Đối với UBND Thành phố Đà Nẵng
- Tiếp tục triển khai Nghị quyết 36a/NQ-CP về CPĐT và Quyết định 1819/QĐ-
TTg ngày 26/10/2015:
+ Cần tập trung nguồn lực để xây dựng và triển khai Kiến trúc Chính quyền điện
tử, Kiến trúc thành phố thông minh (cấp Tỉnh) trong các cơ quan Nhà nước trong
thành phố;
+ Cung cấp DVC trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo danh mục Thủ tướng
Chính phủ ban hành;
+ Đẩy nhanh triển khai các Cơ sở dữ liệu dùng chung dựa trên hạ tầng CNTT và
công nghệ điện toán đám mây.
+ Tăng tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử giữa các CQNN, tăng số lượng
hồ sơ xử lý trực tuyến,
- Tập trung ứng dụng CNTT triển khai những mục tiêu Chính phủ đề ra tại Nghị
Quyết 19-2017/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh;
- Tăng cường gắn kết ứng dụng CNTT với cải cách hành chính xây dựng nền
hành chính hiện đại theo tiêu chí tại Quyết định số 4361/QĐ-BNV ngày 28/12/2016
của Bộ Nội vụ về Phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang
bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW”. Bao gồm 9 chỉ tiêu về ứng dụng CNTT,
xây dựng CPĐT:
74 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
al) và vật ảo (Virtual). Trong hệ thống IoT, “Things” là đối tượng
của thế giới vật chất (Physical) hoặc các thông tin (Virtual). “Things” có khả năng
nhận diện và có thể tích hợp vào mạng thông tin. “Things” có liên quan đến thông tin,
có thể là tĩnh hay động. “Physical Things” tồn tại trong thế giới vật lý và có khả năng
được cảm nhận, được kích thích và kết nối được trình bày ở lớp dưới. “Virtual Things”
tồn tại trong thế giới thông tin và có khả năng được lưu trữ, xử lý, hay truy cập.
- Hệ thống sensor/thiết bị đo: Là lớp các thiết bị sensor vật lý để giúp thành phố
nhìn, nghe, đo đếm được các đối tượng quan sát. Hệ thống các sensor này giống như
đầu dây thần kinh để cảm nhận được sự thay đổi để truyền về trung tâm qua tầng kết
nối. Nó có thể là các hệ thống camera giám sát giao thông, giám sát an ninh công
cộng, các bộ cảm biến, đầu đo của các hệ thống kiểm soát, giám sát các hoạt động đô
thị, môi trường như giao thông, an ninh công cộng, nước thải... Thông tin từ các thiết
bị cảm nhận sẽ được truyền lên lớp IoT để xử lý và truyền về đám mây TPTM qua
mạng kết nối.
Để xây dựng thành phố thông minh sẽ là quá trình phát triển các thành phần Kiến
trúc theo lộ trình và bước đi cụ thể, trên cơ sở ưu tiên từng lĩnh vực, dịch vụ trong từng
32
giai đoạn. Trong các phần sau đây tài liệu sẽ đi vào xem xét từng thành phần cụ thể và
có những đề xuất ưu tiên phát triển từng thành phần, dịch vụ cụ thể phù hợp với yêu
cầu và định hướng của Thành phố.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng, yêu cầu và trách nhiệm trong việc thực hiện
chính sách công nghệ thông tin
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử, thành
phố thông minh trong các cơ quan nhà nước của Thành phố phải triển khai đồng bộ
giữa hạ tầng, ứng dụng và cơ sở dữ liệu, nhân lực, chính sách.
1.5.1. Cơ sở hạ tầng (Thiết bị CNTT và hệ thống mạng)
Thành phần cơ sở hạ tầng, phục vụ cho người sử dụng (cán bộ công chức, viên
chức, người lao động, người dân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu) và triển khai các
ứng dụng, cụ thể bao gồm:
1.5.1.1. Hạ tầng cơ bản cho các cơ quan nhà nước
Trang thiết bị người dùng cuối:các cơ quan nhà nước cần đảm bảo 01 máy tính,
tối thiểu 01 máy in laser/01 phòng làm việc, tối thiểu 01 máy quét tốc độ cao/bộ phận
văn thư (các máy quét đầu tư có chức năng quét hai mặt và nhiều trang cùng một lúc).
