Luận văn Thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở Việt Nam

MỤC LỤC .0

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .0

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.7

7. Kết cấu của Luận văn.7

Chương 1 - CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG

THAM NHŨNG TRONG ĐẦU Tư CÔNG.8

1.1. Đầu tư công và tham nhũng trong đầu tư công.8

1.1.1. Khái niệm đầu tư công.8

1.1.2. Vai trò của đầu tư công.10

1.1.3. Khái niệm tham nhũng.11

1.2. Lý luận về thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công.17

1.2.1. hái niệm phòng, chống tham nhũng.17

1.2.2. Khái niệm chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công.19

1.2.3. Khái niệm, vai trò và các yêu cầu thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng

trong đầu tư công .22

Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG

THAM NHŨNG TRONG ĐẦU Tư CÔNG Ở VIỆT NAM.33

2.1. Khái quát về tham nhũng trong đầu tư công ở Việt Nam.33

2.1.1. Thực trạng tham nhũng trong đầu tư công.33

2.1.2. Nguyên nhân của tham nhũng trong đầu tư công .35

2.1.3. Những tác động của tham nhũng đến hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam .38

2.2. Tổng quan về thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở

Việt Nam.43

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, việc giải quyết tốt chính sách xã hội nhƣ vấn đề việc làm, tiền lƣơng, lao động, bảo hiểm đặc biệt thực hiện công bằng xã hội có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng phần nào đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, bản thân các chính sách xã hội khi ban hành cũng hạn chế bởi yếu tố kinh tế nên vẫn còn có bất cập, kẽ hở. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở nhiều lĩnh vực của đầu tƣ công: Tình trạng tham ô, thất thoát khi sử dụng nguồn vốn của dự án xóa đói, giảm nghèo cho các tỉnh miền núi, nông thôn, trong việc thực hiện chính sách ngƣời có công với cách mạng. Thứ ba, hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật chƣa thực sự hiệu quả. Do sự quản lý, thanh tra, kiểm tra lỏng lẻo, xử lý chƣa nghiêm khắc, có sự việc xử lý còn mang tính hình thức nhƣ cảnh cáo, phê bình nên chƣa mang tính răn đe. Việc chấp hành kỷ luật cũng còn bị xem nhẹ. Ngƣời quản lý, thanh tra, kiểm tra, điều tra cũng chƣa thật sự làm việc hiệu quả, vẫn mang nặng tình trạng “báo cáo tốt”, còn có tình trạng bao che làm cho tệ tham nhũng có cơ hội gia tăng, khó phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, do việc thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng ở nƣớc ta còn chƣa hiệu quả, đồng bộ, các biện pháp phòng, chống tham nhũng còn rời rạc, chƣa có hệ thống và về cơ bản chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phòng, chống tham nhũng, thiếu một chƣơng trình phòng, chống tham nhũng lâu dài, tổng thể mà chủ yếu chỉ tập trung vào giải quyết từng vụ tham nhũng nhỏ lẻ. Mặt khác, các chính sách của nƣớc ta còn chƣa khuyến khích đủ mạnh toàn dân và cả hệ 38 thống chính trị cùng phòng, chống tham nhũng. Chung ta chƣa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ những ngƣời phát hiện và dám tố cáo tham nhũng. Việc tuyên dƣơng ngƣời đứng lên tố cáo tham nhũng hiện nay cũng chƣa phải là giải pháp hữu hiệu để động viên toàn dân tham gia. Hơn nữa, ngƣời “đƣa hối lộ” đi tố cáo tham nhũng cũng bị khép tội “đƣa hối lộ” nên cũng hạn chế việc tố cáo của nhân dân. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật còn nhiều hạn chế, đây cũng là vấn đề cần đƣợc xem xét, bởi lẽ xuất phát từ bản chất tội phạm khẳng định, ý thức pháp luật càng cao thì sự tuân thủ pháp luật càng tốt. Từ đó, hiện tƣợng tham nhũng sẽ có chiều hƣớng giảm xuống. 