Trang phụ bìa
Lời cam đoan/ Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng/ biểu đồ
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ DÂN CHỦ Ở
CƠ SỞ VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ. 8
1.1. Dân chủ ở cơ sở và pháp luật về dân chủ ở cơ sở . 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm dân chủ ở cơ sở. 8
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về dân chủ ở cơ sở . 15
1.2. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở . 21
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở . 21
1.2.2. Chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở . 24
1.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. 28
1.2.4. Vai trò của thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. 32
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở . 38
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở
CƠ SỞ TẠI QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 44
2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Quận 12. 44
2.1.1. Điều kiện về tự nhiên. 44
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. 45
2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở tại Quận 12 . 47
2.2.2. Chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở tại Quận 12 . 51
2.2.3. Tổ chức thực hiện các nội dung pháp luật về dân chủ ở cơ sở tại Quận
12. 55
110 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội dung, các quy định của pháp
luật về quy trình thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở cũng đòi hỏi phải được
hoàn thiện, việc áp dụng phải phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, tính
chất và từng loại hình thực hiện, từng địa phương cụ thể.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội: Việc thực hiện pháp luật
về dân chủ ở cơ sở chịu sự ảnh hưởng nhất định bởi các điều kiện tự nhiên
như địa hình, thời tiết, khí hậu, sông ngòi, đất đai, nguồn nước... các điều kiện
này sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, hình thành các khu vực nơi người
dân sinh sống như ở vùng núi, đồng bằng, đô thị hay nông thôn. Những yếu tố
này sẽ hình thành nên chất lượng và những đặc điểm của dân cư (trình độ
chuyên môn, mặt bằng dân trí, ý thức pháp luật, thói quen, phong tục tập quán
và lối sống theo pháp luật... của cộng đồng dân cư) nên có những ảnh hưởng
trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật. Chẳng hạn như, phong tục tập quán
cũng có tác động hai mặt đến thực hiện pháp luật, bao gồm cả tích cực và tiêu
cực. Những phong tục tập quán tích cực phù hợp với ý chí nhà nước thì sẽ
được nhà nước bảo đảm và thừa nhận trở thành các quy phạm pháp luật, còn
những phong tục tập quán nào trái với ý chí nhà nước, lạc hậu, ảnh hưởng đến
việc thực hiện pháp luật sẽ bị hạn chế hoặc bài trừ. Các phong tục tập quán,
40
thói quen chưa được điều chỉnh của pháp luật là cơ sở thuận lợi để xây dựng
quy ước cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, trong điều kiện xã hội hiện nay, nhất là ở nông thôn, yếu tố
tâm lý đã và đang có những tác động tích cực và tiêu cực đối với việc thực hiện
pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Chúng ta có thể thấy, truyền thống gia đình, quan
hệ dòng họ của người Việt Nam đã tạo nên sự đoàn kết, nhất trí, tương trợ lẫn
nhau là cơ sở hình thành nên giá trị đời sống tinh thần của người dân, là nhân
tố tích cực thúc đẩy các chủ thể thực hiện pháp luật tích cực hơn, nhiệt tình hơn
vì họ không muốn mang tiếng xấu với người thân, làng xóm.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở còn chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Trình độ phát
triển kinh tế văn hóa ‐ xã hội ở mỗi vùng miền khác nhau nên sự ảnh hưởng
của yếu tố này đến việc thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở cũng khác nhau.
Các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần
của con người được nâng cao thì mới tạo điều kiện và khả năng thực hiện
pháp luật. Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin, hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng ngày một hiện đại, đã
tạo điều kiện để người dân tiếp cận và hiểu pháp luật, từ đó đặc biệt ảnh
hưởng đến trình độ dân trí, cách nghĩ, cách làm của người dân trong việc thi
hành và tuân theo pháp luật. Ngược lại, khi điều kiện kinh tế kém phát triển
thì mối quan tâm hàng đầu của người dân là cơm ăn áo mặc, họ sẽ thờ ơ với
pháp luật, thậm chí vì mưu sinh họ còn có những hành vi vi phạm pháp luật.
Vì vậy, Nhà nước cần đặc biệt chú ý đến yếu tố này, coi phát triển kinh tế - xã
hội không những làm cho đất nước phát triển mà còn là một trong những
phương thức bảo đảm thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật dân chủ cơ
sở trên thực tế.
41
Trình độ dân trí (trình độ văn hóa của chủ thể) là yếu tố tác động trực
tiếp đến việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Trình độ dân trí cao là
điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp. Với người có
trình độ văn hóa cao họ sẽ dễ dàng hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng pháp
luật và dẫn đến việc thực hiện pháp luật tốt. Ngược lại, với những người trình
độ văn hóa thấp, sẽ khó khăn cho họ trong việc hiểu biết cũng như thực hiện
pháp luật. Thực tế hiện nay ở nước ta, tỷ lệ người mù chữ chủ yếu là các dân
tộc ít người, họ vừa thiếu thốn về điều kiện vật chất, văn hóa... nên ít được
tiếp cận với thông tin qua các phương tiện nghe nhìn, do đó, họ đến với pháp
luật chủ yếu thông qua hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
của chính quyền cơ sở. Nếu chính quyền làm tốt thì họ sẽ hiểu và thực hiện
tốt pháp luật, ngược lại tình trạng vi phạm pháp luật sẽ xảy ra thường xuyên.
Do vậy, để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đẩy
mạnh công tác xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí ở những vùng sâu, vùng xa;
đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, làm cho mọi người hiểu rõ mục
đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Khi cán bộ,
đảng viên và nhân dân nhận thức đúng và thấy có lợi trong việc thực hiện dân
chủ ở cơ sở thì họ sẽ chủ động, tự giác thực hiện, đồng thời khắc phục được
thái độ thờ ơ của nhân dân và thái độ thiếu tích cực, tự giác của các bộ, công
chức.
Mặt khác, trình độ dân trí quyết định rất lớn tới ý thức tự giác chấp hành
pháp luật của các chủ thể. Hành vi xử sự của các chủ thể thực hiện pháp luật là
yếu tố quyết định tính hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật. Hành vi đó phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ý thức pháp luật, thể hiện những tri thức
pháp luật mà con người có được, ở ý chí, thái độ, tình cảm của họ đối với pháp
luật. Vì vậy, trong quá trình thực hiện pháp luật, các quy phạm pháp luật chỉ
được thực hiện đúng đắn, chính xác, kịp thời khi chủ thể hiểu được chính xác nội
42
dung, ý nghĩa của quy phạm, hay nói cách khác là chủ thể có ý thức pháp luật.
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế văn hóa xã hội, thì
việc nâng cao ý thức pháp luật sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tổ chức
thực hiện pháp luật có hiệu quả, trong đó có việc thực hiện pháp luật dân chủ ở
cơ sở.
Yếu tố chính trị: Yếu tố chính trị ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động
thực hiện pháp luật của các chủ thể, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Môi trường chính trị ổn định sẽ củng cố
niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi
trong hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật dân chủ ở cơ sở
nói riêng.
Yếu tố chính trị ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp
luật của các chủ thể, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
áp dụng pháp luật. Môi trường chính trị ổn định sẽ củng cố niềm tin của
người dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động
thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật dân chủ ở cơ sở nói riêng.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 luận văn tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận về thực hiện pháp
luật về dân chủ ở cơ sở, luận văn đã làm rõ một số khái niệm về dân chủ, dân
chủ ở cơ sở, thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở Để
hiểu rõ hơn về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở luận văn đã đề cập đến đặc
điểm của dân chủ ở cơ sở, đặc điểm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, chủ
thể, hình thức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở cũng như phân tích vai trò
của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Tiếp đến luận văn đã nêu lên
một số nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về thực hiện pháp luật về dân
chủ ở cơ sở cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện pháp luật về
43
dân chủ ở cơ sở. Chương 1 là chương nền tảng làm cơ sở để phân tích thực trạng
ở chương 2 và đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở
trong chương 3.
