Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ .8
1.1. Những vấn đề chung về tranh chấp lao động tập thể và giải quyết
tranh chấp lao động tập thể.8
1.1.1. Khái niệm tranh chấp lao động tập thể.8
1.1.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể.17
1.1.3. Hệ thống cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động tập thể.23
1.1.4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể.31
1.1.5. Phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể .32
1.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy
định của pháp luật hiện hành.34
1.2.1. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.35
1.2.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích .43
Tiểu kết chƣơng 1 .47
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ TRONG CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH
DƢƠNG.49
121 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên quan biết về vụ việc
tranh chấp đã được thụ lý, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, phục vụ cho
việc tiến hành hòa giải. Để việc hòa giải và giải quyết các tranh chấp lao động
- 45 -
có hiệu quả thì công tác chuẩn bị cũng phải được tiến hành tốt các công việc
sau:
+ Tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ các bên tranh chấp, những người có liên
quan, người làm chứng. Trọng tài viên cần đặc biệt chú ý về thái độ, cách
nhìn nhận vấn đề của các bên.
+ Thu thập chứng cứ, yêu cầu các đương sự cung cấp đầy đủ các tài
liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp.
+ Gửi thông báo yêu cầu các đương sự tới dự phiên họp giải quyết
tranh chấp lao động, yêu cầu các đương sự đến đúng thời gian và địa điểm.
Trong thời hạn 2 ngày sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết vụ tranh
chấp, thư ký hội đồng trọng tài có trách nhiệm cung cấp cho các thành viên
hội đồng trọng tài giấy triệu tập họp hội đồng trọng tài, đơn yêu cầu giải
quyết, các chứng cứ, tài liệu có liên quan, danh sách thành viên hội đồng
trọng tài lao động tham gia hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp do chủ tịch hội
đồng trọng tài lao động quyết định. Trong trường hợp một hoặc cả hai bên
tranh chấp có yêu cầu thay đổi thành viên của hội đồng trọng tài lao động vì
cho rằng thành viên đó không đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc
giải quyết tranh chấp (người thân thích hoặc người có lợi ích cá nhân liên
quan trực tiếp hay gián tiếp với một bên tranh chấp) thì phải có đơn gửi hội
đồng trọng tài lao động ít nhất 3 ngày trước khi tiến hành phiên họp. Việc
thay thế thành viên trong từng phiên họp hòa giải và giải quyết tranh chấp lao
động tập thể do chủ tịch hội đồng trọng tài lao động quyết định. Pháp luật của
các nước đều có quy định về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của bên tranh
chấp. Các bên phải chịu trách nhiệm về những tài liệu, chứng cứ mình đưa ra
trước trọng tài lao động. Bên cạnh đó, trọng tài lao động cũng có thể tự mình
thu thập thêm chứng cứ nếu thấy cần thiết. Trách nhiệm thu thập thêm chứng
cứ ở nước ta thuộc về các trọng tài viên lao động, tuy nhiên pháp luật lại chưa
- 46 -
đưa ra một chế tài nào để xử lý trốn tránh nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, đặc
biệt là từ phía NSDLĐ. NSDLĐ là người nắm giữ rất nhiều giấy tờ, tài liệu
quan trọng để chứng minh quan hệ lao động với NLĐ như hợp đồng lao động,
bảng lương, giấy tờ bảo hiểm xã hội, các quyết định hành chính, vì vậy nếu
không đưa ra chế tài để xử lý thì NSDLĐ có thể cố tình trốn tránh việc cung
cấp chứng cứ cho hội đồng trong tài, khi đó hội đồng trọng tài rất khó để có
thể có được những bằng chứng xác thực làm cơ sở để giải quyết tranh chấp.
