DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. .
MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC. 9
1.1. Khái quát về bảo tồn đa dạng sinh học. 9
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học. 9
1.1.2. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học . 10
1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về bảo tồn đa
dạng sinh học . 12
1.2.1. Khái niệm THPL về bảo tồn đa dạng sinh học. 12
1.2.2. Đặc điểm THPL về bảo tồn đa dạng sinh học . 13
1.2.3. Vai trò của THPL về bảo tồn đa dạng sinh học. 14
1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. 16
1.3.1. Tuân thủ pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. 17
1.3.2. Thi hành pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. 17
1.3.3. Sử dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. 18
1.3.4. Áp dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. 18
1.4. Các yếu tố đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh
học .20
1.4.1. Yếu tố kinh tế. 20
1.4.2. Yếu tố chính trị. 23
1.4.3. Yếu tố văn hóa - đời sống. 25
1.4.4. Yếu tố pháp luật . 28
Tiểu kết Chương 1. 31
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH. 32
2.1. Khái quát về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh . 32
2.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Ninh. 32
2.1.2. Khái quát về bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Ninh. 39
128 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bản tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à các văn bản chỉ đạo thực hiện khác nhƣ: Chỉ thị số 04/CT-UBND
ngày 12/2/2015 tăng cƣờng công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn
việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc hại và các nghề khai thác thủy sản
bị cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quy định danh mục các phƣơng pháp
khai thác, loại nghề khai thác, ngƣ cụ bị cấm và thời gian cấm khai thác trong
khai thác sá sùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Quyết định số
3818/2016/QĐ-UBND ngày 11/11/2016); Quy định các nghề cấm sử dụng
máy bơm tạo áp lực để khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
(Quyết định số 2393/2012/QĐ-UBND ngày 20/9/2012); Quyết định số
1458/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 về hỗ trợ cho các chủ hộ nuôi gấu tự
nguyện chuyển giao gấu về Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo và gia hạn thời
gian thực hiện tại Quyết định số 2774/QĐ-UBND ngày 23/9/2015... văn bản
số 1368/UBND-MT ngày 17/03/2016 về việc cập nhật, lồng ghép nội dung
bảo tồn đa dạng sinh học vào quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch sử đụng đất
trên địa bàn Tỉnh.
52
- Các văn bản của các Sở, ban, ngành nhƣ: các Quy chế quản lý khu
bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh; các Kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn
tình trạng phá rừng, kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã, nguy cấp,
quý, hiếm...
Kế hoạch số 1596/KH-CAT-PC49 ngày 18/8/2014 của Công an tỉnh
v/v hƣởng ứng Chiến dịch PAWS bảo vệ động vật hoang dã tại Châu Á; Kế
hoạch số 391/KH-CAT-PC49 ngày 12/03/2014 và Công văn số 150/CV-PC49
ngày 17/03/2014 của Công an tỉnh về việc tăng cƣờng chỉ đạo và thực hiện
các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài ĐVHD, nguy cấp, quý, hiếm; Công
văn số 2141/CAT-PC49 ngày 17/10/2016 của Công an tỉnh về việc thực hiện
kế hoạch tăng cƣờng thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát, phòng
ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật;
Kế hoạch số 2105/KH-CAT-PC46 ngày 14/10/2016 của Công an tỉnh về
phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tình trạng phá rừng, mua bán, sang nhƣợng
đất rừng, buôn bán, chế biến lâm sản trái phép; Kế hoạch số 92/KH-BQLVHL
ngày 29/5/2013 của Ban quản lý vịnh Hạ Long về việc triển khai chƣơng trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 68/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của
HĐND tỉnh về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới
vịnh Hạ Long giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020;...
