Luận văn Thực hiện pháp luật về công chứng tại địa bàn thành phố Hà Nội

3.2. Hình thức thực hiện pháp luật công chứng . .32

3.3. Nội dung thực hiện pháp luật công chứng . .34

3.4. Vai trò của thực hiện pháp luật về công chứng . . . 36

3.5. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật công chứng . .37

TIỂU KẾT CHƯƠNG I . . .40

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG

CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI . . .41

1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những ảnh hưởng của

những điều kiện này đến tình hình thực hiện pháp luật về công chứng

trên địa bàn thành phố Hà Nội 41

2. Thực trạng pháp luật thực hiện về công chứng trên địa bàn thành phố

Hà Nội .43

2.1 Tình hình chung và một số kết quả về việc thực hiện pháp luật về công

chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội . 43

2.2. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về công chứng . 48

2.2.1. Hạn chế trong việc thực hiện pháp luật công chứng về Tổ chức hành

nghề công chứng . 48

2.2.2. Hạn chế trong việc thực hiện pháp luật công chứng về Công chứng

viên . .55

2.2.3. Hạn chế trong việc thực hiện pháp luật công chứng về Thủ tục công

chứng . .58

2.2.4. Hạn chế trong việc thực hiện pháp luật công chứng về công tác quản lý

nhà nước trong tổ chức và hoạt động công chứng . .62

2.3. Đánh giá chung về tình hình . . . . 65

2.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm . . 65

2.3.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 65

TIỂU KẾT CHƯƠNG II . . 68

pdf98 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về công chứng tại địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng di chúc, công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, công chứng 36 văn bản khai nhận di sản, công chứng văn bản từ chối nhận di sản, nhận lưu giữ di chúc. Thực hiện quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về công chứng là việc thực hiện các quy định trong Điều 69 và Điều 70 trong Chương VIII của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 bao gồm trách nhiệm, các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng. Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công chứng. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh là những cơ quan khác tham gia quản lý nhà nước về công chứng với những trách nhiệm nhất định. 3.4. Vai trò của thực hiện pháp luật về công chứng Vai trò của thực hiện pháp luật công chứng chính là hướng tới sự bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch, đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Bằng các hành vi hợp pháp của mình, với những trình tự, thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ, các công chứng viên bảo đảm tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, trong đó bao gồm việc xác định năng lực hành vi dân sự của người tham gia giao dịch, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật, chữ ký là đúng của người tham gia giao dịch. Như vậy, hợp đồng, giao dịch sau khi được công chứng sẽ là hợp đồng đúng quy định của pháp luật, được nhà nước thừa nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện, có giá trị thi hành đối với các bên; quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch được bảo đảm, đúng với nguyện vọng, mong muốn của các bên và phù hợp với quy định của pháp luật. Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, dù là cá nhân hay tổ chức, dù là có hay không có trình độ, nhận thức, hiểu biết về pháp luật đều được các công chứng viên bảo đảm quyền và lợi 37 ích khi tham gia quan hệ dân sự, kinh tế, góp phần phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật, tạo sự ổn định cho các hoạt động giao dịch, hạn chế tối đa hậu quả đáng tiếc và không đáng có xảy ra trong các quan hệ dân sự, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, bảo đảm dân chủ, công bằng, giữ vững ổn định trong giao lưu dân sự, đồng thời bảo đảm cho các tranh chấp phát sinh một cơ sở pháp lý đáng tin cậy để giải quyết theo hướng tích cực, tạo lối ra an toàn cho các tranh chấp đó. Các cơ quan xét xử lấy đó làm cơ sở pháp lý để giải quyết vụ tranh chấp được an toàn, nhanh chóng. Ngoài ra, việc thực hiện pháp luật công chứng đã hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa lĩnh vực công chứng, huy động được sự tham gia của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực công chứng, các văn phòng công chứng ra đời, từng bước khẳng định được vị thế, đáp ứng nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch ngày càng nhiều hơn, đa dạng, phong phú hơn, đòi hỏi phải chặt chẽ về mặt pháp lý, đơn giản về mặt thủ tục hành chính, nhanh chóng, thuận tiện. Xét trên góc độ xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội công dân và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì công chứng vừa là công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, vừa là công cụ quản lý, vừa là công cụ hỗ trợ quan trọng cho các hoạt động tư pháp và là một trong những điều kiện cơ bản góp phần đẩy nhanh việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. 