Luận văn Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Y TẾ .7

1.1. Một số khái niệm cơ bản .7

1.2. Đặc điểm ngành y tế và đội ngũ nhân lực y tế.10

1.3. Nội dung chính sách phát triển nhân lực y tế.11

1.4. Các chủ thể tham gia và các công cụ thực hiện chính sách phát triển nhân lực y

tế.12

1.5. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhân lực y tế.14

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách PTNL .18

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

NHÂN LỰC TỪ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG

QUẢNG NAM .22

2.1. Kết quả thực hiện mục tiêu chính sách phát triển nhân lực y tế tại Bệnh viện đa

khoa Trung ương Quảng Nam .22

2.2.Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa

khoa Trung ương Quảng Nam. .44

2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa

khoa Trung ương Quảng Nam .51

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH

SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỪ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN ĐA KHOA

TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM.57

3.1. Mục tiêu, định hướng nâng cao hiệu quả chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh

viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.57

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nhân lực tại

Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam .61

3.3. Khảo nghiệm lấy ý kiến lãnh đạo, quản lý về các giải pháp đề xuất. .70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf94 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dự nguồn các chức danh quy hoạch; trong giai đoạn từ 2014-2017 cán bộ được cử đi đào tạo về chính trị chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài công tác đào tạo, bồi dưỡng đã phân tích ở trên, BV còn tổ chức đào tạo tại chỗ cho CCVCLĐ. (Phục lục 2) Công tác nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ được lãnh đạo BV quan tâm, khích lệ tinh thần. Nhiều đề tài nghiên cứu cấp cơ sở và cấp tỉnh đã được công nhận, năm 2016 có 17 đề tài, năm 2017 có 23 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở; riêng đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh có 2 đề tài đã được công nhận. [7] Điều tra, khảo sát trên 200 CCVCLĐ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng NL tại BV, đối tượng nghiên cứu đánh giá cho kết quả như sau: Trong 200 CCVCLĐ được hỏi, có 11 người chưa qua đào tạo, bồi dưỡng, có 189 người được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; trong đó có 81% có ý kiến cho rằng hiệu quả, 3,5% có ý kiến cho rằng rất hiệu quả và 10% có ý kiến cho rằng chưa hiệu quả. Bảng 2.11. Khảo sát quá trình đào tạo, bồi dưỡng của Bệnh viện Đào tạo, bồi dưỡng Số lượng Tỷ lệ Chưa hiệu quả 20 10,0 Hiệu quả 162 81,0 Rất hiệu quả 7 3,5 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ bảng hỏi của CCVCLĐ Qua điều tra, khảo sát cho thấy tỷ lệ người đã qua đào tạo đánh giá cao về tính hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, qua phân tích việc cử số lượng lớn CCVCLĐ đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn trong khi chưa có quy hoạch phát triển đội ngũ NL, số lượng người tham dự đông nhưng chất lượng chưa thể đánh giá hết được. Việc áp dụng quy trình, kế hoạch đào tạo hằng năm BV đã thực hiện nhưng chưa chặt chẽ, công tác đào tạo bồi dưỡng chưa đi vào chiều sâu, chưa đánh giá được 35 chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ sau đào tạo về chưa phù hợp dẫn đến không phát huy hết sở trường, sở đoản và kiến thức sau khi được đào tạo. 2.1.3.3. Công tác quy hoạch cán bộ Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; làm căn cứ để đào tạo bồi dưỡng cán bộ vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ năng lực nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt. BV đã căn cứ vào Nghị Quyết số 42/NQ-TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác Quy hoạch cán bộ lãnh đạo Quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và một số văn bản hướng dẫn của Trung ương và của BYT hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ chính vì vậy, thời gian qua BV đã thực hiện công tác quy hoạch cán bộ giai đoạn 2011-2015, 2016-2021, ngoài ra hằng năm tiến hành bổ sung quy hoạch theo quy định để tạo nguồn cán bộ kịp thời phục vụ cho công tác bổ nhiệm. Bảng 2.12. Quy hoạch chức danh lãnh đạo quản lý giai đoạn 2011-2015 và 2016-2021 Chức danh quy hoạch Giai đoạn Rà soát, bổ sung năm 2017 2011-2015 2016-2021 Giám đốc 2 3 0 Phó Giám đốc 6 7 0 Trưởng khoa/phòng 23 66 23 Phó trưởng khoa/phòng 22 83 27 Điều dưỡng/Kỹ thuật y/Hộ sinh 20 71 10 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Qua bảng 2.12 cho thấy công tác quy hoạch cán bộ ở BVĐKTW Quảng Nam được quan tâm thực hiện, tất cả các chức danh lãnh đạo quản lý đều được quy hoạch ở mỗi giai đoạn khác nhau, riêng đối với chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc BV đã được BYT phê duyệt, chức danh lãnh đạo quản lý khoa/phòng do Giám đốc BV 36 phê duyệt. Năm 2016, BV tích cực hoàn thiện tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ, căn cứ vào đó thực hiện công tác quy hoạch được thuận tiện và dễ dàng hơn. Giai đoạn 2016-2021 công tác quy hoạch được quan tâm, chú trọng hơn, hằng năm có rà soát, bổ sung kịp thời, giúp tạo nguồn cán bộ khi cần thiết có thể thay thế kịp thời. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2015 hầu như BV chưa thực sự quan tâm nhiều đến bổ sung quy hoạch hằng năm, không có rà soát, bổ sung kịp thời, dẫn đến có một số trường hợp bổ nhiệm người ngoài quy hoạch. 2.1.3.4 Công tác sử dụng, bổ nhiệm cán bộ. Trong các năm từ 2014-2017, BV thực hiện công tác bố trí sử dụng cán bộ kịp thời, thường xuyên có chủ trương điều động từ các khoa dư thừa sang khoa thiếu, đảm bảo cân đối NL phục vụ tốt cho công tác chuyên môn, mặc khác giúp cho họ thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, học hỏi chuyên môn, kỹ thuật nâng cao trình độ. Công tác tiếp nhận viên chức, bố trí phù hợp với trình độ chuyên môn được thực hiện đúng quy định, hằng năm có nhiều cán bộ từ các địa phương trên cả nước được tiếp nhận vào làm việc, đa số các đối tượng đã được đào tạo chuyên môn bài bản, được tiếp nhận vào làm việc tại những vị trí quan trọng. Ngoài ra, BV còn hợp đồng trọn gói với một số chuyên gia đầu ngành ở một số lĩnh vực chuyên môn mũi nhọn, giúp đào tạo tại chỗ cho cán bộ, nhân viên BV và đặc biệt là thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị. Công tác bổ nhiệm cán bộ là một nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Căn cứ Quyết định số 29/2006/QĐ-BYT ngày 29/9/2006 của Bộ trưởng BYT ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, viên chức lãnh đạo trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BYT, Quyết định số 10/2007/QĐ-BYT ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng BYT về việc Ban hành tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BYT.