MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.8
1.1. Một số khái niệm liên quan.8
1.2. Chính sách xây dựng nông thôn mới do Trung ương ban hành.10
1.3. Chính sách về xây dựng nông thôn mới do tỉnh Quảng Ngãi ban hành .21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG
NGÃI .345
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sơn Tây .35
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách XDNTM trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh
Quảng Ngãi .38
2.3. Đánh giá chung.61
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI.65
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi .65
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi .68
KẾT LUẬN .77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
90 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sơn tây, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hố thành lập Ban Chỉ đạo
Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM cấp huyện, thành phố; đến nay, toàn tỉnh
có 14/14 huyện, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo và Văn phòng điều phối
XDNTM; có 164/164 xã của 14 huyện, thành phố tham gia thực hiện Chương
trình XDNTM và 100% số xã đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu
quốc gia XDNTM và Ban quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM.
1.3.10. Về điều chỉnh Chính sách xây dựng nông thôn mới
Trong quá trình triển khai thực hiện, để chính sách đi vào thực tiễn, phù hợp
với điều kiện và tình hình thực tế Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi cũng có những điều chỉnh, bổ sung chính sách, cơ chế thực hiện. Đó
là: Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Quyết định số 342/QĐ-
33
TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch số
322/KH-UBND ngày 23/01/2013 về chỉ đạo điểm đối với 4 xã điểm của tỉnh về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Theo đó, tỉnh đã điều chỉnh mục
tiêu thành: "Đến năm 2015, 04 xã điểm của tỉnh gồm: Hành Minh (Nghĩa Hành),
Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa), Đức Tân (Mộ Đức) và Ba Chùa (Ba Tơ) đạt chuẩn nông
thôn mới, với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại; cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, văn hóa-xã hội tiến bộ, dân
chủ được phát huy, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
được đảm bảo; hệ thống chính trị được cũng cố vững chắc".
1.3.11. Về theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chính sách XDNTM
Để công tác XDNTM đạt kết quả theo kế hoạch; thời gian qua, Thường trực
Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường
xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Chính sách XDNTM trên
địa bàn tỉnh; qua đó, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương; tăng
cường theo dõi, rà soát, giám sát và tổng hợp các xã còn yếu, thiếu hoặc chỉ đạt từ
10 tiêu chí về NTM trở xuống trên địa bàn tỉnh để có điều chỉnh, bổ sung hoặc
thay đổi cho phù hợp; phân công rõ, cụ thể trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, thực
hiện, phối hợp thực hiện đối với các đồng chí Tỉnh ủy viên, lãnh đạo các sở, ban,
ngành phụ trách lĩnh vực từng tiêu chí trong 19 tiêu chí XDNTM (ví dụ Giám đốc
Sở Tư pháp phụ trách tiêu chí về xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật).
1.3.12. Kết quả thực hiện chính sách XDNTM ở tỉnh Quảng Ngãi
Theo Báo cáo số 61/BC-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi, thì tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 59 xã được công nhận xã NTM (đạt
19 tiêu chí), tăng 48 xã so với năm 2015, đạt 98,33% so với kế hoạch (nhóm 1);
Có 15 xã đạt từ 15 -18 tiêu chí về NTM (nhóm 2); 47 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí về
NTM (nhóm 3); 43 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí về NTM (nhóm 4); không có xã nào đạt
dưới 05 tiêu chí về NTM (nhóm 5). Tỉnh có 01 huyện về đích NTM, đó là huyện
Nghĩa Hành.
34
Số xã đạt tiêu chí 2 (giao thông): 19 xã; đạt tiêu chí 3 (thủy lợi): 39 xã; đạt
tiêu chí 4 (điện): 119 xã; đạt tiêu chí 6 (cơ sở vật chất văn hóa): 26 xã; đạt tiêu chí
8 (bưu điện): 124 xã; đạt tiêu chí 9 (nhà ở dân cư): 94 xã; đạt tiêu chí 10 (thu
nhập): 48 xã; đạt têu chí 11 (hộ nghèo): 36 xã; đạt tiêu chí 13 (hình thức tổ chức
sản xuất): 84 xã; đạt tiêu chí 15 (y tế): 104 xã; đạt tiêu chí 16 (văn hóa): 100 xã;
đạt tiêu chí 17 (môi trường): 46 xã; đạt têu chí 18 (hệ thống chính trị): 83 xã; Số
xã đạt tiêu chí 19 (an ninh trật tự xã hội): 155 xã; Số tiêu chí bình quân/xã: 9,05
tăng hơn 5 tiêu chí so với năm 2011.
