LỜI CAM ĐOAN . i
NGƯỜI CAM ĐOAN. i
MỤC LỤC.ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.viii
LỜI MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 6
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn . 7
7. Kết cấu của luận văn . 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY
PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH. 9
1.1. Khái quát chung việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. 9
1.1.1. Khái niệm. 9
1.1.2. Đặc điểm của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính: . 11
1.1.3. Về đối tượng bị áp dụng việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. 14
1.1.4. Nguyên tắc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính . 15
100 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị
cưỡng
chế thi
hành
Số QĐ
bị khiếu
nại,
khởi
kiện
Tiền thu được từ
bán thanh lý TV,
PT bị tịch thu
Tiền phạt thu
được
2014 13.473.118 8.893.639 8.893.639 6.615.982 466270 6.407 750 383.744281.055 11.883.944.685.169
2015 9.530382 6347.778 6.532.810 6214.575 318235 3.172 1.776 533.025.143.498 8.515.914.534.928
2016 9.845.031 9.526.991 9.566.765 9200.951 365.814 4.002 778 532.142.482.026 12.674.747.484.808
2017 (6
tháng)
3.940.696 3.725.519 3.902.620 3.577314 352306 1328 293 209.800.185.018 5.468.823.353.797
Tổng 36.789227 28.493.927 28.895.834 25.608.822 1.502.625 14.909 3.597 1.658.712.091.597 38.543.430.058.702
35
Điều này thể hiện qua biểu đồ sau
Biểu đồ 2.1. Số vụ vi phạm hành chính trên địa bàn quận Tân Bình
Thông qua biểu đồ trên cho thấy việc tăng cường xử lý và quan tâm
trong việc thực hiện áp dụng xử lý VPHC đã được các cấp, các ngành thực
hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng thời hạn, đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật, không để các hành vi phạm tội, nên có tác dụng răn đe, giáo dục và
phòng ngừa chung. Thực tiễn cho thấy công tác xử phạt vi phạm hành chính
đã đạt được những kết quả cao; góp phần ổn định tình hình chính trị; ngăn
chặn, phòng ngừa và dần đẩy lùi hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó, từng
bước đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Đảng và Nhà nước về phòng, chống hành
vi vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
2.2.2. Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực trên
địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
* Về thẩm quyền thực hiện
0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
14000000
16000000
2014 2015 2016 2017 (6 tháng)
Số vụ đã phát hiện
Số vụ đã xử phạt
Số vụ đã ban hành
36
Về chủ trương, đường lối của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh trong
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục
hành chính. Khẳng định vai trò quan trọng của công tác xử phạt vi phạm hành
chính nói chung và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính nói riêng trên địa bàn quận Tân Bình trên cơ sở
tuân thủ và đưa vào thi hành các văn bản pháp luật về công tác quản lý nhà
nước về xử phạt vi phạm hành chính và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nói riêng cũng như các
quy định của pháp luật về vấn đề này. Để cụ thể hoá cho công tác đấu tranh
xử phạt vi phạm hành chính nói chung trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả thì
việc ban hành các chủ trương đường lối về vấn đề này có thể kể đến một số
văn bản như sau:
Ủy ban nhân dân thành phố tham mưu Thành ủy thành phố ban hành Chỉ
thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và chỉ thị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống và tăng
cường QLNN về xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố trong
tình hình mới. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế
hoạch thực hiện Chương trình về thực hiện Kết luận số 05-KL/TW của Ban
Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ
Chính trị; Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Quyết định số 199/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí
thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị
khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với trong tình hình mới và
Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh đáp ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước nói
37
chung. Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thành phố về thực hiện công tác phòng,
chống tội phạm năm 2017; Kế hoạch về khảo sát tình hình tội phạm giết
người do nguyên nhân xã hội, cố ý gây thương tích do các băng nhóm thanh
niên gây ra; Kế hoạch số 13/KH-BCĐ ngày 09 tháng 5 tháng 2017 về triển
khai thực hiện Đề án hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người năm
2017 của Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 – 2020.
Ngoài ra, đối với tội phạm ma túy thì các cơ quan NN trên địa bàn thành phố
đã nhận được sự chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố hỉ đạo
cơ quan chức năng xây dựng Đề án phòng, chống ma túy trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, Kế hoạch thực hiện Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07
tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng,
chống ma túy đến năm 2020, Kế hoạch số 3316/KH-UBND ngày 31 tháng 5
năm 2017 của UBND TPHCM về Triển khai thực hiện “Tháng hành động
phòng, chống ma túy” “Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn
dân phòng, chống ma túy 26 tháng 6” – năm 2017.
