Luận văn Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea h’leo, tỉnh Đắk Lắk

 

Trang phụ bìa. . . .ii

Lời cam đoan .iii

Lời cảm ơn.iv

Mục lục .v

Danh mục các từ viết tắt.vii

Danh mục các bảng .viii

Danh mục các hình vẽ, đồ thị.ix

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.6

7. Kết cấu của luận văn.7

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO

ĐỨC CÔNG VỤ.8

1.1. Một số khái niệm liên quan .8

1.1.1. Đạo đức và công vụ .8

1.1.2. Đạo đức công vụ .11

1.1.3. Pháp luật về đạo đức công vụ.16

1.2. Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ.17

1.2.1. Đặc điểm thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ.17

1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ .21

1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ.24

1.3.1. Chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai pháp luật về đạo đức công vụ .24

1.3.2. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt pháp luật về đạo đức công vụ .24

1.3.3. Tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đạo

đức công vụ.25

1.4. Một số nội dung chính về đạo đức công vụ được phản ánh trong một số văn

bản pháp luật.26

1.4.1. Nội dung Luật Cán bộ, công chức Việt Nam năm 2008, Luật Viên chức

Việt Nam quy định về đạo đức công vụ.26

1.4.2. Nội dung quy định trong một số văn bản pháp luật khác .32

Tiểu kết Chương 1 .40

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG

VỤ HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK.41

pdf106 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea h’leo, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, một phần chính là tâm lý, văn hóa người Việt nói riêng, điều kiện sống nói chung. Thứ tư, trách nhiệm giải trình và công khai minh bạch một số lĩnh vực Theo từ năm 2012, sau khi Luật PCTN ban hành sửa đổi bổ sung một số điều, trong đó chủ yếu là quy định về trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch một số lĩnh vực. Việc pháp luật nước ta coi “Trách nhiệm giải trình” và vấn đề 36 công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị góp phần thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức CBCCVC hiện nay phải có. 1.4.2.2. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Luật THTK, CLP quy định rõ các điều khoản về THTK, CLP trong các lĩnh vực [32]. Đây là vấn đề cốt lõi trong việc đổi mới cơ chế tổ chức điều hành để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bên cạnh những quy định về quản lý, sử dụng hiệu quả tiết kiệm, Luật cũng có quy định rất mới liên quan đến chế tài xử phạt đối tượng có hành vi lãng phí nhằm tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước và xã hội theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát hiện cũng như cung cấp kịp thời thông tin về lãng phí; quy định trách nhiệm của người phát hiện lãng phí về tính trung thực của các thông tin; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có lãng phí trong việc xem xét xử lý, khắc phục kịp thời và thực hiện việc giải trình về việc để xảy ra lãng phí 1.4.2.3. Luật tiếp công dân Luật tiếp công dân quy định rõ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được. Tiếp công dân là để hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng chính sách pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Qua đó nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng đối với quần chúng nhân dân [33]. Bảng 1.5 Nội dung về đạo đức công vụ quy định tại Luật tiếp công dân Điều khoản quy định Nội dung điều chỉnh Điều 6: Luật Tiếp công dân quy định các hành vi bị nghiêm cấm Nhóm hành vi liên quan đến chuẩn mực đạo đức - Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; - Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố 37 cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp; - Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân; Nhóm hành vi liên quan đến nghĩa vụ - Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng; - Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; - Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ; - Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân; - Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân. Điều 8: Quy định trách nhiệm của người tiếp công dân - Bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định; - Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày; - Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết; - Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển, đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân. 38 Khoản 1, Điều 34: Quy định tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân - Phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, - Am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. 