm 2018 ước đạt 29.100
lao động, tăng 1.300 lao động so với kế hoạch (kế hoạch: 27.800 lao động).
40
Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động ước đạt 56% (kế hoạch:
56%), trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chiếm tỷ lệ trên 18,23%
(kế hoạch: 18,23%). Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ước đạt 2,6% (kế
hoạch<2,7%).
Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo/năm: Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,51% so với cuối
năm 2017(kế hoạch: giảm 2,5-3%), trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân
tộc thiểu số giảm 4,2% so với năm 2017 (kế hoạch: giảm 4%). Đối tượng bảo trợ
xã hội, người có công được triển khai kịp thời, đảm bảo đúng chế độ, chính sách
và quy định hiện hành. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tích cực thực
hiện; thường xuyên tổ chức thăm và tặng quà, giúp đỡ trẻ em vùng sâu, vùng xa,
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; kịp thời động viên, giúp đỡ và hỗ trợ các
trẻ em bị tai nạn thương tích và trẻ em đi lao động ngoài tỉnh [8].
Trong đó lĩnh vực người có công được quan tâm, với gần 48 ngàn đối
tượng người có công và thân nhân người có công trên địa bàn tỉnh, mặc dù
còn rất nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn những nhiều hoạt động thiết
thực được thực hiện đã góp phần động viên về mặt tinh thần cũng như nâng
cao phần nào đời sống cho người có công cách mạng, tạo sự ổn định về mặt
xã hội.
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh
Đắk Lắk đến thực hiện chính sách người có công
2.1.3.1. Thuận lợi
Tỉnh Đắk Lắk là trung tâm, thủ phủ của vùng Tây Nguyên, là tỉnh có
nền kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông phát triển nhất khu vực Tây Nguyên; đời
sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được
nâng cao; do đó, các chính sách người có công luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, tạo điều kiện mọi mặt để đời sống
người có công ngày càng được nâng cao.
2.1.3.2. Khó khăn
Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển kém hơn các tỉnh
đồng bằng khác của đất nước. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp,
thu nhập của người dân chưa cao, hệ thống giao thông còn kém, dân cư chủ
41
yếu là dân di cư và đồng bào dân tộc tại chỗ; do đó, khả năng tiếp cận thông
tin về chế độ chính sách còn chưa kịp thời. Công tác phổ biến, tuyên truyền
các chế độ chính sách người có công chưa đến được trực tiếp với người dân
(do địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, ).
2.2. Tình hình người có công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Hiện nay, toàn tỉnh có gần 48 ngàn đối tượng người có công và thân
nhân người có công (chiếm gần khoảng 03% dân số toàn tỉnh).
Bảng 2.2. Số lượng người có công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
(tính đến tháng 12/2018)
STT Loại đối tượng
Tổng số hồ
sơ quản lý
Ghi
chú
01
Người hoạt động cách mạng trước ngày
01/01/1945
58
02
Người hoạt động cách mạng từ ngày
01/01/1945 đến 19/8/1945
47
03 Mẹ Việt Nam Anh hùng 570
04
Anh hùng Lực lượng vũ trang, anh hùng lao
động trong thời kỳ kháng chiến
03
05
Thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh
7.558
06 Thương binh loại B 195
07 Bệnh binh 2.584
08 Người có công giúp đỡ cách mạng 3.644
09
Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của
họ bị nhiễm chất độc hóa học
1.812
10
Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù
đày
1.009
11
Người tham gia kháng chiến được tặng
thưởng Huân, huy chương
21.153
12
Hồ sơ Liệt sĩ (hưởng tuất hàng tháng và thờ
cúng)
8.504
13 Người hưởng tuất thương binh 105
14 Người hưởng tuất bệnh binh 356
15
Người hưởng tuất người hoạt động cách
mạng trước ngày 01/01/1945
18
16
Người hưởng tuất người hoạt động cách
mạng từ ngày 01/01/1945 đến 19/8/1945
16
42
17
Người hưởng tuất người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học
12
18
Người phục vụ thương binh, bệnh binh, Mẹ
Việt Nam anh hùng, chất độc hóa học
166
Tổng cộng 47.809
Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách người có công trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách người có công
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách là giai đoạn vô cùng
quan trọng trước khi đưa chính sách vào thực tế. Trên cơ sở các văn bản pháp
luật, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005; Pháp lệnh số 04/2012/PL-
UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng; Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013
của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản có liên quan trong
thực hiện chính sách người có công và thân nhân người có công. Các đối
tượng người có công và thân nhân người có công theo quy định được hưởng
các chế độ ưu đãi của Nhà nước được cụ thể hóa bằng các văn bản của Nhà
nước, Chính phủ, Bộ, ngành có liên quan.