3.5. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật công chứng a, Pháp luật Hiện nay, các quy định của pháp luật về công chứng không chỉ được quy định trong Luật Công chứng mà còn được quy định trong rất nhiều các đạo luật khác: Bộ luật Dân sự, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật hôn nhân và gia đình, Luật doanh nghiệp, Luật hộ tịch, Luật kinh doanh bất động sản, Luật cư trú... Tuy nhiên, thời gian qua, bên cạnh việc sửa đổi Luật Công chứng, các luật liên quan đến lĩnh vực công chứng đã và đang 38 được sửa đổi, bổ sung với nhiều quy định mới. Có thể thấy, nếu hệ thống Pháp luật được đảm bảo chặt chẽ sẽ tạo ra khung pháp lý an toàn cho pháp luật về công chứng. Từ đó sẽ siết chặt hơn về việc thực hiện và vận dụng pháp luật, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật về công chứng. b, Công tác tổ chức quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quản lý nhà nước về công chứng là loại hoạt động quản lý mang tính chất quyền lực hành chính của Nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định thực hiện. Quản lý nhà nước về công chứng nhằm tác động lên quá trình tổ chức và hoạt động công chứng làm cho quá trình này diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật và đạt được mục đích định trước. Cụ thể là góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ khác, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc thực hiện đúng quy định, đầy đủ, kịp thời trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả của hoạt động công chứng. Ngược lại, nếu việc thực hiện không đúng quy định, chậm hoặc không đầy đủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động công chứng. c, Điều kiện kinh tế, xã hội Nền kinh tế, xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội. Ngược lại, kinh tế, xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, kinh tế đất nước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, nhu cầu thực hiện các hợp đồng, giao dịch có công chứng ngày càng tăng, yêu cầu, đòi hỏi đối với công chứng viên 39 phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để xử lý nhanh, bảo đảm chất lượng, số lượng các tổ chức hành nghề công chứng phải nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu, trách nhiệm quản lý nhà nước nặng nề hơn, cần phải tăng cường tranh tra, kiểm tra để bảo đảm các quy định của pháp luật công chứng được thực hiện đúng và chính xác. d, Ý thức pháp luật Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của các chủ thể pháp luật thông qua sự tác động vào ý thức của họ. Ý thức pháp luật của chủ thể càng cao thì việc thực pháp luật càng đúng đắn, hiệu quả. Thực tế cho thấy, ý thức pháp luật của người dân ngày càng tăng, hiểu biết về pháp luật cũng tăng lên, trước đây còn bị động trong việc thực hiện các thủ tục công chứng, nay họ đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu trước khi yêu cầu thực hiện thủ tục công chứng, hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ, chính xác, giao dịch, thời gian thực hiện thủ tục được rút ngắn. Đối với các công chứng viên, cơ quan quản lý nhà nước, ý thức pháp luật cao giúp cho việc lựa chọn quy phạm pháp luật, ra quyết định và tổ chức thực hiện đúng đắn, hợp lý và chính xác. Do đó, cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của chủ thể pháp luật khi thực hiện thủ tục công chứng. 40 TIỂU KẾT CHƯƠNG I Thực hiện pháp luật công chứng là quá trình có mục đích làm cho các quy phạm pháp luật về công chứng trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch, hơn hết là vai trò trong công cuộc phát triển kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế của xã hội. Việc thực hiện đúng và đầy đủ pháp luật về công chứng sẽ góp phần phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật, đồng thời hỗ trợ trong hoạt động quản lý nhà nước được vận hành một cách thường xuyên, liên tục, kỷ cương và trật tự. Thực hiện pháp luật về công chứng được thể hiện, nhìn nhận qua các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đặc thù này, đó là tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên, hơn hết là việc thực hiện các thủ tục, quy trình, hồ sơ công chứng và đặc biệt là sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền. Nhà nước thực hiện quản lý đối với các tổ chức hành nghề công chứng thông qua việc ban hành thể chế, chính sách pháp luật về công chứng, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động công chứng để kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên, đảm bảo hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng diễn ra lành mạnh, đúng định hướng. Ý thức pháp luật của các chủ thể trong hoạt động thực hiện pháp luật về công chứng cũng chỉ có thể được nâng cao nếu nền kinh tế - xã hội được điều chỉnh bằng hệ thống các quy định pháp lý đầy đủ, rõ ràng cùng với đó là các chế tài tăng nặng tính răn đe. 41 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những ảnh hưởng của những điều kiện này đến tình hình thực hiện pháp luật về