2.1.3. Những tác động của tham nhũng đến hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam Từ các lập luận về cơ sở tác động của tham nhũng tới đầu tƣ công, để phân tích những tác động của tham nhũng đến đầu công, tác giả sử dụng dữ liệu đầu tƣ công ở Việt Nam với câu hỏi: Liệu tham nhũng cao có làm tăng quy mô đầu tƣ công, đồng thời giảm chất lƣợng đầu tƣ thể hiện thông qua chất lƣợng cơ sở hạ tầng kém. Luận văn tiến hành kiểm định giả thuyết: Giả thuyết 1: Khi các yếu tố khác không đổi, tham nhũng làm gia tăng quy mô đầu tƣ công, tức là khi các yếu tố khác không đổi,với mức độ tham nhũng lớn hơn chi phí đầu tƣ đƣợc kỳ vọng sẽ tăng cao hơn. Để kiểm tra giả thuyết này, nghiên cứu thực hiện hồi quy theo phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS) với dữ liệu của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015 theo phƣơng trình: Dautucongt=β0+β1thamnhungt-1+β2log(GDP/ngƣời)t-1+ Ut(1) Mô hình hồi quy gồm biến phụ thuộc là tỉ lệ vốn đầu tƣ công so với GDP và biến giải thích là chỉ số nhận thức tham nhũng CPI (corruption perception index). Chỉ số này đƣợc tổ chức Minh bạch quốc tế xây dựng dựa trên thăm dò nhận thực của công chúng về mức độ minh bạch. Chỉ số có 39 thang đo từ 1 tới 10 với mức độ tăng dần của tính minh bạch tƣơng ứng tính giảm dần của tham nhũng. Có nghĩa là tƣơng ứng với mức CPI cao là mức độ tham nhũng ít hơn. Ngoài biến tham nhũng, biến phụ thuộc còn đƣợc giải thích bởi biến kiểm soát khác là chỉ số GDP bình quân đầu ngƣời và Thu ngân sách nhà nƣớc. GDP bình quân đầu ngƣời là biểu hiện của mức độ phát triển kinh tế. Các mức độ phát triển kinh tế khác nhau thì nhu cầu về đầu tƣ công là khác nhau. Thông thƣờng, mức độ phát triển kinh tăng tƣơng ứng với yêu cầu đầu tƣ công tăng theo. Ngoài ra,thu ngân sách nhà nƣớc là nguồn tài trợ cho đầu tƣ công. Thu ngân sách cao sẽ dễ dàng hơn cho việc tài trợ đầu tƣ công. Tất cả các biến giải thích đƣợc tính tại thời điểm lùi một (01) năm so với biến phụ thuộc để thể hiện độ trễ về mặt thời gian của các yếu tố giải thích cho đầu tƣ công. Giả thuyết 2: Khi các yếu tố khác không đổi, mức độ tham nhũng cao liên hệ với chất lƣợng cơ sở hạ tầng thấp hơn. Phân tích về chất lƣợng vốn đầu tƣ công cộng, một số nghiên cứu tiếp cận dựa trên chỉ số ICOR, và tỷ lệ đóng của đầu tƣ vào GDP. Nghiên cứu “Tóm tắt tình hình đầu tƣ công trong mƣời năm qua” của Vũ Tuấn Anh (2010) đã chỉ ra rằng chỉ số ICOR của khu vực nhà nƣớc cao hơn so với khu vực tƣ nhân, và tỷ lệ đóng góp của vốn đầu tƣ nhà nƣớc vào GDP trong giai đoạn 2000–2010 cũng thấp hơn so với khu vực tƣ nhân. Điều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn của khu vực nhà nƣớc thấp hơn của khu vực tƣ nhân. Tuy nhiên, do đầu tƣ công tại Việt Nam đƣợc hiểu là tất cả các khoản đầu tƣ do chính phủ hoặc các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nƣớc tiến hành, các lĩnh vực đầu tƣ hƣớng mục đích phục vụ lợi ích nhƣng không nhằm mục đích kinh doanh (Vũ Tuấn Anh, 2010). Các khoản đầu tƣ công hƣớng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội lại thƣờng chỉ phát huy tác dụng trong trung hạn và dài hạn. Do đó sử dụng các chỉ số ICOR và tỷ lệ đóng góp GDP khó có thể 40 đánh giá hiệu quả đầu tƣ công. Một chỉ số khác có thể đƣợc sử dụng để phản ánh chất lƣợng vốn đầu tƣ là chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) có hàm chứa sự tăng trƣởng thu nhập, giáo dục và y tế. Tuy nhiên độ trễ của tác động đầu tƣ công tới HDI là rất khó xác định. Do đó, nghiên cứu sử dụng chất lƣợng cơ sở hạ tầng làm thƣớc đo đại diện cho chất lƣợng đầu tƣ công của Việt Nam. Tuy nhiên ở Việt Nam, không có các số liệu đo lƣờng