44
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
TẠI QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Quận 12
2.1.1. Điều kiện về tự nhiên
Quận 12 được thành lập vào ngày 01/4/1997 (theo Quyết định số
1195/QĐ-UB ngày 18 tháng 3 năm 1997 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh, cụ thể hóa Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 1997
của Chính phủ về việc thành lập Quận 12 thuộc thành phố Hồ Chí Minh) trên
cơ sở toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp,
Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần xã Tân Chánh Hiệp và một
phần xã Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Môn trước đây. Tổng diện tích đất
tự nhiên 5.274,89 ha. Quận 12 nằm phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh: Phía
Bắc giáp huyện Hóc Môn; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, quận Thủ Đức;
phía Nam giáp quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh; phía Tây giáp huyện
Bình Tân; xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Quận 12 có trục giao thông chính là
đường Trường Chinh, Quốc lộ 1 và có sông Sài Gòn bao bọc phía đông, là
giao thông đường thủy quan trọng của quận, có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho
phát triển kinh tế – xã hội, với vị trí địa lý đó đã tạo cho Quận 12 không gian
thuận lợi để quy hoạch các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại – dịch
vụ – du lịch để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội,
hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quận 12 là quê hương của 18 thôn
Vườn Trầu, chiến khu An Phú Đông, Vườn Cau Đỏ anh hùng.
Quận 12 có 11 phường (gồm phường An Phú Đông, phường Đông Hưng
Thuận, phường Trung Mỹ Tây, phường Tân Thới Nhất, phường Tân Chánh
Hiệp, phường Tân Thới Hiệp, phường Thạnh Lộc, phường Thạnh Xuân,
45
phường Thới An, phường Hiệp Thành và phường Tân Hưng Thuận), 80 khu
phố, 980 tổ dân phố và 142.284 hộ với 558.260 nhân khẩu.
Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính Quận 12
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nền kinh tế Quận 12 được phát triển theo hướng “thương mại, dịch vụ -
công nghiệp – nông nghiệp”, kinh tế không ngừng phát triển, đời sống người
dân từng bước được nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững. Tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ năm 2017 đạt tỷ lệ 52,24% và
có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp giữ tỷ trọng tương đối ổn định ở mức 47,33%, tỷ trọng nông
nghiệp chỉ còn 0,43%. Tốc độ phát triển ngành thương mại – dịch vụ tăng
trưởng bình quân 19,6%/năm, ngành công nghiệp đạt 17,3%/năm.
Thu ngân sách nhà nước tăng đều qua các năm, tổng thu ngân sách nhà
nước giai đoạn 2011 – 2016 ước hơn 7.259 tỷ đồng, trong đó năm 2016 thu
hơn 2.049 tỷ đồng.
46
Bảng 2.2. Thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận 12
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Thu ngân
sách nhà
nước
875.752,2 954.882,9 1.162.553,7 1.454.592,8 2.049.319,1
Chi ngân
sách nhà
nước
629.747,4 685.870,7 625.305,5 856.3900,9 888.047,5
Nguồn: Ủy ban nhân dân Quận 12
Công tác quản lý đô thị ngày càng được nề nếp, tốc độ đô thị hóa nhanh.
Năm 2016, 130.796 hộ dân được tiếp cận nước sạch, đạt 100% kế hoạch theo
Nghị quyết 35/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân
dân Thành phố. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”, nhân dân và chính quyền địa phương tích cực xây dựng khu phố
văn hóa, gia đình văn hóa, số đơn vị văn hóa hằng năm đạt trên 80% với hơn
391.699 lượt hộ được công nhận gia đình văn hóa, trong đó xây dựng đạt
02/11 phường đạt chuẩn văn minh, đô thị (phường Thới An và phường Tân
Chánh Hiệp). Giải quyết việc làm cho hơn 32.196 lượt người. Đến năm 2016,
trên địa bàn quận có 1.119 phòng học bậc mầm non (trong đó có 952 phòng
học ngoài công lập), 571 phòng học bậc tiểu học (trong đó có 10 phòng học
ngoài công lập) và 371 phòng học bậc trung học cơ sở. Tình hình pháp hình
sự có xu hướng tăng, năm 2011 xảy ra 164 vụ, năm 2016 xảy ra 245 vụ, giai
đoạn 2011 – 2016 xảy ra 1.410 vụ phạm pháp hình sự [29].
