Luận văn Thực hiện chính sách phát triển công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ.13

1.1. Các khái niệm liên quan đến chính sách phát triển công chức cấp xã .13

1.1.1. Khái niệm công chức và công chức cấp xã.13

1.1.1.1. Khái niệm công chức.13

1.1.1.2. Khái niệm công chức xã.15

1.1.2. Khái niệm về chính sách phát triển công chức cấp xã .15

1.1.2.1. Khái niệm về chính sách .15

1.1.2.2. Khái niệm chính sách phát triển công chức cấp xã .16

1.1.2.3. Nội dung chính sách phát triển đối với công chức cấp xã.17

1.1.3. Số lượng công chức cấp xã.20

1.1.4. Đặc điểm công chức cấp xã .20

1.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã.21

1.2. Nội dung, quy trình thực hiện chính sách phát triển đối với công chức cấp xã

.24

1.2.1. Nội dung thực hiện chính sách phát triển đối với công chức cấp xã.24

1.2.1.1. Về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức .24

1.2.1.2. Về quản lý, sử dụng công chức .26

1.2.1.3. Chính sách đãi ngộ công chức cấp xã .30

1.2.2. Quy trình thực hiện chính sách phát triển đối với công chức cấp xã .33

1.2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách .33

1.2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách.33

1.2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách .33

1.2.2.4. Duy trì thực hiện chính sách.33

1.2.2.5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách.34

1.2.2.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách .34

1.2.2.7. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.34

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển đối với công

chức cấp xã .35

1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển đối với công chức cấp xã ở các