- Các văn bản do UBND các địa phƣơng ban hành về tăng cƣờng biện
pháp bảo vệ rừng và động vật hoang dã, tăng cƣờng quản lý các loại tài
nguyên sinh vật quý hiếm: văn bản số 30/UBND-NNPTNT ngày 03/3/2016
của UBND huyện Hải Hà về việc tăng cƣờng biện pháp bảo vệ rừng và động
vật hoang dã; văn bản số 205/UBND-NNPTNT ngày 18/5/2016 về việc
nghiêm cấm nhân nuôi, vận chuyển, phóng thích sâu supe; văn bản số
505/UBND ngày 08/4/2016 của UBND huyện Hải Hà về việc tăng cƣờng
kiểm tra, phát hiện xử lý các hành vi khai thác trong vùng cấm khai thác có
53
thời hạn, khai thác loài thủy sản thuộc danh mục cấm khai thác, cấm khai thác
có thời hạn... Văn bản số 189/UBND ngày 28/4/2011 của UBND huyện Đầm
Hà về việc tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát tình hình khai thác rong mơ trên
vùng biển huyện Đầm Hà; văn bản số 189/UBND ngày 28/4/2012 của UBND
huyện Đầm Hà về việc tăng cƣờng quản lý các loại tài nguyên sinh vật quý
hiếm trên địa bàn huyện; văn bản số 1153/UBND ngày 13/10/2016 của
UBND huyện Hải Hà về tăng cƣờng công tác kiểm tra, quản lý các loài thủy
sinh vật hoang dã, thủy sinh vật ngoại lai trên địa bàn huyện;... Lồng ghép
nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ bảo tồn trong quá trình lập, thực hiện các
Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng...
Việc lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quá trình
hoạch định chính sách đã đƣợc HĐND tỉnh, UBND tỉnh quán triệt chỉ đạo các
Sở, ban, ngành và địa phƣơng thực hiện tại Nghị quyết số 90/NQ-HĐND
ngày 13/11/2018, Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 23/01/2018 về Quy
hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hƣớng
đến năm 2030 và một số văn bản cá biệt khác. Trong đó HĐND tỉnh, UBND
tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị tham mƣu xây dựng, ban hành và hoàn thiện
cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển
bền vững đa dạng sinh học của tỉnh, đặc biệt là các cơ chế phối hợp, hợp tác
trong quản lý, đa dạng sinh học; cơ chế chính sách về tài chính (các ƣu đãi) để
thúc đẩy phát triển hiệu quả các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh...
Gắn kết hài hòa giữa nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh
trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong kỳ quy
hoạch và sau kỳ quy hoạch chủ động lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong Quy hoạch vào các chƣơng trình, kế
hoạch, quy hoạch phát triển ngành/ địa phƣơng;...
54
Năm 2016 - 2017, tỉnh Quảng Ninh lập Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Quảng
Ninh, trong đó đã chủ động cam kết với Chính phủ thực hiện nghiêm Chỉ thị
13-CT/TW; Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng
chính phủ đối với các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, dự án
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cần thiết do Thủ tƣớng Chính phủ quyết
định có chuyển mục đích rừng tự nhiên và đối với các dự án còn lại (không
thuộc dự án phục vụ cho các mục đích quốc phòng, an ninh, dự án phục vụ
phát triển kinh tế xã hội cần thiết do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định) cam
kết không chuyển mục đích sử dụng đất có rừng tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh
học rừng và các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng... Điều chỉnh Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh
Quảng Ninh đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số
15/NQ-CP ngày 13/02/2018. Đây là văn kiện quan trọng, là cơ sở pháp lý để
tỉnh tiếp tục triển khai các nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi
trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học trong toàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.
2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Tuân thủ pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh
Các cơ quan quan lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn nỗ
lực tuân thủ các quy định về bảo tồn ĐDSH , tích cực tuyên truyền, phổ biến
giáo dục cộng đồng nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về bảo tồn ĐDSH qua
các hoạt động cụ thể: Tổ chức quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh
Quảng Ninh ngày càng đƣợc kiện toàn, tinh gọn, chuyên sâu, hoàn thiện từ
cấp tỉnh tới cấp huyện, trong đó: Tại cấp tỉnh, Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan đầu mối phối hợp hoặc tham
55
gia với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trƣờng
liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên thiên
nhiên, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Năm 2015, Chi cục Bảo vệ môi
trƣờng thành lập phòng Quản lý Đa dạng sinh học là đơn vị cấp phòng chuyên
trách về quản lý tổng hợp đa dạng sinh học trên địa bàn toàn tỉnh. Đối với
từng lĩnh vực nhƣ quản lý đa dạng sinh học rừng, biển, Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn cũng đã hình thành các phòng chức năng trực thuộc Chi
cục Kiểm lâm và Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy làm đầu mối
quản lý tại cấp tỉnh. Tại cấp huyện, công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học
đƣợc giao cho phòng Tài nguyên và Môi trƣờng tổng hợp, theo dõi, triển khai,
tuy nhiên, đa số tại cấp phòng nhiệm vụ quản lý đa dạng sinh học vẫn là
nhiệm vụ kiêm nhiệm, phòng chƣa phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên
trách theo dõi, quản lý đa dạng sinh học. Ngoài ra, hệ thống kiểm lâm cũng đã
đƣợc bố trí từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã là cơ sở, nền tảng chính cho bảo tồn
đa dạng sinh học tại cấp địa phƣơng.
