Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU.1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH
GIẢN BIÊN CHẾ.7
1.1. Các khái niệm cơ bản về chính sách công.7
1.1.1. Khái niệm về chính sách công .7
1.1.2. Vai trò của chính sách công .8
1.1.3. Khái niệm về thực thi chính sách công.12
1.1.4. Khái niệm chính sách tinh giản biên chế .12
1.1.5. Khái niệm thực hiện chính sách tinh giản biên chế .13
1.2. Vai trò, nội dung, quy trình thực hiện chính sách tinh giản biên chế.13
1.2.1. Vai trò thực hiện chính sách tinh giản biên chế.13
1.2.2. Nội dung thực hiện chính sách tinh giản biên chế.14
1.2.3. Các bước trong quy trình thực hiện chính sách tinh giản biên chế.25
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách tinh giản biên chế.31
1.3.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với việc thực hiện
chính sách.31
1.3.2. Hệ thống pháp luật của Nhà nước về chính sách tinh giản biên chế.32
1.3.3. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách tinh giản biên chế.32
1.3.4. Năng lực thực hiện chính sách của cán bộ, công chức.33
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách tinh giản biên chế tại huyện Đức phổ, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉnh làm thay đổi mục tiêu chính sách coi chính sách không còn tồn tại, phải
xây dựng lại chính sách”. Cần phải đặc biệt chú ý tới nguyên tắc này để bảo
đảm cho việc điều chỉnh chính sách tinh giản biên chế được chính xác, tạo
điều kiện cho tổ chức thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao và đạt được mục
tiêu của chính sách.
- Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế
Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế
là bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình tổ chức thực hiện chính
sách tinh giản biên chế. Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách
tinh giản biên chế giúp phát hiện những hạn chế, bất cập của chính sách tinh
giản biên chế và những hạn chế, bất cập các vi phạm sai sót trong tổ chức
thực hiện chính sách tinh giản biên chế để kịp thời đề xuất các cấp có thẩm
quyền xem xét, bổ sung, hoàn thiện chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để tổ
chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế đạt hiệu quả cao. Đồng thời đôn
đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế giúp kịp
thời tìm kiếm các giải pháp khắc phục các hạn chế, bất cập, các sai sót trong
tổ chức điều hành triển khai thực hiện chính sách, góp phần tích cực vào việc
nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện chính
sách, hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách tinh giản biên chế.
- Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách tinh
giản biên chế
30
Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách tinh giản
biên chế là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong quy trình
tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Tổng kết, đánh giá rút kinh
nghiệm việc thực hiện chính sách công nói chung, chính sách tinh giản biên
chế nói riêng là quá trình xem xét, kết luận về sự chỉ đạo, điều hành tổ chức
thực hiện chính sách của chủ thể thực hiện chính sách (các cơ quan, tổ chức
và đội ngũ cán bộ, công chức có chức năng thực hiện thực hiện chính sách) và
việc chấp hành, thực hiện của các đối tượng thụ hưởng chính sách. Để tổng
kết đánh giá, rút kinh nghiệm chính xác cần phải căn cứ vào các tiêu chuẩn,
tiêu chí và các nguyên tắc nhất định. Cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá
công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách của các cơ quan nhà nước của
cán bộ, công chức là bản kế hoạch và quy chế, nội quy ban hành kèm theo;
ngoài ra còn phải sử dụng các văn bản liên tịch giữa các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật khác, các báo cáo kết quả
thực hiện chính sách của các cơ quan, đơn vị hữu quan; phải căn cứ vào các
nguyên tắc đã được xác định, thống nhất giữa các cơ quan hữu quan bảo đảm
tính toàn diện, công bằng và khách quan. Việc đánh giá, tổng kết rút kinh
nghiệm phải chỉ ra được chính xác ưu điểm, nhược điểm, kinh nghiệm thực
hiện chính sách, các cá nhân tổ chức thực hiện tốt hoặc không tốt.