[9] BV đã xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, xây dựng quy chế bổ nhiệm các vị trí quản lý trong BV, tổ chức lấy ý kiến của CCVCLĐ góp ý xây dựng thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ 37 nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức, miễn nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Giai đoạn 2014-2017, BVĐKTW Quảng Nam thực hiện công tác bổ nhiệm 23 trường hợp và bổ nhiệm lại 24 trường hợp. [3] Qua các năm 2014-2017, các trường hợp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đều là viên chức có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt, có khả năng quản lý, điều hành tốt; có uy tín, được sự tín nhiệm cao; không có trường hợp nào bổ nhiệm là người quen, người nhà, đã góp phần tích cực đưa BV phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, như phân tích ở cơ cấu độ tuổi cán bộ cho thấy số lực lượng cán bộ trẻ nhiều chiếm hơn 80% ở độ tuổi dưới 40, do đó BV phải cơ cấu bổ nhiệm cán bộ ở độ tuổi này vào các vị trí trưởng, phó khoa, phòng; cán bộ trẻ có năng lực, năng động, sáng tạo nhưng vị trí, vai trò và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành còn hạn chế; một số cán bộ đã bổ nhiệm nhưng chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước hiện hành, đây cũng là một trong những khó khăn, thách thức lớn đối với BV giai đoạn hiện nay. Qua điều tra, khảo sát công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho thấy kết quả như sau: có 87% (174 người) ý kiến đánh giá tốt, có 4,5% (9 người) ý kiến đánh giá rất tốt và có 8,5% (17 người) đánh giá chưa tốt. Bảng 2.13. Khảo sát công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Số lượng Tỷ lệ Chưa tốt 17 8,5 Tốt 174 87,0 Rất tốt 9 4,5 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ bảng hỏi của CCVCLĐ 2.1.3.5. Công tác đánh giá, thi đua khen thưởng, kỷ luật. * Công tác đánh giá cán bộ: Đánh giá chất lượng cán bộ là việc làm hằng tháng, dựa vào kết quả công việc được giao, viên chức chấm theo thang điểm 100 (hoàn thành xuất sắc 100 điểm; hoàn thành tốt 90 điểm; hoàn thành 80 điểm; không hoàn thành 65 điểm). Căn cứ vào kết quả cá nhân được đánh giá hằng tháng, cuối năm BV tổng hợp đánh giá, 38 phân loại CCVCLĐ và xét thi đua, khen thưởng. Đánh giá chất lượng cán bộ hằng tháng là 1 trong 6 tiêu chí căn cứ để đánh giá xếp loại CCVCLĐ cuối năm. Đánh giá CCVCLĐ và bình xét thi đua cuối năm được dựa vào Quy chế đánh giá CCVCLĐ và Quy chế thi đua khen thưởng do BV xây dựng. Các tiêu chí được BV sử dụng để đánh giá cuối năm gồm có: Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức. Ngoài ra đối với viên chức là lãnh đạo quản lý có thêm 02 tiêu chí: năng lực quản lý điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.[30] Tuy nhiên trên thực tế việc đánh giá CCVCLĐ mới đánh giá chi tiết kết quả công việc theo hợp đồng ký kết, còn các tiêu chí khác đánh giá còn chung chung chưa chi tiết, chưa cụ thể rõ ràng, mang nặng tính chủ quan, cảm tính, không định lượng được các tiêu chí đánh giá, dẫn đến việc xếp loại còn mang tính hình thức, chưa phản ảnh thực tế chất lượng của CCVCLĐ, cụ thể: Bảng 2.14. Kết quả đánh giá viên chức, người lao động từ 2014-2017 Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Hoàn thành xuất sắc 53 7.22 59 8.05 114 15.83 137 19.08 Hoàn thành tốt 559 76.16 432 58.94 464 64.44 547 21.45 Hoàn thành 122 16.62 242 33.02 141 16.58 33 4.60 Không hoàn thành 0 0 0 0 1 0.14 1 0.14 Tổng cộng 734 100 733 100 720 100 718 100 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ 39 Qua kết quả điều tra, khảo sát về công tác đánh giá xếp loại, thi đua khen thưởng, kỷ luật có 80,5% (161 người) có ý kiến đánh giá là nghiêm túc, có 19,5% (39 người) có ý kiến đánh giá là hình thức. Bảng 2.15. Khảo sát về đánh giá xếp loại, thi đua, khen thưởng Đánh giá xếp loại, thi đua khen thưởng, kỷ luật Số lượng Tỷ lệ Nghiêm túc 161 80,5 Hình thức 39 19,5 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ bảng hỏi của CCVCLĐ Tuy nhiên nhìn vào bảng 2.15 cho thấy, công tác đánh giá phân loại CCVCLĐ tại BVĐKTW Quảng Nam chưa cân đối. Tỷ lệ CCVCLĐ không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỷ lệ khá thấp (0,14%) cho thấy việc đánh giá, xếp loại còn