Ngoài đầu tư tại các phòng, ban, các cơ quan nhà nước cần chú trọng trang bị hạ tầng
mạng và trang thiết bị công nghệ thông tin cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục
hành chính.
- Hệ thống mạng của cơ quan nhà nước: là sự kết hợp của mạng LAN, mạng
WAN (hoặc mạng riêng ảo-VPN) và mạng Internet.
Trong đó:
+ Mạng LAN: các cơ quan cần xây dựng mạng LAN, kết nối các máy tính, máy
in trong mạng để chia sẻ và trao đổi thông tin trong nội bộ (bao gồm cả kết nối với bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính). Mạng LAN phải được
thiết kế, xây dựng theo mô hình 3 lớp (lớp biên, lớp phân phối, lớp truy cập), kết nối
với mạng WAN qua thiết bị định tuyến.
+ Mạng WAN: thiết lập trên hạ tầng cáp quang của nhà cung cấp hạ tầng mạng
Viễn thông để kết nối giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước
với đơn vị trực thuộc (Sở Thông tin và Truyền thông sẽ triển khai hệ thống cáp quang
33
kết nối đến tất cả các cơ quan nhà nước của Thành phố theo lộ trình, kế hoạch được
Thành phố phê duyệt).
+ Kết nối Internet:các cơ quan nhà nước cần triển khai kết nối Internet để giao
tiếp với công dân, tổ chức, doanh nghiệp và với các mạng bên ngoài (mạng chính phủ,
mạng các cơ quan Đảng, Đoàn thể thuộc Thành phố).
- Thiết bị mạng: gồm thiết bị định tuyến (router), thiết bị chuyển mạch (swich), tủ
mạng, cáp mạng, patch panel tùy theo đặc thù và thiết kế mô hình mạng LAN, các cơ
quan sẽ đầu tư các thiết bị cho phù hợp.
1.5.1.2. Các sở, ban, ngành và các UBND quận, huyện, thị xã
- Nền tảng, máy chủ: Bao gồm các hệ điều hành, các máy chủ:
+ Máy chủ sử dụng để cài các phần mềm, dữ liệu trong cơ quan (nhiều người
cùng sử dụng, khai thác), gồm một số loại sau: máy chủ ứng dụng (Application Server)
để chạy các phần mềm ứng dụng; máy chủ chia sẻ tập tin, dữ liệu (File Server),
Máy chủ phải có cấu hình đủ mạnh, hoạt động liên tục trong 24/7 để đáp ứng công
việc (chỉ tắt khi có sự cố hoặc bảo trì, bảo dưỡng).Hệ thống máy chủ, thiết bị mạng
được đặt trong phòng tối thiểu 20m2 với đủ các điều kiện cơ sở vật chất kèm theo
hướng dẫn này.
+ Hệ điều hành máy chủ gồm Windows Server, Redhat, Linux khuyến khích
các đơn vị sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở cho máy chủ.
+ Thiết bị lưu điện (UPS Online): được đầu tư kèm theo máy chủ, hệ thống mạng
để giảm thiểu các rủi ro, nguy hiểm do sự cố điện gây ra.
+ Hệ thống thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu: theo nhu cầu thực tế, các cơ quan nhà
nước có thể lựa chọn một trong các giải pháp sau:
+ Lưu trữ với thiết bị gắn trực tiếp (DAS-Direct Attached Storage): các thiết bị
lưu trữ ngoài được gắn trực tiếp vào máy chủ; mỗi máy chủ sẽ có một hệ thống lưu trữ
và phần mềm quản lý lưu trữ riêng biệt.
+ Lưu trữ qua mạng (NAS- Network Attached Storage): thiết bị lưu trữ được gắn
vào mạng LAN; cho phép người dùng dễ dàng truy cập, chia sẻ dữ liệu và ứng dụng đa
phương tiện dựa trên công nghệ File-Sharing kết hợp với hệ điều hành chuyên dụng để
cung cấp truy cập cho các host khác trong mạng.
34
+ Mạng lưu trữ riêng biệt (SAN-Storage Area Network): thiết kế với các máy chủ
và thiết bị lưu trữ nối với nhau qua thiết bị chuyển mạch lưu trữ (SAN Switch), cho
phép truy cập và lưu trữ thông tin với tốc độ cao mà không ảnh hưởng đến mạng LAN.