Trên cơ sở đó, hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có kế
hoạch tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh. Trong đó mỗi
Chương trình, Kế hoạch chính sách xác định rõ thời gian thực hiện, đối tượng
thụ hưởng, các nguồn kinh phí, nguồn lực thực hiện và các hoạt động cụ thể
trong mỗi Chương trình. Nhìn chung, công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện chính sách người có công đã được thực hiện tương đối tốt tại tỉnh Đắk Lắk.
2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với người có công
43
Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đều tổ chức các lớp
tập huấn cho công chức phụ trách lĩnh vực người có công của Phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội cấp huyện và công chức Lao động – Thương
binh và Xã hội cấp xã về các chế độ, chính sách mới hoặc những văn bản
pháp luật được thay đổi, bổ sung cần cập nhật trong công tác thực hiện chính
sách đối với người có công. Với các lớp tập huấn này đã giúp cho công chức
phụ trách lĩnh vực người có công có những kiến thức nhất định về các chính
sách, các quy định pháp luật và mang tính cập nhật cao, tạo điều kiện để thực
hiện chính sách cho đối tượng tốt hơn.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hợp đồng với Đài Phát thanh -
truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk có các chuyên mục tuyên truyền về các chính
sách mới trong ưu đãi người có công cũng như các hoạt động được triển khai
trên địa bàn tỉnh, phản ánh những địa phương, đơn vị làm tốt công tác thương
binh, liệt sĩ, người có công và đối tượng chính sách tiêu biểu trong sản xuất,
trong hoạt động xã hội đồng thời phản ánh kịp thời các hoạt động "Đền ơn,
đáp nghĩa"; giải đáp các thắc mắc, các câu hỏi của người dân gửi đến Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk.
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể
(Hội Cựu chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu thanh
niên xung phong) thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách,
hoạt động phổ biến tuyên truyền được thực hiện thông qua các hình thức:
- Tổ chức các buổi mít tinh kỷ niệm vào các ngày lễ lớn trong năm ở
tỉnh, huyện và xã (ngày Thương binh - liệt sĩ 27/7, ngày giải phóng Miền Nam
và thống nhất đất nước 30/4);
- Tuyên truyền tới tận nhà người có công và gia đình của họ tiếp tục
phát huy truyền thống cách mạng, cống hiến cho sự nghiệp phát triển, xây
44
dựng tổ quốc thông qua các cuộc họp khu dân cư hàng tháng;
- Xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành về chính sách chăm sóc
người có công và đăng tải trên trang Website của Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội để thông tin những hoạt động đã được triển khai trên địa bàn tỉnh.
Hàng ngày, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đều tiếp khoảng 15
công dân đến hỏi về chế độ chính sách người có công và đây được đánh giá là
hình thức mang lại tính khả thi cao khi người dân được tiếp xúc, trao đổi trực
tiếp với công chức làm công tác chính sách cho người có công. Bên cạnh việc
giải đáp các thắc mắc thông qua đó có thể nói cho người dân cũng như đối
tượng hiểu hơn về các chính sách, các quy định hiện hành để họ cùng với
chính quyền thực hiện tốt hơn.
Đồng thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản gửi đến
các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền,
vận động các đơn vị tham gia đóng góp vào công tác chăm sóc người có công
như phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện nay tỉnh Đắk Lắk có 54/54
mẹ Việt Nam anh hùng được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng và chăm
sóc suốt đời), đóng góp quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”Với nhiều hình thức phong
phú và thiết thực đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong thực hiện chính
sách người có công nói chung và nhận thức của người dân nói riêng, giúp
người dân hiểu hơn về chính sách và quyền lợi của mình.