chất lƣợng cơ sở hạ tầng cho cấp độ quốc gia, do vậy nghiên cứu sử dụng chỉ số đo lƣờng chất lƣợng cơ sở hạ tầng tại các tỉnh, thành. Dữ liệu này là chỉ số “chất lƣợng cơ sở hạ tầng” tính cho các tỉnh thành trên cả nƣớc và đƣợc xây dựng từ cuộc điều tra nhận thức của các doanh nghiệp bởi Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI). Cơ sở hạ tầng là một mảng quan trọng, chiếm tỉ lệ khá cao trong vốn đầu tƣ công của Việt Nam. Khoảng 40% tổng số vốn nhà nƣớc trong mƣời năm qua đƣợc dùng để phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ điện, nƣớc, vận tải và thông tin. Thực tiễn chỉ ra rằng tham nhũng là phổ biến nhất trong lĩnh vực đầu tƣ cơ sở hạ tầng. Các vụ tham nhũng nổi tiếng tại Việt Nam cũng thƣờng thấy trong lĩnh vực đầu tƣ, xây dựng cơ bản nhƣ vụ: PMU18, vi phạm trong giải phóng mặt bằng cầu Thanh Trì, vụ Đồng Quán Nam (Hải Phòng) Cũng theo lập luận ở phần trên, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện dự án thông qua cấu kết với các cán bộ tham nhũng có thể khai tăng giá vật tƣ, hoặc sử dụng vật liệu chất lƣợng thấp nhằm “rút ruột” công trình. Hệ quả dẫn tới tổng chi phí của dự án bị tăng trên mức cần thiết và chất lƣợng công trình bị giảm sút. Dựa trên các cơ sở lập luận này, nghiên cứu của chúng tôi kì vọng sẽ phát hiện sự gia tăng của chỉ số tham nhũng sẽ làm cho chỉ số đo lƣờng chất lƣợng cơ sở hạ tầng suy giảm. Bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS), nghiên cứu hồi quy mô hình đơn giản có dạng sau: 41 CLCSHTi,t=β’0+β’1TNi,t-1 + log(Chidautui,t-1)+Ui (2) Trong đó, CLCSHT là chỉ số đo chất lƣợng cơ sở hạ tầng của từng tỉnh; TN là tham nhũng đƣợc tính là trung bình cộng của chỉ số “tính minh bạch” và “chi phí không chính thức” trong dữ liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (Provincial Competitiveness Index) của Phòng Thƣơng mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ngoài ra, biến chidautu cũng đƣợc sử dụng là một biến kiếm soát đối với chất lƣợng cơ sở hạ tầng. Trong một chừng mực nhất định, tăng chi tiêu cho đầu tƣ cũng có thể cải thiện chất lƣợng cơ sở hạ tầng. Các biến giải thích cũng đƣợc lùi về thời điểm 1 năm so với biến độc lập. Các dữ liệu đƣợc thu thập cho 42 tỉnh thành trên cả nƣớc, trong giai đoạn 2015-2016. Nghiên cứu sử dụng số liệu biến Đầu tƣ công là tỉ lệ phần trăm đầu tƣ công cả nƣớc so với GDP trong giaiđoạn 2005-2015. Số liệu đƣợc thu thập từ dữ liệu của tổng cục thống kê (GSO). Số liệu GDP/ngƣời là thu nhập bình quân đầu ngƣời đƣợc tổng hợp từ dữ liệu của Ngân hàng thế giới (WDI). Biến tham nhũng là chỉ số nhận thức tham nhũng(CPI) đƣợc lấy từ Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI). Biến này có giá trị từ 0 đến 10 theo mức độ minh bạch tăng dần, có nghĩa là với chỉ số CPI càng cao thì mức độ tham nhũng càng ít. Ngoài ra, biến Tham nhũng cũng đƣợc sử dụng để phản ảnh mức độ tham nhũng nhƣng ở cấp độ tỉnh thành. Biến số này đƣợc tính bằng trung bình cộng của chỉ số “tính minh bạch” và“ chi phí không chính thức” đƣợc thu thập từ dữ liệu PCI của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Nó đƣợc tính theo điểm từ 1 đến 10 theo mức độ tính minh bạch tăng dần và chi phí không chính thức giảm dần. Tƣơng tự nhƣ vậy, CLCSHT là chỉ số đo chất lƣợng cơ sở hạ tầng của các tỉnh thành cũng đƣợc thu thập từ dữ liệu PCI. Chỉ số này có thang điểm từ 0 đến 10 theo mức độ tăng dần của chất lƣợng hạ tầng. Cuối cùng, chidautu đƣợc sử dụng nhƣ là chỉ số đo lƣờng đầu tƣ công tại các địa phƣơng. Chỉ số này đƣợc thu thập từ quyết toán ngân sách các tỉnh, thành nộp về Bộ Tài chính. 