MỞ ĐẦU.1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
CAO VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO .15
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách nông nghiệp công nghệ cao .15
1.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao .21
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công
nghệ cao.27
1.4. Kinh nghiệm một số nước về thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công
nghệ cao.30
Tiểu kết chương 1.33
Chương 2 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH .34
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ảnh
hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao .34
2.2. Đánh giá quá trình thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở
huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.39
Tiểu kết chương 2.52
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.53
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao của Thành phố phố Hồ Chí Minh.53
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện phát triển nông nghiệp công
nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.54
3.3. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.59
Tiểu kết chương 3.62
KẾT LUẬN.63
90 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực tiễn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, bình ổn
giá cho nông dân, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường 35 loại
nông sản cho nông dân. Ngoài khoản hỗ trợ, Nhà nước cho nông dân vay vốn với lãi
suất ưu đãi từ 0% - 2,0%, mức cao nhất cũng chỉ bằng 50% lãi suất cho vay thương
mại. Nông dân có thể vay vốn ưu đãi tới 70%, thậm chí 100% vốn đầu tư ứng dụng
công nghệ cao, mua máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp, làm nhà kính, xây dựng
cơ sở bảo quản sản phẩm.
33
Thứ ba, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản đang được gắn kết với nhau
trong một chuỗi liên kết gần như kép kín. Trong chuỗi liên kết đó doanh nghiệp đóng
vai trò chính, song hành hỗ trợ nông dân về vốn, giống, hướng dẫn kỹ thuật và nhất
là tiêu thụ sản phẩm; Nông dân cam kết chung thủy với doanh nghiệp khi có sản phẩm
bán cho doanh nghiệp theo giá thỏa thuận, tuyệt đối không tự ý bán ra ngoài. Sự liên
kết đó đã giúp hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp ngày càng lớn mạnh, hình
thành các tập đoàn sản xuất không chỉ chú trọng khâu đầu tư sản xuất ra nông sản mà
còn đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến và mạng lưới tiêu thụ, tạo ra sự phát
triển nông nghiệp bền vững. Chẳng hạn, hiện Hàn Quốc đã có tập đoàn đầu tư sản
xuất và tiêu thụ sâm; tập đoàn sản xuất và tiêu thụ nấm linh chi
Tiểu kết chương 1
Trong chương I, tác giả đã hệ thống hóa các khai niệm cơ bản liên quan đến
NNCNC, chính sách phát triển NNCNC và phân tích nội dung tổ chức thực hiện chín
sách phát triển NNCNC: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; phổ biến
tuyên truyền chính sách; phân công phối hợp thực hiện chính sách; điều chỉnh chính
sách; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, phân tích lý luận, Phân
tích kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp ở các nước Israel, Hàn
Quốc.
34
Chương 2
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở HUYỆN CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ
Chí Minh ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ
Chí Minh
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Củ Chi là huyện ngoại thành phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, với
diện tích tự nhiên 43.496ha, phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh, phía
Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương, phía Tây và Tây Nam giáp
huyện Đức Hòa - tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí
Minh; gồm 20 xã và một thị trấn.
Về địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ
và miền sụt Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam
và Đông Bắc - Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m. Ngoài
ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp
so với các huyện trong Thành phố.
Huyện Củ Chi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận
xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm
chính: Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước
triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m; Các hệ thống kênh rạch tự
nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như
Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế
độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp
chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy và sự xâm nhập của
thủy triều.
35
Về đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, Huyện Củ Chi có một số tài nguyên chủ
yếu sau:
* Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.496ha và
căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất xám,
nhóm đất đỏ vàng.
* Tài nguyên nước: Nguồn nước của Huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh,
rạch, hồ, ao. Tuy nhiên, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía Đông và trên
các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300km cả hệ thống, đa số
chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước
ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ
vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như: Tam Tân, Thái Mỹ.
Ngoài ra, do tác dụng của hệ thống kênh Đông Củ Chi đã bổ sung một lượng nước
ngầm đáng kể, nâng mực nước ngầm lên từ 2 - 4m.
* Tài nguyên rừng: Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch
sử nên trữ lượng hạn chế.
* Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện so với Thành Phố khá phong phú
gồm có các loại chủ yếu sau:
- Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Rạch Sơn.
- Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn.
- Sạn sỏi ở Bầu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn.
Ngoài ra, còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng nhưng với trữ lượng
không đáng kể [35].
2.1.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí
Minh những năm gần đây
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, Thành phố đặc
biệt có thế mạnh trong việc phát triển các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao và các
ngành công nghệ cao nói chung và NNCNC nói riêng. Nông nghiệp của thành phố
Hồ Chí Minh chỉ chiếm 1% trong GRDP, tuy nhiên, giá trị mà nông nghiệp tạo ra
không nhỏ. Thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông nghiệp, chuyển giao
36
các tiến bộ về giống và áp dụng công nghệ, tư vấn và hỗ trợ cải tiến kỹ thuật trồng
rau theo quy trình VietGap, đặc biệt đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan;
phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, cá cảnh, hoa – cây kiểng, bò sữa
Qua đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản qua các năm tăng liên tục,
trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành nông nghiệp huyện Củ Chi.
Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Tp. Hồ Chí Minh và
huyện Củ Chi qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2015 2016 2017 Ước tính 2018
GRDP nông,
lâm, ngư nghiệp
8.563 8.588 8.539 9.610
Tổng giá trị sản
xuất nông, lâm,
ngư nghiệp
18.040,3
Trong đó Huyện
Củ Chi:
4.941,176
19.685,5
Trong đó Huyện
Củ Chi:
5.354,776
19.480
Trong đó Huyện
Củ Chi:
5.699, 733
21.402
Trong đó Huyện
Củ Chi: 6.088
(ước tính)
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê năm 2016, 2017,
2018
Qua bảng trên thấy, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp huyện Củ Chi
liên tục tăng trong suốt những năm qua và chiếm hơn 1/3 tổng giá trị sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp Thành phố. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008 – 2018, tăng
bình quân 8,24%/năm, chiếm tỷ trọng 9,54% ,trong đó Trồng trọt tăng bình quân hàng
năm 5,62%,/năm; chăn nuôi tăng bình quân hằng năm 10,37%,/năm; cơ cấu tỷ trọng
trong nông nghiệp như sau: trồng trọt chiếm 32,61%, chăn nuôi 54,77%, dịch vụ nông
nghiệp 5,61%, thủy sản 5,85%, lâm nghiệp 1,15% chăn nuôi, trồng trọt chiếm tỷ
trọng cao nhất [26].
Biểu 2.1: Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp
huyện Củ Chi năm 2018
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ nông nghiệp
Thủy sản
Lâm nghiệp
37
- Về trồng trọt: Những vùng lúa năng suất thấp đã được chuyển đổi 7.627 ha sang
cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, diện tích canh tác rau 2.486 ha, diện tích hoa
kiểng 598,95 ha (trong đó có 165,77 ha hoa lan), diện tích cây ăn quả 3.447 ha, diện tích
trồng cỏ 3.748 ha. Doanh thu bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2017 đạt 305,5
triệu đồng/ha/năm, riêng mô hình trồng lan cho doanh thu bình quân 700 triệu
đồng/ha/năm, rau an toàn cho doanh thu bình quân 400 triệu đồng/ha/năm...
- Về chăn nuôi: Hiện nay, tổng đàn trâu, bò là 92.972 con ( với 8.650 hộ chăn
nuôi). Trong đó, tổng đàn bò sữa 66.422 con (với 4.699 hộ chăn nuôi). Đàn bò sữa
cái sinh sản 29.421 con, bò cái đang vắt sữa là 20.484 con, sản lượng sữa bình quân
16,5kg/con/ngày (4,95 tấn/con/chu kỳ). So với cùng kỳ năm trước đàn trâu, bò giảm
3.289 con. Tổng đàn heo hiện nay là 133.696 con (với 2.635 hộ chăn nuôi), đạt chuẩn
VietGAP 30% tổng đàn. Huyện thực hiện xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh,
tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia súc luôn đạt trên 80% tổng đàn. Các cơ sở giết mổ được
nâng cấp và đưa vào sử dụng đúng theo quy hoạch.