- Hòa giải tranh chấp lao động
Thành phần tham gia phiên họp hòa giải tranh chấp lao động tại trọng
tài gồm: hội đồng trọng tài, các bên tranh chấp. Tại phiên họp hội đồng trọng
tài lao động, thư ký hội đồng trọng tài lao động kiểm tra sự có mặt của hai
bên tranh chấp lao động, đại diện có thẩm quyền của hai bên tranh chấp. Nếu
một trong hai bên tranh chấp vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì
hội đồng trọng tài lao động hoãn phiên họp. Trường hợp đã được triệu tập đến
lần thứ hai sau hai ngày làm việc kể từ ngày hội đồng trọng tài lao động quyết
định hoãn phiên họp lần thứ nhất mà một trong hai bên tranh chấp vắng mặt
không có lý do chính đáng thì hội đồng trọng tài lao động vẫn họp và lập biên
bản hòa giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của chủ tịch,
thư ký hội đồng trọng tài lao động. Hội đồng trọng tài sẽ đưa giải quyết vụ
tranh chấp dựa trên nguyên tắc đa số và bằng hình thức bỏ phiếu kín. Nếu các
bên tranh chấp lao động tự hòa giải được hoặc nhất trí phương án hòa giải do
hội đồng trọng tài lao động đưa ra thì hội đồng trọng tài lao động lập biên bản
hòa giải thành theo mẫu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có chữ ký
của hai bên tranh chấp, Chủ tịch, Thư ký hội đồng trọng tài lao động và gửi
cho hai bên tranh chấp. Hai bên tranh chấp có nghĩa vụ chấp hành các thỏa
thuận ghi trong biên bản hòa giải thành. Trong trường hợp hội đồng trọng tài
lao động tiến hành hòa giải không thành thì tập thể NLĐ có quyền tiến hành
- 47 -
các thủ tục để đình công. - Ra quyết định về vụ tranh chấp lao động BLLĐ đã
sửa đổi, bổ sung năm 2006 quy định kết thúc phiên họp hòa giải, hội đồng
trọng tài lao động sẽ lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành chứ không
có quy định về việc hội đồng trọng tài lao động sẽ ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các bên. Như vậy, quá trình giải quyết tranh chấp lao động
bằng trọng tài sẽ chỉ dừng lại ở việc lập biên bản hòa giải thành hoặc không
thành đối với vụ tranh chấp lao động. BLLĐ năm 2012 quy định: “trong
trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải
thì hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành đồng thời ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các bên” (Khoản 2 Điều 206). Tuy nhiên
cần lưu ý rằng đây chỉ là ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bên
tranh chấp chứ không phải là một quyết định giải quyết tranh chấp. Trong
trường hợp các bên không thể đi đến thỏa thuận chung thì trọng tài cũng chỉ
lập biên bản hòa giải không thành chứ không ra được quyết định giải quyết
tranh chấp.
- Thi hành quyết định của hội đồng trọng tài
Pháp luật lao động quy định: hội đồng trọng tài đưa ra phương án hòa
giải để các bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải
thì hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của hai bên tranh
chấp, của Chủ tịch và Thư lý hội đồng trọng tài lao động. Hai bên có nghĩa vụ
chấp hành các thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải thành. Như vậy, việc thi
hành biên bản hòa giải thành hoàn toàn dựa vào ý thức tự giác của các bên.
Tiểu kết Chƣơng 1
Qua phân tích ở trên, ta có thể rút ra một số kết luận về các nội dung
thuộc phần lý luận chung về tranh chấp lao động tập thể và các quy định của
pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động tập thể như:
- 48 -
- Thiếu một khái niệm cụ thể cho hình thức tranh chấp lao động tập
thể, điều này gây khó khăn cho công tác phân biệt và giải quyết các tranh
chấp khi chúng phát sinh.
- Việc phân chia và quy định cụ thể về hai hình thức của tranh chấp lao
động tập thể được pháp luật Việt Nam đề cập đến đó là hai hình thức tranh
chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, qua
đó quy định hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp đi kèm. Việc phân
chia hai hình thức tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích cũng chỉ đặt ra
với hình thức tranh chấp trên bình diện tập thể.
- Việc quy định về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động còn rườm
rà, quá mức cần thiết và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các bên tranh chấp.
Điều này được thể hiện như đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền đòi
hỏi phải qua ba cấp giải quyết, hòa giải cơ sở, chủ tịch UBND cấp huyện và
sau cùng là tòa án. Qua quá nhiều thủ tục đòi hỏi nhiều thời gian, mặt khác
đây là hình thức tranh chấp mà một bên cho rằng bên kia vi phạm quyền lợi
của mình đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng kịp thời thì thủ tục lại phức tạp
và qua nhiều cấp giải quyết sẽ rất dễ ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của bên bị
vi phạm.