Theo ông Lê Hải Lý – Trưởng phòng Người có công, Sở Lao động
Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Thực tế tỉnh thực hiện nhiều
hoạt động phổ biến tuyên truyền trong nhiều năm qua (như Pano, băng rôn,
tờ rơi, Báo, Đài) nhưng có thể nói hoạt động tiếp công dân thông qua đó
tuyên truyền và giải đáp thắc mắc cho người dân là hoạt động có tính hiệu
quả cao hơn khi người dân có dịp tiếp xúc trực tiếp với công chức làm công
tác chính sách người có công”.
45
Như vậy, có thể thấy để có thể phổ biến tuyên truyền thì cơ chế đối
thoại là vô cùng quan trọng bên cạnh các hình thức khác, đòi hỏi mỗi cán bộ
công chức phải có một kiến thức vững vàng về lĩnh vực mình phụ trách để có
thể giải đáp thắc mắc cho người dân, tạo niềm tin tốt hơn ở người dân và cần
thiết hơn nữa những hình thức mang tính thiết thực và gần gũi hơn cũng như
tạo sự đa dạng trong công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách.
Trên thực tế bên cạnh việc tiếp công dân hàng tháng thì hoạt động phổ
biến tuyên truyền thường thực hiện vào các dịp lễ lớn hoặc khi có văn bản chỉ
đạo từ cấp trên cho nên việc tuyên truyền, phổ biến chưa diễn ra một cách
thường xuyên và còn mang tính rập khuôn cũng là một hạn chế trong thực
hiện chính sách, người dân khó nắm bắt một cách tốt nhất các chính sách của
Nhà nước. Qua khảo sát cho thấy rằng các hình thức phổ biến, tuyên truyền
khác như từ Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo, bản niêm yết tại nơi dân cư
hay trang thông tin điện tử vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả thì hình thức
tiếp cận thông tin từ nguồn Internet lại được người dân chú ý mặc dù thông tin
trên Internet rất đa dạng và nhiều chiều. Các hình thức tiếp cận với thông tin
chính thống và chuẩn xác như trang thông tin điện tử hay bản niêm yết tại nơi
dân cư trên vẫn chưa phát huy tốt. Như vậy, cần có những giải pháp để cải
thiện các kênh thông tin, đảm bảo công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách,
pháp luật cho người có công được hiệu quả hơn, giúp đối tượng thụ hưởng nói
riêng và người dân nói chung tiếp cận thông tin chính xác hơn.
Phổ biến, tuyên truyền chính sách là một trong những nội dung quan
trọng quyết định sự thành công của thực hiện chính sách, bên cạnh Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội thì các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò
quan trọng trong để việc phổ biến, tuyên truyền chính sách thành công. Chính
vì vậy, cần chú trọng phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội sẽ giúp người
dân và đối tượng chính sách tiếp cận chính sách tốt hơn, gần gũi và dễ hiểu
46
hơn. Chủ thể thực hiện chính sách cũng cần thiết có sự phối hợp trong việc tổ
chức những cuộc tọa đàm về chính sách người có công cho người làm công
tác trong các tổ chức chính trị - xã hội để việc phổ biến tuyên truyền chính sách
được hiệu quả hơn.