- Về lâm nghiệp: đã bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có (99,16ha) và giao cho
các đơn vị trực tiếp quản lý. Hằng năm huyện vận động nhân dân hưởng ứng phong
trào trồng cây xanh trong khuôn viên nhà, công sở, các nơi công cộng và các tuyến
đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và hành lang các tuyến sông rạch
góp phần tạo phong cảnh xanh sạch (bình quân 20.000 cây/năm), tỷ lệ che phủ rừng
và cây xanh cây xanh đạt 41,32 %[26].
2.1.2. Thuận lợi lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp công cao
ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2.1. Thuận lợi
Thứ nhất, Củ Chi tuy là huyện ngoại thành, nhưng lại thuộc Thành phố Hồ Chí
Minh, một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học lớn nhất nước, do đó, đội ngũ
nông dân có cơ hội tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến nhất. Bên cạnh
đó, huyện Củ Chi là nơi được UBND Thành phố chọn lựa để xây dựng Khu Nông
nghiệp công nghệ cao. Điều này đã tạo cho các HTX, hộ nông dân, DN trên địa bàn
Huyện được tiếp cận để tìm hiểu, học tập ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
38
Thứ hai, huyện Củ Chi là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước
xây dựng thành công mô hình nông thôn mới. Vì thế huyện được Nhà nước quan tâm
đầu tư về thủy lợi, đặc biệt là hệ thống Kênh Đông với tổng chiều dài 411km đã được
kiên cố hóa với 537 kênh tưới và 80 tuyến kênh tiêu với tổng chiều dài 167,7km. Hệ
thống thủy lợi được duy tum bảo dưỡng hàng năm đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu
sản xuất nông nghiệp, phục vụ sản xuất 25.000 ha đất nông nghiệp và cấp nước sinh
hoạt cho Thành phố[26].
Thứ ba, với định hướng trở thành một trong những trung tâm sản xuất nông
nghiệp cao của Thành phố, huyện Củ Chi luôn UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo
sản xuất NNCNC. Ngoài ra, Thành phố cũng ban hành nhiều chính sách ngày càng
đáp ứng các yêu cầu ở nông thôn như các chính sách về đất đai, vay vốn, hỗ trợ ứng
dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông nghiệp... góp phần nâng
cao thu nhập, giải quyết việc làm, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Huyện.
2.1.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn trong việc
phát triển nông nghiệp công nghệ cao:
Một là, quy hoạch đô thị, khu công nghiệp trong nhiều năm chưa rõ rệt, gây khó
khăn cho các xã trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Đất rộng nhưng tỷ lệ
hoang hóa nhiều, nhiều vùng đất chua phèn, sản xuất nông nghiệp trước nông thôn
mới chưa được coi trọng nên thu nhập người nông dân còn thấp, không có sản phẩm
chủ lực rõ rệt. Một số giống cây trồng và vật nuôi mới đã được triển khai trên địa bàn
huyện, tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ, do đó giá trị kinh tế chưa cao
Hai là, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất còn hạn
chế, chủ yếu diễn ra ở một vài doanh nghiệp nông nghiệp. Thị trường đầu ra cho sản
phẩm nông nghiệp còn chưa ổn định, thiếu tính liên kết bền vững.
Ba là, nguồn nhân lực chưa đủ trình độ đáp ứng yếu cầu ứng dụng công nghệ
cao vào sản xuất nông nghiệp.