- Công tác giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chưa được quan tâm
đúng mức, hiện tại theo quy định, Hội đồng trọng tài chỉ tham gia giải quyết
các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
- 49 -
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƢƠNG
2.1. Khái quát về tình hình công nhân lao động và đoàn viên công đoàn
trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát
2.1.1. hái quát chung về các Khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát
Thị xã Bến Cát nằm trên trục chính Đại lộ Bình Dương, là tuyến đường
huyết mạch nối liền Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bình Phước và
nước bạn Campuchia, có 5 tuyến tỉnh lộ đi qua đã và đang được nâng cấp, mở
rộng, các tuyến đường được đầu tư đồng bộ. Ngoài ra, còn có tuyến đường Hồ
Chí Minh nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Bắc,
tuyến đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn nối các Khu công nghiệp trên địa
bàn đi Tân Vạn; tuyến đường vành đai 4 nối một số khu công nghiệp – đô thị
của Bến Cát với thành phố mới Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, về
giao thông Bến Cát đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của hiện tại và tương lai.
Các Khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát nằm trên địa bàn có
được nhiều ưu thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cho
sự phát triển kinh tế - xã hội mà trọng tâm đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, “vóc dáng” của khu công nghiệp đã
dần được hoàn thiện. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Bến Cát có 08 khu công
nghiệp (KCN Mỹ Phước 1, KCN Mỹ Phước 2, KCN Mỹ Phước 3, KCN Mỹ
Phước 4, KCN Việt Hương 2, KCN Mai Trung, KCN An Tây, KCN Rạch
Bắp). Trong đó đi vào hoạt động 07 khu công nghiệp, với tổng diện tích trên
4.000 ha, tỷ lệ lấp kín trên 90%, thu hút 470 doanh nghiệp đầu tư; đã đi vào
hoạt động 326 doanh nghiệp, với tổng số vốn đầu tư trên 4 tỷ USD.
- 50 -
Sản xuất công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về quy mô và tốc
độ, nhiều giải pháp huy động các nguồn lực, tập trung phát triển những sản
phẩm ưu thế được thực hiện có hiệu quả. Các ngành may mặc, giày da, gỗ,
...đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là yếu tố cơ bản tạo nên tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, làm thay đổi quy mô sản xuất và cơ cấu kinh tế chung
của thị xã.
2.1.2. Tình hình công nhân lao động trong các khu công nghiệp trên địa
bàn thị xã Bến Cát
- Sự biến đổi về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ công nhân khu
công nghiệp
Đội ngũ công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát
là một bộ phận của giai cấp công nhân Bình Dương cũng như giai cấp công
nhân Việt Nam. Họ cũng là những người lao động làm công trong các công
ty, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp hoặc dịch vụ công nghiệp trên địa bàn
với nguồn thu nhập chủ yếu là tiền công. Bên cạnh những thuộc tính, đặc
điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân của khu
công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát cũng có những điểm riêng, do chịu
sự quy định của điều kiện địa lý – tự nhiên và lịch sử.
Trong khoảng hơn 5 năm trở lại đây, cùng với sự gia tăng nhanh chóng
của số lượng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì lực lượng công nhân
khu công nghiệp cũng không ngừng gia tăng về số lượng, đa dạng hơn về cơ
cấu, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được nâng lên. Nếu
năm 2014, khu công nghiệp có 67.729 công nhân lao động thì năm 2018 là
96.415 người lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng lao
động công nghiệp – xây dựng và giảm lao động nông nghiệp; tốc độ phát triển
công nghiệp và đô thị hóa nhanh đã thu hút số lượng lao động nhập cư vào địa
phương rất lớn.