Đến nay, 100% khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh đã thành lập Ban
quản lý khu bảo tồn, trong đó có 01 Ban quản lý Vƣờn quốc gia Bái Tử Long
là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, 01 Ban quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên
Tử là đơn vị trực thuộc UBND thành phố Uông Bí, 01 Ban quản lý khu bảo
tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng trực thuộc Chi cục Kiểm lâm (Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). 02/03 Ban quản lý khu bảo tồn (Vƣờn
Quốc gia Bái Tử Long và Rừng Quốc gia Yên Tử) đã có các hạt kiểm lâm
trực thuộc, riêng Ban Quản lý Khu bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng chƣa
thành lập đƣợc Hạt kiểm lâm, việc xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm
quyền của Hạt kiểm lâm huyện Hoành Bồ. [19]
Để đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, tăng cƣờng năng
lực thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, hàng năm, tỉnh đã cử cán
56
bộ tham gia các lớp tập huấn, các Hội thảo, cuộc họp về bảo tồn đa dạng sinh
học do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn và các tổ chức trong và ngoài nƣớc có hợp tác với tỉnh chủ trì tổ chức
hoặc theo các chƣơng trình, dự án, đề tài cụ thể...
2.3.2. Thi hành pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh
Các chủ thể quản lý về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh nhƣ: Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và toàn
thể các cá nhân, tổ chức tích cực trong thực hiện nghĩa vụ pháp lý quy định về
bảo tồn ĐDSH.
Về công tác bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên
*Kết quả bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên [19,tr.8-12]
- Quản lý bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên:
+ Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, ven biển thuộc vùng Đông Bắc bộ,
có tổng diện tích đất liền 6 102,35 km2, trên 250 km bờ biển, vùng biển rộng
hơn 6.000 km2 , có 2.772 đảo. Tỉnh Quảng Ninh đƣợc ví nhƣ “nƣớc Việt
Nam thu nhỏ”, có đa dạng các kiểu địa hình, thổ nhƣỡng, khí hậu, làm cơ sở
hình thành tính đặc hữu, đa dạng các hệ sinh thái, đa dạng sinh học không chỉ
ở cấp quốc gia mà còn ở cấp khu vực và toàn cầu. Do đó, việc bảo vệ và phát
triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển
kinh tế xã hội, bảo vệ môi trƣờng của tỉnh và quốc gia.
Tỉnh đã nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo tồn các hệ sinh thái tự
nhiên, nhƣ thực hiện các đề tài, dự án về điều tra các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, giám sát, phục hồi, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, dự án: “Nghiên
cứu khả năng phục hồi hệ sinh thái san hô và triển khai mô hình quản lý cộng
đồng tại quần đảo Cô Tô”, dự án: “Kiểm kê hiện trạng đất ngập nƣớc tỉnh
57
Quảng Ninh bằng công nghệ viễn thám đa thời gian và GIS để phục vụ đề
xuất định hƣớng phát triển bảo vệ môi trƣờng và phòng chống thiên tai”, dự
án: “Nghiên cứu diễn biến tài nguyên rừng bằng tƣ liệu viễn thám đa thời gian
để định hƣớng quy hoạch nuôi trồng thủy sản và phát triển tài nguyên rừng
tỉnh Quảng Ninh”; Thực hiện thẩm định, đánh giá, dự báo tác động của các
dự án phát triển kinh tế xã hội đối với đa dạng sinh học và các hệ sinh thái
(Một số dự án nhƣ: Dự án Khu ƣơm tạo, sản xuất cây giống lâm, nông
nghiệp, cây dƣợc liệu và hoa, cây cảnh chất lƣợng cao tại thôn Tân mai,
phƣờng Đông Mai, Thị xã Quảng yên; Dự án nâng cấp chất lƣợng rừng sản
xuất thuộc lƣu vực hồ Tràng vinh và hồ Quất đông, Thành phố Móng cái giai
đoạn 2016-2020; Dự án Trồng rừng và du lịch sinh thái tại đảo Thẻ vàng, xã
Thắng Lợi, huyện Vân Đồn; Dự án trồng và chế biến dƣợc liệu tại xã Minh
Cầm, huyện Ba Chẽ; Dự án Trung tâm chăn nuôi, trồng cây lâm sản và đặc
sản ngoài gỗ tại huyện Ba Chẽ); bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện nâng
dần độ che phủ rừng toàn tỉnh, cụ thể: Năm 2008: 47,88%; Năm 2009: 49,0%;
Năm 2010: 50,2%; Năm 2011: 51,8%; Năm 2012: 52,8%; Năm 2015: 53,6%;
Năm 2016: 54,1%.