Với ưu việt về tính ổn định, độ bảo mật cao và quản trị mềm dẻo, giải pháp lưu trữ này
đặc biệt phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi tốc độ truy cập và tính sẵn sàng cao như
các hệ thống cluster, cơ sở dữ liệu và hệ thống tính toán hiệu năng cao.
- Hệ thống an ninh, bảo mật: thực hiện bảo vệ cho các hệ thống thông tin trong
nội bộ cơ quan trước sự tấn công, xâm nhập gây phá hoại, lợi dụng, dẫn đến gây hư
hỏng, gián đoạn việc sử dụng các hệ thống này. Hệ thống an ninh, bảo mật gồm nhiều
thành phần bảo mật khác nhau: bảo mật vật lý, bảo mật hạ tầng mạng, bảo mật hệ
thống, bảo mật host, bảo mật ứng dụng, bảo mật dữ liệu, bảo mật cho người dùng...).
1.5.1.3. Các UBND xã, phường, thị trấn
- Nền tảng, máy chủ: Không đầu tư mới máy chủ cho cấp xã.
- An ninh, bảo mật: Trang bị cho các máy trạm phần mềm diệt virut để đảm bảo
an toàn bảo mật cho người sử dụng.
1.5.2. Phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu (các phần mềm dùng chung, dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, cổng thông tin điện tử, dữ liệu dùng chung
của Thành phố);
1.5.2.1. Ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp
Website/Cổng thông tin điện tử
- Các cơ quan nhà nước cấp sở, ban, ngành và các UBND quận, huyện, thị xã
triển khai xây dựng Trang thông tin điện tử (Website)/Cổng thông tin với đầy đủ các
tính năng và nội dung thông tin cơ bản theo quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP
ngày 13/6/2013. Khuyến nghị Website/Cổng thông tin điện tử được phát triển trên
“lõi” chung (được Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng) và Hosting tại Trung tâm
dữ liệu Thành phố để quản lý, vận hành tập trung, bảo đảm an toàn thông tin và tiết
kiệm chi phí.
- Các UBND xã, phường, thị trấn nên triển khai một Trang tin điện tử (Có thể xây
dựng trang tin là thành phần cổng con (sub-portal) trên Website/Cổng thông tin điện tử của
Quận/Huyện/Thị xã chủ quản nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí quản lý, vận hành).
35
Dịch vụ công trực tuyến và Một cửa điện tử
Bảng 1.2: Dịch vụ công trực tuyến và Một cửa điện tử
TT
Loại ứng
dụng
Các sở, ban, ngành
Các UBND
quận, huyện, thị
xã
Các UBND xã,
phường, thị trấn
1
DVC trực
tuyến
Tích hợp với ứng dụng 1 cửa điện tử, kết nối với Website/Cổng
thông tin của cơ quan thành một hệ thống thống nhất
Các nhóm dịch vụ công trực tuyến ưu tiên cung cấp tối thiểu mức
độ 3 (theo quyết định 1605/QĐ-TTg)
- Đăng ký kinh doanh
- Cấp giấy phép đầu tư
- Cấp giấy phép thành
lập chi nhánh, VP đại
diện
- Cấp giấy phép xây
dựng
- Cấp chứng chỉ hành
nghề hoạt động xây
dựng
- Cấp giấy đăng ký hành
nghề y, dược
- Lao động, việc làm
- Cấp, đổi giấy phép lái
xe
- Giải quyết khiếu nại, tố
cáo
- Dịch vụ đặc thù
- Đăng ký kinh
doanh
- Cấp giấy phép
xây dựng
- Lao động, việc
làm
- Giải quyết khiếu
nại, tố cáo
- Tư pháp
- Cấp giấy phép
xây dựng
Giải quyết khiếu
nại, tố cáo
Đăng ký tạm trú,
tạm vắng (Công
an Thành phố
triển khai)
Chứng thực, khai
sinh
Các cơ quan, đơn vị tự
triển khai. Đối với các
dịch vụ công liên quan
đến nhiều sở, ngành
(liên thông) do Sở
Thông tin và Truyền
thông chủ trì xây dựng,
Thành phố xây
dựng và triển khai
dùng chung
Thành phố xây
dựng và triển khai
dùng chung
36
TT
Loại ứng
dụng
Các sở, ban, ngành
Các UBND
quận, huyện, thị
xã
Các UBND xã,
phường, thị trấn
các sở liên quan phối
hợp
2
Ứng dụng
“Một cửa
điện tử”
+ Kết nối, tích hợp với Website/Cổng thông tin, Ứng dụng cung
cấp Dịch vụ công trực tuyến và các trang thiết bị phục vụ tra cứu
thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa.