địa phương khác .37

1.4.1. Kinh nghiệm của thị xã Buôn Hồ.37

1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Krông Pắc.38

1.4.3. Bài học đối với thành phố Buôn Ma Thuột.39

Tiểu kết chương 1.40

Chương 2.THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG

CHỨC CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH

ĐẮK LẮK .42

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách phát triển công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách phát triển đối với công chức cơ sở bản thân họ là những người trực tiếp làm việc trong hệ thống chính trị cơ sở - những người trực tiếp thực thi chính sách cũng như trực tiếp triển khai, tác nghiệp trong đời sống nhân dân. Vì vậy ngoài năng lực, trình độ và ý thức chính trị của mỗi người chủ thể ra chính sách phải nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của từng đối tượng công chức từ đó sẽ giúp cho công chức tự tin và thuận lợi hơn trong việc thực thi nhiệm vụ. Chính sách công chức ở cơ sở nếu phù hợp với nguyện vọng của công chức và của nhân dân, nếu công chức cơ sở được bố trí phù hợp với đúng năng lực, sở trường và được đối xử công bằng sẽ là động lực to lớn thúc đẩy mọi hoạt động sự phối kết hợp giữ cán bộ, công chức và người dân. 1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển đối với công chức cấp xã ở các địa phương khác 1.4.1. Kinh nghiệm của thị xã Buôn Hồ Buôn Hồ là một thị xã nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, có quy mô và vị trí quan trọng thứ hai trong tỉnh (sau thành phố Buôn Ma Thuột), có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Đạt Hiếu, An Lạc, An Bình, Thiện An, Đoàn Kết, Thống Nhất, Bình Tân và các xã: Ea Siên, Ea Drông, Ea Blang, Bình Thuận, Cư Bao. Dưới sự chỉ đạo của Thị ủy, Uỷ ban Nhân dân thị xã và sự lãnh đạo trực tiếp của Thị uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân thị xã, các tầng lớp nhân dân trong thị xã đã chung sức chung lòng phấn đấu không ngưng để xây dựng 38 Buôn Hồ trở thành một thị xã phát triển, diện mạo đổi thay từng ngày. Hiện nay thị xã Buôn Hồ đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị Buôn Hồ Palama nằm trên địa bàn phường An Lạc. Hệ thống chính trị được xây dựng và củng cố là nền tảng vững chắc tạo nên những kết quả tích cực. Sự phát triển của thị xã Buôn Hồ được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về con người là vô cùng quan trọng, các chính sách quản lý của thị xã Buôn Hồ về thực hiện chính sách phát triển công chức làm việc tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã như sau: - Chính sách thăng tiến: Uỷ ban Nhân dân thị xã luôn có chính sách tạo điều kiện về cơ hội, môi trường và các chế độ cho cán bộ, công chức cấp xã. Trong đó có các chính sách: Quy hoạch cán bộ nguồn, chính sách luân chuyển cán bộ, chính sách bổ nhiệm. Bên cạnh đó Uỷ ban Nhân dân thị xã luôn có chính sách thu hút, bồi dưỡng trọng dụng xứng đáng đối với những cán bộ, công chức cấp xã có năng lực. - Chính sách đào tạo: Uỷ ban Nhân dân thị xã khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ, công chức cấp xã phát triển toàn diện về cả năng lực chuyên môn và kỹ năng không chỉ thông qua công việc mà còn qua đào tạo, cử đi học các lớp bồi dưỡng. - Uỷ ban Nhân dân thị xã thường xuyên chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các xã tạo điều kiện làm việc thuận lợi, thoải mái, tạo điều kiện làm việc tốt và thường xuyên củng cố và xây dựng công tác Đảng, nâng cao tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công chức, tìm ra được những chủ trương, phương hướng công tác trước mắt và lâu dài đúng đắn, có bộ máy tổ chức hợp lý, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho công việc. Xây dựng các nội quy, quy chế là thước đo quy chuẩn cho cán bộ, công chức. Nó là công cụ giám sát hoạt động của các ban ngành đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu hiệu quả hoạt động của từng cá nhân, tập thể mà nhờ đó hoạt động của Uỷ ban Nhân dân cấp xã ở thị xã Buôn Hồ đi vào nề nếp, bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban ngành chức năng và các đơn vị trực thuộc 1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Krông Pắc Huyện Krông Pắc bao gồm thị