Cùng với việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành thực hiện
của các cơ quan nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công chức còn phải xem xét,
đánh giá kết quả việc thực hiện của các đối tượng thụ hưởng trực tiếp và gián
tiếp từ chính sách. Thước đo, căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện chính sách
tinh giản biên chế của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu
chính sách tinh giản biên chế, ý thức chấp hành những quy định về cơ chế,
biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục
tiêu và các quy định cụ thể của chính sách tinh giản biên chế. Tổng kết, đánh
31
giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế là công việc
khó, phức tạp trong quá trình thực hiện chính sách, đòi hỏi các cơ quan, tổ
chức và cán bộ, công chức tham gia vào công việc này phải có trình độ, năng
lực, kiến thức và kỹ năng nhất định. Không có trình độ, năng lực, kiến thức và
kỹ năng và kinh nghiệm khó có thể đánh giá được chính xác kết quả thực hiện
và rút ra được các bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách tinh giản
biên chế. [11]
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách tinh giản biên chế
1.3.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với việc
thực hiện chính sách
Thực hiện chính sách tinh giản biên chế là giai đoạn cụ thể hóa chính
sách vào thực tế, do vậy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
là hết sức quan trọng. Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong suốt quá
trình xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách vào trong thực tế.
Đầu tiên đó là sự lãnh đạo việc xây dựng chính sách để thực hiện các
mục tiêu đã đề ra. Thông qua định hướng, chỉ đạo của Đảng về các chủ
trương, quyết sách, sẽ là căn cứ chỉ đạo và định hướng hoạt động từ Trung
ương đến cơ sở và các nội dung cơ bản trong quá trình xây dựng chính sách.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng sẽ được tổ chức thực hiện nghiêm túc bằng
quyền lực Nhà nước.
Tiếp đến, đó là vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc phổ biến, tuyên
truyền chính sách. Thông qua các phương thức tuyên truyền, cán bộ, công
chức, viên chức sẽ nâng cao nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa của chính sách, từ
đó phát huy sự gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực
hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.
Cuối cùng là vai trò trong việc phân công, phối hợp, đôn đốc thực hiện
chính sách trên kế hoạch đã xây dựng. Đó là việc chỉ đạo phân công nhiệm vụ
32
cụ thể, rõ ràng; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện
chức trách, nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát và đôn đốc quá trình tổ chức thực
hiện chính sách.
1.3.2. Hệ thống pháp luật của Nhà nước về chính sách tinh giản biên chế
Các văn bản quy định về chính sách tinh giản biên chế hiện tại bao
gồm:
- Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về
chính sách tinh giản biên chế.
- Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của
Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách
tinh giản biên chế.
Hệ thống pháp luật của Nhà nước về tinh giản biên chế là những văn
bản quy định cụ thể về đối tượng, chính sách và quy trình thực hiện chính
sách. Căn cứ vào các văn bản được xây dựng, các địa phương sẽ cụ thể hóa
bằng văn bản để triển khai thực hiện tại địa phương mình. Nội dung của các
văn bản pháp luật càng cụ thể, rõ ràng thì việc triển khai thực hiện sẽ được
thuận lợi và dễ dàng.
UBND huyện Đức Phổ thực hiện chính sách tinh giản biên chế sau khi
UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Công văn số 502/UBND-NC ngày
03/02/2015 về việc triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo
Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ.
1.3.3. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách tinh giản biên chế
Các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện chính
sách tinh giản biên chế tại địa phương bao gồm:
- Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện triển khai, hướng dẫn, tiếp
nhận, kiểm tra hồ sơ của đối tượng tinh giản biên chế do các cơ quan, đơn vị
33
gửi đến; tổng hợp, xây dựng Đề án tinh giản biên chế của huyện, báo cáo Chủ
tịch UBND huyện trình cấp thẩm quyền phê duyệt; lập danh sách và dự toán
số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế của huyện theo định kỳ
02 lần/năm (06 tháng/1 lần), báo cáo UBND huyện trình cấp thẩm quyền cấp
kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo quy định;
- Phòng Tài chính – Kế hoạch chủ trì, phối hợp cùng Phòng Nội vụ
kiểm tra kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế cho từng đối tượng;
tổng hợp kinh phí, báo cáo UBND huyện trình cấp thẩm quyền phê duyệt; tiếp
nhận, cấp phát kinh phí kịp thời cho các cơ quan, đơn vị để chi trả cho đối
tượng được tinh giản biên chế và thực hiện quyết toán kinh phí với cấp thẩm
quyền theo quy định.
1.3.4. Năng lực thực hiện chính sách của cán bộ, công chức
Năng lực của cán bộ, công chức thực hiện đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc thực thi chính sách công nói chung cũng như thực hiện chính
sách tinh giản biên chế nói riêng. Năng lực của cán bộ, công chức trong thực
hiện chính sách ở đây chúng ta có thể hiểu chính là việc hiểu, nắm bắt, triển
khai chính sách vào thực tế và giải quyết chính sách trong thực tế. Nếu cán
bộ, công chức thực hiện chính sách có năng lực hạn chế không những sẽ làm
chính sách khó đạt được mục tiêu, mà còn có thể làm cho mục tiêu của chính
sách bị sai lệch. Ngược lại nếu cán bộ, công chức thực hiện chính sách có
năng lực tốt sẽ giúp chính sách được thực thi trong thực tế có hiệu quả và đạt
được mục tiêu đã đề ra.
Chính vì thế, khi triển khai thực hiện chính sách cần phân công cho
những công chức có trách nhiệm, năng lực và kinh nghiệm.
1.3.5. Kinh phí thực hiện chính sách
Thực hiện chính sách nào cũng vậy, không chỉ riêng thực hiện chính
sách tinh giản biên chế cũng đều cần đến một nguồn kinh phí nhất định đủ để
34
đảm bảo thực hiện chính sách. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản
biên chế là từ nguồn ngân sách của Nhà nước.
Chính sách tinh giản biên chế sẽ không thể thực hiện được nếu không
bố trí hoặc bố trí không đủ kinh phí. Do vậy cần phải dự tính kinh phí ngay từ
khi xây dựng chính sách tinh giản biên chế.
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong thực hiện chính sách tinh
giản biên chế
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
Thì kinh nghiệm thực hiện chính sách tinh giản biên chế tại huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội đó là: Để thực hiện tốt chính sách tinh giản biên
chế cần phải có sự thống nhất, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị với
nhiều cách làm vừa bài bản, vừa sáng tạo. Đi đôi với tinh giản, cần chú trọng
xây dựng đề án vị trí việc làm, bố trí cán bộ, công chức, viên chức làm việc
tại các cơ quan, đơn vị phù hợp với trình độ chuyên môn. [17]
Nhìn từ thực tế của tỉnh Quảng Ninh có thể thấy, để thực hiện tốt việc
sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, các cấp ủy cần có quyết tâm chính trị,
có giải pháp đúng, phù hợp điều kiện thực tiễn và kiên trì với giải pháp đó;
đồng thời cần có sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành từ
Trung ương đến cơ sở. Có vậy mới thực hiện tốt một trong những giải pháp
mà Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII đã đề ra là “kiên quyết thực hiện đúng mục
tiêu, có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách
chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”... [18]
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Đức Phổ
Để thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế trước hết cần có sự chỉ
đạo quyết liệt, sâu sát của các cấp chính quyền, kể từ lúc mới bắt đầu và
xuyên suốt quá trình thực hiện chính sách. Sự chỉ đạo sẽ giúp cho các cơ
35
quan, đơn vị nhận thức được tầm quan trọng của chính sách và nghiêm túc
hơn trong quá trình thực hiện.
Lựa chọn, phân công công chức, viên chức thực hiện giải quyết chính
sách tinh giản biên chế tại Phòng Nội vụ phải là người có năng lực phù hợp,
có kinh nghiệm, chịu khó và cẩn thận; bởi vì tham mưu giải quyết chính sách
tinh giản biên chế là một quá trình xuyên suốt từ lúc triển khai, hướng dẫn,
xét duyệt đề nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương, xây dựng đề án, tính
toán kinh phí, ban hành quyết định nghỉ hưu, phê duyệt kinh phí và lưu hồ sơ
theo dõi, tất cả các bước này đều đòi hỏi tính chính xác và kịp thời do vậy
không thể phân công cho người không có năng lực, không có kinh nghiệm,
không chịu khó và không cẩn thận.