Theo điều tra xã hội học của học viên để có đánh giá khách quan về
hoạt động phổ biến, tuyên truyền của chủ thể thực hiện chính sách, học viên
đã tiến hành điều tra 100 phiếu (trong đó số phiếu phát ra: 100 phiếu, số
phiếu thu về: 100 phiếu (hợp lệ)), kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3. Kết quả điều tra về hình thức phản hồi chính sách của người có công
Hình thức Ý kiến Tỷ lệ
Trực tiếp phản hồi với công chức 80 80%
Phản hồi thông qua trang thông tin điện tử 05 05%
Phản hồi thông qua bảng khảo sát của chính
quyền địa phương
05 05%
Phản hồi thông qua các buổi tọa đàm với
chính quyền địa phương
08 08%
Khác 02 02%
Nguồn: Số liệu điều tra của học viên
Thông qua điều tra xã hội học có thể thấy rằng giữa hoạt động phổ
biến, tuyên truyền chính sách của chủ thể thực thi và hình thức phản hồi thông
tin của đối tượng thụ hưởng có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tương quan
nhất định. Trong đó, công chức thực thi đóng vai trò quan trọng và là đầu mối
truyền thông tin và tiếp nhận thông tin chính sách, các hình thức khác trong
đó đặc biệt là hình thức thông qua trang thông tin điện tử vẫn còn chiếm tỷ lệ
thấp và chưa phát huy hết hiệu quả. Chính vì vậy, cần có những giải pháp về
thông tin hai chiều để đảm bảo thực hiện chính sách được thuận lợi và mang lại
hiệu quả tối ưu, mặt khác trang thông tin điện tử là kênh thông tin chính thống
47
cần được khai thác tối đa lợi ích.
2.3.3. Phối hợp thực hiện chính sách người có công
Để tổ chức thực hiện chính sách người có công đòi hỏi sự tham gia của
nhiều cơ quan, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của
mình nhằm thực hiện chính sách một cách thông suốt và hiệu quả, trong đó:
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy
ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với
cách mạng trong phạm vi toàn tỉnh; ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết
định và các Chương trình kế hoạch để triển khai, hướng dẫn việc thực hiện
chính sách người có công trên địa bàn tỉnh; phê duyệt các kế hoạch về lĩnh
vực Lao động - Thương binh và Xã hội của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, trong đó có lĩnh vực người có công.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng giám sát đối
với các hoạt động thực hiện chính sách người có công.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chịu trách nhiệm
chính trong thực hiện chính sách người có công tại địa bàn tỉnh dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong tổ chức thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh, Sở đã có
sự hướng dẫn, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, các đoàn thể, cơ quan
trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc người có
công về đời sống, vật chất, tinh thần, thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có
công; ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực thực hiện
chính sách người có công, Trong đó, Phòng Người có công của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk (gồm 01 Trưởng phòng, 02 Phó
phòng và 04 chuyên viên) giúp việc, tham mưu cho lãnh đạo Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tổ chức và thực hiện pháp luật về người có công với
cách mạng; thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, các công
48
trình ghi công liệt sĩ, phối hợp với các cấp xây dựng phong trào chăm sóc
người có công; phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính kiểm tra việc chi
trả chế độ, trợ cấp; quản lý các nguồn kinh phí về lĩnh vực Người có công;
Phối hợp với Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Pháp
lệnh ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh; giải quyết các đơn thư, khiếu
nại, tố cáo của người dân trong lĩnh vực người có công và thực hiện các
nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Sở nhằm thực hiện chính
sách người có công một cách thống nhất và chặt chẽ trên nhiều mặt.
Theo điều tra xã hội học của học viên về nhân sự đảm bảo cho quá trình
thực hiện chính sách do công chức thực hiện chính sách đối với người có công
tự đánh giá (Số phiếu phát ra: 07, số phiếu thu vào: 07 (hợp lệ)), kết quả như
sau: 05 phiếu chọn ý kiến “Thiếu nhân sự” (chiếm 71,43%) và 02 phiếu chọn
ý kiến “Nhân sự đảm bảo” (chiếm 28,57%).
Đồng thời, trong điều tra xã hội học về những khó khăn trong quá trình
thực hiện chính sách do công chức tự đánh giá thì trong tổng số 07 phiếu phát
ra thì cũng có 05 phiếu chọn ý kiến khó khăn về “Nhân sự” (chiếm 71,43%).
Điều này cho thấy con người có vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách
người có công, tuy nhiên vấn đề thiếu nhân sự gây ra những khó khăn nhất
định đòi hỏi cần có những giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng hoặc nâng cao
trình độ đối với thực trạng đội ngũ nhân sự trong thực hiện chính sách người
có công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Trong cuộc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_nguoi_co_cong_tren_dia_ban_tin.pdf