Luận văn Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trong nước ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề lợi dụng việc cho, nhận con nuôi nhằm mục đích trục lợi, thì tỉnh Hà Nam được coi là một tỉnh điển hình. Khi phát hiện ra hiện tượng lợi dụng những quy định về nuôi con nuôi để nhằm giải quyết chế độ chính sách cho con nuôi người có công với cách mạng, gia đình chính sách, ngày 16/6/2008 Sở Tư pháp Hà Nam đã có Công văn số 205/STP-HCBTTP xin ý kiến Bộ Tư pháp giải quyết việc đối tượng chính sách nhận nuôi con nuôi. Ngày 23/7/2008 Bộ Tư pháp có Công văn số 2306/BTP-HCTP với nội dung “ nếu xác định được những trường hợp nhận con nuôi là nhằm mục đích trục lợi, không phù hợp với các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình, thì đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện thu hồi và huỷ bỏ các quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với những trường hợp nuôi con nuôi đó ”. Ngày 11/8/2008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã có Công văn số 1150/UBND-NC chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các hồ sơ nuôi con nuôi của người có công và thương bệnh binh đã thực hiện từ năm 1990 đến nay để xử lý các trường hợp không đúng quy định. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam đã phố hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch liên ngành số 275/KHLN/TP-LĐTB&XH để triển khai Công văn 1150/UBND-NC của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thành lập đoàn kiểm tra, thành phần gồm cán bộ Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ phòng Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ phòng tư pháp các huyện, thành phố. Đoàn kiểm tra do lãnh đạo Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo.

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trong nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c năng, khi gây án, Thích đổi tên là Thành, Lắc đổi tên là Nguyệt. Sau khi lừa được chị Lệ, Thích và Lắc đã bàn bạc với người cần mua trẻ con để đem cháu Mạnh đi. Thấy chị Lệ đòi khoảng 20 triệu đồng tiền bồi dưỡng và muốn được biết mặt, nhà cửa người sẽ nuôi dưỡng con mình, các đối tượng đã tìm cách lừa chị xuống Hà Tây xem nhà người nhận nuôi dưỡng và nhận tiền. Cơ quan điều tra - Công an tỉnh Hoà Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hà Thị Lắc và Đặng Đình Thích về tội mua bán trẻ em [56]. Từ vụ án nêu trên cần rút ra bài học cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, muốn cho con đi làm con nuôi cần đến chính quyền địa phương tìm hiểu về thủ tục cho, nhận con nuôi theo quy định của pháp luật, tránh bị kẻ xấu lợi dụng. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về nuôi con nuôi trong nước cho người dân, kịp thời ngăn chặn hoạt động của bọn tội phạm. Một trường hợp nữa liên quan đến việc nhận nuôi con nuôi để bán: Cục cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội (C14) Bộ công an đã bắt quả tang một đối tượng có dấu hiệu buôn bán trẻ sơ sinh. Đối tượng tên là Bình thường trú ở Hà Nội bế một trẻ sơ sinh từ xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh ra Nghệ An. Bình khai nhận đã tham gia vào một đường dây buôn bán trẻ sơ sinh ở các địa phương thuộc hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An để đưa lên biên giới Trung Quốc. Thủ đoạn của đường dây này là lợi dụng hoàn cảnh cơ nhỡ của các cô gái lỡ mang bầu ngoài ý muốn, tìm cách tiếp cận dùng lời lẽ cảm thông rồi đưa cho các cô một ít tiền gọi là tiền “mắc võng”. Số tiền này được dùng để trang trải cuộc sống hai mẹ con cho đến ngày sinh nở. Đến ngày sinh, chúng xuất hiện và đưa con đi với lời hứa là nhận cháu về làm con nuôi. Trước đó, công an cũng đã bắt đối tượng Lê Thị Hiền (còn gọi là Hiền Đức), 48 tuổi, quê ở huyện Hương Sơn, trú tại thành phố Hà Tĩnh đang bế một trẻ sơ sinh rời xóm 4, xã Thạch Bằng. Đối tượng Lê Thị Hiền là