mang tính hình thức, nể nang, chưa tương xứng, chưa thực sự chất lượng; dẫn đến việc đào thải viên chức hay tinh giản biên chế không thực hiện được. Tỷ lệ CCVCLĐ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngày càng tăng đây cũng là cơ chế để khuyến khích, động viên tinh thần của CCVCLĐ làm việc. Kết quả đánh giá CCVCLĐ hằng năm là mục tiêu để BV thực hiện công tác thi đua khen thưởng, nâng lương, thưởng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nhằm tạo động lực làm việc cho CCVCLĐ, tạo sự cạnh tranh, phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ mang lại hiệu quả cao trong công việc. * Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật. Xác định được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thi đua khen thưởng nên trong những năm qua BV luôn quan tâm đến vấn đề này. Triển khai rộng rãi trong toàn thể CCVCLĐ Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, CCVCLĐ; quán triệt nội dung Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản liên quan. BV đã xây dựng và ban hành Quy chế đánh giá phân loại CCVCLĐ và Quy chế Thi đua, khen thưởng. Sau khi Nghị định 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, CCVCLĐ và Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng được ban hành BV để kịp thời triển khai 40 thực hiện. Việc xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được bám sát các tiêu chuẩn đã được quy định, trên cơ sở đề nghị của cấp khoa, phòng, Hội đồng thi đua khen thưởng họp xét, trình cấp trên khen thưởng đối với các hình thức cao hơn. Công tác thi đua tại BV được phát động ngay từ đầu năm vào ngày Thầy thuốc Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng, nội dung tiêu biểu như: - Mỗi khoa, phòng phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 từ 5-10% so với năm trước. - Nâng cao toàn diện chất lượng các dịch vụ, đẩy mạnh chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, khám bệnh theo yêu cầu; tích cực truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng bệnh, làm tốt công tác công tác xã hội, chăm sóc khách hàng; đồng thời quảng bá mạnh mẽ hình ảnh, chất lượng BV đến với cán bộ và nhân dân trong tỉnh, trong khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên và trong cả nước, nhằm đáp ứng nhu cầu được chăm sóc về y tế ngày một tăng cao của xã hội; thu hút nguồn lực thầy thuốc có năng lực chuyên môn cao, bền vững, có tâm, có tài. - Các khoa phòng đầu mối xây dựng và triển khai thực hiện tốt các Đề án về phát triển NL bền vững, Đề án phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; Đề án nâng cao đời sống, cải thiện môi trường làm việc CCVCLĐ; Đề án “Thi đua học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp” hướng đến sự hài lòng của người bệnh.[4] Cùng với việc tổ chức phát động phong trào thi đua, công tác khen thưởng từ 2014-2017 được BV quan tâm thực hiện, căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại CCVCLĐ cuối năm, BV tiến hành xét khen thưởng, quy trình bình xét được thực hiện chặt chẽ gắn với các hoạt động phong trào thi đua đảm bảo công bằng, dân chủ, được bầu chọn từ cấp cơ sở và gắn với trách nhiệm người đứng đầu đơn vị. Đối tượng khen thưởng được mở rộng, giảm tỷ lệ khen thưởng đối tượng là lãnh đạo quản lý khoa/phòng, tăng tỷ lệ khen thưởng cho CCVCLĐ trực tiếp làm việc, kịp thời động viên khuyến khích lao động tốt hơn. Từ 2014-2017 BV đạt được các 41 thành tích tiêu biểu như: - Được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba. - Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân cho 01 cá nhân; Thầy thuốc ưu tú cho 04 cá nhân; - Bằng khen của Thủ tướng chính phủ cho 01 tập thể và 5 cá nhân - Bằng khen của Bộ Trưởng BYT cho 31 tập thể và 76 cá nhân, Bằng khen chuyên đề của Bộ trưởng cho 4 tập thể và 29 cá nhân.