Kết quả nêu trên đã thể hiện sự nỗ lực, chung tay của hệ thống chính trị từ
tỉnh đến huyện, xã, thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn đã được đầu
tư từng bước hoàn chỉnh theo quy hoạch, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sản xuất
và dân sinh, nhất là các loại hạ tầng thiết yếu (giao thông, thủy lợi, điện, trường
học, cơ sở vật chất văn hóa, trạm y tế). Công tác phát triển sản xuất nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn được quan tâm đầu tư.
Các nội dung về văn hóa, xã hội, giáo dục, môi trường bước đầu được quan tâm.
Đời sống tinh thần của người dân nông thôn phát triển theo hướng lành mạnh hơn,
văn minh hơn. Hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường và củng cố, an ninh trật
tự, an toàn xã hội nông thôn tiếp tục được giữ vững.
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1 tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn về chính sách xây dựng nông thôn mới. Qua đó làm rõ những vấn đề, khái
niệm về nông thôn, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới, chính sách xây dựng
nông thôn mới; quá trình hình thành, phát triển Chính sách xây dựng nông thôn
mới ở Việt Nam (nội dung, tiêu chí); việc triển khai chính sách xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi,... làm cơ sở để tác giả triển khai, đánh giá
đúng các nội dung, thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi từ đó đề ra các biện pháp, giải pháp hữu
hiệu, phù hợp nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sơn Tây trong thời gian đến.
35
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TÂY,
TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sơn Tây
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Sơn Tây là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, được tái lập theo
Nghị định số 83/NĐ-CP ngày 06/8/1994 của Chính phủ (về việc phân chia huyện
Sơn Hà thành hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây), là huyện đặc biệt khó khăn nhất
nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm tỉnh lỵ trên 80 km; phía Tây
và Tây Nam giáp huyện Komplong (Kon Tum), phía Đông và Đông Nam giáp
huyện Sơn Hà, phía Bắc giáp huyện Trà My (Quảng Nam) và huyện Tây Trà. Sơn
Tây có địa hình phức tạp, đồi núi cao, độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn, chia
cắt bởi nhiều sông suối. Về khí khậu, Sơn Tây nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,
chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung bộ,
có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô... Điều kiện tự nhiên này gây khó khăn
cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 38.149,23 ha, chiếm 7,4% diện
tích đất toàn tỉnh; trong đó, đất nông nghiệp 35.452,74 ha, chiếm 92,93%, đất phi
nông nghiệp 1.840,02 ha, chiếm 4,82%, đất chưa sử dụng 856,48 ha, chiếm
2,25%. Đất nông nghiệp ở huyện Sơn Tây chủ yếu là đất đồi núi (diện tích đất lâm
nghiệp của huyện là 28.476,03 ha), cộng với địa hình miền núi nên việc mở rộng
diên tích canh tác là rất phức tạp, do vậy việc phát triển sản xuất quy mô lớn như
kinh tế trang trại gặp nhiều khó khăn, chưa phát triển trên địa bàn huyện, đồng
thời giá trị sản xuất do nông nghiệp mang lại vẫn còn rất thấp, do đó, yêu cầu đặt
ra là phải có những phương hướng sản xuất mới nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất
của huyện.
36
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Về kinh tế: Sơn Tây là một huyện miền núi, nền kinh tế chủ yếu dựa vào
nông – lâm –ngư nghiệp. Năm 2018, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt hơn
402,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân: 41,5%/năm vượt chỉ
tiêu (14,5%). Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Theo đó, tỷ
trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản: 23,28%; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng:
68,61%; tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ: 8,11%. Giá trị sản xuất bình quân
đầu người/năm (theo giá so sánh năm 1994) là 21,490 triệu đồng, tăng 13,99 triệu
đồng/người/năm so với Nghị quyết (7,5 triệu). Các xã, trong huyện đang tập trung
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo vùng nguyên liệu tập
trung, chuyên canh, giao rừng, cho thuê rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng, bước
đầu thực hiện các mô hình dịch vụ sản xuất nông nghiệp; sản xuất công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
huyện miền núi. Tuy nhiên, kinh tế phát triển nhưng chưa mạnh, chưa có yếu tố
mới mang tính đột phá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; tỷ lệ hộ nghèo và cận
nghèo còn cao, đời sống của bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.