+ Kết nối ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ tác
nghiệp, giải quyết thủ tục hành chính.
Cơ quan, đơn vị tự xây
dựng
Thành phố triển
khai dùng chung
Thành phố triển
khai dùng chung
Nguồn: https://egov.danang.gov.vn/dichvucongtructuyen
Bảng 1.3: Ứng dụng nội bộ.
TT
Loại ứng
dụng
Các sở, ban, ngành
Các UBND quận, huyện,
thị xã
Các UBND xã,
phường, thị trấn
1
Ứng dụng
nghiệp vụ
(chuyên
ngành)
+ Triển khai trên nền tảng hạ tầng chia sẻ thống nhất; đảm bảo kết
nối, tích hợp với Website/Cổng thông tin, các ứng dụng và cơ sở dữ
liệu chuyên ngành thành một Hệ thống thống nhất.
+ Các ứng dụng có yêu cầu kết nối từ cácsở, ngành đến cấp Huyện
(hoặc cấp Xã)phục vụ công tác quản lý theo ngành sẽđược sở, ngành
chủ trì xây dựng chung, cài đặt tập trung tại Trung tâm dữ liệu Thành
phố và triển khai đến cấp Huyện (hoặc cấp Xã).
Xây dựng ứng dụng
chuyên ngành tại cơ
quan, đơn vị hoặc
xây dựng, triển khai
ứng dụng cho cấp
Huyện, cấp Xã
(theo nghiệp vụ của
ngành)
- Khai thác, sử dụng các
ứng dụng nghiệp vụ triển
khai từ sở, ngành.
- Xây dựng các ứng dụng
để tin học hóa quy trình tác
nghiệptạiđơn vị và các
xã/phường/thị trấn trực
thuộc;đảm bảo kết nối, chia
sẻ thông tin với sở, ngành,
xã/ phường/ thị trấn trực
thuộc.
Khai thác sử dụng
các ứng dụng
nghiệp vụ triển khai
từ sở, ngành và
cấp Huyện chủ
quản.
37
TT
Loại ứng
dụng
Các sở, ban, ngành
Các UBND quận, huyện,
thị xã
Các UBND xã,
phường, thị trấn
2
Ứng dụng
liên cơ quan
Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, phần mềm chuyển
nhận văn bản điện tử, phần mềm 1 cửa liên thông, Hệ thống thư điện
tử, Hệ thống giao ban trực tuyến, đào tạo từ xa Các ứng dụng dùng
chung sẽ được cài đặt tập trung/sao lưutại Trung tâm dữ liệu Thành
phố và triển khai chung cho các cơ quan nhà nước của Thành phố.
3
Ứng dụng
hỗ trợ quản
lý và thực
hiện các
nghiệp vụ
bên trong
+ Các cơ quan nhà nước chủ động xây dựng, triển khai để phục vụ
quản lý và thực hiện các nghiệp vụ bên trong cơ quan, đơn vị.
+ Phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (Quản lý nhân sự)
sẽ được Sở Nội vụ chủ trì xây dựng chung, cài đặt tập trung tại Trung
tâm dữ liệu Thành phố và triển khai cho các cơ quan nhà nước của
Thành phố.
+ Sử dụng phần
mềm Quản lý
CBCC.
+ Triển khai phần
mềm quản lý Tài
chính-Kế toán, Tài
sản công.
+ Quản lý tài
nguyên số: xây
dựng ứng dụng
quản lý tài nguyên
số tại đơn vị.
+ Sử dụng phần mềm
Quản lý CBCC.
+ Triển khai phần mềm
quản lý Tài chính-Kế toán,
Tài sản công.
+ Quản lý tài nguyên số:
xây dựng ứng dụng quản
lý tài nguyên số tại tại
đơn vị và đảm bảo cấp Xã
trực thuộc được khai thác,
sử dụng.
+ Sử dụng phần
mềm Quản lý
CBCC.
+ Triển khai phần
mềm quản lý Tài
chính-Kế toán, Tài
sản công.
+ Khai thác tài
nguyên số.
4
Ứng dụng
văn phòng
Phần mềm văn phòng Microsoft Office/OpenOffice;bộ gõ tiếng việt
Unikey; Trình duyệt web: IE, FireFox, Google Chrome Khuyến
khích các cơ quan nhà nước của Thành phố sử dụng các phần mềm
Văn phòng trên nền tảng nguồn mở.