39
2.2. Đánh giá quá trình thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công
nghệ cao ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Chủ trương của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về chính sách phát
triển nông nghiệp công nghệ cao
Đô thị hóa luôn là sức ép khi diện tích đất nông nghiệp TP.HCM giảm dần qua
từng năm, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ cao và công nghệ sinh học vào sản xuất
trong quá trình chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, giá trị sản xuất/ha đã đạt
502 triệu đồng trong năm 2018 (tăng 11,5% so cùng kỳ). Năm 2017, tổng diện tích
nông nghiệp chuyển đổi sang trồng các loại rau ăn lá, ăn quả, trồng lan ứng dụng công
nghệ cao lên đến gần 400 ha, tăng 385% so với năm 2016. Trong đó, có nhiều mô
hình mang lại giá trị kinh tế cao, lợi nhuận từ 30 đến 40%. Điển hình là các mô hình
NNCNC trồng rau ăn lá có doanh thu bình quân khoảng 1 đến 1,4 tỷ đồng/ha/năm;
hoa lan gần 2 tỷ đồng/ha/năm; nuôi tôm siêu thâm canh 2,7 đến 3 tỷ đồng/ha/năm; cá
cảnh 10 đến 12 tỷ đồng/ha/năm[31]. Tính theo giá trị bình quân sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn toàn thành phố, hiện đạt 450 triệu đồng/ha/năm[41]. Phát triển
NNUDCNC, trong đó tập trung phát triển giống cây trồng, vật nuôi để trở thành ngành
kinh tế đặc thù là một trong những hướng đi chủ yếu của nông nghiệp Thành phố
trong thời gian tới. Để thực hiện mục tiêu này, Thành phố đã ban hành nhiều chính
sách hỗ trợ, tập trung xây dựng ngành nông nghiệp phát triển bền vững.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh
đã nhấn mạnh: “Tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng hình thành
nền nông nghiệp đô thị năng suất cao, sản xuất tập trung, phát triển triển bền vững.
Duy trì mức độ cần thiết các sản phẩm nông nghiệp với quy mô hợp lý để vừa giải
quyết việc làm, vừa giữ quỹ đất nông nghiệp dự trữ cho việc phát triển triển đô thị
trong tương lai; đồng thời bám sát thực tiễn để phát triển và hỗ trợ việc nuôi trồng
các sản phẩm khác có hiệu quả kinh tế cao, xuất khẩu được lâu dài như rau sạch, cây
kiểng, hoa, cá kiểng”[4]. Đây được coi là chủ trương nền tảng của Đảng bộ thành
phố về nông nghiệp, là nền tảng cho các ban ngành, cơ quan liên quan đưa ra những
quyết sách phù hợp với định hướng phát triển NNCNC. Nhằm quán triệt và thực hiện
hiệu quả quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 26-NQ/TW
của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân; Ban Chấp hành
40
Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra chương trình hành động số 43-CTr/TU với
nhiều nội dung liên quan đến phát triển NNCNC, trong đó nhấn mạnh: “Đẩy mạnh
nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,
tạo bước đột phá để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”[5]. Công
tác chỉ đạo phát triển NNCNC tại thành phố Hồ Chí Minh được xuyên suốt thông qua
các kỳ Đại hội của Đảng bộ Thành phố, đến Đại hội đại biểu lần thứ IX, Đảng bộ
thành phố khẳng định những thành tựu đã đạt được trong phát triển nông nghiệp:
“Nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng nông nghiệp đô thị, năng suất, chất
lượng, hiệu quả kinh tế tăng lên”[6], đồng thời trực tiếp đưa ra phương hướng, nhiệm
vụ “phát triển NNCNC, nông nghiệp sinh thái, đi đầu cả nước trong chuyển đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu,
có chất lượng, hiệu quả cao, bền vững”[6]. Ngày 14/10/2015, Đại hội đại biểu Đảng
bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X được khai mạc. Văn kiện Đại hội cũng nêu rõ
phương hướng phát triển nông nghiệp đô thị là: “phát triển nông nghiệp đô thị hiện
đại, hiệu quả, bền vững theo hướng NNCNC, công nghệ sinh học, là trung tâm sản xuất
giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao, an toàn
của khu vực, bảo vệ môi trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu về rau sạch, hoa tươi, cá
kiểng, sữa của thị trường và gắn với phát triển du lịch mang đặc trưng thành phố; bổ
sung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp; phát triển dịch vụ
bảo hiểm trong nông nghiệp; tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, xây dựng
các chuỗi liên kết và chuỗi cung ứng trong nông nghiệp”[7].
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thành phố về phát triển NNCNC, UBND
Thành phố đã cụ thể hóa những chương trình hành động thực tiễn thông qua các quyết
định được ban hành. Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ trương hình thành khu nông
nghiệp công nghệ cao và ngày 30/5/2005, Chủ tịch UBND Thành phố ban hành Quyết
định số 89/2005/QĐ-UB thành lập Ban Quản lý khu NNCNC. Năm 2006, UBND
thành phố đã ra Quyết định hướng 105/2006 nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng nông nghiệp đô thị năng suất cao, sản xuất tập trung. Những quyết
định này luôn được Thành phố sửa đổi, cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế.
