Luận văn Thực hiện pháp luật về giảng viên - Từ thực tiễn trường cao đẳng sư phạm trung ương

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT VỀ GIẢNG VIÊN. 10

1.1. Giảng viên và pháp luật về giảng viên . 10

1.2. Thực hiện pháp luật về giảng viên . 27

1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về giảng viên. 33

Tiểu kết chương 1. 42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢNG

VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG . 43

2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương và đội ngũ

giảng viên của trường. 43

2.2. Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về giảng viên ở trường Cao

đẳng Sư phạm Trung ương . 51

2.3. Nhận xét thực hiện pháp luật về giảng viên ở trường Cao đẳng

Sư phạm Trung ương. 63

Tiểu kết chương 2. 76

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN

PHÁP LUẬT VỀ GIẢNG VIÊN- TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG CAO

ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG . 77

3.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về giảng viên-từ thực

tiễn trường Cao đẳng Sư phạm trung ương. 77

3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về giảng viên-từ thực

tiễn trường Cao đẳng Sư phạm trung ương. 81

Tiểu kết chương 3. 95

KẾT LUẬN. 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 97

pdf108 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về giảng viên - Từ thực tiễn trường cao đẳng sư phạm trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông qua các hoạt động của chi bộ Đảng cũng như các hoạt động tích cực, gương mẫu của các đảng viên là cán bộ, giảng viên, viên chức, người lao động trong trường đại học, cao đẳng. - Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên: đóng vai trò tích cực trong việc phổ biến, tuyên truyền và có trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng. - Lãnh đạo nhà trường: là một trong những nhân tố quan trọng, có vai trò rất lớn trong việc tác động tới quá trình tổ chức, thực hiện pháp luật về giảng viên trong trường cao đẳng. Nếu ban lãnh đạo nhà trường là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn cũng như bề dày kinh nghiệm quản lý điều hành và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thì phương hướng hoạt động, các biện pháp giải quyết công việc của nhà trường sẽ có chất lượng tốt, việc thực hiện pháp luật trong nhà trường sẽ được tổ chức, được thực hiện đúng hướng, có giải pháp phù hợp và đạt hiệu quả tốt hơn. Đây là những người chịu trách nhiệm chính trong việc hoạch định chính sách, chiến lược, mục tiêu của Nhà trường, đồng thời là người quyết định việc lựa chọn, sử dụng, đãi ngộ, xử lý đối với giảng viên cũng như các cơ chế bảo 41 đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về giảng viên trong đơn vị mình. 42 Tiểu kết chương 1 Tại chương 1, luận văn đã trình bày, phân tích các khái niệm, đặc điểm giảng viên, pháp luật về giảng viên, các giai đoạn thực hiện pháp luật về giảng viên.; đồng thời phân tích, đánh giá quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, công tác phổ biến giáo dục pháp luật, các nghiệp vụ, hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện luật về giảng viên. Bên cạnh đó, chương 1 của luận văn đã xác định được các yếu tố tác động đến việc tổ chức thực hiện luật, cụ thể là mức độ hoàn thiện luật pháp luật về giảng viên, năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về giảng viên của Nhà nước, sự tham gia của các bên liên quan. Trên nền tảng nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan ở chương 1, tại chương 2, luận văn sẽ tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về giảng viên tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương. 43 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG 2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương và đội ngũ giảng viên của trường 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Năm 1991, theo Nghị định 93/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ-Mẫu giáo Trung ương I được thành lập với nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý mẫu giáo với trình độ cao đẳng và nghiên cứu khoa học giáo dục trước tuổi đến trường phổ thông. Trường