Bên cạnh đó cần gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc giải quyết
chính sách tinh giản biên chế. Trách nhiệm người đứng đầu trong quá trình
chỉ đạo thể hiện càng rõ nét sẽ góp phần thực hiện chính sách được thuận lợi
hơn, tránh trường hợp đề nghị sai đối tượng, thiếu thành phần hồ sơ đề nghị
giải quyết, giúp cho cơ quan tham mưu được thuận lợi hơn trong quá trình
giải quyết.
Tiếp nữa là cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến cán bộ, công
chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị. Tuyên truyền để tất cả cán bộ, công
chức, viên chức biết về mục tiêu của chính sách; đối tượng, điều kiện, tiêu
chuẩn và chế độ được hưởng; từ đó cá nhân có thể tự nhận biết mình có thuộc
đối tượng tinh giản biên chế hay không cũng như để họ tự ý thức việc chạy
chính sách.
Nghiêm khắc kiểm điểm trách nhiệm hoặc xử lý kỷ luật đối với những
cá nhân có những sai phạm trong thực hiện chính sách. Việc này là hết sức
cần thiết để các cá nhân nâng cao trách nhiệm trong quá trình thực hiện chính
sách cũng như trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu không có những hình
36
thức xử lý phù hợp thì sẽ không thể ngăn chặn những sai phạm trong quá trình
thực hiện chính sách.
Gắn kết quả thực hiện với kế hoạch tinh giản theo lộ trình đã xây dựng
với việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức phù hợp để đảm bảo các cơ quan, đơn vị vẫn có thể thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ được giao.
37
Tiểu kết chương 1
Tóm lại, Chính sách công là công cụ mà Nhà nước lựa chọn để tác
động đến lợi ích của một nhóm các đối tượng trong một giai đoạn cụ thể để
thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước. Chính sách tinh giản biên chế
là tập hợp các văn bản quy định có liên quan đến tinh giản biên chế với mục
tiêu cụ thể là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong
các cơ quan, tổ chức, đơn vị; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
phù hợp để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian đến.
Trong chương này đã trình bày cơ sở khoa học về thực hiện chính sách
tinh giản biên chế, làm rõ các khái niệm, nội dung về những vấn đề có liên
quan. Nội dung chương này sẽ là cơ sở để phân tích thực trạng thực hiện
chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ở
chương 2 và đề xuất các giải pháp đảm bảo việc thực hiện chính sách tinh
giản biên chế tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong chương 3.
38
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát về huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đức Phổ là một huyện đồng bằng ven biển, nằm về phía Nam của tỉnh
Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 40 km, được giới hạn trong
tọa độ địa lý từ 14034'40" đến 14054'50" vĩ độ Bắc và 108047'50" đến
109005'60" kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp: Biển Đông.
- Phía Tây giáp: Huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Phía Nam giáp: Huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Phía Bắc giáp: Huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; Trong đó có 01 thị
trấn, 02 xã miền núi (xã: Phổ Phong, Phổ Nhơn) và 12 xã đồng bằng, trong đó
có 6 xã ven biển (xã: Phổ An, Phổ Quang, Phổ Vinh, Phổ Khánh, Phổ Thạnh,
Phổ Châu). Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 37.287,54 ha, chiếm 7,24%
tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc
- Nam chạy suốt chiều dài của huyện, có Quốc lộ 24 nối từ Quốc lộ 1A đi tỉnh
Kon Tum, có 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh là đầu mối giao thông đường
thủy và là tụ điểm của nghề khai thác, đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó còn có
Sa Huỳnh với bãi tắm có cảnh quan đẹp và nhiều di tích lịch sử là một điểm
du lịch của tỉnh.[21]
* Về thổ nhưỡng: Tổng quỹ đất của Đức Phổ có 37.287,61 ha (không
kể diện tích đất sông suối, núi đá) và có 2 nhóm đất chính là đất thủy thành và
đất địa thành.