một mắt xích môi giới, giới thiệu mua bán trẻ sơ sinh trên địa bàn Hà Tĩnh [54]. Thứ ba, lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích trục lợi Theo Báo cáo về tình hình đăng ký nuôi con nuôi trong nước của Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre năm 2006, thì tại địa bàn tỉnh Bến Tre nảy sinh hiện tượng công dân Việt Nam trước khi kết hôn với người nước ngoài đã tiến hành làm thủ tục đăng ký nhận nuôi nhiều trẻ với mục đích để đưa những đứa trẻ này đi xuất cảnh. Theo báo cáo sơ kết việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi của Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp, thì tại một số tỉnh như Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Nam, có nhiều trường hợp thương binh, vợ liệt sĩ nhận nuôi con nuôi, sau khi làm thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, người con nuôi xin thay đổi họ theo họ của cha nuôi với mục đích nhằm hưởng các quyền lợi của con thương binh hoặc con liệt sĩ, nhất là các trường hợp đang dự tuyển vào đại học, trung học hoặc trường dạy nghề. Vấn đề lợi dụng việc cho, nhận con nuôi nhằm mục đích trục lợi, thì tỉnh Hà Nam được coi là một tỉnh điển hình. Khi phát hiện ra hiện tượng lợi dụng những quy định về nuôi con nuôi để nhằm giải quyết chế độ chính sách cho con nuôi người có công với cách mạng, gia đình chính sách, ngày 16/6/2008 Sở Tư pháp Hà Nam đã có Công văn số 205/STP-HCBTTP xin ý kiến Bộ Tư pháp giải quyết việc đối tượng chính sách nhận nuôi con nuôi. Ngày 23/7/2008 Bộ Tư pháp có Công văn số 2306/BTP-HCTP với nội dung “…nếu xác định được những trường hợp nhận con nuôi là nhằm mục đích trục lợi, không phù hợp với các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình, thì đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện thu hồi và huỷ bỏ các quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với những trường hợp nuôi con nuôi đó…”. Ngày 11/8/2008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã có Công văn số 1150/UBND-NC chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các hồ sơ nuôi con nuôi của người có công và thương bệnh binh đã thực hiện từ năm 1990 đến nay để xử lý các trường hợp không đúng quy định. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam đã phố hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch liên ngành số 275/KHLN/TP-LĐTB&XH để triển khai Công văn 1150/UBND-NC của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thành lập đoàn kiểm tra, thành phần gồm cán bộ Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ phòng Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ phòng tư pháp các huyện, thành phố. Đoàn kiểm tra do lãnh đạo Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo. Kết quả kiểm tra tại tỉnh Hà Nam từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2008 đã phát hiện 79/291 trường hợp làm thủ tục nhận nuôi con nuôi nhằm mục đích cho con nuôi được hưởng chế độ chính sách của nhà nước. Căn cứ Điều 78 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam đã đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định huỷ bỏ, giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thu hồi các Quyết định công nhận nuôi con nuôi không đúng quy định của pháp luật do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp trước đây. Sau khi ban hành các quyết định trên, dư luận quần chúng nhân dân cũng như các cơ quan liên quan như Toà án, Sở Giáo dục, Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoàn toàn đồng tình ủng hộ. Hiện tại, Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam chưa nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo nào của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Qua đợt kiểm tra, rà soát và xử lý trên, ngày 25/02/2009 Sở Tư pháp và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam đã ban hành Kế hoạch Liên ngành số 69/KHLN/TP-LĐTB&XH phối hợp giải quyết các hồ sơ người có công nhận con nuôi, quy định cụ thể cơ chế, nội dung phối hợp giữa hai ngành ở cả 3 cấp xã, huyện, tỉnh. Tại Mục c, khoản 2, điều 27 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, quy định trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ tư pháp hộ tịch phải kiểm tra xác minh kỹ một số nội dung, trong đó có mục đích nhận con nuôi. Quy định này rất khó thực hiện, vì “mục đích” là ý thức chủ quan, nằm trong tư tưởng nên không thể kiểm tra được, khi nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tất cả các công dân đều có lý do chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật. Phần lớn các trường hợp chỉ có thể kiểm tra việc nuôi con nuôi có đúng mục đích hay không sau khi đã có quyết định nuôi con nuôi, hình thành quan hệ cha, mẹ, con giữa người nuôi và con nuôi. 2.2.2. Trong chấp hành pháp luật về nuôi con nuôi trong nước Chấp hành (thi hành) pháp luật về nuôi con nuôi trong nước là một hình thức thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trong nước, trong đó đòi hỏi các chủ thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được quy định trong pháp luật về nuôi con nuôi trong nước thông qua những hành động tích cực của mình trong việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trong nước. Nội dung thi hành pháp luật về nuôi con nuôi trong nước có thể chia theo hai nhóm chủ thể thi hành sau: Nhóm thứ nhất: Chủ thể là cơ quan nhà nước Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch và hiện nay là Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, các Sở Tư pháp đã khẩn trương triển khai, tổ chức tập huấn, mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và quản lý hộ tịch cho toàn thể cán bộ Tư pháp hộ tịch cấp xã, cán bộ Tư pháp cấp huyện để mỗi cán bộ nắm vững nghiệp vụ về công tác hộ tịch nói chung và nghiệp vụ đăng ký việc nuôi con nuôi nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về công tác hộ tịch ở địa phương. Đa số Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, thành phố đã xây dựng trình UBND tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật dài hạn, ngắn hạn, trong đó có kế hoạch tuyên truyền pháp luật về hộ tịch cho cán bộ, nhân dân. Nhiều Sở Tư pháp phối hợp với Đài phát thanh - truyền hình, Báo địa phương phổ biến pháp luật về hộ tịch trên chuyên mục “pháp luật”. Điển hình như Sở Tư pháp Bình Định bình quân hàng năm phát hành 1.700 Bản tin tư pháp, 4.000 tập hỏi đáp pháp luật, trong đó có công tác hộ tịch nói chung và nuôi con nuôi trong nước nói riêng, cấp phát miễn phí cho các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp, 11 Phòng Tư pháp, các thôn, bản, làng, trường học làm tài liệu nghiên cứu, và phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch cho cán bộ, nhân dân. Phòng Tư pháp cấp huyện và Ban Tư pháp cấp xã duy trì thường xuyên chuyên mục pháp luật trên hệ thống truyền thanh cơ sở để phổ biến các văn bản pháp luật về hộ tịch, giúp cho nhân dân địa phương tìm hiểu các quy định về hộ tịch nói chung và nuôi con nuôi trong nước nói riêng. Ngoài ra, Sở Tư pháp còn chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý thông qua công tác trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tăng cường tuyên truyền, tư vấn cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý về hộ tịch [12]. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được trong quá trình thi hành pháp luật về nuôi con nuôi trong nước của cơ quan nhà nước, vẫn còn những tồn tại nhất định như việc các cơ quan nhà nước chậm tổng kết, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về nuôi con nuôi trong nước qua quá trình áp dụng để tiến tới việc hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi trong nước. Thực tiễn nhiều quan hệ xã hội đã nảy sinh cần được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi trong nước. Ví dụ: + Có những thương binh nặng muốn nhận nuôi con nuôi đã quá tuổi theo quy định về điều kiện độ tuổi của con nuôi (hơn 15 tuổi), thậm chí có trường hợp là con riêng của vợ, với mục đích để nương tựa lúc đau ốm do vết thương hoành hành, nhưng cũng không có căn cứ để giải quyết do pháp luật không có quy định về việc thương binh nhận nuôi con nuôi quá 15 tuổi (Công văn số 572/CV.TP ngày 30/5/2000 của Sở Tư pháp Hà Nội gửi Bộ Tư pháp). + Vấn đề nuôi con nuôi thực tế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cư trú ở các tỉnh có chung đường biên giới Điều 71 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài chỉ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi đối với đối tượng được nhận làm con nuôi là trẻ em Việt Nam ở khu vực biên giới và người nhận nuôi con nuôi là công dân của nước láng giềng. Tuy nhiên, tại một số tỉnh của Việt Nam có chung đường biên giới với các nước láng giềng xuất hiện một số trường hợp người Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ từ các nước láng giềng mang về nuôi, điển hình tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có 10 trường hợp trẻ em là người Trung Quốc được người dân tộc mang về nuôi dưỡng. Những trẻ em này không có giấy tờ gì để chứng minh về nguồn gốc của mình. Việc đăng ký nuôi con nuôi cho những trường hợp này hiện cũng chưa có hướng giải quyết. Hay tại tỉnh Sơn La phát sinh trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em có quốc tịch Lào thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam làm con nuôi. + Vấn đề bảo vệ trẻ em sau khi làm con nuôi trong nước Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có những phản ánh về nhiều trường hợp con nuôi bị cha, mẹ nuôi ngược đãi, hành hạ. Và một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là việc không có quy định về giám sát việc nuôi con nuôi, vì vậy, các cơ quan, đoàn thể chưa chủ động phát huy được vai trò của mình trong công tác này. Nhóm thứ hai: Chủ thể là cá nhân Thứ nhất, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Pháp luật về hộ tịch hiện hành (trong đó có nuôi con nuôi trong nước) có quy định “Cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch Người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đăng ký hộ tịch phải tự giác đăng ký các sự kiện hộ tịch theo quy định…”. Các quy định về nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nói chung và đăng ký nuôi con nuôi nói riêng cũng đã được quy định trong pháp luật về hộ tịch trước đây. Về nguyên tắc, quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi chỉ được pháp luật công nhận khi việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Pháp luật không thừa nhận việc nuôi con nuôi thực tế. Tuy nhiên, còn nhiều trường hợp nhận nuôi con nuôi nhưng không làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và hệ quả của nó thì không ai khác ngoài chính người dân phải gánh chịu. Việc nuôi con nuôi không được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền sẽ dẫn đến các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ nuôi con nuôi không được pháp luật bảo vệ. Có thể lấy ví dụ về trường hợp của nghệ sĩ cải lương Thanh Sang. Gần đây, các cơ quan công chứng tại thành phố Hồ Chí Minh rất khó xử khi tiếp nhận các yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế do cha mẹ nuôi chết để lại. Đó là những trường hợp đã được nhận làm con nuôi từ trước giải phóng nhưng không làm thủ tục nhận con nuôi. Nghệ sĩ ưu tú Thanh Sang thuộc một trong số các trường hợp éo le trên. Trước đây, ông được bà X nhận làm con nuôi. Năm 2002, bà X mua một căn nhà tại khu Văn Thánh Bắc (phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) và đến năm 2007 thì bà qua đời. Khi còn sống, bà X sống độc thân, không chồng con, không anh chị em và chỉ có nghệ sĩ Thanh Sang là người thân duy nhất. Khi nghệ sĩ nộp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế, phòng công chứng đã không biết giải quyết sao vì