- Quản lý, bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh:
+ Toàn tỉnh hiện có 03 khu bảo tồn thiên nhiên và 01 Di sản thiên nhiên
thế giới. Các khu bảo tồn thiên nhiên đều đƣợc thành lập từ trƣớc khi Luật Đa
dạng sinh học 2008 có hiệu lực và đã đƣợc chuyển hạng thành khu bảo tồn
theo hệ thống phân hạng của Luật Đa dạng sinh học (tại Quyết định số Quyết
định số 1107/QĐ-BTNMT ngày 12/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
v/v công bố Danh mục các khu bảo tồn), trong đó có:
01 Vƣờn quốc gia Bái Tử Long - Vƣờn di sản ASEAN: đƣợc thành lập
theo Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg ngày 01/6/2001 của Thủ tƣớng Chính
58
phủ với tổng diện tích là 15.783 ha; theo Quyết định số 1796/QĐ-TTg ngày
30/10/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ v/v quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng
cả nƣớc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, diện tích khu bảo tồn còn
15.283 ha; phân loại: trên cạn; nằm trên địa phận ranh giới hành chính huyện
Vân Đồn, do Ban Quản lý Vƣờn quốc gia Bái Tử Long trực thuộc UBND tỉnh
Quảng Ninh quản lý.
01 khu dự trữ thiên nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ
Thƣợng có diện tích: 15.593,81 ha (theo Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày
13/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh); Phân loại: trên cạn; nằm trên địa
phận ranh giới hành chính huyện Hoành Bồ, do Ban Quản lý Khu bảo tồn
thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng trực thuộc Chi cục Kiểm Lâm, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh quản lý.
01 khu bảo vệ cảnh quan: Khu rừng quốc gia Yên Tử có diện tích 2.783
ha (theo Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc thành lập khu rừng quốc gia Yên Tử và dự án đầu tƣ khu rừng
quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh), phân loại: trên cạn; nằm trên địa bàn 2
xã: Thƣợng Yên Công và Phƣơng Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh; do Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử thành lập theo Quyết
định số 2333/QĐ-UBND ngày 17/9/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh v/v
thành lập Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử trực thuộc UBND
thành phố Uông Bí trực tiếp quản lý.
Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: diện tích quy hoạch là 1553
km2, trong đó: khu vực di sản thế giới có diện tích 434km2, nằm ở trung tâm
Vịnh Hạ Long, gồm 775 hòn đảo có giá trị cảnh quan và khoa học (theo
Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 21/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long đến
59
năm 2020); việc quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực Di sản do Ban
Quản lý vịnh Hạ Long trực thuộc UBND tỉnh thực hiện.
+ Việc quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên
trong tỉnh theo Luật Đa dạng sinh học, các văn bản hƣớng dẫn Luật và quy
chế quản lý khu bảo tồn đƣợc quan tâm và đang từng bƣớc đạt hiệu quả.
Một số hoạt động nhƣ:
Tại KBT thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng: đã thành lập các Tổ bảo
vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng hoạt động theo các chƣơng
trình hàng năm của nhà nƣớc về bảo vệ phát triển rừng; bố trí 4 Trạm Kiểm
lâm đóng tại các cửa rừng để thực hiện tuần tra, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh
thái rừng.