b) Cơ sở hạ tầng: Huyện Sơn Tây đã có đường ô tô vào đến trung tâm các
xã. Hiện trên địa bàn huyện gồm 9 xã (chưa có thị trấn) có đồng bào dân tộc sinh
sống đều được cứng hóa đến trung tâm xã, xây dựng hệ thống trường học tương
đối đảm bảo cho việc dạy và học, có trung tâm cấp huyện và y tế tại xã đảm bảo
chuẩn về y tế, các xã đều có điện lưới quốc gia, có điện thoại, có điểm bưu điện
văn hoá xã, có sóng phát thanh và truyền hình ở tất cả các xã, hệ thống thủy lợi,
nước sinh hoạt được đầu tư phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt... bước đầu tác động
tích cực và thay đổi đến đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số của
huyện. Tuy nhiên, đại bộ phận các thôn, xóm cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển,
đặc biệt là đường giao thông liên thôn, xóm phần lớn là đường đất chưa được bê
tông hóa và đi lại rất khó khăn vào mùa mưa.
c) Dân số và lao động: Tính đến cuối năm 2018, Sơn Tây có 09 xã (gồm 42
thôn, 135 khu dân cư) với dân số là 21.258 khẩu, 5.482 hộ; đồng bào dân tộc thiểu
37
số chiếm 90%. Toàn huyện có 10.099 lao động, lao động trong nông nghiệp chiếm
78,2% và 21,8% là lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp
cao hơn phi nông nghiệp chứng tỏ sản xuất nông nghiệp là sinh kế chính của nhiều
hộ dân trên địa bàn. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện nhiều năm
qua vẫn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn mức rất cao, lần lượt là
43,31% (2.374 hộ) và 8,71% (478 hộ). Do vậy, đời sống người dân cũng như trình
độ phát triển kinh tế - xã hội huyện Sơn Tây hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
d) Văn hóa - xã hội: Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ
học sinh khá, giỏi tăng dần, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, tỷ lệ con em đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trên cả
nước ngày càng tăng; hệ thống cơ sở vật chất ngành y tế được quan tâm đầu tư đầy
đủ đảm bảo như trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, có 9 trạm y tế tại các
xã và bố trí đủ Bác sỹ để khám chữa bệnh đảm bảo phục vụ khám chữa bệnh cho
người dân và thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho hộ nghèo trên địa bàn;
phong trào thể dục, thể thao phát triển mạnh gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn
luyện thể dục, thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”; công tác thông tin tuyên truyền
được tăng cường, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của huyện, chủ động kịp thời đưa tin
tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước,
các nhiệm vụ chính trị của địa phương, hoạt động của lãnh đạo huyện, phòng
chống và khắc phục hậu quả thiên tai... Tuy nhiên, chất lượng giáo dục và đào tạo
tuy đã được nâng lên, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn
nhân lực, tỷ lệ học sinh đỗ đại học hằng năm không cao; tỷ lệ học sinh bỏ học ở
cấp trung học cơ sở còn nhiều; tuy cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu đời sống tinh
thần của nhân dân, kết quả các môn thi đấu do tỉnh tổ chức chưa cao, việc bảo tồn
các di tích lịch sử, các văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số mất dần
chưa khôi phục được.
38
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Sơn Tây
2.2.1.1. Ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách XDNTM
Thực hiện các văn bản chỉ đạo điều hành, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh
ủy, HĐND và UBND tỉnh Quảng Ngãi, huyện Sơn Tây đã ban hành các văn bản
sau:
* Huyện ủy Sơn Tây: Chương trình số 12-CTr/HU ngày 05/01/2012 về thực
hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 13/10/2011 của Tỉnh ủy về thát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định
hướng đến năm 2020.