47
2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở tại Quận 12
2.2.1. Ban hành văn bản pháp luật để triển khai văn bản luật, văn bản
dưới luật về dân chủ và tuyên truyền phổ biến pháp luật về dân chủ ở cơ sở
Quán triệt nội dung của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 và các
Nghị định của Chính phủ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở,
Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân Quận 12 xác định đây là một chủ trương lớn, có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, là bước cụ thể hoá phương châm “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhằm đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống thực sự có hiện quả, củng cố
lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành,
phục vụ của Nhà nước; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để đẩy
mạnh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, Quận
12 luôn quán triệt: Triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở vừa bảo
đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vừa tăng cường kỷ luật, kỷ cương,
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, mở rộng quyền hạn gắn với đề cao
trách nhiệm, bảo đảm lợi ích đi đôi với tăng cường nghĩa vụ thực hiện đúng
cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.
Với nhận thức và tư tưởng chỉ đạo đó, Ban Thường vụ Quận ủy Quận 12
đã chỉ đạo các cấp uỷ Đảng phải trực tiếp lãnh đạo chính quyền các cấp
nghiêm túc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;
yêu cầu Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện
trong tổ chức mình và tham gia giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo
chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, Ban Thường vụ Quận ủy đã thành
lập Ban Chỉ đao thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp quận, yêu cầu Đảng ủy
phường thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ở phường;
48
ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn
các cơ quan chuyên môn, các địa phương thực hiện.
UBND quận đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng chương trình, kế
hoạch tập trung phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện Pháp lệnh 34, xây
dựng đời sống văn hóa, định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nắm bắt tâm tư
nguyện vọng chính đáng của nhân dân, giải quyết kịp thời những vướng mắc
của nhân dân, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa, một cửa liên thông, một cửa điện tử. Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, các
tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng và ban hành các quy chế, quy định về
các lĩnh vực như: quản lý trật tự đô thị, tiếp công dân, quy hoạch, xây dựng hạ
tầng... Kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ, làm tốt công tác điều hành và phối hợp chặt chẽ với Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, các tầng lớp nhân dân trong việc thực
hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
Hằng năm, Ủy ban nhân dân quận đều có phổ biến, quán triệt, triển khai
nghiêm túc các chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở,
ban hành các căn bản chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đến
Ủy ban nhân dân 11 phường và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân
dân về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
Bảng 2.3. Số lượng văn bản ban hành để triển khai luật, văn bản
dưới luật về dân chủ ở cơ sở
Stt Cơ quan ban hành
Cấp ban hành
Quận Phường
1 Văn bản của cấp ủy 20 95
49
Stt Cơ quan ban hành
Cấp ban hành
Quận Phường
2 Văn bản của chính quyền 34 87
3
Văn bản của Ban Chỉ đạo
QCDCCS
39 62
Tổng số văn bản
ban hành
93 244
Nguồn: Quận ủy Quận 12
Tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai cho Quận ủy viên, Bí thư chi bộ,
đảng bộ cơ sở, trưởng phó phòng, ban và Thường trực Mặt trận Tổ quốc các
đoàn thể chính trị - xã hội quận, cán bộ chủ chốt UBND, MTTQ phường, toàn
thể đảng viên chi bộ ngành tham dự đạt 100%, ở phường đã triển khai đạt tỷ
lệ tham dự 84% đảng viên, 75% đoàn viên, hội viên, 90% trưởng, phó khu
phố, tổ dân phố, đạt 70% hộ gia đình.