được hình thành trên nền thành tựu đã đạt được của hai Trường Sư phạm Mẫu giáo TW Hà Nam (1964-1988) và Trường Trung cấp nuôi dạy trẻ TW (1972-1988). Từ năm học 2003-2004, xuất phát từ nhu cầu của xã hội và tiềm lực của Nhà trường, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường đã dần chuyển thành Trường đào tạo đa ngành bằng việc mở thêm nhiều ngành đào tạo mới như Sư phạm âm nhạc, Giáo dục Đặc biệt, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Sư phạm Công nghệ, Thông tin-Thư viện, Tin học, Công tác xã hội, Văn thư lưu trữ, Quản trị văn phòng, Thư ký văn phòng.... Đến nay, Nhà trường đã có 17 ngành đào tạo cả trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Để phản ánh đúng nhiệm vụ chính trị của Trường, cuối năm 2005, Nhà trường đã xây dựng Đề án đổi tên Trường và ngày 26/01/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 509/QĐ-BGD&ĐT đổi tên Trường thành Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. 44 - Chức năng, nhiệm vụ + Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có trình độ cao đẳng cho Giáo dục Mầm non và các Trường chuyên biệt; + Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn một số chuyên ngành khác: Nghệ thuật, Nhân văn, Thông tin - Thư viện, Dịch vụ xã hội, Quản lý giáo dục; + Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. - Cơ cấu tổ chức Theo Quyết định số 504/QĐ-CĐSPTW ngày 14 tháng 5 năm 2015 Về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Về tổ chức, tính đến ngày 31/12/2018, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương có cơ cấu tổ chức bộ máy như sau: + Lãnh đạo trường: 01 Hiệu trưởng, 01 Phó hiệu trưởng. + Các đơn vị trực thuộc: Khoa đào tạo (09 đơn vị); Phòng, Ban chức năng (10 đơn vị); Trung tâm ứng dụng (05 đơn vị); Trường Mầm non thực hành (03 đơn vị). 45 Có thể khái quát về cơ cấu tổ chức của trường qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1 khái quát cơ cấu tổ chức trường CĐSPTƯ 46 47 2.1.2. Đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Năm 1991, tại thời điểm mới thành lập với nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý mẫu giáo với trình độ cao đẳng và nghiên cứu khoa học giáo dục trước tuổi đến trường phổ thông, trường có 30 cán bộ, giảng viên, người lao động. Hiện tại nhà trường có tổng số 179 giảng viên cơ hữu ở 9 khoa đào tạo, gồm: - Khoa Giáo dục mầm non: Tổng số 34 (31 giảng viên, 03 hành chính); - Khoa Giáo dục đặc biệt: Tổng số 15 (14 giảng viên, 01 hành chính); - Khoa Âm nhạc: Tổng số 21 (19 giảng viên, 02 hành chính); - Khoa Mỹ thuật: Tổng số 19 (19 giảng viên); - Khoa Xã hội và Nhân văn: Tổng số 21 (19 giảng viên, 02 hành chính); - Khoa Quản lí Văn thư: Tổng số 13 (12 giảng viên, 01 hành chính); - Khoa Tiếng Anh: Tổng số 08 (07 giảng viên, 01 hành chính); - Khoa Công nghệ Thông tin: Tổng số 21 (19 giảng viên, 02 hành chính); - Khoa Cơ bản: Tổng số 25 (24 giảng viên, 01 hành chính). Theo trình độ chuyên môn, giảng viên của nhà trường được phân loại thông qua bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1. Bảng 2.1. Phân loại giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương theo trình độ chuyên môn TT Trình độ chuyên môn Số người Cơ cấu (%) 1 Phó giáo sư 01 0,5 2 Tiến sĩ 23 12,9 3 Thạc sĩ 152 84,9 4 Đại học 03 1,7 Tổng số 179 100 (Nguồn: Đề án tái cơ cấu trường CĐSPTW, năm 2019) [39]. 48 Biểu đồ 2.1. Phân loại giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương theo trình độ chuyên môn - Phân loại theo hạng chức danh nghề nghiệp Bảng 2.2. Bảng phân loại giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương theo hạng chức danh nghề nghiệp TT Hạng chức danh nghề nghiệp Số người Cơ cấu (%) 1 Hạng I 02 1,1 2 Hạng II 30 16,7 3 Hạng III 147 82,2 Tổng số 179 100 (Nguồn: Đề án tái cơ cấu trường CĐSPTW, năm 2019) [30]. Biểu đồ 2.2. Phân loại giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương theo hạng chức danh nghề nghiệp Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy, trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên của Nhà trường đã đáp ứng cơ bản được nhu cầu đào tạo, số giảng viên có 49 trình độ Giáo sư, Tiến sĩ chiếm 13,4% đây là tỷ lệ tương đối cao trong khối các trường cao đẳng nói chung. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ là nhiều nhất chiếm 84,9 %, còn lại 03 giảng viên có trình độ cử nhân đang theo học các lớp đào tạo thạc sĩ. Số lượng giảng viên có trình độ đào tạo là cử nhân của Nhà trường chỉ chiếm 1,7% tổng số giảng viên (đây là một số giảng viên trẻ tuổi đang theo học các lớp đào tạo trình độ thạc sĩ). Nhà trường có số lượng lớn giảng viên có trình độ cao là do Nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cho giảng viên của Nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay đứng trước những yêu cầu phải đổi mới giáo dục và phát triển đội ngũ giảng viên trong thời đại mới, giảng viên không chỉ đạt chuẩn mà còn cần phải hướng đến trên chuẩn nhằm phục vụ sự nghiệp chung của Nhà trường, phục vụ nhu cầu xã hội và đáp ứng chiến lược phát triển giáo dục của đất nước có chất lượng, hiệu quả hơn. Về cơ cấu ngạch giảng viên, qua bảng số liệu 2.2 cho thấy, hiện nay Nhà trường có 01 giảng viên cao cấp, 30 giảng viên chính chiếm tỷ lệ 16,7%, còn lại giảng viên với 82,2%. Tỷ lệ giảng viên phân theo hạng chức danh nghề nghiệp như trên là hợp lý tương ứng với tỷ lệ giảng viên theo trình độ đào tạo và thâm niên công tác. - Phân loại theo giới tính Bảng 2.3. Phân loại theo giới tính, đội ngũ giảng viên của nhà trường TT Giới tính Số người Cơ cấu (%) 1 Nam 52 29 2 Nữ 127 71 Tổng số 179 100 (Nguồn: Đề án tái cơ cấu trường CĐSPTW, năm 2019) [30]. Với đặc thù là đơn vị sự nghiệp công lập, nhiệm vụ chính là đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có trình độ cao đẳng cho giáo dục mầm non và các 50 trường chuyên biệt vì vậy phần lớn giảng viên là nữ chiếm 71%, tỷ lệ nam giới chủ yếu tập trung khối nghiệp vụ-quản lý. - Phân loại theo hình thức hợp đồng làm việc Bảng 2.4. Phân loại đội ngũ giảng viên của nhà trường theo hợp đồng làm việc TT Hình thức hợp đồng Số người Cơ cấu (%) 1 Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn 169 94,5 2 Hợp đồng làm việc xác định thời hạn 10 5,5 Tổng số 179 100 (Nguồn: Đề án tái cơ cấu trường CĐSPTW, năm 2019) [30]. Biểu đồ 2.3. Phân loại đội ngũ giảng viên của nhà trường theo hợp đồng làm việc Nhìn vào bảng cho thấy, số lượng giảng viên cơ hữu đã ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chiếm đa số 94,5%. Điều đó góp phần tạo nên đội ngũ giảng viên ổn định, đạt các yêu cầu về chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp, tạo ra sự yên tâm công tác, tận tụy với công việc, hoàn thành các công việc được giao, phấn đấu cùng xây dựng Nhà trường phát triển và góp phần vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước nhà. Nhìn một cách tổng thể trong những năm qua, đội ngũ giảng viên của 51 Nhà trường từng bước được nâng cao trình độ, đạo đức, phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường đặt ra. 2.2. Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 2.2.1. Tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật về giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương là đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó, không chỉ thực hiện các quy định của Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành, thực hiện pháp luật về giảng viên của Nhà trường còn tuân theo các văn bản hướng dẫn liên quan đến giảng viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo (như: Thông tư số 08/2018/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; Thông tư số 47/2014/BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ngày 31 tháng 12 năm 2014; Thông tư số 20/2013/BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2013 ban hành quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học) Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung đã được Nhà trường phối hợp với Công đoàn Trường thực hiện, nhằm vận động cán bộ, giảng viên, người lao động thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều lượt cán bộ, giảng viên tham gia các lớp tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật trong cơ quan, đơn vị, trường học. Công đoàn Nhà trường đã phối hợp với bộ phận chuyên môn, tổ chức “Ngày pháp luật” theo chủ đề hàng năm với nội dung, hình thức đa dạng và phong phú như: phổ biến tài liệu, trang bị tủ sách pháp luật tại thư viện, sân khấu hóa... Tuy nhiên, nội dung mới chỉ tập trung tuyên truyền về thực hiện đổi mới trong giáo dục và đào tạo, đổi mới trong thi, kiểm tra, xét tuyển đại học, cao đẳng...; chưa chú trọng đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giảng viên nói riêng. 