trấn Phước An (huyện lị) và 15 xã: Ea Hiu, Ea Kênh, Ea Kly, Ea Knuếc, Ea Kuăng, Ea Phê, Ea Uy, Ea Yiêng, Ea Yông, Hòa An, 39 Hòa Đông, Hòa Tiến, Krông Búk, Tân Tiến, Vụ Bổn. Huyện Krông Pắc có những bước phát triển vượt bậc. Sự phát triển của huyện một phần có sự đóng góp của lực lượng cán bộ, công chức và chính sách phát triển đối với công cán bộ, công chức cấp xã cụ thể: - Ủy ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các xã đưa ra các chủ trương, đường lối đúng đắn, có cơ chế khen thưởng rõ ràng, có chính sách chăm lo đời sống tinh thần của người lao động, có sự đồng thuận, phối hợp giữa các ban ngành. - Có chính sách đề bạt, thăng tiến rõ ràng, quan tâm đến công tác này để cán bộ, công chức cấp xã luôn nỗ lực, phấn đấu không ngừng và ghi nhận những đóng góp của cán bộ, công chức cấp xã. - Xây dựng môi trường làm việc an toàn, đầy đủ phương tiện vật chất để cán bộ, công chức cấp xã yên tâm công việc, cải tạo môi trường làm việc tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng cho cán bộ, công chức cấp xã yên tâm làm việc - Lãnh đạo huyện luôn lắng nghe, rút ngắn khoảng cách giữa nhà quản lý và nhân viên, xem xét những thông tin phản hồi của cán bộ, công chức cấp xã từ đó đưa ra những cách giải quyết hợp lý, hiệu quả, thuyết phục. 1.4.3. Bài học đối với thành phố Buôn Ma Thuột Từ những kinh nghiệm của thị xã Buôn Hồ và huyện Krông Pắc, bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Buôn Ma Thuột trong việc thực hiện chính sách phát triển đối với công chức cấp xã là: - Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức theo đúng trình độ chuyên môn, năng lực sở trường sẽ tạo điều kiện để công chức cấp xã phát huy tối đa sức mạnh của mình, yên tâm công tác. - Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công chức cấp xã để họ yên tâm công tác từ đó giúp công chức chủ động trong công việc và tạo ra năng suất làm việc cao nhất. - Đa dạng hóa các chính sách phúc lợi như: phúc lợi bảo đảm về thu nhập, về hưu trí; các chế độ phúc lợi như quà khuyến học cho con em có thành tích tốt trong học tập, hay quà vào các dịp quốc tế thiếu nhi, rằm trung thunhằm khuyến khích 40 động viên cho công chức cấp xã nỗ lực để tăng năng suất làm việc hiệu quả, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan. - Tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức nữ, đặc biệt đối với cán bộ, công chức nữ mà sinh con, cơ quan nên đưa ra nhiều lợi ích cho họ như trợ cấp sinh con, giảm giờ làm việc - Đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm về chất lượng, phù hợp với chuyên ngành đào tạo, được trẻ hóa mạnh mẽ, có đủ năng lực, trình độ để hoàn thành nhiệm vụ. Cần có chính sách đề bạt, thăng tiến rõ ràng, luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ trẻ nhằm phát huy thế mạnh của công chức cấp xã. Vì bản chất của Nhà nước Việt Nam là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi chủ trương, chính sách phải lấy nhân dân làm trung tâm. Cán bộ, công chức cấp xã là những người gần nhân dân nhất, muốn triển khai có hiệu quả các chính sách phụ thuộc rất lớn vào nhân dân. Do đó, việc thực hiện chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ công chức xã là hết sức cần thiết. Mọi hoạt động của con người suy cho cùng đều nhằm thoả mãn nhu cầu nhất định về vật chất hoặc về tinh thần. Nhu cầu vật chất là những đòi hỏi về điều kiện vật chất để con người tồn tại, phát triển về thể lực. Nhu cầu về tinh thần là những điều kiện để con người tồn tại, phát triển về trí lực. Để khuyến khích, động viên, tạo động lực cho đội ngũ công chức cấp xã nỗ lực làm việc trước hết phải thường xuyên chăm lo tới quyền lợi chính đáng của họ. Do vậy, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ này cần phải được xây dựng phù hợp, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực như: tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ ngơi Đồng thời, cần phải kết hợp hài hoà cả về vật chất và tinh thần nhằm động viên, khuyến khích họ nỗ lực làm việc, đem hết tài năng, sức lực cho hoạt động, công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước. Tiểu kết chương 1 Thực hiện chính sách phát triển đối với đội ngũ công chức cấp xã luôn được Đảng và Nhà