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa
bàn Quận, Ban Thường vụ Quận ủy Quận 12 đã xác định rõ nhiệm vụ trọng
tâm cho từng giai đoạn, từng năm, trên cơ sở đó có bước đi hợp lý để tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
Năm 2012 - 2016, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền, quán
triệt, phổ biến Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Nghị quyết liên tịch số
09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh số
34/2007/PL-UBTVQH11; biên soạn, in, phát hành tài liệu gửi đến các
phường, các cơ quan, đơn vị đề phục vụ cho công tác tuyên truyền, học tập
50
của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ năm 2012 đến 2016, Quận ủy - Ủy ban
nhân dân Quận 12 đã ban hành 93 văn bản điều chỉnh toàn nhân sự và hoạt
động của Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ sở quận và tổ chức hội nghị quán
triệt, triển khai đến thành viên Ban Chỉ đạo quy chế dân chủ cơ sở quận,
phường, mặt trận, đoàn thể, đảng viên, cán bộ công chức, lực lượng nòng cốt,
chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ gắn với nội dung “Dân vận khéo”, “Năm
dân vận của chính quyền”, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức và hoạt động của khu
phố, tổ dân phố, các phong trào thi đua yêu nước nhằm tăng cường sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Pháp lệnh số 34/2007/PL-
UBTVQH11 được cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai tích cực, hình thức
tuyên truyền được lồng ghép vào các buổi hoà giải, họp dân ở khu dân cư và
được tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều kênh thông tin tới tận người dân. Kết
quả 100% phường, khu phố, tổ dân phố, các tổ tự quản triển khai Pháp lệnh số
34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, có 87%
số hộ, 92% cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên được tuyên truyền phổ biến
các nội dung của Pháp lệnh.
Hàng năm, trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đối tượng là:
Bí thư chi bộ, Trưởng, Phó Khu phố, Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng Ban công
tác mặt trận, Chi hội trưởng các đoàn thể đều có nội dung phổ biến, quán triệt,
tuyên truyền nội dung Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 và các Chỉ thị, Kết
luận của Đảng về xây dựng và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Hàng
năm Ban Chỉ đạo quận cấp phát tài liệu về quy chế dân chủ và chế độ chính
sách của chính quyền cơ sở cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành,
đoàn thể từ quận đến cơ sở tự nghiên cứu tổng số 2.000 cuốn.
51
Qua đó, những nội dung của Pháp lệnh dân chủ được đa số cán bộ, đảng
viên và nhân dân nắm vững, giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các
cấp, các ngành, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Trong quá
trình triển khai, mọi vấn đề đều được bàn bạc công khai, thảo luận dân chủ
trong nhân dân với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát.
Chính vì vậy, trong thời gian qua các phường trên địa bàn quận đã xây dựng
được nhiều tuyến đường bê tông, hệ thống cống rãnh bảo đảm vệ sinh đường
phố, khu phố công trình phúc lợi công cộng như đường giao thông, hệ thống
thoát nước. Thông qua việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đã góp
phần làm chuyển biến tích cực các mặt của kinh tế- xã hội, quốc phòng an
ninh xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
2.2.2. Chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở tại Quận 12
2.2.2.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng
Các cấp ủy đảng đã tăng cường chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm
của người đứng đầu cấp ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ
thị 30-CT/TW của Bộ chính trị về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Ban
Thường vụ Quận ủy đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC
tỉnh gồm 21 thành viên, do Phó Bí thư Quận ủy làm Trưởng ban, 11 Đảng ủy
phường đều thành lập Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo các cấp đã xây dựng quy chế
hoạt động, phân công các trách nhiệm cụ thể cho các thành viên theo dõi, chỉ
đạo các lĩnh vực, các địa phương, các đơn vị trực thuộc, tăng cường công tác
hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc xây dựng và thực hiện pháp luật về
dân chủ ở cơ sở. Trong giai đoạn 2012 - 2016, 337 văn bản để triển khai kế
hoạch, tổ chức thực hiện và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-
CT/TW của Bộ Chính trị, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, tổ chức 672
đợt kiểm tra với 1.067 đơn vị được kiểm tra, giám sát; tổ chức sơ kết hằng
52
năm, sơ kết 5 năm và tổng kết 10 năm gắn với cuộc vận động xây dựng chỉnh
đốn Đảng, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, phòng
chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đẩy mạnh
cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh đồng thời tập trung giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, những vấn đề
bức xúc ở địa phương; gắn việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở với
đổi mới phong cách của cán bộ lãnh đạo theo hướng gần dân, tăng cường tiếp
xúc với dân, giải đáp những vấn đề vướng mắc của cán bộ, nhân dân thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng; nhiều cấp ủy thực
hiện chế độ định kỳ nghe quần chúng góp ý xây dựng tổ chức đảng, đảng viên
nhờ đó tạo được bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn, củng cố lòng tin của
quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
2.2.2.2. Tổ chức thực hiện của chính quyền
Thực hiện Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn của
Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc thực
hiện dân chủ ở cơ sở. UBND các cấp chú trọng chỉ đạo thực hiện QCDC ở
trong các loại hình cơ sở, gắn việc xây dựng và thực hiện QCDC với việc
cũng cố, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính ở các ngành, các địa phương, đổi mới và nâng cao chất lượng
hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông tạo điều kiện để người
dân thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của mình. UBND quận đã
tích cực hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện pháp luật về dân chủ
ở cơ sở, hướng dẫn việc thay đổi, bổ sung, và ủy quyền cho Chủ tịch Ủy
ban nhân dân 11 phường phê duyệt hơn 1.899 lượt quy ước cộng đồng dân
cư tổ dân phố được sửa đổi, bổ sung (nay là Quy ước cộng đồng dân cư ở khu
phố). Giai đoạn 2012 -2016, trên địa bàn quận đã có 736 lượt lãnh đạo tiếp
53
công dân, 2.864 lượt tiếp công dân thường xuyên, tiếp nhận 5.226 và đã xử lý
hơn 4.634 đơn thư phản ánh, kiến nghị, dân nguyện và khiếu nại, tố cáo.