52 Công tác phối hợp, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát huy hiệu quả trong việc phổ biến kiến thức pháp luật cho giảng viên. Phần lớn các văn bản pháp luật quy định liên quan đến giảng viên đều được Nhà trường phổ biến thông qua các cuộc họp giao ban đến trưởng các đơn vị, sau đó các trưởng đơn vị phổ biến lại cho cán bộ, giảng viên trong khoa, phòng hoặc chuyển tiếp các văn bản qua email và chuyển giao văn bản trực tiếp đến khoa để giảng viên tự xem xét. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền pháp luật về giảng viên hiệu quả chưa cao, nhất là các quy định về chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật liên quan đến giảng viên. 2.2.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện pháp luật về giảng viên Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện pháp luật về giảng viên có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong tổ chức hoạt động của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, giúp Nhà trường đạt những mục tiêu đặt ra, góp phần bảo đảm tính chủ động, ổn định, hiệu quả trong hoạt động thực hiện pháp luật về giảng viên. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện pháp luật về giảng viên tốt sẽ hạn chế những rủi ro, tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong suốt quá trình thực hiện công tác này và tạo thế chủ động ứng phó với những biến đổi, vướng mắc phát sinh. Đồng thời, việc xây dựng chương trình, kế hoạch tốt sẽ huy động được sức mạnh của các chủ thể liên quan trong quá trình thực hiện pháp luật về giảng viên, tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận, phòng ban trong Nhà trường để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ đã đề ra, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo Nhà trường, phát huy được trí tuệ tập thể Nhà trường... Trong thực tế, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, đặc biệt là Ban lãnh đạo Nhà trường, trong những năm gần đây, đã quan tâm tới công tác xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện pháp luật về giảng viên bởi nhận thức 53 được tầm quan trọng của công tác này và đánh giá được mức độ tác động của nó tới các hoạt động chung của Nhà trường, tới sự phát triển của đội ngũ giảng viên. Nhà trường đã xây dựng chương trình thực hiện pháp luật về giảng viên theo năm, theo quý, theo tháng, có kế hoạch dài hạn, trung hạn và có kế hoạch ngắn hạn, phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường. Bên cạnh đó, căn cứ vào các văn bản pháp luật của nhà nước, Nhà trường đã xây dựng và ban hành các văn bản điều chỉnh các vấn đề quan trọng đối với đội ngủ giảng viên của đơn vị. Đó là: Quy định về chế độ làm việc cho giảng viên; Đề án tinh giảm biên chế; Quy định về thử việc; Xây dựng phương án bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho 345 giảng viên, giáo viên trình Bộ Giáo dục Đào tạo xét duyệt. 2.2.3. Tổ chức thực hiện pháp luật về giảng viên 2.2.3.1. Về tuyển dụng, sử dụng giảng viên Cơ sở pháp lý của việc tuyển dụng viên chức là giảng viên làm việc tại các khoa trong nhà trường là: Luật Viên chức năm 2010; Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. (Riêng đối với Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, do Nghị định mới có hiệu lực từ 01/01/2019, nên Nhà trường chưa thực hiện việc tuyển dụng theo Nghị định này lần nào). Tính từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 12 năm 2018, tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương có 49 người nghỉ chế độ, chuyển công tác. Để đảm bảo hoạt động, theo đề nghị của các đơn vị, nhà trường đã thực hiện bố trí từ vị trí việc làm này sang vị trí việc làm khác cho 20 người và tuyển dụng 24 người (trong đó có 12 giảng viên). Nhìn chung, số giảng viên mới tuyển dụng đều 54 xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công việc, khi tuyển dụng giảng viên mới đều phải có trình độ chuyên môn phù hợp đảm bảo mọi quy định và quy chế của nhà