42 Phân tích kết quả hồi qy Luận văn tiến hành hồi quy theo phƣơng pháp OLS phƣơng trình (1) và (2), thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 2.1. Kết quả hồi quy phƣơng trình (1) Dependent Variable: DAUTUCONG Methods: Least Squares Date: 15/9/2017 Time: 10:30 Sample (adjusted): 2005-2015 Included observations: 13 Excluded observations: 3 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob C LOG(GDPDAUNGUOI) THAMNHUNG -233.1074 17.48864 -11.06111 42.61041 2.896516 4.818088 -5.187407 6.010234 -2.205812 0.0006 0.0003 0.0508 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood Durbin-Watson stat 0.818650 0.773345 1.995643 30.91368 -21.28154 2.151645 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion F-statistic Prob(F-statistic) 27.80236 4.129065 4.406612 4.524133 18.17112 0.001011 Nguồn: Kết quả hồi quy từ phần mềm Eview Bảng 2.2. Kết quả hồi quy phƣơng trình 2 Dependent Variable: CLCSHT Methods: Least Squares Date: 15/9/2017 Time: 11:00 Sample: 1.84 Included observations: 84 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob C LOG (POP) LOG(CHIDAUTU) TN -7.454569 0.518543 0.497759 0.433645 1.628856 0.193655 0.135830 0.125113 -4.55890 2.671145 3.633243 2.689153 0.0000 0.0092 0.0005 0.0082 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood Durbin-Watson stat 0.451123 0.430711 0.815923 52.38009 100.1453 1.529521 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion F-statistic Prob(F-statistic) 5.121181 1.088763 2.478879 2.595492 21.93448 0.00000 Nguồn: Kết quả hồi quy từ phần mềm Eview 43 Từ bảng kết quả cho thấy, hệ số β1= -11.06 có nghĩa là khi chỉ số nhận thức tham nhũng giảm 1 điểm (đồng nghĩa với sự thiếu minh bạch tăng và tham nhũng cao hơn) sẽ làm cho quy mô đầu tƣ tăng khoảng11.06%. Kết quả hồi quy này hoàn toàn tƣơng đồng với những lập luận về mối liên hệ giữa tham nhũng và quy mô đầu tƣ công đã phân tích ở trên. Ngoài ra khi đánh giá tác động của tham nhũng tới chất lƣợng cơ sở hạ tầng, kết quả từ hồi quy phƣơng trình 2 cho thấy chỉ số Tham nhũng có quan hệ cùng chiều với CLCSHT. Cụ thể, hệ số β’1 = 0.433 có nghĩa là khi biến TN tăng 1 điểm (đồng nghĩa với tính minh bạch tăng, tham nhũng giảm) sẽ làm cho chất lƣợng cơ sở hạ tầng cải thiện 0.433 điểm. Kết quả này khẳng định rằng tham nhũng ảnh hƣởng tiêucực tới chất lƣợng cơ sở hạ tầng. Nhƣ vậy, từ kết quả hồi quy hai phƣơng trình (1) và (2) có thể cho kết luận rằng: Tham nhũng vừa làm gia tăng quy mô đầu tƣ công đồng thời làm giảm chất lƣợng đầu tƣ (thể hiện thông qua chất lƣợng cơ sở hạ tầng). Có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam, dƣới ảnh hƣởng của tham nhũng, quy mô đầu tƣ bị mở rộng trong khi chất lƣợng đầu tƣ bị giảm sút, dẫn tới lãng phí nguồn lực. 2.2. Tổng quan về thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công ở Việt Nam 2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phòng, chốn tham nhũng trong đầu tƣ công có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công, nội dung này chƣa đƣợc chú ý đúng mức. Kết quả khảo sát tại Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Xây dựng Hà Nội và 44 Thanh Hóa cho thấy, việc xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả. Với 300 phiếu khảo sát, có 22,7% ý kiến ngƣời đƣợc hỏi cho rằng các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công không xây dựng kế hoạch hoặc không có thông tin về việc xây dựng kế hoạch thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng. Trong số các ý kiến cho rằng các cơ quan quản lý đầu tƣ công có xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng thì có đến đến 76,3% ý kiến đƣợc hỏi cho rằng, việc xây dựng kế hoạch thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng chƣa đƣợc xây dựng chi tiết và chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả. Kế hoạch thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng thƣờng không xác định rõ các kết quả đầu ra và các biện pháp bảo đảm hiệu quả thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, kế hoạch thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng thƣờng không đƣợc xây dựng riêng mà lồng ghép chung vào kế hoạch phòng, chống tham nhũng hàng năm. Chính vì vậy, việc giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn. Với quy mô khảo sát còn tƣơng đối hạn chế, có thể chƣa phản ánh hết hiện trạng quá trình thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công. Tuy nhiên, số liệu khảo sát cũng gợi lên những điều đáng suy ngẫm về việc thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công. 2.2.2. Phổ biến tuyên truyền chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công Kết quả khảo sát cho thấy, công tác tuyên tuyền chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công đƣợc thực hiện với mức độ nhất định trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhƣ Luật Phòng, chống tham nhũng, Chiến lƣợc quốc gia về phòng, chống tham nhũng, Luật 45 Đầu tƣ công, tuyên truyền về kế hoạch thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công. Tuy nhiên, về hình thức và nội dung tuyên truyền còn nhiều vấn đề cần tiếp tục đƣợc đổi mới, nâng cao hiệu quả. Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức tuyên truyền còn tƣơng đối đơn điệu, chủ yếu thông qua các cuộc họp và nội dung tuyên truyền còn tập trung vào việc giới thiệu văn bản mà chƣa gắn kết chặt chẽ với các nội dung công việc cụ thể mà cơ quan, đơn vị cần phải thực hiện. Chính vì vậy, hiệu quả tuyên truyền chính sách mới dừng lại ở mức phổ biến chính sách, chƣa tạo ra sự chuyển biến một cách sâu sắc về nhận thức và hành động trong thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng của toàn bộ cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, phần lớn số ý kiến khảo sát (52%) cho rằng việc tuyên truyền chính sách phóng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công mới dừng lại ở việc tuyên truyền cho cán bộ, công chức. Việc tuyên truyền cho các tổ chức và công dân còn nhiều hạn chế cả về nội dung và hình thức tuyên truyền. Mặc dù ngƣời dân có thể tự tìm hiểu chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công. Tuy nhiên, sự tuyên truyền từ phía các cơ quan nhà nƣớc có những ý nghĩa tích cực nhất định. Nó thể hiện sự cam kết, sự quyết tâm và sự mong muốn thu hút sự tham gia của tổ chức và công dân trong việc thực hiện các chính sách phòng, thống tham nhũng trong đầu tƣ công. 2.2.3. Phân công, phối hợp thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công Quá trình thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công đƣợc thực hiện nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau với vai trò khác nhau. Ở địa phƣơng, Thƣờng trực Tỉnh, thành ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh và Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh chỉ đạo 100% các sở, ban, 46 ngành cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố, và các doanh nghiệp có vốn của Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng kiêm nhiệm. Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ chuyên trách về phòng, chống tham nhũng nhƣ Thanh tra, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án đều bố trí đầu mối thực hiện nhiệm vụ thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tƣ công nhƣ các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng trong lĩnh vực này. Chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công quy định nội dung phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc, điều tra, viện kiểm sát, toà án trong đấu tranh chống tham nhũng nhƣ sau: - Trao đổi thƣờng xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; - Chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý; - Tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng. Về sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán với cơ quan điều tra, pháp luật phòng, chống tham nhũng quy định: - Trong trƣờng hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra phải tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. - Trong trƣờng hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc có quyền thông báo với viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan điều tra cấp trên. Về phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc với Viện kiểm sát, pháp luật phòng, chống tham nhũng quy định: 47 - Trong trƣờng hợp chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát. - Trong trƣờng hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho viện kiểm sát thì viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển hồ sơ. Các quy định nêu trên vừa quy định phƣơng thức phối hợp công tác giữa các cơ quan chuyên trách trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, vừa tạo cơ chế ràng buộc, giám sát lẫn nhau trong hoạt động của các cơ quan để tránh tình trạng có thể bỏ lọt vụ việc tham nhũng trong quá trình thực hiện thẩm quyền của các cơ quan này. Chiến lƣợc quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 nhấn mạnh việc tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách trong phòng, chống tham nhũng, nhƣ: Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; tăng cƣờng trang thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại. Nghiên cứu từng bƣớc áp dụng các biện pháp, kỹ thuật điều tra đặc biệt với trình tự, thủ tục, điều kiện chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện hành vi tham nhũng. Trên thực tế, công tác phối hợp khi thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công còn gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, hoạt động đầu tƣ công bao gồm nhiều giai đoạn, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Vì vậy, việc xác định khâu nào, giai đoạn nào có tham nhũng đòi hỏi cần có sự phối hợp của các cơ quan. 48 Thứ hai, cơ chế phối hợp trong thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công còn chƣa thực sự rõ ràng, chƣa phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Thứ ba, thiếu sự sẵn sàng của các cơ quan liên quan trong thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công. 2.2.4. Duy trì chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công Hiện nay, hệ thống chính sách về chống tham nhũng nói chung phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công nói riêng đã ngày đƣợc bổ sung, hoàn thiện. Từ hệ thống hành chính nhà nƣớc, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành 158 nghị định, 162 nghị quyết; 80 quyết định liên quan đến các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong đó có đề cập đến chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công. Việc duy trì sự quyết tâm trong thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công đã đƣợc khẳng định và ghi nhận trong thời gian qua. Kết quả khảo sát cho thấy, các ý kiến từ phía cán bộ, công chức, doanh nghiệp và ngƣời dân có khoảng 30% ý kiến đƣợc khảo sát cho rằng chính sách phòng, chống tham nhũng đƣợc duy trì thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, cũng có gần 30% (27,8%) ý kiến đƣợc khảo sát cho rằng việc duy trì chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công còn chƣa thực sự đảm bảo