5
Các dịch vụ
dùng chung
Triển khai làm nền tảng tích hợp, gồm một số dịch vụ: thanh toán
trực tuyến, quản lý người dùng, xác thực/phân quyền, dịch vụ thư
mụcCác dịch vụ này được Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng,
triển khai tập trung toàn Thành phố để tránh đầu tư trùng lặp, nâng
cao khả năng kết nối của các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu.
6
Ứng dụng
truyền thông
hội tụ
Hệ thống truyền thông hội tụ cung cấp các tính năng cơ bản như sau:
Hội thoại thời gian thực, tin nhắn tức thời, quản lý sự kiện/tin tức,
quản lý cộng đồng, truyền thông thoại Triển khai tập trung toàn
Thành phốđể tránh đầu tư trùng lặp, nâng cao hiệu quả truyền thông.
Nguồn: https://egov.danang.gov.vn/web/101802
38
1.5.2.2. Cơ sở dữ liệu
Các cơ sở dữ liệu do các cơ quan nhà nước của Thành phố xây dựng phục vụ quản
lý cần được triển khai tích hợp tại Trung tâm dữ liệu Thành phố, các cơ quan có liên
quan được khai thác, sử dụng theo quy chế quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu và phân cấp,
phân quyền được quy định trong quy chế.
Các sở, ban, ngành:
Các sở, ban, ngành chủ trì xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu nền tảng dùng
chung (dân cư, cán bộ công chức, đất đai và hệ thống thông tin địa lý) và các cơ sở dữ
liệu chuyên ngành (kinh tế-xã hội, quản lý đầu tư, tài chính, công thương, quy hoạch
kiến trúc, tư pháp hộ tịch, xây dựng, doanh nghiệp, giáo dục và đào tạo, thông tin và
truyền thông, y tế)theo các nhiệm vụ của UBND Thành phố giao; tích hợp tại Trung
tâm dữ liệu Thành phố và liên kết với cơ sở dữ liệu quốc gia.
Các UBND quận, huyện, thị xã:
Các UBND quận, huyện, thị xã (gọi chung là cấp Huyện) chủ trì xây dựng, quản
lý tập trung, tích hợp, chia sẻ các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, tác nghiệp
giải quyết thủ tục hành chính của cấp huyện và cấp xã trực thuộc tại UBND cấp
huyện. Các cơ sở dữ liệu này sẽ được sao lưu lên Trung tâm dữ liệu Thành phố để đảm
bảo an toàn dữ liệu khi có sự cố.
Các UBND xã, phường, thị trấn
Không triển khai xây dựng riêng, chỉ khai thác sử dụng các cơ sở dữ liệu cấp
Huyện và cơ sở dữ liệu do sở, ngành xây dựng được tích hợp tại Trung tâm dữ liệu
Thành phố theo quy chế và phân quyền trên Hệ thống.
1.5.3. Nguồn nhân lực CNTT
Về nguồn nhân lực CNTT (Cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách công nghệ
thông tin)
- Các sở, ban, ngành và các UBND quận, huyện, thị xã:
+ Có 01 cán bộ lãnh đạo phụ trách công nghệ thông tin.
+ Tối thiểu 02 cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có trình độ đại học hoặc
tương đương trở lên.
- Các UBND xã, phường, thị trấn có cán bộ kiêm nhiệm (cán bộ đầu mối) đã
39
qua đào tạo để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
Các cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị phải được đào tạo, tập huấn kỹ năng
ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng các yêu cầu quản lý, vận hành hạ tầng và
phát triển.
Nội dung đào tạo, tập huấn theo các nhóm:
- Đào tạo kỹ năng quản lý, ứng dụng CNTT trong quản lý, vận hành, khai thác
ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị theo các nhóm:
+ Lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã;
+ Lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng/ban;
+ Công chức, viên chức các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã;
+ Công chức cấp xã.
- Đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ chuyên trách CNTT tại đơn vị, đảm bảo
năng lực trình độ để triển khai ứng dụng cho cơ quan, đơn vị.