[7] Công tác thi hành kỷ luật đối với CCVCLĐ được triển khai với nhiều hình thức khác nhau; tuy nhiên thực tế, trong thời gian qua BVĐKTW Quảng Nam có 18 trường hợp vi phạm cam kết đào tạo, buộc bồi hoàn. Tổng kinh phí là 745.327 triệu đồng. [8] Đây cũng là một trong những hình thức kỷ luật mang tính chất răng đe đối với CCVCLĐ. Cam kết đào tạo do hai bên tự nguyện ký kết, có tính ràng buộc CCVCLĐ thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với đơn vị. 2.1.3.6. Các chế độ thu hút, đãi ngộ, điều kiện và môi trường làm việc * Chế độ thu hút, đãi ngộ: thu nhập tăng thêm hằng tháng ưu tiên bác sĩ từ 3.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/tháng tùy chức vụ, thâm niên công tác, hiệu suất công việc và trình độ chuyên môn của mỗi người. Được bố trí ở tại nhà công vụ 7 tầng trong khuôn viên Bệnh viện. Được tham gia mua đất ở tại khu đất sát Bệnh viện, tại dự án 117 lô đất được UBND tỉnh Quảng Nam hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Được bố trí xe đưa đón làm việc đối với CCVCLĐ cư trú tại Thành phố Tam Kỳ và tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, BV còn có các chính sách thu hút về đào tạo cán bộ như: Được hưởng học bổng của tổ chức KOICA khi tham gia các gói đào tạo; được hưởng 100% kinh phí đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học, bồi dưỡng chuyên môn, quản lý; được hưởng 100% kinh phí đào tạo, đi lại và ăn ở khi được cử đào tạo các gói kỹ thuật của Bệnh viện vệ tinh tại BV Đại học Y Hà Nội, BV Tim Hà Nội, BV Phụ sản Trung ương, BV K theo đề án BV vệ tinh của BVĐKTW Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định số 3317/QĐ-BYT. [5] 42 Ngoài ra, BV còn có nhiều cải tiến, nâng cao thu nhập tăng thêm theo quy định cho những người đã hoàn thành các khóa đào tạo về cống hiến tại đơn vị. Bảng 2.16. Chế độ thu hút, đãi ngộ cho CCVCLĐ STT Trình độ và chuyên ngành Hệ số học vị 1 Trung cấp các loại 1,4 2 Cao đẳng 1,6 3 Đại học Dược, cử nhân đại học 1,8 4 Bác sỹ 2,0 5 Bác sỹ chuyên khoa sơ bộ (Trên 9 tháng) 2,1 6 Thạc sỹ , Chuyên khoa cấp I các ngành nghề khác 2,2 7 Thạc sỹ bác sỹ, Bác sỹ Chuyên khoa cấp I 2,3 8 Tiến sỹ, Chuyên khoa cấp II các ngành nghề khác 2,5 9 Tiến sỹ Bác sỹ, Bác sỹ Chuyên khoa cấp II 2,8 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Qua kết quả điều tra CCVCLĐ về chính sách thu hút, đãi ngộ cho thấy kết quả có 73,5% (147 người) có ý kiến cho là tương đối phù hợp; có 8,0% (16 người) có ý kiến cho là rất phù hợp và có 18,5% (37 người) có ý kiến cho là chưa phù hợp. Bảng 2.17. Khảo sát về chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài Chính sách thu hút, đãi ngộ Số lượng Tỷ lệ Chưa phù hợp 37 18,5 Tương đối phù hợp 147 73,5 Rất phù hợp 16 8,0 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ bảng hỏi của CCVCLĐ * Chế độ lương, thưởng, phụ cấp, thu nhập tăng thêm: - Chế độ lương, phụ cấp: BV chi trả lương, phụ cấp theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Giám đốc BV được Bộ trưởng BYT giao quyền nên hằng quý BV thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn theo quy định, đối với trường hợp nâng lương của Ban Giám đốc được trình Bộ trưởng phê duyệt. 