trước đây bà X không làm thủ tục nhận ông làm con nuôi. Nghệ sĩ Thanh Sang đã phải xuất trình các bản hộ khẩu có được từ năm 1989 đến thời điểm mẹ nuôi mất, trong đó ghi rõ hai bên là mẹ - con nuôi. Tháng 4 năm 2008, nhiều nghệ sĩ cải lương thành danh (như Nghệ sĩ nhân dân Thanh Tòng, các Nghệ sĩ ưu tú Thanh Điền, Minh Vương, Lệ Thuỷ, Thanh Kim Huệ...) cùng ký giấy xác nhận bà X là mẹ nuôi của nghệ sĩ Thanh Sang từ trước giải phóng. Tiếp đó, Sở Văn hoá và Thông tin thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân phường 25, quận Bình Thạnh cũng xác nhận quan hệ mẹ - con nuôi giữa bà X và nghệ sĩ Thanh Sang. Vậy mà hồ sơ khai nhận nêu trên cũng phải mất hơn một năm mới được công chứng. Tương tự, ông Phan M (phường 17, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh) cũng được mẹ nuôi để lại một căn nhà thừa kế. Người mẹ nuôi ấy đã nhận ông làm con nuôi từ năm 1962 nhưng không làm giấy tờ gì. Quan hệ mẹ nuôi - con nuôi của họ chỉ được thể hiện trong sổ hộ khẩu và được bà con hàng xóm ký xác nhận. Nếu việc thừa kế nhà của nghệ sĩ Thanh Sang gặp khó ở giai đoạn đầu (công chứng) thì ông M lại bị bị vướng mắc ở giai đoạn sau (cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Tháng 5 năm 2008, căn cứ vào các giấy tờ nêu trên, Phòng Công chứng số 1thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết cho ông M được khai nhận di sản thừa kế. Khi mang hồ sơ qua Uỷ ban nhân dân quận Phú Nhuận, thì ông liên tục bị từ chối. Trước đây ông M từng xin cấp giấy chứng nhận nhưng bị quận từ chối vì không có cơ sở chứng minh ông là con nuôi của người chủ sở hữu đã chết. Khi ông M xuất trình văn bản khai nhận di sản được Phòng Công chứng số 1 chứng nhận, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Phú Nhuận đã đề nghị Sở Tư pháp và Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thẩm định việc công chứng như thế có đúng không... Tháng 8 năm 2008, nhắc lại quan điểm đã nêu từ đầu năm 2008, Sở Xây dựng cho rằng nếu ông M không có giấy tờ hộ tịch chứng minh là con nuôi hợp pháp của người chết thì cơ quan thẩm quyền không thể cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông. Khi đó, do không có người thừa kế nên căn nhà sẽ thuộc về nhà nước. Tuy nhiên, ý kiến này đã không được Sở Tư pháp tán thành vì “Phòng Công chứng số 1 đã làm đúng quy định của Nghị quyết 01 năm 1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao”. Cụ thể, theo Nghị quyết này, mặc dù việc nuôi con nuôi chưa ghi vào sổ hộ tịch nhưng đã được mọi người công nhận, cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì vẫn phát sinh hậu quả pháp lý. Cuối cùng, sau một thời gian dài, thì Uỷ ban nhân dân quận Phú Nhuận cũng đồng ý cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông M [32]. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 Luật HN&GĐ năm 2000, thì “Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn”. Tuy nhiên, trên thực tế có những người chưa thuộc đối tượng già yếu, nhưng có cuộc sống cô đơn, không có khả năng sinh nở, và đã nhận con nuôi từ khi con nuôi chưa đủ 15 tuổi nhưng không đăng ký, đến khi người con nuôi trên 15 tuổi mới đi đăng ký. Để giải quyết việc nhận con nuôi này, cơ quan có thẩm quyền đăng ký đã làm văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư pháp. Do hoàn cảnh chiến tranh, cộng với việc người dân không am hiểu pháp luật nên nhiều trường hợp nuôi con nuôi trên thực tế chưa thực hiện việc đăng ký, mặt khác công tác hộ tịch từ khoảng năm 1990 đến nay mới được kiện toàn và đi vào nề nếp. Thực trạng đặt ra là những trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã tồn tại trên 30 năm nay, thì giải quyết như thế nào để đảm bảo cho quyền lợi của người con nuôi. Điển hình tại địa bàn tỉnh Gia Lai phát sinh một số trường hợp nuôi con nuôi từ trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975) nhưng chưa làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mặc