công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội Về điều kiện tự nhiên: Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng vào năm 2008 có diện tích 3.324,92km², nằm trong nhóm 17 thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới. Thủ đô Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 01 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên của sông Hồng, trong đó đồng bằng chiếm 3/4 diện tích của thành phố. Bởi địa thế và vị trí thuận lợi, nên Hà Nội trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học cũng như đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam; nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, và các tổ chức quốc tế. Những đặc điểm do điều kiện tự nhiên mang lại có tác động nhất định đến sự phát triển kinh - tế xã hội và đến hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố. Với vị trí địa lý trung tâm của cả nước, thành phố Hà Nội là nơi đặt trụ sở của cơ sở đào tạo hành nghề công chứng, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cử cán bộ, công chức, viên chức hoặc các cá nhân tự tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn công chứng viên, phát triển tổ chức hành nghề công chứng, tham gia các buổi tọa đàm, thảo luận, tạo điều kiện trong việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các công chứng viên nói riêng và giữa những tổ chức hành nghề công chứng nói chung, Về điều kiện xã hội - kinh tế: Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng 42 là địa phương đứng thứ nhì về dân số với hơn 8.000.000 người (năm 2019), tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố năm 2019 là gần 10.000.000 người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độ giao thông là 105,2 xe/km² mặt đường. Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dưới 1.000 người/km². Về cơ cấu dân số, cư dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, toàn thành phố có 09 tôn giáo khác nhau đạt 278.450 người, nhiều nhất là Công giáo có 192.958 người, tiếp theo là Phật giáo đạt 80.679 người, đạo Tin lành có 4.226 người; còn lại các tôn giáo khác. Hiện nay, Hà Nội là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Kinh tế là yếu tố quan trọng của từng địa phương, trong sự đánh giá mức độ phát triển, kinh tế luôn giữ vai trò quyết định. Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 02 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 08 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. GRDP đạt 971.700 tỉ Đồng (tương ứng với 41,85 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 120,6 triệu đồng (tương ứng với 5200 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,62%. Nằm trong mối quan hệ về cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, các yếu tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lớn đến hoạt động công chứng. Sự ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, các cá nhân, tổ chức phải tăng cường các hoạt động giao dịch về các mặt dân sự, kinh tế, thương mại..., từ đó phát sinh ra các hợp đồng, giao dịch cần phải công chứng. Ngược lại, việc tăng cường các hoạt động giao lưu kinh tế sẽ tạo đà thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, mặc dù là thủ đô của một quốc gia thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp, nhưng Hà Nội lại là một trong những thành 43 phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có; dẫn đến nhu cầu giao dịch và công chứng về nhà đất luôn trong tình trạng tăng đáng kể. Thực tế trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, các quan hệ xã hội của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng được mở rộng. Số lượng hợp đồng, giao dịch được công chứng cũng tăng theo từng năm. Điều đó chứng tỏ rằng, kinh tế xã hội phát triển thì số lượng việc công chứng cũng tăng và việc công chứng tăng cũng góp phần tích cực vào sự phát triển của các hoạt động kinh tế, xã hội. 2. Thực trạng pháp luật thực hiện về công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.1 Tình hình chung và một số kết quả về việc thực hiện pháp luật về công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội Về Tổ chức hành nghề công chứng, Thời gian qua, hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội đứng đầu trong cả nước (năm 2007 chưa có Văn phòng công chứng được thành lập, đến hết tháng 04/2020, Hà Nội đã có 112 Văn phòng công chứng). Việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trong thời gian qua đã từng bước hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa công chứng, việc phát triển đúng lộ trình được phê duyệt đã giảm áp lực lên bộ máy chính quyền cơ sở, tạo điều kiện cho người dân có thêm sự lựa chọn trong việc thực hiện yêu cầu công chứng, tính an toàn pháp lý trong các hợp đồng, giao dịch được đảm bảo cao hơn. Về đội ngũ Công chứng viên, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp đã có những biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện để đáp ứng nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch rất lớn của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, số