43 - Chế độ thu nhập tăng thêm: hiện tại đơn vị thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm dựa trên kết quả công việc nhưng chưa thực sự chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng và mức hưởng cũng chưa thực sự tương xứng với sức lực, tài năng, trí tuệ mà CCVCLĐ bỏ ra, cụ thể như: Quy chế chi tiêu nội bộ có chỗ chưa hợp lý; cách tính để phân chia thu nhập khó hiểu gây cho nhân viên hiểu nhầm; chưa công bằng trong chi trả thu nhập tăng thêm giữa đối tượng là bác sĩ với các nhân viên khác. Qua điều tra, khảo sát về chế độ tiền lương, thưởng và thu nhập tăng thêm cho thấy kết quả có 55,0% có ý kiến cho rằng công bằng; có 2,5% (5 người) cho rằng rất công bằng và 42,5% (85 người) cho rằng chưa công bằng. Bảng 2.18. Khảo sát chế độ tiền lương, thưởng, thu nhập tăng thêm Chế độ tiền lương, thưởng, thu nhập tăng thêm Số lượng Tỷ lệ Chưa công bằng 85 42,5 Công bằng 110 55,0 Rất công bằng 5 2,5 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ bảng hỏi của CCVCLĐ Nhìn vào bảng 2.18 cho thấy đối tượng được khảo sát đánh giá mức công bằng và chưa công bằng tương đương nhau. Nhìn thực tế trong các chính sách về chế độ lương, thưởng, chế độ phụ cấp, thu nhập tăng thêm hiện nay của BV thực hiện chi trả cho CCVCLĐ là chưa công bằng; BV chỉ tập trung vào thu hút bác sĩ nên mọi chế độ hầu hết đều ưu tiên cho đối tượng này. * Điều kiện, môi trường làm việc: Bệnh viện quan tâm đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng, vệ sinh nhà cửa đặc biệt là tạo cảnh quan môi trường Xanh – Sạch – Đẹp hướng mục tiêu đến BV Thân thiện – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp; môi trường BV luôn luôn sạch sẽ, thông thoáng giúp nhân viên yên tâm làm việc. Ngoài ra, BV thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, giúp CCVCLĐ gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, quản lý, tạo môi trường làm việc thỏa mái, bớt căng thẳng, áp lực. Bên cạnh đó, BV phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao, văn nghệ, du lịch tham quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các đơn vị 44 bạn thông qua các hoạt động khám chữa bệnh tình nguyện, hiến máu nhân đạo Nhìn chung, các chế độ thu hút, đãi ngộ, điều kiện và môi trường làm việc tại BVĐKTW Quảng Nam rất đa dạng, những chính sách này ít có đơn vị nào trong khu vực có được. Tuy nhiên, do vị trí địa lý, điều kiện môi trường sống và yếu tố về văn hóa xã hội của Huyện Núi Thành còn khó khăn, phát triển chưa cao nên ít thu hút nguồn nhân lực đến sống và làm việc, vì vậy đây cũng là yếu tố bất lợi cho việc tuyển dụng NL có chất lượng về công tác lâu dài. 2.2.Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam. 2.2.1. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện. Cách tiếp cận khi thực hiện chính sách PTNL tại BVĐKTW Quảng Nam là cách tiếp cận từ trên xuống theo chiều dọc, BYT là cơ quan chủ quản, nên mọi chính sách đều bắt nguồn từ trên xuống (Bộ Y tế, BVĐKTW Quảng Nam) cách tiếp cận theo chiều ngang (sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng, người dân, các tổ chức trong nước và quốc tế) Cách tiếp cận theo chiều dọc từ BYT xuống BVĐKTW Quảng Nam đảm bảo tính thống nhất của chính sách, đảm bảo thủ tục nhanh, gọn tránh chồng chéo. Các chế độ chính sách của BYT khi ban hành được BV tiếp cận và thực hiện nhanh chóng đưa chính sách đi vào thực tiễn. Từ kết quả điều tra, khảo sát về cách tiếp cận và phương pháp thực hiện chính sách phát triển nhân lực qua khảo sát cho thấy kết quả như sau: có 91% (182 người) có ý kiến cho là phù hợp, có 9% (18 người) có ý kiến cho là chưa phù hợp. Bảng 2.19. Khảo sát cách tiếp cận và phương pháp thực hiện Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện Số lượng Tỷ lệ Phù hợp 182 91,0 Chưa phù hợp 18 9,0 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ bảng hỏi của CCVCLĐ Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện này giúp cho BV giải quyết nhanh 45 chóng các thủ tục cần thiết, đảm bảo viên chức, người lao động kịp thời tiếp cận chính sách và thực hiện một cách hiệu quả. 2.2.2. Xây dựng kế hoạch và bảo đảm các nguồn lực triển khai thực hiện chính sách phát triển nhân lực tại BVĐKTW Quảng Nam Căn cứ vào các quy định của Bộ Y tế, BVĐKTW Quảng Nam đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản để thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực gồm có: - Quyết định số 4965/QĐ-BYT, ngày 6/12/2007, của Bộ Y tế về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam. - Quyết định số 245/QĐ-BV ngày 23/2/2017 của Giám đốc Bệnh viện về Quy hoạch phát triển Bệnh viện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Đề án vị trí việc làm số 1910/ĐA-BV, ngày 22/12/2015 của Giám đốc Bệnh viện về xây dưng Đề án vị trí việc làm. - Quyết định số 1540/QĐ-BV ngày 29/9/2018 của Giám đốc Bệnh viện về ban hành Quy chế đánh giá công chức, viên chức, lao động. - Quyết định số 896/QĐ-BV ngày 20/6/2017 của Giám đốc Bệnh viện về ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động. - Quyết định số 1541/QĐ-BV ngày 29/9/2017 của Giám đốc Bệnh viện về ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng. - Quyết định số 283/QĐ-BV ngày 8/4/2016 của Giám đốc Bệnh viện về ban hành quy định tiêu chuẩn công chức, viên chức, người lao động đưa vào quy hoạch các vị trí quản lý trong Bệnh viện giai đoạn 2016-2021. Qua điều tra, khảo sát đối tượng nghiên cứu đánh giá về xây dựng kế hoạch đảm bảo các nguồn lực tại Bệnh viện, cho kết quả: 91,5% (183 người) có ý kiến đánh giá kịp thời; 8,5% (17 người) có ý kiến đánh giá chưa kịp thời. Bảng 2.20. Khảo sát xây dựng kế hoạch đảm bảo các nguồn lực Xây dựng kế hoạch đảm bảo các nguồn lực Số lượng Tỷ lệ Kịp thời 183 91,5 Chưa kịp thời 17 8,5 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ bảng hỏi của CCVCLĐ 46 Việc ban hành các văn bản trên đã tạo cơ sở pháp lý để BV có căn cứ thực hiện công tác PTNL trong thời gian qua. Việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện công tác PTNL của BV được kịp thời, chủ động xây dựng và ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các văn bản của cấp trên để thực hiện các chế độ, chính sách cho CCVCLĐ nhằm bảo đảm đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế trong xây dựng kế hoạch, chương trình hành động đó là: - Chưa kịp thời rà soát, bổ sung Quy chế tổ chức hoạt động BV và quy hoạch phát triển bệnh viện giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030. - Đề án vị trí việc làm chưa rà soát, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. - Cam kết đào tạo ban hành chậm, chưa chặt chẽ, mức đền bù chi phí đào tạo thấp. - Đề án hỗ trợ đất đai của UBND tỉnh Quảng Nam cho cán bộ, bác sĩ công tác lâu dài ở BV triển khai thực hiện chậm, kéo dài nhiều năm đến nay chưa thực hiện được. - Quy chế thi đua khen thưởng được triển khai thực hiện tuy nhiên chính sách khen thưởng vẫn còn hạn chế về tỷ lệ khen thưởng, dẫn đến chưa động viên, khuyến khích kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc. - Giai đoạn 2014-2017 chưa xây dựng quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý của BV gây khó khăn trong việc thực hiện các quy định của cấp trên. 2.2.3. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động phổ biến, tuyên truyền chính sách PTNL, trong những năm qua, BVĐKTW Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Các hoạt động này một mặt làm cho chính sách của Nhà nước đi vào đời sống, nâng cao nhận thức và hành động phù hợp với pháp luật của CCVCLĐ mặt khác làm hoạt động của BV đi vào ổn định và trật tự. Hiện nay BV đã áp dụng nhiều hình thức để thực hiện công tác PTNL như quảng bá thông tin hình ảnh của BV lên Website, facebook, báo, đài địa phương 47 giúp cho người dân kịp thời tiếp cận. Tổ chức các chương trình mời gọi sinh viên y khoa mới ra trường về công tác tại Bệnh viện; in ấn các tời rơi về thông tin hoạt động củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_phat_trien_nguon_nhan_luc_tu_t.pdf
Tài liệu liên quan