2.2.2.3. Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ sở quận, phường
Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ sở quận, phường thường xuyên được
kiện toàn, phân công phó bí thư hoặc thủ trưởng cơ quan phụ trách công tác
quy chế dân chủ cơ sở, ban chỉ đạo hoạt động nề nếp làm tốt việc tham mưu
cáo ủy chỉ đạo, tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc
thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà
nước về quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Ban
chỉ đạo xây dựng chương trình công tác hằng năm, phân công, sắp xếp cơ cấu
thành viên tham gia tổ chuyên đề thực hiện quy chế dân chủ. Qua đó phát huy
vai trò, chức năng tham mưu, đề xuất Quận ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
quy chế dân chủ cơ sở gắn với phong trào thi đua dân vận khéo, học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào thi đua
yêu nước.
Bảng 2.4. Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ sở Quận 12
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Số lần kiện toàn 1 1 0 2 0
Số thành viên 21 21 21 21 21
Nguồn: Ủy ban nhân dân Quận 12
Bảng 2.5. Tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ
sở 11 phường
Nội dung
Đơn vị
Kiện toàn
Ban Chỉ đạo
Số thành
viên
Duy trì chế độ giao
ban Ban Chỉ đạo
54
Nội dung
Đơn vị
Kiện toàn
Ban Chỉ đạo
Số thành
viên
Duy trì chế độ giao
ban Ban Chỉ đạo
Tân Thới Nhất Có 10 Có
Trung Mỹ Tây Có 14 Có
Đông Hưng Thuận Có 13 Có
Tân Hưng Thuận Có 19 Có
Tân Chánh Hiệp Có 14 Có
Tân Thới Hiệp Có 9 Có
Thới An Có 18 Có
Hiệp Thành Có 21 Có
Thạnh Xuân Có 21 Có
Thạnh Lộc Có 12 Có
An Phú Đông Có 14 Có
Nguồn: Quận ủy Quận 12
2.2.2.4. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
Mặt trận và các tổ chức đoàn thể đã có nhiều hoạt động thiết thực, đại
diện cho quyền làm chủ, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
đoàn viên, hội viên và người lao động. Các đoàn thể cơ sở phối hợp chặt
chẽ với chính quyền địa phương trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội
viên quán triệt thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật về về xây dựng,
thực hiện QCDC, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và
nhân dân với các cấp ủy, chính quyền. Hàng năm, Mặt trận và các đoàn thể
các cấp đều tổ chức ký kết chương trình phối hợp với UBND tổ chức các buổi
tiếp xúc cử tri với các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân Thành phố để
quần chúng tham gia đóng góp ý kiến. Mặt trận Tổ quốc đã lấy phiếu tín
nhiệm đối với các chức danh chủ chốt UBND phường và triển khai thực hiện
55
Quy chế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức hàng năm
theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân Thành phố. Mặt trận và các tổ chức
đoàn thể khôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_dan_chu_o_co_so_tai_quan_12.pdf