trường. Vì vậy việc bố trí, sử dụng đều phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Công tác tuyển dụng viên chức đặc biệt là giảng viên được tiến hành theo đúng quy trình và tuân theo các quy định của pháp luật, cũng như đáp ứng đầy đủ các điều kiện về điều kiện tuyển dụng cũng như xét tuyển trong Luật Viên chức, Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Công tác tuyển dụng giảng viên tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương chủ yếu tiến hành theo hình thức thi tuyển. Nhìn chung, hình thức thi tuyển giảng viên phù hợp với Nhà trường. Bởi thông qua thi tuyển, nhà trường có thể tuyển được những người có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, có tinh thần trách nhiệm, đồng thời thi tuyển sẽ tạo cơ hội công bằng, bình đẳng cho tất cả những ai muốn được làm việc tại trường, tạo được niềm tin cho tất cả mọi người. Thông qua tuyển dụng, nhà trường có cơ hội thu hút được một lực lượng đông đảo những lao động trẻ, tài năng, năng động và nhiệt huyết, từ đó hình thành lên thị trường lao động riêng cho đơn vị mình. Nhìn chung, việc tổ chức tuyển dụng giảng viên đã đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng tiêu chuẩn; việc bố trí sử dụng thực hiện đúng đối với chức danh viên chức đã được Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn đã quy định. Đối với chất lượng đội ngũ giảng viên: được thể hiện qua chất lượng của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Nhà trường không bị “quá tải” giờ dạy, trung bình giảng viên đảm nhiệm 370 tiết/năm học. Trên cơ sở đó, giảng viên của Nhà trường có thời gian để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, 55 thường xuyên cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới để làm phong phú nội dung bài giảng, nâng cao chất lượng giáo dục, thu hút học sinh, sinh viên hăng say học tập hơn. Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học không ngừng được nâng cao, có tính thực tiễn và khả năng ứng dụng. Về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Đội ngũ giảng viên của Nhà trường đều có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, ham học hỏi, có tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề. Về nghiệp vụ sư phạm: các giảng viên của Nhà trường đều trải qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Ngoài ra, giảng viên của Nhà trường không ngừng được nâng cao những kiến thức tin học và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục nước nhà trong xu thế hội nhập. 2.2.3.2. Về đào tạo, bồi dưỡng giảng viên Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nhà trường đã quan tâm, chú trọng giám sát hoạt động chuyên môn và công tác xây dựng đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa. Việc động viên, khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, đổi mới phương pháp giảng dạy được xác định là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo. Trên cơ sở các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng viên chức, giảng viên (như: Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 01/2018/TT-BNV, ngày 08 tháng 01 năm 2018 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 27/2012/TT-BGD ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2012 của 56 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định số 31/2008/QĐ- BGDĐT ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng cho các giảng viên hàng năm, một số kết quả đạt được: -Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục mầm non với 04 chuyên đề cho cán bộ giảng viên tại trường và các lớp bồi dưỡng cho giáo viên mầm non của cả 3 trường thực hành; - Tiếp tục mở lớp Ngôn ngữ kí hiệu nâng cao cho 21 viên chức đồng thời phối hợp với Dự án Giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường mở thêm lớp ngôn ngữ ký hiệu cho các thành viên mới, tiếp tục bổ sung đội ngũ giáo viên cho các lớp trung học dành cho người điếc; - Hoàn thành tốt thủ tục cho 14 viên chức đi học Nghiên cứu sinh, cao học và 125 viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, hội thảo trong và ngoài nước; - Phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức lớp văn bằng 2 ngành Giáo dục mầm non cho 09 cán bộ viên chức tham gia, đồng thời