Tại Khu vực Rừng quốc gia Yên Tử: đã bố trí lực lƣợng quản lý, bảo vệ
rừng trực thuộc Ban quản lý khu di tích và rừng Quốc gia Yên Tử tại 5 trạm
gác, đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng không có hiện tƣợng phá rừng,
tranh chấp, lấn chiếm rừng và đất rừng; tăng cƣờng công tác phối kết hợp với
các cơ quan, ban ngành đóng trên địa bàn tuyên truyền luật bảo vệ và phát
triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đến ngƣời dân; tiến hành các hoạt
động chăm sóc rừng, trồng cây cảnh quan, bảo vệ khoanh nuôi phục hồi tái
sinh rừng và tu bổ xây dựng đƣờng băng cản lửa; đồng thời triển khai công
tác lập quy hoạch phát triển bền vững Rừng quốc gia Yên Tử giai đoạn 2013-
2020.
Tại Vƣờn quốc gia Bái Tử Long: Thiết lập 04 trạm kiểm lâm đặt tại các
đảo Ba Mùn, Lỗ Hố, Trà Ngọ lớn, Sậu Nam thực hiện các nhiệm vụ về quản
lý, bảo vệ rừng. Đến nay, BQL VQG đã triển khai thực hiện các nội dung về
bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
trên các đảo và thềm lục địa trong phạm vi của Vƣờn giai đoạn 2012-2016;
60
Kiểm soát các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi hải sản và cải tiến
sản xuất trong vùng đệm; ngăn chặn các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự
nhiên, các hoạt động gây ảnh hƣởng bất lợi đến môi trƣờng sinh thái, đời sống
tự nhiên của các loại động, thực vật hoang dã.
+ Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nƣớc
đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 45/QĐ-
TTg ngày 08/1/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ, Quy hoạch môi trƣờng tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 1798/QĐ-
UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh), để nâng cao giá trị của
các khu bảo tồn, tỉnh Quảng Ninh đã lập hồ sơ nâng hạng Vƣờn Quốc gia Bái
Tử Long thành Vƣờn Di sản ASEAN; quần thể di tích và danh thắng Yên Tử
thành Di sản thế giới; đồng thời, thực hiện điều tra, thành lập các khu bảo tồn
thiên nhiên mới nhƣ: Khu bảo tồn đất ngập nƣớc Đồng Rui - Tiên Yên; Khu
bảo tồn biển Cô Tô, Khu bảo tồn biển Đảo Trần Sau khi thành lập khu bảo
tồn sẽ tiếp tục xúc tiến lập hồ sơ nâng hạng cho các khu bảo tồn có đủ tiêu chí
nhƣ: đề xuất Khu bảo tồn đất ngập nƣớc Đồng Rui - Tiên Yên thành khu
Ramsar Đồng Rui - Tiên Yên
- Kết quả thực hiện công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng
sinh học loài sinh vật:
+ Tỉnh Quảng Ninh có đa dạng phong phú các loài sinh vật với các thứ
bậc khác nhau, cụ thể gồm: Toàn tỉnh có 4350 loài, 2236 chi, 721 họ thuộc 19
ngành, 3 giới Động vật, Nấm và Thực vật. Các ngành có số loài nhiều nhất là
Thực vật Hạt kín (Angiospermae, 1580 loài), Chân khớp (Arthropoda, 722
loài), Thân mềm (Mollusca, 438 loài), Ruột khoang (Coelenterata, 157 loài)
và Tảo Silic (Bacillariophyta, 153). Trong số đó, đã ghi nhận đƣợc: 182/tổng
số 4350 loài (4,18%) thuộc các bậc khác nhau là đặc hữu; 154/tổng số 4350
61
loài (3,54%) đƣợc ghi trong Sách đỏ VN, 56 loài có tên trong Danh mục của
Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 72 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN. Các loài
nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu phân bố tập trung chủ yếu tại các hệ sinh thái
đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, trong các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện các giải pháp bao gồm cả bảo tồn tại
chỗ và bảo tồn chuyển chỗ nhiều loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị
đã đƣợc phát hiện.