nước ra sức quan tâm. Qua từng giai đoạn cụ thể, các chính sách đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng tập trung chăm lo tốt hơn cho đối tượng, cán bộ, 41 công chức cơ sở vì cán bộ, công chức cấp xã là cầu nối trực tiếp cực kỳ quan trọng giữa nhân dân với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, thực hiện chính sách phát triển đối với đội ngũ công chức cấp xã vẫn còn thiếu, chắp vá, cách thức tổ chức thực hiện đôi lúc còn chưa thống nhất giữa các cấp, các địa phương. Vấn đề trên là do sự tác động của các yếu tố chủ quan, khách quan. Việc tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển và bảo đảm thực hiện chính sách phát triển để tương xứng với mức độ đóng góp của đội ngũ công chức cấp xã chắc chắn vẫn sẽ là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới. 42 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính tri, kinh tế, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Cư M’Gar; phía Nam giáp huyện Krông Ana, Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắk; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) với diện tích tự nhiên 37.718 ha; dân số có 365.080 người với 87.338 hộ, gồm 40 dân tộc, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số có 49.763 người với 10.585 hộ, chiếm 15% dân số toàn thành phố. Tín đồ các tôn giáo có 127.917 người, chiếm 35%, chủ yếu là 04 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài [30, tr.1]. Thành phố Buôn Ma Thuột có 21 đơn vị hành chính cấp xã (13 phường và 08 xã) với 248 tổ dân phố, thôn, buôn (143 tổ dân phố, 72 thôn, 33 buôn) [30, tr.1]. 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của thành phố giai đoạn 2014 - 2018 2.1.2.1. Điều kiện kinh tế Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) của thành phố đạt 9.109 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 13,68%, trong đó, nông - lâm nghiệp tăng 2,71%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,17% (Nghị quyết tăng 14,5 - 15%); thương mại - dịch vụ tăng 15%. Thu thập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 78 triệu đồng/người/năm [29, tr.3]. Cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi, trường học, thôn, buôn, tổ dân phố có hội trường hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng được nâng cấp, xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư... Đây là cơ sở thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn tiếp theo. 43 1.1.2.2. Điều kiện xã hội Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, thành phố đã chú trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các hoạt động văn hóa xã hội đã có bước phát triển gắn với các phong trào thi đua đem lại hiệu quả thiết thực. Đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao. 100% phường, xã trấn đạt chuẩn xóa mù chữ - phổ cập giáo dục ở 3 cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. 21/21 xã, phường đã đạt chuẩn quốc gia về y tế. 73% thôn, buôn, tổ dân phố được công nhân danh hiệu văn hóa, 75% gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, 100% thôn, buôn, tổ dân phố có hội trường hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng. 21/21 xã, phường có hệ thống loa truyền thanh không dây, 100% số dân được xem truyền hình. Các chính sách về dân tộc, tôn giáo được thực hiện nhất quán và đầy đủ, quốc phòng - an ninh được giữ vững. 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn việc thực hiện chính sách phát triển đối với cán bộ, công chức cấp xã 2.1.3.1.Thuận lợi Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ có hiệu lực. Công chức của xã chủ yếu là người tại chỗ, cư trú, sinh sống tại địa phương, một số ở địa phương khác tới làm việc thông qua quá trình tuyển dụng nên có sự kế thừa và am hiểu nhất định. Do cùng sinh sống trong cùng một cộng đồng trong một thời gian dài nên phần lớn trong số họ có quan hệ dòng tộc, có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau. Chính vì thế, trong bản thân mỗi người công chức cấp xã có các yếu tố: người dân, người cùng họ, cùng làng, người đại diện cộng đồng và người đại diện nhà nước vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn, xung đột nhau chi phối hoạt động của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân - cộng đồng - nhà nước. Công tác tuyên truyền, tập huấn của cấp tỉnh và thành phố thường xuyên được tổ chức. 44 2.1.3.2. Khó khăn Do sự gia tăng về dân số đã kéo theo sự tăng nguồn lao động trong các ngành kinh tế... Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang là một vấn đề lớn và cần chú trọng của thành phố Buôn Ma Thuột. Hầu hết công chức cấp xã vừa tham gia công tác, vừa tham gia sản xuất, kinh doanh gắn bó với ruộng vườn, trang trại, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cùng với gia đình. Nguồn thu nhập của họ không chỉ từ lương, thưởng, phụ cấp mà còn cả từ quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhiều trường hợp, thu nhập chính là từ quá trình sản xuất, kinh doanh. Việc chuyển đổi ngành nghề đào tạo nhân lực không kịp thời làm cho lực lượng lao động phi nông nghiệp thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đặc biệt đối với khu vực nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như ở thành phố Buôn Ma Thuột là vấn đề rất khó khăn. Việc nắm bắt, tìm hiểu chính sách phát triển của chính đội ngũ công chức cấp xã còn yếu. 2.2. Kết quả thực hiện mục tiêu chính sách phát triển công chức cấp xã tại thành phố Buôn Ma Thuột 2.2.1. Đặc điểm đội ngũ công chức cấp xã của thành phố Buôn Ma Thuột Thành phố có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: có 13 phường: Ea Tam, Khánh Xuân, Tân An, Tân Hoà, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thành Nhất, Thống Nhất, Tự An và 8 xã: Cư ÊBua, Ea Kao, Ea Tu, Hoà Khánh, Hoà Phú, Hoà Thắng, Hoà Thuận, Hoà Xuân. Trong đó có tổng số 263 công chức. Đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột hầu hết là người tại chỗ, sinh sống tại địa phương, một số ở địa phương khác tới làm việc thông qua quá trình tuyển dụng. 2.2.2. Về cơ cấu, số lượng Theo đánh giá của Thành ủy Buôn Ma Thuột, đa số công chức cấp xã có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, kiên định với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, có lối sống 45 giản dị, trong sáng, am hiểu đời sống nhân dân, tâm huyết với cơ sở. Các cấp ủy, tổ chức Đảng từ Thành phố đến cơ sở đã nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vị trí, yêu cầu của công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác cán bộ trong thời gian gần đây, đặc biệt là nhiệm kỳ 2015 - 2020 ngày càng đổi mới hơn, bảo đảm khách quan, dân chủ, chặt chẽ và đúng quy trình. Công chức cấp xã đã từng bước được chuẩn hóa, việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, bố trí, sử dụng, đãi ngộ công chức được thực hiện dân chủ, nề nếp hơn, đã đào tạo và bồi dưỡng hàng trăm lượt công chức, nâng cao trình độ cả về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý xã hội; thực hiện tốt chính sách phát triển đối với công chức. Đội ngũ công chức cấp xã của thành phố đã ổn định về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết giữ vững phẩm chất cách mạng, luôn tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng; là tác nhân quan trọng góp phần lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh. Có thể nói, đội ngũ công chức cấp xã trong giai đoạn 2015 - 2020 của Thành phố đã từng bước được phát triển, chuẩn hóa về số lượng và chất lượng. Theo số liệu quản lý của Phòng Nội vụ thành phố tính đến 30/6/2018, tổng số cán bộ, công chức cấp xã toàn thành phố có 263 người, cơ cấu cụ thể như sau: 2.2.2.1. Số lượng công chức xã theo địa bàn và vị trí công việc Bảng 2.1. Số lượng công chức chuyên môn cấp xã theo vị trí công tác từ năm 2014 - tháng 6/2018 TT Chức danh công chức xã Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tháng 6/2018 1 Trưởng Công an 21 21 21 21 21 2 Chỉ huy trưởng Quân sự 21 21 21 21 21 3 Văn phòng - Thống kê 48 48 49 49 48 4 Địa chính - NN - XD - MT 51 51 51 51 51 5 Tài chính - Kế toán 38 38 38 38 38 46 6 Tư pháp - Hộ tịch 42 40 40 40 42 7 Văn hóa - Xã hội 41 41 41 41 42 Tổng số 262 260 261 261 263 (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Buôn Ma Thuột) Qua Bảng 2.1 ta thấy, 6 tháng năm 2018 toàn thành phố có 263 công chức cấp xã, số lượng công chức cấp xã cơ bản đầy đủ theo từng vị trí công tác. Trong đó, một số chức danh