* HĐND huyện Sơn Tây: Nghị quyết số 02/2012/NQ-HĐND ngày
07/5/2012 về thông qua Đề án phát triển Nông nghiệp và XDNTM huyện Sơn Tây
giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
* UBND huyện Sơn Tây: Quyết định số 1631/QĐ-UBND ngày 04/11/2010
về Thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM giai đoạn
2010 – 2020; Quyết định số 77/QĐ-UBND ngày 23/02/2011 về Kiện toàn Ban chỉ
đạo chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định
số 02/QĐ-BCĐXDNTM ngày 08/3/2011 về Quy chế hoạt động Ban chỉ đạo
chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số
203/QĐ-UBND ngày 28/3/2011 về Thành lập tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo
chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM; Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày
18/3/2014 kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM giai
đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 1468/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 về Kiện toàn
Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2010 – 2020;
Quyết định số 754, 755, 756, 757, 758, 759, 760, 761, 762/QĐ-UBND ngày
01/6/2016 về giao chỉ tiêu, nhiệm vụ XDNTM đối với 09 xã (Sơn Dung, Sơn
Long, Sơn Liên, Sơn Bua, Sơn Mùa, Sơn Tân, Sơn Màu, Sơn Tinh, Sơn Lập)
39
thuộc huyện giai đoạn 2016- 2020; Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 29/3/2017
về giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu
quốc gia XDNTM năm 2017; Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày 28/5/2017 về
Bổ sung kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM
năm 2017; Công văn số 524/UBND ngày 25/4/2017 về giao nhiệm vụ thực hiện
Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 -2020; Quyết định số 1189a/QĐ-
UBND ngày 29/6/2018 phê duyệt danh mục đề xuất dự án phát triển sản xuất gắn
liền với liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giai đoạn 2018 – 2020; Quyết
định số 1036/QĐ-UBND ngày 31/5/2018 về việc bổ sung danh mục công trình
thuộc kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc
gia XDNTM năm 2018; Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 26/2/2018 về Bổ
sung kế hoạch vốn đầu tư ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn năm 2018; Quyết định số 429a/QĐ-UBND ngày
15/3/2018 về Bổ sung kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng nông thôn mới năm 2018 (Nguồn ngân sách Trung ương và vốn đối
ứng ngân sách tỉnh); Quyết định số 574/QĐ-UBND ngày 29/3/2018 về Bổ sung kế
hoạch vốn đầu tư ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình MTQG XDNTM năm
2018; Quyết định số 1189a/QĐ-UBND ngày 29/6/2018 về Phê duyệt danh mục đề
xuất dự án phát triển sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm theo chuổi giá trị giai
đoạn 2018 – 2020,
2.2.1.2. Thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý Chương trình Mục tiêu Quốc
gia xây dựng nông thôn mới và phân công trách nhiệm
* Ở cấp huyện, để triển khai thực hiện hiệu quả chính sách XDNTM; trong
giai đoạn 2011 – 2015, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Mục
tiêu quốc gia XDNTM huyện do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; 03 Phó
Trưởng ban là 01 Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (NN&PTNT) và Trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch (TC-KH)
huyện; các thành viên gồm thủ trưởng các Phòng, ban, ngành, các hội doàn thể
huyện có liên quan (không thành lập Văn phòng Điều phối XDNTM huyện). Đến
40
giai đoạn 2016 – 2020, Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM
huyện và Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
huyện được nhập lại thành Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia huyện
Sơn Tây. Theo đó, Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM do 01 Phó Chủ tịch
UBND huyện là Phó Trưởng ban Chương trình Mục tiêu quốc gia huyện phụ
trách; thành viên thường trực là Trưởng Phòng NN&PTNT và các thành viên còn
lại là thủ trưởng các Phòng, ban, ngành, các hội đoàn thể huyện có liên quan. Đặc
biệt, giai đoạn 2016 – 2020, UBND huyện đã thành lập Văn phòng Điều phối
XDNTM – cơ quan thường trực.
* Ở cấp xã thành lập Ban Quản lý Chương trình Mục tiêu XDNTM trên cơ
sở hợp nhất tất cả các BQL hiện có trên địa bàn, do Chủ tịch UBND xã làm trưởng
ban, Phó Chủ tịch UBND xã làm Phó Trưởng ban thường trực, các thành viên gồm
đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị và đại diện các thôn.