- 51 -
- Về tình hình đời sống vật chất và đời sống tinh thần, quan hệ lao
động của đội ngũ công nhân khu công nghiệp
- Về đời sống tinh thần, vật chất và quan hệ lao động của đội ngũ công
nhân khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát có thể đưa ra nhận xét
chung như sau: đời sống, việc làm của công nhân cũng ngày được cải thiện
trên cơ sở tự giác phối hợp hoạt động của người lao động, người sử dụng lao
động các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức công đoàn; tiền lương được
nâng lên và đảm bảo chi trả đúng kỳ hạn hơn. Quan hệ giữa người sử dụng
lao động và người lao động ngày càng được cải thiện; Tổ chức và hoạt động
của Tổ chức công đoàn có những đổi mới đáng kể, từng bước nâng cao chất
lượng; cùng với chính quyền, các ngành, đoàn thể thực hiện tốt chức năng
tuyên truyền giáo dục và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao
động, các cơ quan ban ngành phối hợp tổ chức biểu diễn văn nghệ phục vụ
nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho công nhân lao động; tổ chức Đại hội thể dục
thể thao, văn nghệ. Bên cạnh đó, tại các công đoàn cơ sở cũng đã tổ chức các
hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao cho công nhân lao động, Ban
chấp hành công đoàn phối hợp cùng ban giám đốc công ty tổ chức các giải
bóng đá mini, hội thao, thi hát karaoke, trò chơi dân gian định kỳ hàng năm
nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho công nhân lao động.
- 52 -
2.1.3. Tình hình Công đoàn cơ sở, đoàn viên công đoàn, công nhân lao
động qua các năm (2014-2018)
* Tình hình CĐCS, ĐVCĐ, CNLĐ qua các năm:
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
CĐCS 188 205 227 240 271
ĐVCĐ 53.832 67.397 77.662 85.424 94.885
CNLĐ 67.729 75.051 80.221 88.014 96.415
Hình 2.1. Biểu đồ CĐCS, ĐVCĐ, CNLĐ qua các năm
1
10
100
1000
10000
100000
2014 2015 2016 2017 2018
CĐCS
ĐVCĐ
CNLĐ
- 53 -
Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến
Cát hiện nay chủ yếu là lao động trẻ, có sức khỏe, năng động; đa số có lòng
yêu nước, tự hào dân tộc. Lao động từ 18-25 tuổi chiếm 66%, lao động từ 25-
35 tuổi chiếm 23%, lao động trên 35 tuổi chiếm 11%.
Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến
Cát hiện nay chủ yếu là lao động trẻ. Trình độ học vấn: Dưới THCS: chiếm
29,51%; THCS: chiếm 38,88%; THPT: chiếm 28,15%; Đại học: 3.01%; trên
Đại học: 0.45%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 45,9%, tỷ lệ lao động qua
đào tạo nghề là 33,4%.
Về ý thức giai cấp, bản lĩnh chính trị, đội ngũ công nhân khu công
nghiệp vẫn tiếp tục phát huy vai trò giai cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo
cách mạng, thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng chủ nghĩa xã hội; là lực lượng
nòng cốt trong khối liên minh với nông nhân và trí thức, góp phần tạo nên cơ
sở chính trị - xã hội vững chắc cho Đảng và Nhà nước. Hiện chi bộ Công
đoàn các khu công nghiệp Bến Cát có 55 Đảng viên, đã giới thiệu cho Đảng
được 178 cán bộ công đoàn ưu tú để bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại các doanh
nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát
trong 5 năm (2014-2018)
2.2.1. Tình hình tranh chấp lao động tập thể trong những năm từ 2014 đến
2018
Trong năm năm qua, tình hình tranh chấp lao động tập thể (TCLĐTT)
không theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định có xu hướng gia tăng và diễn
biến phức tạp. Theo thống kê, tính từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn
khu công nghiệp Bến Cát đã xảy ra 25 vụ TCLĐTT với tổng số 8.548 lượt
CNLĐ tham gia.
- 54 -
* Các vụ TCLĐTT diễn ra chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, nhất là: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... Cụ thể:
- DN có vốn đầu tư Đài Loan: 10/25, chiếm tỷ lệ 40%.
- DN có vốn đầu tư Hàn Quốc: 6/25, chiếm tỷ lệ 24%.
- Các DN có vốn đầu tư FDI khác: 9/25, chiếm tỷ lệ 36%
* Số vụ TCLĐTT chủ yếu xảy ra thuộc các ngành nghề:
- May mặc, may túi sách: 7/25 chiếm tỷ lệ 28%;
- Gỗ gia dụng, gỗ xuất khẩu: 5/25 chiếm tỷ lệ 20%;
- Gia công giày, đế giày: 6/25 chiếm tỷ lệ 24%;
- Các ngành nghề khác: 7/25 chiếm tỷ lệ 28%.