dù đều có nhân chứng và được tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận. Đến nay, người nhận nuôi con nuôi đã chết và để lại di sản thừa kế cho người con nuôi, hiện người con nuôi đang thực tế quản lý, sử dụng khối di sản thừa kế đó bao gồm cả quyền sử dụng đất, nhưng vướng mắc về hồ sơ chứng minh quan hệ nuôi con nuôi nên chưa thể làm được thủ tục chuyển quyền sử dụng đất [41]. Tại tỉnh Vĩnh Long, có trường hợp bên cho và bên nhận con nuôi đã có ký giấy thoả thuận cho và nhận con nuôi từ năm 1979, văn bản thoả thuận có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, nhưng không đăng ký theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, nên việc nuôi con nuôi này cũng không được công nhận, vì vậy, đương sự đã đến Sở Tư pháp yêu cầu xác nhận việc nuôi con nuôi này là hợp lệ [40]. Nhiều trường hợp hai bên tự thoả thuận việc cho, nhận nuôi con nuôi vì họ không hiểu biết pháp luật. Khi cha, mẹ nuôi đăng ký khai sinh cho con nuôi mới biết mình phải đăng ký việc nhận con nuôi nhưng họ lại không tìm được người cho con nuôi. Do vậy, việc giải quyết cho, nhận con nuôi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những trường hợp trẻ được nhận làm con nuôi đã trên 15 tuổi. Nhiều trường hợp nuôi con nuôi thực tế từ khi con nuôi còn nhỏ, cha mẹ nuôi không giám đăng ký nuôi con nuôi với chính quyền cũ vì sợ chúng biết rõ lai lịch sẽ nhằm vào con nuôi để bắt đi lính, hơn nữa vào thời điểm đó ở miền Nam, các gia đình cơ sở cách mạng thường không khai báo chính xác về lai lịch của con nuôi với chính quyền Mỹ Nguỵ. Sau đó con nuôi hy sinh, Cha mẹ nuôi không được công nhận là cha mẹ liệt sĩ mặc dù việc nuôi con nuôi này được chính quyền địa phương xác nhận (Công văn số 35/TP ngày 16/01/2002 của Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng gửi Bộ Tư pháp). Một số trường hợp người dân phát hiện trẻ bị bỏ rơi, tự đưa về nhà nuôi dưỡng do không nắm được quy định của pháp luật về việc nhận nuôi con nuôi, khi trẻ lớn thì lại khó khăn trong việc làm thủ tục nhận nuôi con nuôi (con nuôi đã trên 15 tuổi). Luật Hôn nhân và gia đình từ trước đến nay đều quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan hành chính đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch. Nhưng vì không hiểu biết pháp luật kèm theo suy nghĩ đơn giản miễn thực sự thương yêu và có trách nhiệm với nhau là đủ, nhiều người cứ nhận nuôi con nuôi mà không thực hiện các thủ tục luật định. Trừ những trường hợp mới phát sinh sau này nên có thể dễ dàng hợp lý hoá, thì đối với những quan hệ đã được thiết lập từ trước giải phóng phải xử lý sao để cả cha mẹ nuôi lẫn con nuôi đều không bị thiệt thòi vì không được hưởng di sản của nhau theo luật định. Đối với những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn trước ngày 1-1-1987, Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình cũng đã chính thức thừa nhận các bên là vợ chồng, quan hệ hôn nhân thực tế trong trường hợp này đã được thừa nhận. Tương tự đối với vấn đề nuôi con nuôi, các nhà làm luật cần phải nghiên cứu việc thừa nhận quan hệ nuôi con nuôi thực tế. Thứ hai, cá nhân không thực hiện đúng những quy định của pháp luật về việc lập hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì “Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ em và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, một bản giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.” Tuy nhiên, trên thực tế, bản tường trình của người phát hiện và biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi được lập còn thiếu thông tin về địa điểm, người phát hiện trẻ cũng như đặc điểm đồ vật của trẻ khi được phát hiện. Những trường hợp trẻ được nhận làm con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi thì đa số người phát hiện không thông báo cho cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em bị bỏ rơi để lập biên bản