lượng công chứng viên trên địa bàn tăng lên nhanh chóng, tính đến tháng 04/2020, Hà Nội có tổng số 467 công chứng viên đang hành nghề, đứng đầu trong cả nước [61]. Tất cả các công chứng viên được bổ nhiệm đều đáp 44 ứng đầy đủ tiêu chuẩn về công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng. Về nhu cầu công chứng của người dân, được thể hiện qua số liệu hợp đồng, giao dịch đã được công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số lượng các hợp đồng, giao dịch có nhu cầu công chứng đều tăng qua từng năm. Năm 2014, các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng được hơn 260.000 giao dịch, thu hơn 1,62 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước 25 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 1.200 người lao động. Các tổ chức hành nghề công chứng của Hà Nội trong thời gian từ năm 2015- 2019 (sau thời điểm Luật Công chứng 2014 có hiệu lực) đã công chứng khoảng gần 1.800.000 hợp đồng, giao dịch; nộp vào ngân sách nhà nước gần 200,000 tỷ đồng. Cụ thể, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện công chứng trong năm 2015 tổng số 292.426 giao dịch [57]; năm 2016 tổng số 350.193 giao dịch [58]; năm 2017, thực hiện được 380.547 giao dịch [59]. Năm 2018, các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện 430.126 giao dịch [60] và tính đến năm 2019, số lượng giao dịch đạt tổng số 480.171 [61]. 0 100 200 300 400 500 600 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Biểu đồ: Thống kê số liệu hợp đồng, giao dịch công chứng từ năm 2014 đến năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội 45 Về hoạt động quản lý nhà nước về công chứng. Thứ nhất, trong công tác ban hành các văn bản triển khai Luật Công chứng và văn bản liên quan Nhằm triển khai thi hành đồng bộ và hiệu quả pháp luật tại địa phương, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp triển khai sâu rộng các nội dung theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành tại địa phương. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6454/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả mục tiêu của “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đồng thời đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa Sở Tư pháp với các sở, ban, ngành và UBND các quận, phường, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch. Rà soát, đánh giá tình hình phát triển các tổ chức hành nghề công chứng; sắp xếp lại các tổ chức hành nghề công chứng phát triển vượt Quy hoạch. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Hội công chứng viên Thành phố Hà Nội và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Thứ hai, Việc chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ là hoạt động quan trọng trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng. Hàng năm, Sở Tư pháp đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chứng viên, đồng thời phối hợp với Học viên Tư pháp tổ chức cho các chuyên viên tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ công chứng, cử các cán bộ, chuyên viên pháp luật tham 46 gia lớp đào tạo nghiệp vụ công chứng do Học viện Tư pháp tổ chức. Bên cạnh đó, định kỳ mỗi quý một lần, Sở Tư pháp tổ chức giao ban với các tổ chức hành nghề công chứng nhằm nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, phổ biến những thông tin, kiến thức, văn bản pháp luật mới, nắm bắt và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động công chứng, đảm bảo hoạt động công chứng tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, giao dịch. Trên cơ sở nắm bắt thực tế hoạt động công chứng cũng như qua thanh tra, kiểm tra, Sở Tư pháp cũng ban hành các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp, giải đáp những vướng mắc liên quan đến tổ chức và hoạt động công chứng. Thứ ba, công tác Thanh tra và kiểm tra, đây là những hoạt động thiết yếu, thường xuyên của công tác quản lý Nhà nước, ở đâu có quản lý thì ở đó có thanh tra, kiểm tra. Đối với hoạt động công chứng, công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công chứng. Với trách nhiệm là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động công chứng, hàng năm, Sở Tư pháp đều xây dựng các kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đảm bảo 100% các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố đều được thanh tra, kiểm tra. Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy, nhìn chung các Văn phòng công chứng đã có trụ sở, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện công chứng; thực hiện mở sổ sách tài chính - kế toán, đăng ký mã số thuế, sử dụng hóa đơn tài chính và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước theo quy định của pháp luật. Các Văn phòng công chứng đã được hoàn thiện về tổ chức, bộ máy, cũng như đầu tư cơ sở vật chất và giải quyết một lượng lớn các yêu cầu công chứng của công dân, tổ chức. Đội ngũ nhân viên của các Văn phòng công chứng cơ bản đều có trình độ chuyên môn phù hợp, được tuyển chọn và sử dụng trên cơ sở hiệu quả làm 47 việc thực tế. Trình tự, thủ tục thực hiện công chứng cơ bản tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Mô hình Phòng công chứng do Nhà nước thành lập, hoạt động vẫn được tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công, việc phát triển Văn phòng công chứng do Công chứng viên thành lập được đẩy mạnh, đã góp phần phục vụ kịp thời nhu cầu công chứng của nhân dân, trong khi không đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực và tài lực của nhà nước, hiện tượng ùn tắc, quá tải, “cò” công chứng không còn. Việc cho phép thành lập các Văn phòng công chứng góp phần giảm bớt gánh nặng cho biên chế và ngân sách nhà nước, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, giải quyết công việc cho nhiều lao động, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao nghiệp vụ, chất lượng phục vụ người dân của các công chứng viên. Sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức hành nghề công chứng phụ thuộc vào chất lượng công chứng văn bản, sự nhanh chóng, thuận tiện, chính xác trong hoạt động công chứng của mình, do đó đã khơi dậy tính chủ động, tích cực và ý thức trách nhiệm của công chứng viên khi thực hiện nhiệm vụ. Các tổ chức hành nghề công chứng đều lấy yếu tố “phục vụ khách hàng” là tiêu chí hàng đầu và là một trong những yếu tố để cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động công chứng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, giảm thiểu gánh nặng pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Về sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan thông qua mạng chia sẻ dữ liệu công chứng: Dữ liệu công chứng là toàn bộ thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng. Trước khi tiến hành công chứng hợp đồng, giao dịch, các tổ chức hành nghề công chứng phải kiểm tra dữ liệu để biết tình trạng của tài sản đã giao dịch hay chưa, có bị tranh chấp hay không. Để bảo đảm an toàn trong hợp đồng, giao dịch công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội thì phải có sự chia sẻ cơ sở dữ liệu công chứng giữa các tổ chức hành nghề công chứng. Năm 48 2011, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp, Hội công chứng thành phố Hà Nội và các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố xây dựng Chương trình quản lý thông tin ngăn chặn và thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng (được gọi là chương trình UCHI) để góp phần bảo đảm an toàn pháp lý, hạn chế rủi ro cho việc công chứng các hợp đồng. Mục đích của Chương trình là hạn chế việc thực hiện đồng thời nhiều giao dịch đối với một tài sản, hạn chế việc công chứng đối với tài sản đã có quyết định thu hồi, đã bị hủy, đã bị mất, hạn chế việc sử dụng văn bản công chứng giả tham gia giao dịch, đăng ký biến động, đăng ký giao dịch bảo đảm và quản lý dữ liệu về hợp đồng, giao dịch đã công chứng trên địa bàn thành phố. Sở Tư pháp đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã để thống kê, cập nhật các trường hợp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đã có quyết định thu hồi, đã bị hủy, đã bị mất vào Chương trình. Đến nay, 100% các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham gia Chương trình. 2.2 Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về công chứng 2.2.1 Hạn chế trong việc thực hiện pháp luật công chứng về Tổ chức hành nghề công chứng Áp lực cạnh tranh giữa các tổ chức hành nghề công chứng đã buộc các tổ chức hành nghề công chứng phải dùng nhiều biện pháp khác nhau để có được hợp đồng, giao dịch và một trong các biện pháp phát huy hiệu quả nhất trong việc tìm kiếm hợp đồng của các tổ chức hành nghề công chứng là thực hiện chi hoa hồng (để lại phần trăm) cho các nguồn khách hàng. Tuy nhiên, cơ chế kế toán đơn vị sự nghiệp không cho phép Phòng Công chứng thực hiện chi hoa hồng như các Văn phòng công chứng. Điều này làm cho Phòng Công chứng đang mất dần lợi thế về khách hàng với các văn phòng công chứng. Ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của Phòng Công chứng và nguồn thu ngân sách do Phòng Công chứng phải nộp vào ngân sách một tỷ lệ nhất định 49 đối với số tiền thu được từ phí công chứng. Ngoài ra còn có những bất cập riêng như sau: 2.2.1.1. Phòng công chứng Việc chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng công chứng nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng, giảm gánh nặng về kinh phí, biên chế cho cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, để thực hiện được việc chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng công chứng trên thực tế lại không hề đơn giản dù Nghị định số 29/2015/NĐ-CP đã đưa ra quy định đảm bảo về quyền và lợi ích cho các công chứng viên và nhân viên của Phòng Công chứng. Vì khi chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng công chứng thì công chứng viên và các nhân viên của Phòng Công chứng không còn là thành viên của bộ máy nhà nước (nơi họ được đảm bảo tốt nhất về quyền và lợi ích), họ sẽ trở thành người làm thuê cho Trưởng Văn phòng công chứng, trong khi cơ chế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_cong_chung_tai_dia_ban_thanh.pdf
Tài liệu liên quan