* Phân loại DN có tổ chức CĐCS và chưa có CĐCS:
Doanh nghiệp chưa có tổ chức CĐCS: 3 chiếm tỷ lệ 12%;
Doanh nghiệp có tổ chức CĐCS: 22 chiếm tỷ lệ 88%.
2.2.1.1. Năm 2014: trên địa bàn các Khu công nghiệp thị xã Bến Cát xảy ra
05 vụ tranh chấp lao động tập thể ở Cty TNHH Jiu Yang, Cty TNHH Trans
Palma Sport Wear, Cty TNHH Nhựa Sung Shin (Việt Nam), Cty TNHH Dooil
TPS Vina – Ngành sản xuất: Bao bì nhựa, Cty TNHH OLYMPIA LIGHTING
– KCN An Tây – Ngành sản xuất : máng đèn (cả 02 DN chưa thành lập tổ
chức công đoàn cơ sở), tổng số công nhân tham gia tranh chấp lao động
498/670 công nhân.
+ Nguyên nhân: Công ty chưa thông báo kịp thời cho CNLĐ chế độ
tiền thưởng tết, ứng tiền lương tháng 01/2014 cho người lao động, chưa trả
thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân, không điều chỉnh kịp thời lương theo nghị
định mới cho công nhân, không ký hợp đồng đúng thời hạn theo quy định của
pháp luật, bị trừ tiền chuyên cần, tăng ca không cho nghỉ giải lao, tăng định
mức sản xuất,.
- 55 -
+ Sau khi xảy ra đình công và tranh chấp lao động tập thể Công đoàn
phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành hòa giải và kết quả Ban Giám đốc
các Doanh nghiệp đồng ý thực hiện một số yêu cầu chính đáng, hợp pháp của
người lao động và sau đó công nhân chấp nhận trở lại làm việc.
2.2.1.2. Năm 2015: trên địa bàn các khu công nghiệp thị xã Bến Cát đã xảy
ra 03 vụ tranh chấp lao động tập thể: Cty TNHH Tufropes, Cty TNHH Sunny
Wide, Cty TNHH United Mechanical với tổng số lượng công nhân tham gia:
1091/1091 lao động;
+ Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp: công ty chậm ra thông báo về chế
độ tiền thưởng cuối năm cho người lao động, điều chỉnh tiền lương tối thiểu
vùng tăng nhưng lại cắt phần tiền phụ cấp hàng tháng, người lao động đề nghị
công ty ký hợp đồng lao động đối với người lao động đã hết thời gian thử việc
(quá thời gian thử việc từ 02 -> 03 tháng), tái ký hợp đồng lao động đối với
công nhân đã hết thời hạn hợp đồng (hợp đồng hết hạn từ 05 đến 7 tháng mà
công ty vẫn chưa tái ký), điều chỉnh lương cho công nhân khi tái ký hợp đồng
lao động, hàng năm xét nâng lương cho người lao động ký hợp đồng không
xác định thời hạn, trả thẻ BHYT cho toàn bộ công nhân để công nhân đi khám
bệnh
+ Sau khi nắm được nguyên nhân ngừng việc, đoàn công tác đã làm
việc với Ban giám đốc công ty về kiến nghị của người lao động và đề nghị
Ban giám đốc công ty xây dựng thang bảng lương, Nội quy lao động và đăng
ký tại các cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo quy định, thực hiện đầy
đủ các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xây dựng thương lượng ký
kết thỏa ước lao động tập thể, phối hợp cùng BCH CĐCS công ty xây dựng
quy chế xét nâng lương hàng năm cho người lao động, tiến hành củng cố lại
BCH CĐCS và liên hệ với Công đoàn các KCN Bến Cát để được hướng dẫn
công tác hoạt động công đoàn và việc thu chi, trích nộp, quyết toán tài chính
- 56 -
công đoàn, đồng thời ra thông báo về việc giải quyết các kiến nghị của công
nhân lao động để công nhân lao động được rõ, tránh tình trạng tranh chấp lao
động gây mất trật tự tại địa phương.