có số lượng công chức chuyên môn được phân bổ nhiều như: Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, Văn phòng - Thống kê, các chức danh trên được phân bổ nhiều hơn đã phản ảnh đúng thực tế công việc. Số lượng công chức chuyên môn cơ bản ổn định trong các năm. Năm 2014 số lượng công chức chuyên môn là 262 thì đến tháng 6 năm 2018 số lượng công chức chuyên môn là 263 chỉ tăng 01 công chức. 2.2.2.2. Số lượng và cơ cấu công chức xã theo giới tính và độ tuổi - Số lượng và cơ cấu công chức chuyên môn theo giới tính. Bảng 2.2. Số lượng và cơ cấu công chức theo giới tính tháng 6 năm 2018 TT Chức danh công chức xã Số lượng (người) Cơ cấu Nam % Nữ % 1 Trưởng Công an 21 21 100% 0 0% 2 Chỉ huy trưởng Quân sự 21 21 100% 0 0% 3 Văn phòng - Thống kê 48 15 31,25% 33 68,75% 4 Địa chính - NN - XD - MT 51 15 84,21% 36 15,7% 5 Tài chính - Kế toán 38 6 15,78% 32 84,21% 6 Tư pháp - Hộ tịch 42 21 50% 21 50% 7 Văn hóa - Xã hội 42 14 33,33% 28 66,66% Tổng số 263 113 42,96% 150 57,03% (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Buôn Ma Thuột) Qua bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ công chức chuyên môn nam thấp hơn nữ; cụ thể có 113 công chức nam, chiếm tỷ lệ 42,96%; công chức nữ có 150 người chiếm tỷ lệ 57,03% trong tổng số công chức hiện có. Chức danh có sự tham gia của nữ giới cao nhất là Tài chính - Kế toán chiếm 84,21%, bên cạnh đó một số chức danh do có sự đặc thù nên chỉ có nam giới đảm nhận như: chức danh Công an, Quân sự. Do đó, đây là một tỷ lệ hợp lý bảo đảm hài hòa cho giới tính cũng như công việc chuyên môn cho từng đối tượng cụ thể. 47 2.2.2.3. Số lượng và cơ cấu công chức chuyên môn theo độ tuổi. Bảng 2.3. Thực trạng công chức chuyên môn phân theo độ tuổi 6 tháng đầu năm 2018 TT Độ tuổi Số lượng công chức (người) Tỷ lệ % 1 Dưới 30 tuổi 20 7,6 2 31<tuổi<=45 186 70,72 3 46<tuổi<=60 57 21,67 Tổng số 263 100 (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Buôn Ma Thuột) Qua Bảng 2.3 ta thấy, đội ngũ công chức xã trên địa bàn thành phố độ tuổi 31<tuổi<=45 chiếm tỷ lệ lớn nhất là 70,72% và thứ hai là độ tuổi từ 46 tuổi đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ 21,67%, còn lại là độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 7,6%. Điều đó cho thấy cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã cơ bản hợp lý, vừa bảo đảm tính cơ cấu vừa bảo đảm được yêu cầu công việc vừa có tính kế thừa. Nhìn chung, về độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã đa số còn trẻ phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay và phù hợp với các chức danh quy định. 2.2.3. Về chất lượng đội ngũ công chức cấp xã - Về năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 6 tháng đầu năm năm 2018, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã của thành phố Buôn Ma Thuột đã được nâng cao đáng kể. Trung cấp chuyên nghiệp chiếm 27,75%, Cao đẳng chiếm 6,08%, Đại học chiếm 64,25%. Tỷ lệ công chức có trình độ trung cấp còn cao là do hệ quả trước đây để lại, một số chức danh bán chuyên trách, hợp đồng nên ưu tiên tuyển dụng một số đối tượng con em người địa phương không có chuyên môn, nghiệp vụ. Kể từ khi Nghị định số 92/2009/NĐ - CP ra đời bổ sung thêm một số chức danh công chức chuyên môn nên ưu tiên xét tuyển dụng các đối tượng này vào biên chế. Sau đó đội ngũ công chức này mới đi học các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Bảng 2.4. Thực trạng công chức theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ năm 2014 đến 6 tháng đầu năm 2018 48 TT Trình độ chuyên môn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 tháng 6/2018 1 Cao học 0 0 2 2 3 2 Đại học 132 132 143 144 169 3 Cao đẳng 14 16 16 17 16 4 Trung cấp 114 110 98 96 73 5 Sơ cấp và Chưa qua đào tạo 2 2 2 2 2 Tổng số 262 260 261 261 263 (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Buôn Ma Thuột) Từ kết quả Bảng 2.4 cho thấy, số lượng công chức có trình độ chuyên môn đại học năm 2014 là 132 thì đến 6 tháng đầu năm 2018 số lượng công chức có trình độ chuyên môn đại học tăng mạnh về số lượng là 169, giá trị tăng tuyệt đối so với năm 2014 là 37, tỷ lệ tăng tương đối là 78,10%. Số lượng cán bộ trình độ cao đẳng 6 tháng đầu năm 2018 tăng so với