1.4.2.4. Một số quy định, quy chế, đạo luật khác Cụ thể hóa những những quy định về đạo đức công vụ trong cơ quan hành chính Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 về ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước, quy định hành vi trong giao tiếp và ứng xử của CBCC. Căn cứ văn bản của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20/7/2016 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 17/10/2016 về đẩy mạnh cải cách hành chính gắn liền ứng dụng công nghệ thông tin; tập trung rà soát, loại bỏ thủ tục hành chính phiền hà, không còn phù hợp, gây khó khăn, cản trở liên quan đến thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 12/4/2017 về việc nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp của CBCCVC trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; Kế hoạch số 25-KH/TU ngày 21/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk, về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 11/7/2016 của UBND tỉnh quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc đối với CBCCVC và người lao động trên địa bàn tỉnh, với mục đích: “Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước...”. Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CBCC trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”. 39 Bên cạnh đó, quy định hành vi bị cấm là: “không uống rượu, bia từ 6h30 đến 17h00 trong các ngày làm việc, ngày trực. Các tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên khi tổ chức liên hoan, chiêu đãi, tiếp khách, hội thảo, sơ kết, tổng kết, vào buổi trưa không được sử dụng rượu, bia.”. Đồng thời, căn cứ xử lý nếu vi phạm theo quy định của Điều lệ Đảng và Luật CBCC Việt Nam. 40 Tiểu kết Chƣơng 1 Với vai trò quan trọng là thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Pháp lý hóa quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của CBCCVC; Ghi nhận, bảo vệ các giá trị đạo đức xã hội nói chung, các chuẩn mực giá trị đạo đức công vụ nói riêng; Tạo khung pháp lý điều chỉnh hoạt động công vụ của CBCCVC; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về đạo đức công vụ. Đảng và Nhà nước phải có hệ thống các văn bản pháp luật quy định chuẩn khung đạo đức công vụ của CBCCVC chặc chẽ, xây dựng hệ thống các điều lệ, quy định nghĩa vụ về trách nhiệm của cán bộ, công chức, những điều cán bộ, công chức không được làm gây ảnh hưởng đến đạo đức, uy tín của Đảng, và thực hiện đảm bảo các nguyên tắc của Hiến pháp Tại Chương I, Luận văn “Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea H’Leo tỉnh Đắk lắk” đã đưa ra và phân tích một số cơ sở lý luận chung thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ về khái niệm đạo đức, công vụ, thi hành công vụ Qua phân tích những nội dung về đạo đức công vụ được phản ảnh trong các văn bản pháp luật, cũng như việc áp dụng những văn bản trên vào thực tế sao cho hiệu quả, để tìm được nguyên nhân ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của tường văn bản có quy định chuẩn khung đạo đức của CBCCVC. Chương I đã chỉ ra việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ gồm những nội dung sau: - Chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai pháp luật về đạo đức công vụ. - Tổ chức tuyên truyền, quán triệt pháp luật về đạo đức công vụ. - Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật đạo đức công vụ. Việc phân tích đưa ra những nội dung thực hiện pháp luật trong Chương 1 là cơ sở để thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea H’Leo của Chương 1. Từ đó, có cơ sở để đánh giá được ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, lãnh đạo quán triệt pháp luật, cũng như đến tuyên truyền và kiểm tra. 41 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Một số đặc điểm huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk liên quan đến thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Huyện Ea H'Leo thành lập theo Quyết định số 110-CP, ngày 03-4-1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ). Nằm ở phía Bắc, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 82 km theo hướng Quốc lộ 14 đi Gia Lai, tổng diện tích là 133.512 ha với 12 đơn vị hành chính bao gồm 11 xã và thị trấn Ea Drăng (xã Ea Hiao, Ea Sol, Ea H’Leo, Cư Mốt, Ea Nam, Ea Tir, Ea Ral, Ea Khal, Dliê Yang, Ea Sol, Ea Hiao). Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Ea H’Leo, Tỉnh Đăk Lăk “Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin huyện” Điều kiện tự nhiên của huyện ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật, phổ biến pháp luật và công tác thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ trên địa bàn 42 huyện. Với vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, đòi hỏi nhu cầu cuộc sống, kinh tế của huyện phát triển khá cao. Nhưng đây cũng là vấn đề mà CBCCVC cả nước nói chung và huyện nói riêng về thu nhập đời sống để chi trả cho nhu cầu phát triển của xã hội. Huyện Ea H’Leo có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 9-10%/năm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên [6]. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện với các tuyến đường liên huyện tuy được mở rộng (tuyến đường Ea H’Leo – Krông Năng; Ea H’Leo – Cư M’gar; Ea H’Leo – Ea Sup), thì các tuyến đường liên xã vẫn đang được tiến hành xây dựng, nhiều tuyến đường liên xã vào các buôn ĐBDTTS rất khó khăn. Dân số toàn huyện khoảng hơn 138.000 người, trong đó ĐBDTTS khoảng 55.300 khẩu (chiếm 40,61%); có 25 dân tộc trong cộng đồng Dân tộc Việt Nam sinh sống, với 24 dân tộc thiểu số đó là: Ja Rai, Ê Đê, Ba Na, Tày, Nùng, Thái, Dao, Mường, H’Mông, Xơ Đăng, Sán Dìu, Chăm, HRê, Mơ Nông,Vân Kiều, Thổ, Chức, Giẻ Triêng, Mạ, Sán Chay, La chí, Lào, Hoa, Khơ Me. Nhưng nhìn chung, mặt thuận lợi của huyện đối với lĩnh vực kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS có nhiều chuyển biến tích cực: đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện; trình độ dân trí từng bước đựơc nâng lên; hệ thống truyền thanh - truyền hình đã được phủ sóng hầu hết các vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS. Nhưng bên cạnh những thuận lợi, kinh tế - xã hội huyện vẫn gặp không ít khó khăn, yêu cầu một nỗ lực lớn từ chính quyền, địa phương và đội ngũ CBCCVC huyện. Để CBCCVC huyện thực hiện tốt được nhiệm vụ được giao, điều kiện cần đầu tiên là nhu cầu cuộc sống phải đáp ứng đầy đủ, trong khi thực trạng hiện nay, cán bộ công chức Việt Nam đang gặp phải trong môi trường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường phát triển là lương thấp. Tình hình lương CBCCVC hiện nay giống như “chiếc áo lâu ngày đang bục dần” [44,tr.01], “Lương công chức hiện nay không phản ánh đúng giá trị sức lao động”. Do vậy, các giá trị xã hội của công chức bị giảm sút, làm cho hiệu lực thực thi công vụ thấp, dễ bị tổn thương và là mảnh đất để tình trạng quan liêu, tham nhũng có cơ hội phát triển. Điều này ảnh 43 hưởng rất nhiều đến việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ của CBCCVC huyện. 2.1.2. Văn hóa, chính trị Tình hình văn hóa xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, các đối tượng FULRO lưu vong vẫn hoạt động tuyên truyền, móc nối vào địa bàn để phát triển lực lượng, vượt biên trái phép ra nước ngoài, trong đó đáng chú ý trong 5 năm (2012 – 2017) có 85 trường hợp người ĐBDTTS thuộc 10 buôn ở 05 xã vượt biên trái phép sang Campuchia và Thái Lan vì mục đích kinh tế; 06 đối tượng nhận sự chỉ đạo của Fulro để hoạt động; 04 trường hợp chia sẻ bài viết, hình ảnh liên quan tổ chức Fulro lưu vong ; phát hiện, bắt 02 đối tượng hoạt động Fulro, vô hiệu hóa 05 đối tượng, vận động 35 trường hợp hồi hương (Thái Lan 33, Campuchia 02) [1]. Lối tư duy “cha truyền con nối”, “con ông cháu cha” trong tư tưởng CBCCVC ngày nay, việc tìm mọi cách vào biên chế gần như thành truyền thống để có việc làm chắc chắn, có cuộc sống bình bình cho đến khi nghỉ hưu; tình trạng nhũng nhiễu, quan liêu, tham nhũng cho tới chạy chức, chạy quyền xảy ra rất nhiều, đặc biệt với huyện Ea H’Leo việc có điều kiện tự nhiên rộng, dân cư đông, dân tộc thiểu số chiếm phần lớn, kinh tế xã hội phát triển là một phần điều kiện cho tâm lý, văn hóa CBCCVC trong bộ máy hành chính địa phương có phần nào tư tưởng sai lệch trên. 2.1.3. Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ CBCCVC Đội ngũ CBCCVC của huyện được rèn luyện, thử thách, đa số có trình độ học vấn, năng lực công tác. Nhìn chung CBCCVC huyện đều có bản lĩnh, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, đoàn kết thống nhất trong nội bộ, tạo được niềm tin đối với quần chúng nhân dân. Với tổng số biên chế CBCCVC của huyện và xã, thị trấn là 2.254 biên chế, trong đó khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 67 biên chế; khối Nhà nước 44 1903 biên chế. Toàn huyện có 11 xã và 01 thị trấn với tổng số CBCCVC 284 người, trong đó, cán bộ có 146 người; công chức có 138 người. Về tình hình đội ngũ cán bộ lãnh quản lý của huyện như sau: - Tình hình đội ngũ cán bộ cấp huyện: Cán bộ lãnh đạo Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổng số có 37 đồng chí, trong đó: ĐBDTTS có 07 đồng chí. Bảng 2.1 Trình độ đội ngũ cán bộ khối Đảng, Mặt trận cấp huyện [9] Trình độ lý luận chính trị Trình độ chuyên môn Cao cấp cử nhân 22 đồng chí, 59% Đại học 30 đồng chí, 81% Trung cấp 09 đồng chí, 24.3% Cao đẳng 01 đồng chí, 27% Trung cấp 01 đồng chí 2.7% Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) của Huyện ủy Cán bộ quản lý Nhà nước tổng số có 48 đồng chí, trong đó: ĐBDTTS có 03 đồng chí, chiếm 6,4%; nữ có 06 đồng chí, chiếm 12,7% . Bảng 2.2 Trình độ đội ngũ cán bộ khối Nhà nƣớc cấp huyện [9] Trình độ lý luận chính trị Trình độ chuyên môn Cao cấp cử nhân 23 đồng chí, 48,9% Đại học 46 đồng chí, 95.8% Trung cấp 17 đồng chí, 14.58% Cao học 01 đồng chí, 2% Trung cấp 01 đồng chí 2.% Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) của Huyện ủy Cán bộ chủ chốt cơ sở: Tổng số có 73 đồng chí, trong đó: ĐBDTTS có 28 đồng chí, chiếm 38,36%; nữ có 07 đồng chí, chiếm 9,59%. Bảng 2.3 Trình độ đội ngũ chủ chốt cơ sở [9] Trình độ lý luận chính trị Trình độ chuyên môn Cao cấp 7 đồng chí, 9.59% Đại học 33 đồng chí, 45,2% Trung cấp 63 đồng chí, 86.3% Cao đẳng 04 đồng chí, 5.5% 45 Sơ cấp 03 đồng chí, 4,1% Trung cấp 29 đồng chí 39.7% Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) của Huyện ủy Trong đó, đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số: Toàn huyện có 395 CBCCVC dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 14,8%, cụ thể: Quản lý Nhà nước 94 người, y tế 23 người, giáo dục 278 người. Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị vùng dân tộc, Ban Thường vụ Huyện ủy Ea H’Leo đã thường xuyên chỉ đạo củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cơ sở trong vùng có đông ĐBDTTS. Công tác phát triển đảng trong đồng bào dân tộc luôn được quan tâm, 100% vùng đồng bào dân tộc đều có tổ chức đảng. 0 50 100 150 200 250 2006 2008 2010 2012 2014 2016 DTTS Đảng viên mới Hình 2.2 Chất lượng đào tạo CBCCVC là ĐBDTTS huyện Dựa vào biểu đồ, có thể nhận thấy công tác đào tạo, quan tâm của cấp ủy đối với kết nạp Đảng viên mới tăng đều. Quy trình bổ nhiệm CBCCVC lãnh đạo, quản lý các cấp là người ĐBDTTS tại các 12 xã, thị trấn được thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan và công khai, minh bạch, tạo động lực để người có trình độ, năng lực phấn đấu vươn lên, góp phần đổi mới công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ĐBDTTS. Tỷ lệ CBCCVC là ĐBDTTS nói chung và tỷ lệ cán bộ quản lý các cấp là ĐBDTTS nói riêng, đặc biệt là Đảng viên đang từng bước được nâng lên so với tỷ lệ dân số ĐBDTTS trên địa bàn huyện. 46 - Về chất lượng đội ngũ CBCCVC huyện: Tỷ lệ trí thức có học vị thạc sĩ tăng và chất lượng đội ngũ CBCCVC được nâng lên [6]. Nhìn chung, đội ngũ đông, được đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ, nhưng hoạt động không hiệu quả, luôn xảy ra tình trạng “đòi” thêm biên chế vì thiếu người làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, cụ thể thể hiện ở những hạn chế chung ở một số ít CBCCVC do nhận thức chưa đầy đủ về một số vấn đề quan điểm, đường lối của Đảng, về phẩm chất đạo đức, lối sống, một số CBCCVC, đặc biệt là đảng viên năng lực hạn chế, còn có tư tưởng ngại học tập, không thường xuyên tự rèn luyện, tu dưỡng nên có biểu hiện thoái hóa về phẩm chất đạo đức, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng đến chi bộ và cơ quan. 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk Huyện ủy Ea H’Leo đã chủ động ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ; thể chế, cụ thể hóa quan điểm, chủ trương về đạo đức công vụ của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương, địa phương để thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ huyện Ea H’Leo phù hợp với thực tế và điều kiện, xã hội kinh tế của huyện, ví dụ: - Thực hiện một số văn bản pháp luật về Luật PCTN; Luật TNTK, CLP, Huyện ủy Ea H’Leo đã ban hành Chương trình số 23-CTr/HU, ngày 07/4/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí và tổ chức hội nghị quán triệt đến cán bộ chủ chốt trong toàn huyện; chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng tổ chức quán triệt, phổ biến đến toàn thể cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức. Ban hành Kế hoạch số 15-KH/HU thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”. Đồng thời, tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, xây dựng 47 kế hoạch cụ thể triển khai, thực hiện chương trình của Huyện ủy về PCTN, lãng phí tại đơn vị. - Ban hành Công văn số 527-CV/HU, ngày 23/11/2016 về việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản năm 2016; UBND huyện ban hành Công văn số 244/TTr-PCTN, ngày 10/11/2016 về việc hướng dẫn công tác kê khai tài sản, thu nhập và công tác tổng hợp, báo cáo minh bạch thu nhập năm 2016; Công văn số 38/TTr-PCTN, ngày 06/3/2017 về việc nhắc nhở, đôn đốc báo cáo minh bạch tài sản thu nhập năm 2016. Đồng thời, xác định việc kê khai xác minh tài sản, thu nhập là một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch PCTN hàng năm của huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã giao cho Ban Tổ chức Huyện ủy chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện. - Triển khai tổ chức 05 buổi Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, của Bộ Chính trị về học tập đạo đức, phong cách, tư tưởng Hồ Chí Minh với