2.2.1.3. Năm 2016: đã xảy ra 05 vụ tranh chấp lao động tập thể tại Công ty
TNHH Phước Ý, Cty TNHH United Mechenical VN, Cty TNHH Xin Wei Việt
Nam, Cty TNHH Kyung Dong Vina, Cty Cổ phần Giày Đại Lộc (đã thành lập
công đoàn cơ sở) với tổng số lượng công nhân tham gia: 1.800/2.664 lao
động.
+ Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp: do công ty chưa thông báo chế độ
đều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 122/NĐ-CP của Chính
phủ và chế độ tiền thưởng, kế hoạch nghỉ tết Bính Thân 2016, khẩu phần ăn.
+ Khi nắm được thông tin ngừng việc, Công đoàn các khu công nghiệp
Bến Cát phối hợp cùng các ngành chức năng đến nắm tình hình công nhân lao
động và làm việc với Ban giám đốc công ty về kiến nghị của người lao động.
Đoàn công tác đã đề nghị Ban giám đốc công ty thực hiện việc điều chỉnh
lương tối thiểu vùng theo Nghị định 122/NĐ-CP của Chính phủ và ra thông
báo bằng văn bản về chế độ tiền lương, tiền thưởng, kế hoạch nghỉ tết Bính
Thân năm 2016 để công nhân được rõ và kêu gọi công nhân quay trở lại công
ty làm việc bình thường.
2.2.1.4. Năm 2017: có 04 vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra: Công ty
TNHH Công nghiệp gỗ Grand Art; Cty TNHH Zhi Sheng (doanh nghiệp chưa
thành lập tổ chức CĐCS), Công ty TNHH Dewberry Việt Nam, Công ty
TNHH Ace World Vina, tổng số lao động tham gia ngừng việc là 2.983/2.987
CNLĐ.
+ Nguyên nhân do doanh nghiệp chưa ra thông báo về việc thanh toán
50% tiền thưởng sau tết cho công nhân và trả thẻ BHYT cho công nhân, chưa
ký hợp đồng lao động, chưa tham gia BHXH, Công ty tổ chức làm thêm giờ
- 57 -
quá nhiều; Công nhân nghỉ việc có phép hay không phép đều bị phạt tiền từ
300.000 đồng -> 500.000 đồng/1 lần vi phạm và bị trừ 50% tiền chuyên cần;
Công ty không có tiền độc hại cho bộ phận sơn, thức ăn không ngon, cuối
tháng không công khai bảng chấm công, phải có người dọn vệ sinh, tính lộn
tiền tăng ca, nghỉ 03 ngày không phép công ty cho nghỉ việc, nghỉ quá 02
tiếng mất tiền chuyên cần, xin nghỉ phép năm công ty không cho nghỉ; Riêng
Công ty TNHH Dewberry Việt Nam: nguyên nhân do Ban giám đốc công ty
ra thông báo là sẽ di dời toàn bộ nhà máy tại Mỹ Phước về nhà máy tại cụm
công nghiệp An Thạnh (Thuận An) nhưng không giải thích rõ chế độ chính
sách cho người lao động, gây hoang mang cho người lao động, người lao
động không yên tâm làm việc.
+ Sau khi nhận được tin ngừng việc tập thể, Công đoàn các khu công
nghiệp Bến Cát phối hợp cùng các ngành chức năng làm việc với Ban Giám
đốc về việc giải quyết các kiến nghị của người lao động, đề nghị Ban Giám
đốc công ty ra thông báo giải quyết các kiến nghị và kêu gọi người lao động
trở lại công ty làm việc, tránh tình trạng ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến
sản xuất doanh nghiệp, đời sống của người lao động.
2.2.1.5. Năm 2018: trên địa bàn xảy ra 08 vụ ngừng việc tập thể tại Công ty
TNHH United Mechanical, Chun Xiang (có tổ chức công đoàn), Công ty
TNHH Lumen Vina (2 lần), Công ty TNHH Cheng Bao, Công ty TNHH Vina
Rong Hsing, Công ty TNHH SR Suntuor, Công ty TNHH Peng Yang (doanh
nghiệp chưa có tổ chức công đoàn), tổng số lao động tham gia là 4.176/4.620
CNLĐ.