39
Đất thủy thành: Có diện tích 7.140 ha, Loại đất này phân bố tập trung
chủ yếu ở các xã ven sông, bao gồm 3 loại đất chính.
Đất cát ven sông có thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích
hấp thụ thấp. Diện tích loại đất này không lớn và đã bố trí sản xuất các loại
rau màu ngắn ngày.
Đất phù sa: Có diện tích khoảng 15.000 ha. Loại đất này có cấu tượng
đất tốt, thành phần cơ giới là thịt nhẹ, khá giàu dinh dưỡng, thích hợp trồng
lúa nước, trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất bạc màu (diện tích không lớn), khó khăn trong sản xuất nông
nghiệp.
Đất địa thành: Có diện tích 28.647 ha. Nhóm đất này có các loại đất
chính sau:
Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét (Fs): Loại đất này có diện tích
phân bố chủ yếu ở vùng núi có độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ
giới thường từ thịt nặng đến sét, độ pH từ 4,2 - 4,3; đạm, lân tổng số từ nghèo
đến trung bình, Ka li tổng số khá giàu, lượng canxi và magiê trao đổi thấp.
Loại đất này thích hợp với cây chè công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm
nghiệp.[21]
Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq), phân bố rải rác theo dải
hẹp xen giữa các dải đất phiến thạch, thường ở địa hình đồi lượn sóng có độ
dốc < 150, tính chất cơ giới cát pha, đạm, lân tổng số nghèo, ka li tổng số
trung bình, lượng can ci và magiê trao đổi thấp. Hiện tại loại đất này đang
được bố trí trồng hoa màu và cây nguyên liệu giấy gỗ.
Đất mùn vàng trên núi. Do được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác
nhau nên hữu cơ, đạm, lân, ka li tổng số trung bình.
* Về khí hậu: Nhìn chung, đất của Đức Phổ được hình thành và phân
bố trên nền địa hình thuận lợi, đa phần là diện tích đồng bằng, ít có độ dốc
40
lớn, kể cả vùng núi.
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Đức Phổ có nền nhiệt độ cao, mưa
tương đối nhiều, bức xạ lớn cho phép sản xuất nhiều vụ trong năm và cây
trồng, vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt.
- Khí hậu: được chia thành 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12
lượng mưa nhiều, nhiệt độ thấp, lượng bốc hơi và giờ nắng ít. Mùa khô từ
tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa ít, nắng nóng, lượng nước bốc hơi cao.
- Nhiệt độ: trung bình hàng năm là 25,80C, tháng giêng và tháng hai
nhiệt độ trung bình chỉ đạt 21,5-22,50C, đặc biệt có lúc nhiệt độ xuống thấp,
dưới 200C.
- Lượng mưa: Do điều kiện hoàn lưu gió mùa và ảnh hưởng của địa
hình nên Đức Phổ có chế độ mưa trái mùa với quy luật chung của cả nước.
Lượng mưa trung bình năm 1.915 mm, nhưng phân bố không đều trong năm.
Đức Phổ nằm trong vùng gió mùa, có 2 mùa gió chính: gió mùa đông
với hướng thịnh hành là Đông Bắc đến Bắc và gió mùa hạ với hướng chính là
Đông đến Đông Nam, tốc độ gió trung bình 2 - 4 m/s. Song những lúa chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thì tốc độ gió có thể cao hơn nhiều. mặc
khác mùa hè có gió Tây Nam khô nóng thổi từng đợt 5 -7 ngày ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp nhất là lúa hè thu.