1.5.4. Chỉ đạo điều hành và môi trường chính sách (công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
cơ chế khuyến khích, phát triển nguồn nhân lực)
Các sở, ban, ngành và Các UBND quận, huyện, thị xã
Thể hiện qua hệ thống văn bản: Thành lập Ban chỉ đạo công nghệ thông tin và
các văn bản chỉ đạo của Lãnh đạo/Ban chỉ đạo; Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông
tin 5 năm (hoặc 3 năm) và hàng năm; Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO;
Chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính;
Hệ thống các văn bản quản lý, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan (Bao
gồm các quy định, quy chế của mỗi cơ quan liên quan đến quản lý, vận hành và sử
dụng hệ thống mạng, hệ thống thư điện tử, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công
việc, trao đổi lưu trữ và xử lý văn bản điện tử, phần mềm tác nghiệp; quy định bảo
đảm an toàn thông tin); Khuyến nghị có cơ chế hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực công
nghệ thông tin, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan.
Các UBND xã, phường, thị trấn
Thể hiện qua hệ thống văn bản: Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng
năm; Chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành
40
chính; Hệ thống các văn bản quản lý, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị
tuân thủ theo quy định chung của cấp Huyện.
Kết luận chương 1
Giá trị của chính phủ điện tử sẽ ngày càng được xác định bởi sự đóng góp của nó
vào sự phát triển của tất cả các lĩnh vực. Việc lấy công dân làm trung tâm, bảo đảm
tính toàn diện, chính phủ kết nối vào đó để đánh giá việc cung cấp dịch vụ công điện
tử và các hình thức cung cấp tiên tiến khác.Trong một thế giới với sự phát triển không
ngừng của Internet, các phương pháp nghiên cứu cần phải được cập nhật thường xuyên
để đảm bảo kết quả đúng đắn và phù hợp. Quan trọng hơn, một tiêu chuẩn quốc tế là
cần thiết để mô hình hóa, phân tích và theo dõi tình hình chính phủ điện tử giữa các
ngành kinh tế và giữa các ranh giới quyền lực. Các cơ quan Chính phủ có thể kiểm tra
mối quan hệ giữa các chỉ số về chính phủ điện tử và các mục tiêu phát triển đã được
quốc tế thống nhất. Việc làm này có thể làm hiểu rõ hơn về tác động của công nghệ
thông tin và truyền thông đối với sự phát triển trong khu vực côn
41
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI ĐÀ NẴNG TRONG VIỆC TRIỂN KHAI
CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, HƯỚNG ĐẾN THÀNH PHỐ THÔNG MINH
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội, năng lực, đội ngũ tại thành phố Đà Nẵng có
liên quan để thực hiện chính quyền điện tử, hướng đến thành phố thông minh
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
Đà Nẵng nằm ở 15O55' đến 16 O14' vĩ Bắc, 107 O18' đến 108 O 20' kinh Đông;
phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía
Đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ
Chí Minh 964 km về phía Nam và cách thành phố Huế 108km về phía Tây Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25,9 OC, riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao
gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 OC. Độ ẩm không khí.trung bình là 83,4%.
Lượng mưa trung bình năm là 2.504,57 mm. Số giờ nắng bình quân là 2.156,2
giờ/năm.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn (trên 70%), độ cao khoảng từ 700-1.500m,
độ dốc lớn (40 O) là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn; có ý nghĩa bảo vệ môi trường
sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển
nên bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp,
quân sự, khu dân cư và các khu chức năng của thành phố.
Diện tích tự nhiên: 1.283,4km2.
Đà Nẵng có các quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà,
Thanh Khê và 2 huyện: huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Dân số: 951.572 người; mật độ: 757,8 người/km2(2011).
Đà Nẵng - Thành phố động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Vùng Kinh tế trọng
điểm miền Trung gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế
so sánh của Vùng, từng bước phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thành
42
một trong những vùng phát triển năng động của cả nước. Trong đó, Đà Nẵng được xác
định là thành phố trọng điểm của miền Trung.
Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - 52,98%; Công nghiệp và Xây dựng - 43,84%; Nông
nghiệp - 3,18%.
Hơn 5 năm qua, thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực xây dựng hình ảnh một đô thị năng
động, hiện đại và môi trường trong sạch gắn với chiến lược phát triển các chuỗi sự
kiện, lễ hội cộng đồng. Đà Nẵng còn được biết đến như một điểm hẹn của các sự kiện
và lễ hội. Từ các lễ hội truyền thống cho đến các sự kiện nổi bật như Cuộc thi trình
diễn pháo hoa quốc tế, Cuộc thi dù bay quốc tế, đã và đang thu hút hàng triệu lượt
khách du lịch đến với Đà Nẵng mỗi năm.