+ Nguyên nhân do công ty chưa có thông báo về kế hoạch điều chỉnh
tiền lương mới theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ, chưa
thông báo thời gian trả lương, trả thưởng, kế hoạch nghỉ tết, công ty thanh
- 58 -
toán tiền lương, tiền thưởng chậm, phụ cấp thâm niên, tiền tăng ca, tiền
chuyên cần, chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Sau khi nhận được thông tin ngừng việc Công đoàn các KCN Bến
Cát phối hợp với các ngành chức năng làm việc với Ban giám đốc công ty về
các kiến nghị của người lao động. Sau đó, công nhân lao động đã trở lại công
ty làm việc bình thường.
* Tình hình tranh chấp lao động qua các năm:
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Số vụ tranh chấp lao động 5 3 5 4 8
CNLĐ tham gia tranh chấp 498 1.091 1.800 2.983 4.176
Tổng CNLĐ 670 1.245 2.103 3.211 4.620
Hình 2.2. Biểu đồ số vụ tranh chấp lao động, CNLĐ tham gia tranh chấp và
tổng CNLĐ tại các doanh nghiệp tranh chấp qua các năm (2014-2018)
1
10
100
1000
10000
2014 2015 2016 2017 2018
Số vụ tranh chấp lao động
CNLĐ tham gia tranh chấp
Tổng CNLĐ
- 59 -
2.2.2. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động tập thể tại các doanh
nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát.
2.2.2.1. Từ phía cơ quan quản lý nhà nước:
- Chưa lường hết những diễn biến hoạt động các chủ doanh nghiệp sau
khi đầu tư và quá trình hội nhập WTO xảy ra các sự việc phải đối phó tình
hình; chưa có kế hoạch chi tiết việc tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi doanh
nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật lao động, chưa thực hiện tốt chức
năng giám sát việc tuân thủ pháp luật, nội dung điều lệ hoạt động doanh
nghiệp đã cam kết.
Nội dung tuyên truyền pháp luật, xây dựng quan hệ lao động trong các
doanh nghiệp chưa đúng trọng tâm, đồng bộ, thiếu chặt chẽ nên hiệu quả chưa
cao.
- Số lượng doanh nghiệp được thanh, kiểm tra hàng năm còn ít so với
yêu cầu đặt ra. Công tác tái kiểm tra sau thanh, kiểm tra và doanh nghiệp xảy
ra tranh chấp lao động tập thể và đình công chưa được kịp thời, chưa đầy đủ.
- Xử lý số doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật lao động, chiếm
dụng tiền BHXH kéo dài chưa nghiêm và mức xử phạt chưa đủ sức răn đe dẫn
đến tình trạng vi phạm pháp luật lao động vẫn còn xảy ra.
- Việc ban hành luật pháp thiếu thực tiễn dẫn đến tranh chấp lao động
tập thể và đình công không đúng trình tự pháp luật, các chế độ chính sách
không phù hợp, nhất là chính sách tiền lương ban hành hàng năm thấp hơn
thực tế doanh nghiệp đang thực hiện là một trong các nguyên nhân dẫn đến
tranh chấp lao động tập thể tăng và tính chất phức tạp.
- Chưa có phương án triển khai các nội dung chỉ đạo của Ban Bí thư
TW Đảng (kết luận số 23/KL-TW ngày 08 tháng 4 năm 2008) hoặc ban hành
chính sách đối với người lao động không khả thi. (chính sách tiền lương, nhà
ở, nhà trẻ, mẫu giáo, vui chơi giải trí.)
- 60 -
- Đội ngũ thanh tra lao động yếu về chuyên môn, thiếu về số lượng,
không đủ sức phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm của các bên trong quan
hệ lao động, tạo mầm mống cho sự bất đồng giữa NSDLĐ và NLĐ.
2.2.2.2. Từ phía người sử dụng lao động:
Không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật lao động:
- Thời gian thử việc kéo dài; Không ký hợp đồng lao động hoặc ký
không đầy đủ với người lao động, chiếm tỷ lệ không nhỏ.
- Không tham gia hoặc có tham gia nhưng không đầy đủ cho người lao
động, nhiều doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài, có doanh
nghiệp còn thỏa thuận trái pháp luật với người lao động bằng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_giai_quyet_tranh_chap_lao_do.pdf