Trên biển trung bình có 135 ngày gió mạnh cấp 6 gây ảnh hưởng đến
thời tiết đi biển của người dân, nhất là vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 1
năm sau. Mỗi năm trung bình có 1 - 2 cơn bão vào Quảng Ngãi, thường có
bão vào tháng 10, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. [22]
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đức Phổ
Tổng diện tích tự nhiên (DTTN): 37.287,61 ha, cụ thể từng loại đất như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 14.053,70 ha, chiếm 37,69% so với DTTN;
41
- Đất trồng cây hàng năm: 12.080,09 ha, chiếm 32,40% so với DTTN;
+ Đất trồng lúa: 6.089,87 ha, chiếm 16,33% so với DTTN;
- Đất lâm nghiệp: 15.976,93 ha, chiếm 42,85% so với DTTN;
- Đất rừng sản xuất: 12.345,54 ha, chiếm 33,11% so với DTTN;
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 157,25 ha, chiếm 0,42% so với DTTN;
- Đất làm muối: 116,06 ha, chiếm 0,31% so với DTTN (Xã Phổ Thạnh).
- Đất nông nghiệp khác: 8,99 ha, chiếm 0,02% so với DTTN;
Đất phi nông nghiệp:
Đất ở: 1.158,85 ha, chiếm 3,11% so với DTTN;
- Đất ở tại nông thôn: 1.091,98 ha, chiếm 2,93% so với DTTN;
- Đất ở tại đô thị: 66,87 ha, chiếm 0,18% so với DTTN (Thị trấn Đức Phổ).
Đất chuyên dùng: 2.254,15 ha, chiếm 6,05% so với DTTN;
Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 13,95 ha, chiếm 0,04% so với DTTN;
Đất quốc phòng: 97,72 ha, chiếm 0,26% so với DTTN;
Đất an ninh: 3,16 ha, chiếm 0,01% so với DTTN;
Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 102,86 ha, chiếm 0,28% so với DTTN;
- Đất xây dựng tổ chức sự nghiệp: 7,58 ha, chiếm 0,02% so với DTTN;
- Đất xây dựng cơ sở văn hoá: 8,49 ha, chiếm 0,02% so với DTTN;
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo: 61,28 ha, chiếm 0,16% so
với DTTN;
- Đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao: 20,72 ha, chiếm 0,06% so với
DTTN;
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 96,97 ha, chiếm 0,26% so
với DTTN;
- Đất cụm công nghiệp: 8,81 ha, chiếm 0,02% so với DTTN;
- Đất có mục đích công cộng: 1.939,49 ha, chiếm 5,20% so với DTTN;
- Đất giao thông: 1.111,02 ha, chiếm 2,98% so với DTTN;
42
- Đất công trình bưu chính, viễn thông: 0,45 ha;
- Đất chợ: 8,06 ha, chiếm 0,02% so với DTTN;
- Đất bãi thải, xử lý chất thải: 3,21 ha, chiếm 0,01% so với DTTN;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 811,49 ha,
chiếm 2,18% so với DTTN;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 676,69 ha, chiếm 1,81% so với
DTTN;
- Đất có mặt nước chuyên dùng: 1.013,67 ha, chiếm 2,72% so với
DTTN;
- Đất chưa sử dụng: 1.042,35 ha, chiếm 2,80% so với DTTN;
- Đất bằng chưa sử dụng: 842,96 ha, chiếm 2,26% so vơi DTTN;
- Đất đồi núi chưa sử dụng: 198,57 ha, chiếm 0,53% so với DTTN;
- Núi đá không có rừng cây: 0,82 ha.
Hoàn thành kế hoạch sử dụng đất 2011-2016 và kế hoạch sử dụng đất
đến năm 2020. Trong giai đoạn 2011 - 2016, đã thu hồi đất 2.211.608 m2,
giao đất ở 102.511 m2, cho thuê đất 686.774 m2; cấp mới 5.935 giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; cấp đổi, cấp lại, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho,...
là 11.052 giấy. Đã phê duyệt 345 phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và
giải phóng mặt bằng.[21]
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt nhiều kết quả
quan trọng, tạo tiền đề phát triển trong thời gian đến.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng (giá cố định 1994) trên
địa bàn huyện ngày càng tăng, từ 1.616,9 tỷ đồng năm 2011 tăng lên
3.638,5 tỷ đồng năm 2016.
Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp
trên địa bàn huyện được chú trọng. Đến nay, huyện đã thực hiện xúc tiến, kêu
gọi đầu tư vào các cụm CN được 17 dự án, với tổng kinh phí đăng ký 230,06
43
tỷ đồng, thu hút gần 900 lao động, tỷ lệ lấp đầy 04 Cụm CN trung bình đạt
85,5%, trong đó Cụm CN Phổ Phong đạt 100%, Cụm CN Sa Huỳnh đạt
100%, Cụm CN Đồng Làng đạt 42%, Cụm Công nghiệp Phổ Hòa đạt 100%,
đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao
động. Nhiều cơ sở sản xuất tư nhân mở rộng quy mô, đổi mới thiết bị, công
nghệ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.900 cơ sở sản xuất CN-TTCN. Hệ
thống điện đã phủ khắp địa bàn huyện; có 100% số hộ trên địa bàn huyện sử
dụng điện. Hạ tầng bưu chính viễn thông được nâng cấp và mở rộng, chất
lượng phục vụ ngày càng tốt hơn.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, trong đó phát
triển du lịch làm nhiệm vụ đột phá
Các loại hình thương mại, dịch vụ, du lịch ngày càng phát triển; hàng
hoá trên thị trường phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu đời sống xã
hội. Thương mại - dịch vụ hàng năm đều đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị sản
xuất thương mại - dịch vụ (Giá CĐ 1994) năm sau cao hơn năm trước, tốc độ
tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011-2016 là 24,79%. Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 20%, năm 2015, đạt 7.287 tỷ đồng, tăng
3,15 lần năm 2011. Một số ngành dịch vụ phát triển khá nhanh, nhất là dịch
vụ vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tín dụng
Mạng lưới chợ đầu tư mở rộng phù hợp với phát triển đô thị. Toàn
huyện có 24 chợ đang hoạt động ở 12 xã và thị trấn Đức Phổ (Trong đó, có 01
chợ hạng 1 (Chợ Đức Phổ mới thay thế cho Chợ Đức Phổ cũ), 11 chợ hạng 3
và 12 chợ chưa đủ điều kiện để xếp hạng); hiện đang xúc tiến công tác quy
hoạch xây mới chợ Châu Me (xã Phổ Châu) và xây mới chợ Đàn (xã Phổ
Cường).
44
Trung tâm thương mại - Kết hợp chợ Đức Phổ tại thị trấn Đức Phổ với
diện tích 34.294m2; Khu vui chơi giải trí đa năng với diện tích 58.650m2;
Trung tâm thương mại – dịch vụ và du lịch tại thôn Vĩnh Bình (Phổ Ninh) với
diện tích 8.755m2. Ngoài ra, huyện đã thống nhất địa điểm và hướng dẫn 02
doanh nghiệp lập thủ tục đầu tư Trung tâm thương mại kết hợp chợ Sa
Huỳnh, Khu văn hoá thể thao và dịch vụ nhà hàng tại thị trấn Đức Phổ,
Hệ thống kinh doanh xăng dầu luôn được quan tâm đầu tư phát triển;
toàn huyện hiện có 20 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, có 33 cửa hàng bán lẻ
(LPG) đang hoạt động, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã
hội.
Nhiều nhà đầu tư đăng ký xây dựng trung tâm thương mại, nhà hàng,
khách sạn, các khu vui chơi giải trí vào đô thị loại IV. Các thành phần kinh tế
tư nhân phát triển khá. Khu du lịch Sa Huỳnh và các điểm dịch vụ du lịch ven
biển như Hội An (Phổ An), Nam Phước (Phổ Vinh), Châu Me (Phổ Châu)...
đã được đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng đạt hiệu quả. Hiện nay, Dự án
Khu du lịch Đặng Thùy Trâm đã được Quy hoạch chi tiết 1/2000 và Khu du
lịch Sa Huỳnh được quy hoạch điều chỉnh mở rộng diện tí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_tinh_gian_bien_che_tai_huyen_d.pdf