Ngay sau khi thành lập, Ban chỉ đạo đã xây dựng và ban hành Quy chế hoạt
động, chỉ đạo các đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển
khai thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
UBND huyện và xã chủ động bố trí kinh phí ngân sách hằng năm để triển
khai các hoạt động XDNTM trên địa bàn quản lý, kết thúc kế hoạch năm tổng hợp
gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND tỉnh cấp hỗ trợ có mục tiêu (ngoài phần hỗ
trợ của cấp trên). Phòng NN&PTNT (hiện nay là Văn phòng Điều phối XDNTM)
là cơ quan Thường trực của Chương trình, chủ trì và phối hợp với các phòng, ban,
ngành liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm và hằng năm về mục tiêu, nhiệm vụ,
các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình. Đôn đốc, kiểm tra, giám
sát tình hình thực hiện Chương trình của các phòng, ban, ngành, địa phương và kịp
thời báo cáo UBND huyện, Ban chỉ đạo huyện xem xét giải quyết. Các phòng,
ban, ngành có liên quan và các thành viên Ban chỉ đạo huyện chịu trách nhiệm
hướng dẫn xây dựng quy hoạch, các dự án thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của
ngành và địa bàn được phân công chỉ đạo để các địa phương triển khai thực hiện;
đồng thời tham mưu cho UBND huyện bố trí nguồn vốn và lồng ghép các Chương
41
trình mục tiêu trên địa bàn, cơ chế hỗ trợ vốn để xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ
đạo huyện và Ban quản lý cấp xã thực hiện theo quy chế hoạt động và phân công
các thành viên trực tiếp phụ trách địa bàn để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương
triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao nhất.
2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Sơn Tây
2.2.2.1. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập
a) Kết quả đạt được
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội huyện Sơn Tây có nhiều
chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được
cải thiện và nâng cao, quốc phòng và an ninh được ổn định; song, Sơn Tây vẫn là
huyện nghèo, đời sống người dân còn khó khăn, hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn
chế; mặc dù vậy, căn cứ các văn bản chỉ đạo, điều hành về NTM, XDNTM ở
Trung ương, ở tỉnh; chính quyền huyện Sơn Tây đã tích cực, chủ động xây dựng
và ban hành các văn bản triển khai thực hiện XDNTM và đã đạt được một số kết
quả đáng ghi nhân, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, 06
huyện miền núi nói chung và huyện Sơn Tây nói riêng.
Mục tiêu chủ yếu, cốt lõi của Chương trình XDNTM hiện nay là làm thay
đổi bộ mặt nông thôn từ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu và phát
triển sản xuất đến nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập cho người dân nông
thôn. Do vậy, trong những năm qua huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ
với những mô hình kinh tế hiệu quả, giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời
sống. Trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới, nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người
dân đã được triển khai từ nguồn vốn 30a, 135, nguồn vốn khuyến nông, chương
trình phát triển vùng, dự án giảm nghèo Tây Nguyên.
Từ nguồn vốn đầu tư thuộc chương trình 30a, 135, trong gần 10 năm triển
khai thực hiện xây XDNTM, giai đoạn 2010 - 2020, các địa phương trong huyện
đã hỗ trợ các mô hình phát triển giống cây trồng, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
42
gia súc, gia cầm; hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cho nông dân;
hỗ trợ các ngành nghề nông thôn; tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân có điều
kiện phát triển sản xuất một cách tốt nhất.
Huyện đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp để thực hiện, trong đó coi trọng
việc vận động, khuyến khích người nông dân mạnh dạn, năng động trong phát
triển kinh tế bằng các mô hình thiết thực, phù hợp để nâng cao thu nhập. Chỉ đạo
ngành nông nghiệp phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật, triển khai chính sách
hỗ trợ máy móc nông nghiệp giúp nông dân tăng hiệu quả sản xuất. Vì vậy, hiện
nay ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các địa phương còn xây dựng đề án
phát triển sản xuất, trên cơ sở phát huy thế mạnh về đất đai, nguồn lao động và các
cây trồng chủ lực của địa phương.
Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân theo tiêu chí nông thôn mới, huyện
đã tập trung đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp nhận và
phát huy hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng các
mô hình kinh tế điểm để nhân dân học tập và làm theo như mô hình canh tác cây
lúa nước, mô hình nuôi cá nước ngọt, mô hình cây ăn quả, mô hình vườn rừng.