Năm 2009, Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND được UBND Thành phố ban hành
nhằm thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008
41
của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trong quyết định hướng có đưa ra giải pháp “Có chính sách hỗ trợ các thành phần
kinh tế đầu tư ứng dụng khoa học, kỹ thuật, nhập khẩu công nghệ mới, chế biến nông
sản, bao tiêu sản phẩm, sản xuất máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất
nông nghiệp; nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú
y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất nông
sản an toàn, công nghệ cao”[27]. Với chủ trương phát triển NNCNC, thành phố Hồ
Chí Minh tiếp tục ra Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 27/01/2011 của UBND
thành phố phê duyệt Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục
vụ nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2025 với mục tiêu “nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và làm
chủ các kỹ thuật công nghệ sinh học tiên tiến, tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, xử lý môi trường và vệ sinh an toàn thực
phẩm Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo
ra một nền sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, chất lượng, hiệu quả, duy trì và
cải thiện môi trường sinh thái cho thành phố Hồ Chí Minh”[28]. Ngày 15 tháng 01
năm 2014, UBND thành phố ban hành Quyết định hướng số 310/QĐ-UBND về việc
phê duyệt Kế hoạch Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và phát
triển bền vững theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ. Tiếp đó, Thành phố ra Quyết định hướng số 1469/QĐ-UBND vào
ngày 28/3/2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ ứng dụng dụng chuyển
giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông nghiệp, thúc đẩy phát triển triển kinh tế
- xã hội nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020. Việc
ban hành các chương trình, cơ chế, chính sách đã giúp người dân, doanh nghiệp đầu
tư vào sản xuất NNUDCNC. Nhất là trong lĩnh vực trồng trọt, trong đó tập trung vào
2 đối tượng thế mạnh của thành phố là hoa kiểng và rau an toàn. Một trong những
chính sách đem lại hiệu quả tích cực trên là chính sách về vốn. Theo đó, ngay từ năm
2016, Thành phố đã ban hành Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND áp dụng đối với hỗ
trợ phát triển chương trình hoa cây kiểng và rau an toàn. Quyết định này được xem
là cơ hội vàng cho người dân, doanh nghiệp đầu tư vào NNCNC. Cụ thể quy định hỗ
42
trợ như sau: Hỗ trợ 100% lãi suất khi đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm trong sản xuất hoa cây kiểng và rau an
toàn; sản xuất giống; sản xuất nông nghiệp tốt và sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao được cấp chứng nhận (rau an toàn). Hỗ trợ 80% lãi suất khi đầu tư
mua giống, vật tư, nhiên liệu và trả công lao động sản xuất hoặc ký kết hợp đồng sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với đầu tư sản xuất hoa lan, cây kiểng. Bên cạnh đó,
UBND TP. HCM đã ban hành Quyết định 6150/QĐ-UBND về phê duyệt chương
trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố giai đoạn
2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025, đã nêu rõ những nội dung và định hướng
của việc phát triển NNCNC tại Thành phố. Kết quả, tỷ lệ ứng dụng NNCNC đã tăng
khá cao giai đoạn 2015 - 2020; nếu như năm 2010, tỷ lệ này khoảng 10%, năm 2016
là 35,8%, thì năm 2018 là 38,2%[30].