năm 2014 là 2 người, số lượng cán bộ trình độ trung cấp giảm dần qua các năm khi mà số lượng cán bộ trình độ trung cấp năm 2014 là 114 thì đến 6 tháng đầu năm 2018 chỉ còn là 73. Cán bộ trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo giữ nguyên đến 6 tháng đầu năm 2018. So với tiêu chuẩn quy định: Đến thời điểm tháng 6/2018, theo quy định tiêu chuẩn tại Quyết định số 04/QĐ - BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì số lượng công chức chuyên môn cấp xã có 2/263 công chức chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đây là một vấn đề còn hạn chế trong trình độ chuyên môn của công chức trên địa bàn thành phố trong thời gian tới yêu cầu về trình độ chuyên môn của công chức phải ngày càng được nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố, sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh và sự phấn đấu cố gắng của cán bộ công chức cấp xã trong việc học tập bồi dưỡng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền hành chính cơ sở, của sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. 2.2.4. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống - Về trình độ lý luận chính trị 49 Bảng 2.5. Thực trạng công chức đạt chuẩn theo trình độ lý luận, ngoại ngữ, tin học từ năm 2014 – tháng 6/2018. TT Tiêu chuẩn 2014 2016 Tháng 6 năm 2018 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Lý luận chính trị 39 14,88% 42 16,09% 50 19,01% 2 Quản lý nhà nước 25 9,54% 37 14,17% 53 20,15% 3 Ngoại ngữ 114 43,51% 113 43,29% 138 52,47% 4 Tin học 138 52,67% 145 55,55% 168 63,87% (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Buôn Ma Thuột) Qua số liệu bảng 2.5 ta thấy, tỷ lệ công chức có trình độ lý luận chính trị đạt trung cấp từ năm 2014 đến 6 tháng đầu năm 2018 chỉ tăng hơn 4 %. Đối tượng chủ yếu được cử đi đào tạo là những chức danh quan trọng, nằm trong quy hoạch trở thành cán bộ chủ chốt ở địa phương như: Trưởng công an xã, Chỉ huy trưởng Quân sự xã , Tài chính - Kế toán, Văn phòng - Thống kế... Số công chức chưa qua đào tạo lý luận chính trị còn rất lớn, đây là một hạn chế còn tồn tại suốt cả trong giai đoạn 2014 - 2018. Trong thời gian tới ngoài những chức danh này cần phải có thêm các vị trí công chức xã khác tham gia học tập, phấn đấu đạt chuẩn về lý luận chính trị theo quy định để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao trong thời gian tới. Từ đó xây dựng đội ngũ công chức xã có năng lực, được đào tạo đạt chuẩn, bảo đảm kế cận trong thời gian tới. Tỷ lệ công chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước vẫn còn rất thấp, trong giai đoạn 2014 - 2018 tỷ lệ này chỉ tăng hơn 10%, số lượng công chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước trong giai đoạn này là 115 công chức. Việc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước rất quan trọng đối với đội ngũ công chức, bởi vì sau khi được tuyển dụng vào công chức thì công chức phải trải qua lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước để làm quen với công việc sẽ đảm nhiệm trong cơ quan nhà nước ở địa phương, đồng thời tích lũy các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính. Tuy nhiên, trong thời gian tới đội ngũ công chức xã thành phố Buôn Ma Thuột cần phải không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, 50 ngoại ngữ, tin học để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu công việc được giao. - Về phẩm chất chính trị. Với 174 người vào Đảng chiếm tỷ lệ 66,15% (trên tổng số 263 công chức) đây là một tỷ lệ cao, đáp ứng được vị trí, chức danh của yêu cầu về công tác cán bộ ở cơ sở, thể hiện được sự nỗ lực, cố gắng rèn luyện, công tác cũng như sự nhận thức, giác ngộ lý tưởng cách mạng đúng đắn của đội ngũ công chức xã. Bảng 2.6. Công chức là đảng viên 6 tháng đầu năm 2018 TT Đối tượng Số lượng công chức (người) Tỷ lệ (%) 1 Đảng viên 174 66,15% 2 Chưa vào Đảng 89 33,84% Tổng số 263 100% (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Buôn Ma Thuột) - Về đạo đức lối sống Đội ngũ công chức cấp xã là một trong những lực lượng nòng cốt của chính quyền cấp xã. Vì vậy, yêu cầu của đội ngũ công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_phat_trien_cong_chuc_cap_xa_tr.pdf
Tài liệu liên quan