yêu cầu với các biểu hiện cụ thể nhƣ mức độ quyết tâm thực hiện chính sách có phần giảm sút so giai đoạn đầu thực hiện, mức độ quan tâm thƣờng xuyên đối với hiệu quả thực hiện chính sách chƣa cao, có những sự không đồng bộ trong nỗ lực thực hiện chính sách phòng chống tham nhũng ở các cơ quan có thẩm quyền và giữa các cấp chính quyền Điều này ít nhiều ảnh hƣởng đến hiệu quả thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công. 49 2.2.5. Điều chỉnh chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công Việc thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công cần có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn ở mỗi ngành, lĩnh vực đầu tƣ công. Tuy nhiên, trên thực tế, các ngành, lĩnh vực chƣa chú ý đúng mức đến việc cụ thể hóa các biện pháp thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng của ngành, lĩnh vực mình. Việc cụ thể hóa chính sách phòng, chống tham nhũng gắn với ngành, lĩnh vực sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách. Bởi lẽ tham nhũng trong đầu tƣ công về xây dựng cơ bản sẽ có sự khác biệt với đầu tƣ công trong các lĩnh vực nông nghiệp hay văn hóa, y tế, giáo dục Về quy trình đầu tƣ công có thể tƣơng tự nhau nhƣng khả năng xảy ra tham nhũng ở các lĩnh vực đầu tƣ công không hoàn tƣơng đồng nhau. Với các lĩnh vực đầu tƣ công đƣợc ƣu tiên, việc đề xuất thực hiện dự án đầu tƣ công có thể có những thuận lợi hơn với các lĩnh vực khác, vì vậy, mức độ tham nhũng ở giai đoạn này có thể thấp hơn. Tham nhũng sẽ có nguy cơ cao hơn ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ. Việc điều chỉnh chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tƣ công còn thể hiện ở việc đổi mới, bổ sung, khắc phục các điểm khuyết trong chính sách. Luật Đầu tƣ công đƣợc ban hành là một bƣớc tiến quan trọng nhằm bảo đảm quá trình phân bổ vốn đƣợc thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng giữa các bộ, địa phƣơng, không gây phiền hà và tạo quyền chủ động cho các địa phƣơng, khắc phục cơ chế xin cho có thể làm phát sinh tham nhũng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật và các văn bản hƣớng dẫn cũng đang bộc lộ những hạn chế và cần phải điều chỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Những vƣớng mắc trong quá trình triển khai Luật, liên quan đến 3 nhóm vấn đề, bao gồm: đối tƣợng dự án; trình tự, thủ tục; những vấn đề còn chƣa thống nhất giữa các luật liên quan đến đầu tƣ công. 50 Trong 3 nhóm vấn đề này, phản hồi từ các bộ, ngành, địa phƣơng cho biết, nhóm liên quan đến trình tự, thủ tục gặp nhiều vƣớng mắc nhất. Chẳng hạn, trình tự, thủ tục phê duyệt quyết định chủ trƣơng đầu tƣ, trong đó, khâu thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chƣa đƣợc quy định rõ ràng, trong một số trƣờng hợp đã tạo ra “vòng luẩn quẩn” trong lập kế hoạch đầu tƣ công trung hạn. Luật quy định dự án phải có quyết định chủ trƣơng đầu tƣ mới đƣợc bố trí vốn, trong khi việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn lại là điều kiện bắt buộc để ra quyết định chủ trƣơng đầu tƣ. Trình tự, thủ tục đối với trƣờng hợp chủ đầu tƣ đề xuất tăng hoặc giảm quy mô dự án; tăng, giảm tổng mức đầu tƣ của chƣơng trình, dự án, dù đã đƣợc quy định tại Điều 46, Luật Đầu tƣ công và Nghị định 136/2015/NĐ-CP, nhƣng lại chƣa quy định cụ thể đối với việc tăng tổng mức đầu tƣ từ phân loại dự án nhóm C lên nhóm B, nhóm B lên nhóm A và ngƣợc lại... Điều này, có thể dẫn tới tình trạng lách luật, né tránh các thủ tục của dự án nhóm trên, ảnh hƣởng đến việc thẩm định, giám sát, có thể gây lãng phí, thất thoát nguồn v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_phong_chong_tham_nhung_trong_d.pdf
Tài liệu liên quan