Theo Quy hoạch phát triển nhân lực của thành phố đến năm 2020, Đà Nẵng có
70% lao động qua đào tạo, trong đó có 21% có trình độ đại học, cao đẳng; 16% - trung
cấp chuyên nghiệp và 33% công nhân kỹ thuật.
Đà Nẵng là trung tâm giáo dục trọng điểm của miền trung. Sau Hà Nội và Hồ Chí
Minh.
Đà Nẵng có 01 Đại học vùng là Đại học Đà Nẵng với 06 trường thành viên (04
trường đại học và 02 trường cao đẳng), 04 trường đại học độc lập, 13 trường cao đẳng,
7 trường trung cấp nghề, 17 trung tâm dạy nghề và 33 cơ sở khác có dạy nghề.
Trong thời gian gần đây, Đại học Đà Nẵng đã hợp tác đào tạo với nhiều trường
đại học nước ngoài trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học.
Theo Quy hoạch phát triển, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ xây dựng một số trường đại học và viện nghiên cứu:
Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Y Dược
(Nâng cấp từ khoa Y Dược hiện nay), Đại học Kỹ thuật Y tế (nâng cấp từ trường Cao
đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học Mở, Viện Đào tạo Sau Đại học
Để đẩy mạnh thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đến làm
việc tại Đà Nẵng, thành phố đã có một số cơ chế chính sách khuyến khích.
- Thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho
các dự án.
- Xây dựng chính quyền điện tử hướng đến năm 2020 thành phố Đà Nẵng trở
43
thành thành phố thông minh.
2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của Đà Nẵng
2.1.2.1. Thuận lợi
- Về vị trí địa lý
Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, trên quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam.
Đà Nẵng nối với Tây Nguyên qua quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên
và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma đến các nước và vùng lãnh thổ Đông
Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông – Tây. Bên cạnh đó Đà Nẵng còn có các
tuyến giao thông quan trọng như đường sắt liên vận quốc tế Trung Quốc – ASEAN đi
qua, cảng biển và sân bay quốc tế. Đà Nẵng còn là trung tâm của sáu di sản văn hóa và
thiên nhiên thế giới là: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha –
Kẻ Bàng, Nhã nhạc Cung đình Huế và Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
Đà Nẵng chỉ cách các trung tâm kinh tế phát triển của các nước Đông Nam Á,
khu vực Thái Bình Dương trong phạm vi bán kính khoảng 2.000 km, vì thế rất thuận
lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa.
- Về tài nguyên đất
Diện tích đất hoàn toàn thành phố Đà Nẵng là 1283 km2 gồm các loại đất sau:
cồn cát, đất ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đen, đất đỏ
vàng, đất mùn đỏ vàng, đất thung lũng và đất xói mòn trơ sỏi đá. Quan trọng nhất là
đất phù sa, đất này thích hợp với việc trồng cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây
dược liệu, chăn nuôi gia súc và bố chí các kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
- Về tài nguyên biển và ven biển
Đà Nẵng có bờ biển dài và cảng Tiên Sa. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như Non
Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị
lớn cho phát triển du lịch và nghĩ dưỡng.
Khả năng phát triển kinh tế thủy sản của thành phố là khá lớn. Sản lượng khai
thác trung bình hàng năm đặt trên 40 ngàn tấn, chủ yếu là cá nổi ven bờ Thành phố
còn có hơn 670 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện tốt để xây
dựng vùng nuôi các nước ngọt tại các xã Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Liên, Hòa
Sơn thuộc huyện Hòa Vang.
44
- Tài nguyên du lịch và di sản văn hóa
Đà Nẵng có nhiều danh lam thắm cảnh nổi tiếng như đèo Hải Vân, Nam Ô, Xuân
Thiều, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà, Núi Chúa, Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm; bãi tắm
Mỹ Khê và Non Nước đã được tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp
và hấp dẫn nhất hành tinhcác điều kiện trên rất thuận lợi cho phát triển đa dạng các
loại hình du lịch như: du lịch nghỉ mát, tham gia, nghiên cứu, văn hóa.
- Về cơ sở hạ tầng
- Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, có đủ bốn loại đường giao thông thông
dụng: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Hệ thống đường bộ
chính của Đà Nẵng đã nhựa hóa và bê tông hóa 100%. Ga đường sắt của Đà Nẵng là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_t.pdf