Tại các khu bảo tồn thiên nhiên, nơi còn tập trung nhiều loài đặc hữu,
nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị, các cơ quan quản lý đã tăng cƣờng hoạt động
kiểm tra, giám sát, bảo vệ ranh giới, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi
trƣờng sống của các loài sinh vật tại khu bảo tồn. Đồng thời, thực hiện các
hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học nhƣ: BQLKBT đã phối hợp cùng
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Vƣờn thú Cologne (Cộng hòa liên
bang Đức): phát hiện, đề xuất đƣa vào Danh mục Sách đỏ Việt Nam loài cá
Cóc Việt Nam (năm 2012); khảo sát, nghiên cứu khả năng bảo tồn loài cá Cóc
Việt Nam (2016) và Thằn lằn cá sấu (từ năm 2013-2016); Năm 2010, đã phối
hợp với Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Đông Bắc bộ, Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Quảng Ninh, các chuyên gia về thực vật trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam điều tra đánh giá đa dạng các loài thực vật đặc hữu thân gỗ trong
KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng. Kết quả điều tra đã phát hiện 546 loài,
thuộc 332 chi của 97 họ, trong 2 ngành thực vật, trong đó có 39 loài thực vật
trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ thế giới, Nghị định 32 của Chính phủ, 02
loài đặc hữu quí hiếm là cây Sao Hòn Gai và cây Mắc niễng. Năm 2011 phối
hợp với Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Đông Bắc bộ, Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Quảng Ninh, các chuyên gia về thực vật trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam điều tra đánh giá đa dạng các loài thực vật thân thảo trong KBT thiên
nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng. Kết quả điều tra đã phát hiện 617 loài, thuộc
62
380 chi của 119 họ, trong 4 ngành thực vật, có 14 loài thực vật thân thảo có
trong sách đỏ Việt Nam và Nghị đinh 32 của Chính phủ. Năm 2012 phối hợp
với Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Đông Bắc bộ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Quảng Ninh, các chuyên gia về dƣợc liệu của Viện Dƣợc liệu điều tra đánh
giá đa dạng các loài thực vật có giá trị dƣợc liệu trong KBT thiên nhiên Đồng
Sơn - Kỳ Thƣợng. Kết quả điều tra đã phát hiện 428 loài cây thuốc mọc tự
nhiên, thuộc 330 chi, 125 họ của 4 ngành thực vật bậc cao và Nấm, có 10 loài
thực vật có giá trị làm dƣợc liệu có tên trong sách đỏ Việt Nam và Nghị đinh
32 của Chính phủ. phối hợp...
Tại khu vực Vịnh Hạ Long: Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã phối hợp
nghiên cứu thực hiện nhiều đề tài, chuyên đề nghiên cứu khoa học nhƣ phối
hợp với Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện đề tài “Điều tra bổ
sung, đánh giá đa dạng thực vật bậc cao có mạch và tìm kiếm các loài thực
vật có chứa hoạt tính sinh học tại các đảo vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và
đề xuất các giải pháp bảo tồn, sử dụng bền vững”... Các kết quả nghiên cứu
tƣơng đối đầy đủ và rõ ràng đã khẳng định vịnh Hạ Long là một khu vực có
sự đa dạng sinh học cao với 10 hệ sinh thái điển hình của vùng biển đảo nhiệt
đới, gần 3.000 loài động vật, thực vật có mặt ở khu vực này. Trong số đó đã
xác định đƣợc 102 loài động thực vật đƣợc ghi trong sách đỏ đang bị đe dọa ở
các cấp độ khác nhau và 17 loài thực vật đặc hữu của khu vực. Ngoài ra, kết
quả nghiên cứu nhân giống và trồng bảo tồn một số loài có giá trị tiêu biểu
thành công đã tạo đƣợc các vƣờn cây mang giá trị bảo tồn cao nhƣ: vƣờn cọ
Hạ Long, vƣờn Bông mộc, vƣờn cây ăn quả cho khỉ vàng.
Thực hiện các chƣơng trình/ dự án bảo tồn tại chỗ đối với các loài nhƣ:
Bách Bệnh; Lá khôi tía; Hải sâm trắng: Tại VQG Bái Tử Long, từ năm 2011
đến nay, BQL Vƣờn đã thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học, (1) Đề tài
Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm loài cây Bách Bệnh tại VQG Bái
63
Tử Long. (2) Đề tài: Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm loài cây Lá
khôi tía tại VQG Bái Tử Long. (3) Đề tài Nghiên cứu nuôi thử nghiệm loài
Hải sâm trắng tại Vƣờn quốc gia Bái Tử Long. Kết quả nghiên cứu đƣợc Hội
đồng nghiệm thu của tỉnh đánh giá đạt loại khá; đƣợc đƣa vào thử nghiệm mô
hình tại thực tế; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các loài đã nghiên
cứu.