hơn 650 lượt CBCCVC tham gia; 02 buổi Hội nghị học tập quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và Hội nghị quán triệt phổ biển Nghị Quyết TW4 (khóa XII) cho đối tượng là cán bộ chủ chốt cấp huyện, các đồng chí cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn, trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể, giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn huyện (276 lượt CBCCVC tham gia). - Thực hiện các văn bản quy định về CBCCVC, trên cơ sở thực trạng, tình hình đội ngũ CBCCVC của huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng 02 chương trình và 05 kế hoạch về thực hiện các quy định liên quan đến pháp luật đạo đức công vụ; đồng thời triển khai các văn bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy giúp cho các cấp ủy nắm vững các quy trình thực hiện trong công tác cán bộ, nhất là quy trình về công tác quy hoạch, đánh giá cán bộ giai đoạn 2012 – 2017, giai đoạn 2017 - 2022. - UBND huyện đã ban hành một số văn bản điều chỉnh các chuẩn mực đạo đức mà CBCCVC phải thực hiện như: Chỉ thị của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính (Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 26/12/2016); 48 Công văn của Chủ tịch UBND huyện về việc tiếp tục chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính (Công văn số 5127/UBND-NV ngày 27/4/2017); Thông báo của Chủ tịch UBND huyện về số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ảnh, kiến nghị của tổ chức cá nhân đối với việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính (Thông báo số 112/TB-UBND ngày 28/4/2017); Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 28/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện nghiêm quy định xin lỗi bằng văn bản khi giải quyết quá hạn thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh (Công văn số 1218/UBND-CP ngày 20/4/2017); Quyết định của Chủ tịch UBND huyện về thành lập Tổ công tác để theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 26/12/2017 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính (Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 12/01/2017); và nhiều văn bản khác để thực hiện chức năng quản lý ở địa phương và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ như như các quyết định, công văn, thông báo triển khai các nhiệm vụ trong đạo đức công vụ, điều động, bổ nhiệm CBCCVC, phòng chống tham nhũng thực hành, tiết kiệm chống lãng phí, quy chế phối hợp tiếp công dân giữa các cơ quan đơn vị. Đồng thời, rà soát, bổ sung nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, quán triệt, triển khai đối với CBCCVC, người lao động việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cấp trên. - Việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ đã được các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện quan tâm thực hiện với tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, nhằm tăng thu nhập cho CBCCVC và người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Quy chế tài sản công được thực hiện theo quy định của Nhà nước và theo nội quy, quy chế tổ chức, hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. 49 - Chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan đơn vị thực hiện các Chuyên đề năm, trong đó có Chuyên đề năm 2017 “Học tập làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”. Triển khai nghiên cứu, xây dựng các quy định pháp luật. - Duy trì thường xuyên các cuộc họp khối nội chính hàng tháng, quý, 06 tháng, 09 tháng và năm để kịp thời nắm bắt, xử lý các vụ việc, vụ án liên quan đến đạo đức công vụ, đặc biệt là đạo đức trong tham nhũng, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các thiếu sót trong công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo sự liêm chính, chí công vô tư của các cán bộ khi xử lý các vụ việc. 2.2.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đạo đức công vụ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Ea H’Leo, UBND huyện, HĐND huyện về thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đạo đức công vụ đến toàn Đảng bộ huyện, cụ thể: Tuyên truyền, phổ biến Luật CBCC năm 2008; Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước; Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; Chỉ thị số 05/20078/CT-TTg ngày 31/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của CBCCVC Nhà nước; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức và thi đua, khen thưởng; Quy định số 10-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; sử dụng hiệu quả thời gian làm việc; không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc đối với cán bộ, đảng viên... Với mục tiêu tuyên truyền, vận động CBCCVC thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_dao_duc_cong_vu_tu_thuc_tien.pdf
Tài liệu liên quan