Đồng thời hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi, máy móc nông
nghiệp cho nông dân, nhằm từng bước tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng
thu nhập, ổn định cuộc sống.
Có thể nói, trong gần 10 năm qua, huyện Sơn Tây đã chú trọng thực hiện
các nhiệm vụ phát triển sản xuất theo hướng phát triển hàng hóa gắn với liên kết
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nâng cao thu nhập, giảm tỷ
lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo (hộ nghèo giam từ 60,67% năm 2011 xuống còn 43,31
% năm 2018, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 49,48% trong năm 2017
xuống còn 43,31% năm 2018; 792 hộ cận nghèo năm 2011 xuống còn 478 hộ năm
2018, đặc biệt, hộ cận nghèo giảm nhanh từ 661 hộ năm 2015 xuống còn 456 hộ
năm 2016), cải thiện đời sống cho người dân nông thôn; từng bước nhân rộng một
số mô hình hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh công tác
đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao tay nghề, giải quyết
43
việc làm cho lao động trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn.
Bảng 2.1. Kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Tây
giai đoạn 2011-2018
Năm
Số hộ nghèo
(Hộ)
Tỷ lệ
(%)
Số hộ cận nghèo
2011 2.966 60,67 792
2012 2.781 56,23 768
2013 2.675 54,01 712
2014 2.378 47,09 687
2015 2.148 42,1 661
2016 2.906 55,07 456
2017 2.645 49,48 484
2018 2.374 43,31 478
Nguồn: UBND huyện Sơn Tây, năm 2018
b) Hạn chế
- Thu nhập ở nông thôn tuy có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp, khoảng
cách chênh lệnh thu nhập giữa khu vực nông thôn – thành thị còn cao. Chất lượng
một số dịch vụ thiết yếu ở nông thôn (dịch vụ y tế cơ sở, cung ứng vật tư, giống
cho sản xuất) vẫn còn khoảng cách xa so với đô thị. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm tuy
nhiên vẫn còn cao 11,16%.
- Do khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân còn nhiều
hạn chế, nguồn lực kinh tế để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp rất lớn, nhưng thực
tế trên địa bàn huyện việc sản xuất chỉ đủ tự cung cấp cho nhu cầu hộ gia đình nên
chưa thể phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa; gặp không ít khó khăn trong việc
định hướng đào tạo nghề và phát triển các loại hình kinh tế đang có giá trị thị
trường nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
- Quá trình sản xuất của người dân vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, giá trị kinh
tế thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác còn chưa triệt để. Mặt
44
khác thị trường tiêu thụ cho sản phẩm không ổn định, giao thông đi lại khó khăn
khiến cho nông sản làm ra thường bị ép giá, người dân thiệt thòi, thiếu vốn để mở
rộng quy mô sản xuất cũng là một trong nhiều trở ngại khiến cho việc tiếp tục thực
hiện nhân rộng các mô hình kinh tế còn hạn chế, lãng phí nguồn lực đầu tư.
- Vấn đề đào tạo nghề là nhu cầu thiết thực đáp ứng kịp thời yêu cầu phát
triển của xã hội. Tuy nhiên, đối với địa phương còn nghèo như huyện Sơn Tây,
việc vận động người dân tham gia học nghề là vấn đề khó khăn. Bởi đa số người
lao động là người dân tộc thiểu số, lao động chính trong gia đình, hoàn cảnh nghèo
khó, nghề nghiệp không ổn định, trình độ học vấn thấpnên người dân chưa tha
thiết với nhu cầu học nghề.
- Trên địa bàn huyện tuy có nhiều cơ hội, điều kiện phát triển các nông sản
chủ lực; song, chưa xây dựng được thương hiệu, chưa đầu tư đúng mức cả về số
lượng, sản lượng và chất lượng; việc đầu tư và phát triển các loại nông sản này
mang tính tự phát, chưa có kế hoạch cụ thể, vẫn còn tình trạng trồng cây gì, nuôi
con gì? nên đầu vào và đầu ra luôn gặp khó khăn.
2.2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
a) Kết quả đạt được
* Về giao thông
Giao thông nông thôn đã được chú trọng đầu tư mới và nâng cấp theo
hướng nhựa hóa, cứng hóa, góp phần phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Hiện tại đã có 100% số X
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_xay_dung_nong_thon_moi_tren_di.pdf