Bảo tồn chuyển chỗ đối với các loài nhƣ: rắn hổ mang chúa; mèo rừng;
khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn: Tính từ năm đƣợc thành lập năm 2010 (theo Quyết
định số 1609/QĐ-UBND ngày 5/4/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh) tới lúc
giải thể (vào năm 2015 (theo quyết định số 352/QĐ-VQG ngày 30/10/2015
của Ban quản lý Vƣờn quốc gia Bái Tử Long), Trung tâm cứu hộ động vật
hoang dã Vƣờn quốc gia Bái Tử Long có trụ sở trên đảo Ba Mùn, xã Minh
Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận Chi cục Kiểm lâm, bao
gồm: 02 đợt tiếp nhận và thả về môi trƣờng tự nhiên trên đảo Lỗ Hố số lƣợng
112 kg rắn hổ mang chúa; 06 đợt tiếp nhận cứu hộ với số lớn động vật bao
gồm các loài quý hiếm nhƣ Mèo rừng nhóm IB, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Kỳ
đà vân, Chim diều hoa Miến điện, Rùa đầu to, Rùa Trung bộ, Rùa răng nhóm
IIB, Rùa ba gờ, Chim trĩ. Tất cả số động vật trên khi tiếp nhận về đang trong
tình trạng sức khỏe rất yếu và có nguy cơ tử vong rất cao. Trung tâm đã cố
gắng điều trị các vết thƣơng cho động vật và chăm sóc nuôi dƣỡng trong môi
trƣờng thuận lợi nhất, kết quả tỷ lệ cứu hộ và tiếp nhận thả về môi trƣờng tự
nhiên thành công đạt trên 90%, số động vật đƣợc cứu hộ sau khi đƣợc cơ
quan thú y kiểm tra đủ sức khỏe đã thả về môi trƣờng tự nhiên trên đảo Ba
Mùn.
Đối với các loài hoang dã trong môi trƣờng tự nhiên hoặc bán tự nhiên
không thuộc phạm vi ranh giới các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh:
64
UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan tới quản lý,
kiểm tra các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã hung dữ; về rà soát quản lý
hoạt động gây nuôi động vật hoang dã; vận động các chủ nuôi gấu tự nguyện
đăng ký giao nộp gấu về Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo; ban hành văn bản
liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý bảo vệ rừng, quản
lý lâm sản, bảo vệ chim di cƣ...
Về quản lý gây nuôi các loài hoang dã cho mục đích thƣơng mại: đã
thực hiện cấp giấy chứng nhận cho: 374 cơ sở để thực hiện gây nuôi: 7968 cá
thể, trong đó: Nhím: 1924 cá thể; Lợn rừng: 1560 cá thể; Hƣơu: 71 cá thể;
Rắn hổ mang: 2017 cá thể; Rắn ráo: 335 cá thể; Cá Sấu nƣớc ngọt: 586 cá thể;
Tắc kè: 400 cá thể; Cầy vòi hƣơng: 21 cá thể; Khỉ vàng: 750 cá thể; Chim trĩ
đỏ: 232 cá thể; Kỳ đà: 119 cá thể; Nai: 9 cá thể. Và một số ít các các thể khác
nhƣ Rùa, Don, Dúi, Mèo rừng... với mục đích chính là chăn nuôi thƣơng mại.
Cơ bản các tổ chức, cá nhân gây nuôi động vật hoang dã đã chấp hành
nghiêm quy định của pháp luật về gây nuôi động vật hoang dã, thực hiện đầy
đủ việc theo dõi, báo cáo, lƣu trữ các dữ liệu về việc tăng, giảm cá thể gây
nuôi, thực hiện nghiêm các quy định điều kiện chuồng trại, vệ sinh môi
trƣờng, phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh... đảm bảo an toàn cho ngƣời và vật
nuôi. Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không có tình trạng
động vật hung dữ thoát khỏi môi trƣờng.
- Kết quả kiểm soát loài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_bao_ton_da_dang_sinh_hoc_tre.pdf