Ðầu năm 2018, UBND thành phố tiếp tục ban hành Quyết định số 655/QÐ-
UBND về việc khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn giai
đoạn 2017 - 2020. Theo quyết định này, UBND thành phố sẽ hỗ trợ lãi vay đối với
các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp khi được tổ chức cho vay đồng
ý cấp tín dụng đối với các phương án sản xuất khả thi. Trong đó, sản xuất NNUDCNC
được cấp chứng nhận, ngân sách hỗ trợ toàn bộ lãi suất; đầu tư sản xuất các loại cây
trồng vật nuôi theo quy hoạch và theo chủ trương, ngân sách hỗ trợ từ 60 đến 80% lãi
suất. Năm 2017, các quận huyện phê duyệt 524 quyết định hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, với 1.674
lượt vay, tổng vốn đầu tư 1.403,686 tỷ đồng, trong đó vốn vay 835,979 tỷ đồng. Bình
quân vốn đầu tư 839 triệu đồng/hộ/phương án và vốn vay có hỗ trợ lã vay 499 triệu
đồng/hộ/lượt vay vốn. Kinh phí hỗ trợ các phương án được phê duyệt là 49,680 tỷ
đồng. Thành lập mới 225 doanh nghiệp (nâng tổng số 1.229 doanh nghiệp) và có 239
trang trại, 41 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động[30].
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã phê duyệt kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
NNCNC trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 - 2020 cho gần 3.000 lao động nông
nghiệp để tham gia từng khâu trong dây chuyền sản xuất áp dụng NNCNC [32]. Ðây
là những lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại các trang trại, hợp tác xã,
tổ hợp tác, DN có ứng dụng công nghệ cao, có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
43
với nông dân trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã đào tạo 20 thạc
sĩ, tiến sĩ có chuyên ngành về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại các viện,
trường đại học trong nước và các nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển như
Ðài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Israel, Italia, Canada...
Ngoài ra, Thành phố cũng có nhiều chính sách, hình thức hỗ trợ thiết thực khác để
DN trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận với khoa học kỹ thuật, cây con giống và tìm
kiếm thị trường tiêu thụ, thí dụ như chương trình phát triển NNUDCNC; chính sách
khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; chính sách hỗ trợ sản xuất theo quy
trình VietGAP; tiêu chí công nhận vùng NNUDCNC... Tập trung định hướng phát
triển sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao, công
nghệ sinh học kết hợp du lịch sinh thái góp phần nâng cao giá trị gia tăng, tăng năng
suất chất lượng và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn.
Từ những chủ trương, chính sách của Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí
Minh về phát triển NNCNC trong thời gian qua cho thấy sự quan tâm, chỉ đạo sát sao
với những hỗ trợ thiết thực của các cơ quan ban ngành đã và đang tạo sự chuyển biến
tích cực trong phát triển NNCNC của Thành phố. Những chủ trương, chính sách đúng
đắn sẽ tạo tiền đề vững chắc cho quá trình tiên phong của thành phố Hồ Chí Minh
trong phát triển NNCNC, góp phần đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu, nâng cao giá trị
sản xuất nông nghiệp.
2.2.3. Quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp
công nghệ cao ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
* Cách tổ chức và phương pháp tổ chức thực hiện
Thực hiện chỉ đạo của UBND về thực hiện Chương trình Phát triển NNUDCNC
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025,
UBND huyện Củ Chi đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các
ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện đề án phát triển NNUDCNC trên địa
bàn huyện, đặc biệt ra soát để điều chỉnh quy hoạch diện tích sản xuất nông nghiệp
không có trong quy hoạch phát triển nông nghiệp. Huyện đã lồng ghép chỉ đạo, mục
tiêu phát triển NNCNC trong các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình nông thôn
mới. Cụ thể, từ năm 2009 đến năm 2016, Nhà nước, chinhs quyền Thành phố đã có
16 văn bản chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ Huyện phát triển nông nghiệp công nghệ cao
44
(bảng 2.4, 2.5 Phụ lục). Qua đó khuyến khích các hộ nông dân, HTX, DN trên địa
bàn huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao
vào sản xuất nông nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh đó, UBND huyện luôn cập nhật, triển khai các kế hoạch, chương trình
hành động của UBND Thành phố nhằm hỗ trợ cao nhất đến các hộ nông dân, HTX,
DN tham gia sản xuất nông nghiệp.
* Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
UBND huyện phối hợp với các đơn vị chức năng của ngành Nông nghiệp thành
phố và chỉ đạo các đơn vị chức năng của huyện gồm Phòng kinh tế huyện, Phòng Tài
nguyên Môi trường, Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Trạm Khuyến nông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_phat_trien_nong_nghiep_cong_ng.pdf