phối hợp với Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho 32 cán bộ giảng viên nhà trường. - Có 110 lượt đoàn vào để tham quan, học tập và kí kết các biên bản hợp tác, 27 đợt tập huấn của chuyên gia nước ngoài tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, 06 hội thảo quốc tế, quốc gia có chuyên gia nước ngoài tham dự. Trong 5 năm từ 2014-2018 có tổng số 24 đoàn công tác nước ngoài với tổng số lượt cán bộ, giảng viên đi công tác là 86 lượt. Nhà trường đã ban hành các chế độ chính sách hỗ trợ và động viên cán bộ, giảng viên trong trường nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; xây dựng và ban hành quy định về chế độ làm việc cho giảng viên, quy chế chi tiêu nội bộ có những quy định khá rõ ràng cụ thể về đối tượng, tiêu 57 chuẩn, chế độ được hưởng.. từ đó đã nâng cao được ý thức tự giác, chủ động học tập của từng cán bộ và giảng viên nhà trường. Trong thời gian ngắn, nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng được một đội ngũ giảng viên có khả năng đáp ứng được nhu cầu đào tạo các ngành nghề của nhà trường. Trường đã tận dụng thế mạnh của đội ngũ giảng viên để có được những nội dung chương trình, cũng như phương pháp đào tạo thích hợp, tiết kiệm được kinh phí đào tạo, trong đó phần lớn đã sử dụng phương pháp đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ dẫn, hội thảo, trao đổi rút kinh nghiệm, kết hợp với các hình thức tham quan, học hỏi kinh nghiệm... Trong đào tạo, bồi dưỡng đã có những cách làm sáng tạo, coi trọng đổi mới và hoàn thiện nội dung và phương pháp cho phù hợp với đối tượng học viên; trong đó, chú trọng tăng kỹ năng thực hành, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức thực tế. Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nhìn chung nhà trường đã làm tốt, đã có nhiều căn cứ, tiêu chí để xác định nhu cầu. Tuy nhiên, trong đánh giá thực hiện công việc, đánh giá thành tích công tác của giảng viên vẫn còn chưa thật sự chính xác, còn nặng hình thức, nể nang, mang tính bình quân dẫn đến kết quả đánh giá bị sai lệch, chưa phát hiện được những người có thành tích xuất sắc, hoàn thành tốt công việc để từ đó quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ giảng viên. Ngoài ra, Nhà trường chưa có cơ chế, biện pháp phù hợp nhằm đánh giá, phát hiện kịp thời giảng viên yếu, kém, không đủ năng lực, xảy ra nhiều sai sót về chuyên môn để từ đó sàng lọc yêu cầu học tập, bổ cứu kiến thức, kỹ năng để có kế hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc yêu cầu đào tạo lại. Việc lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng mới chỉ tập trung vào giảng viên trẻ, những người mới được tuyển dụng đang trong giai đoạn hợp đồng thử việc hoặc những giảng viên có nhu cầu chuyển đổi hoặc tăng thêm học phần giảng dạy; chưa tổ chức nghiên cứu những thách thức, yêu cầu mới đặt ra đối với sự phát triển cạnh tranh trong tương lai của nhà trường, trong đó có 58 những thay đổi nhanh chóng về mặt công nghệ, kỹ thuật trong nước, các nước trong khu vực và kể cả các nước tiên tiến trong tương lai để đề ra các tiêu chuẩn, lựa chọn những người có khả năng phù hợp để đạo tạo nhằm đi trước đón đầu về công nghệ tiên tiến. 2.2.3.3. Về thực hiện chế độ tiền lương, đãi ngộ Về chế độ tiền lương, phụ cấp và các chính sách đãi ngộ với giảng viên, Nhà trường căn cứ vào các văn bản như: Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Thông tư 12/2012/TT- BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 hướng dẫn thực hiện 1 số điều Nghị định số 54/2011/NĐ-CP. Trên cơ sở đó, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tổ chức triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức theo quy định chung và quy định của Trường. Kết quả cụ thể từ năm 2014 đến 2018 trong bảng 2.5 và biểu đồ 2.4 Bảng 2.5. Số lượng giảng viên nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn, hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo, chuyển ngạch cán bộ quản lý sang giảng viên và hưu trí TT Tiêu chí 2014 2015 2016 2017 2018 1 Nâng bậc lương thường xuyên 70 84 34 35 50 2 Nâng lương trước thời hạn 15 24 17 18 20 3 Hưởng phụ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_giang_vien_tu_thuc_tien_truo.pdf
Tài liệu liên quan