xác nhận tình trạng bị bỏ rơi của trẻ. Vì vậy, sau một thời gian dài đem trẻ về nuôi dưỡng, cha, mẹ nuôi mới tiến hành đăng ký khai sinh cho con nuôi tại nơi trẻ em đang sinh sống, lúc này việc xác định nguồn gốc và tình trạng trẻ em bị bỏ rơi hết sức khó khăn và phức tạp. Địa phương nơi trẻ em bị bỏ rơi không xác định được tình trạng trẻ em bị bỏ rơi để lập biên bản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng như quy định, vì vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em hiện đang chúngsống không đủ cơ sở để đăng ký khai sinh, gây khó khăn trong việc giải quyết nuôi con nuôi đối với trẻ em trong trường hợp này. Nhiều trường hợp mẹ đẻ và người xin con nuôi muốn dấu thông tin cá nhân nên đã tự thoả thuận với nhau tại bệnh viện. Người xin trẻ em mang về địa phương báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi không đúng thực tế. 2.2.3. Trong sử dụng pháp luật về nuôi con nuôi trong nước Sử dụng pháp luật về nuôi con nuôi trong nước là một hình thức thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trong nước, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện những hành vi mà pháp luật về nuôi con nuôi trong nước cho phép. Hình thức thực hiện pháp luật này tương đối khác với hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp luật hoàn toàn có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép theo ý trí chủ quan của mình, không bị ép buộc phải thực hiện. Chính vì vậy, để đảm bảo có thể thực hiện tốt hình thức thực hiện pháp luật này đòi hỏi mỗi chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi trong nước phải biết được nội dung những quyền mà pháp luật về nuôi con nuôi trong nước quy định cho mình. Về sử dụng quyền thay đổi phần khai về cha mẹ trong giấy khai sinh của con nuôi từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi Theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì “Trong trường hợp giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi có sự thoả thuận về việc thay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký khai sinh cho con nuôi đăng ký khai sinh lại theo những nội dung thay đổi đó. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”. Việc đăng ký khai sinh lại phải được ghi rõ trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh trước đây. Bản chính và bản sao Giấy khai sinh của con nuôi được cấp theo nội dung mới. Giấy khai sinh cũ phải được thu hồi”. Quy định này khá thông thoáng, nhằm bảo vệ lợi ích về tinh thần của cha, mẹ nuôi cũng như con nuôi. Quy định này đã được ủng hộ tích cực từ phía người dân, nhất là những người đã và đang làm thủ tục nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên, để cha, mẹ nuôi thực hiện được quyền này, phải có sự đồng ý của cha, mẹ đẻ. Tác giả cho rằng cần phải hướng tới lợi ích của con nuôi và cha mẹ nuôi, do đó vấn đề này cần phải đưa vào nội dung của Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi. Về sử dụng quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi Quyền nuôi con nuôi và được nhận làm con nuôi được pháp luật bảo hộ và công nhận. Tuy nhiên việc sử dụng quyền này phải đúng theo quy định của pháp luật. Một số nơi do ảnh hưởng của phong tục tập quán nên việc sử dụng quyền này không đúng với quy định của pháp luật. Ví dụ: Đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Điện Biên có phong tục: ông, bà nội, ngoại nhận cháu nội, cháu ngoại làm con nuôi; anh chị nhận các em cùng bố, mẹ đẻ làm con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi như vậy xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như: do bố mẹ mất hoặc bố mẹ ly hôn và mỗi người đi lấy vợ, lấy chồng để lại con nhỏ cho ông, bà nuôi cháu hoặc anh, chị lớn nuôi em. Việc nuôi con nuôi này làm thay đổi thứ bậc trong gia đình không được pháp luật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trong nước ở Việt Nam hiện nay (2).doc
Tài liệu liên quan