Đặc biệt, để cho công tác xử phạt vi phạm hành chính nói chung và tạm
giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành
chính nói riêng đạt hiệu quả cao thì UBND các phường trên địa bàn quận Tân
Bình đã phối hợp, chỉ đạo tổ chức thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các
quy định của pháp luật [24].
Cũng trong quá trình khảo sát thì số liệu cho rằng Cấp ủy có ban hành chủ
trương trong việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính hay không được thể hiện thông qua biểu đồ sau:
Bảng 2.2. Khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt động
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
38
Phương án trả lời Số phiếu Tỷ lệ
1. Có 226 75,34 %
2. Có nhưng chưa thường xuyên 55 18,33 %
3. Không 18 6 %
4. Ý kiến khác 1 0,33 %
Phương án trả lời Số phiếu Tỷ lệ
Biểu đồ 2.2. Khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt động
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường
hoạt động tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Như vậy, nhìn chung việc ban hành chủ trương, chính sách đối với vấn
đề này là vô cùng quan trọng và hiệu quả. Thông qua việc xác định thẩm
quyền trong hoạt động về xử phạt vi phạm hành chính về tạm giữ tang vật,
phương tiện, chứng chỉ hành nghề đã tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành
động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; tăng cường đấu tranh với các
75.34%
18.33%
6%
0.33%
Có ban hành Có nhưng chưa thường xuyên
Không ban hành Ý kiến khác
39
quan điểm sai trái, thù địch, các biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và vận
dụng một cách sáng tạo các đường lối, chủ trương của Đảng vào quá trình
công tác xử phạt vi phạm hành chính [28-30].
* Về thủ tục tiến hành
Báo cáo sơ kết 02 năm (2017-2018) thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU của
Ban Thường vụ Thành ủy và Chỉ thị số 01-CT/QU của Ban Thường vụ Quận
ủy về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
Qua 2 năm (2017-2018), trật tự lòng, lề đường trên các tuyến trọng điểm
của quận và 15 phường đã có chuyển biến tích cực.Nhìn chung trên 07 tuyến
đường điểm của quận đăng ký với thành phố (kể cả các tuyến điểm đã bàn
giao cho phường quản lý năm 2017) và trên các tuyến đường, khu vực
phường đăng ký chuyển hóa, các tuyến đường khác thuộc địa bàn quận, tình
hình vi phạm có kéo giảm, do các cấp ủy Đảng nhận thức được tầm quan
trọng của công tác quản lý, đảm bảo trật tự lòng, lề đường; lực lượng liên
ngành các phường có quan tâm, chú trọng hơn đối với công tác; ý thức người
dân tự giác hơn trong việc thực hiện quy định pháp luật về công tác trật tự
lòng, lề đường.
Về tình hình xử lý vi phạm hành chính: Các đơn vị, ban, ngành quận
(chủ lực là Đội Quản lý trật tự đô thị, Công an quận) tiếp tục duy trì phân
công lực lượng tham gia Tổ công tác đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ theo kế
hoạch. Tổ công tác liên ngành quận phối hợp tổ chức ra quân 840 lượt, trực
tiếp lập biên bản, ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thu
giữ nhiều tang vật vi phạm (1362 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với
tổng số tiền 2.451.650.000 đồng). Phối hợp với Ban An toàn giao thông, Ủy
ban nhân dân 15 phường tăng cường kiểm tra xử lý các điểm nóng về trật tự
lòng, lề đường trên tuyến và khu vực khác.
40
Đảng ủy, ủy ban nhân dân 15 phường đã tiếp tục chỉ đạo Tổ công tác trật
tự đô thị phường tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm (ít nhất
03 lần/tuần) trên các tuyến đường và khu vực trọng điểm đã xác định, lập biên
bản, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thu giữ nhiều tang
vật. Qua 2 năm triển khai thực hiện, ủy ban nhân dân 15 phường đã tổ chức ra
quân 7.884 lượt, ban hành 3.416 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với
tổng số tiền 5.949.763.000 đồng; 6.345 quyết định xử phạt thủ tục đơn giản,
phạt hành vi phương tiện giao thông dừng, đỗ sai quy định,... với tổng số tiền
phạt là 1.070.000.000 đồng. (Trích báo cáo sơ sơ kết 02 năm (2017-2018)
thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Chỉ thị số 01-
CT/QU của Ban Thường vụ Quận ủy về tăng cường công tác quản lý trật tự
đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh).
Trước tình trạng lấn chiếm bát nháo ở nhiều tuyến đường trên địa bàn,
hầu hết các hộ dân thuộc diện cận nghèo, diện tích nhà nhỏ, nên lấn chiếm vỉa
hè để xe, đồ dùng gia đình. Phường đã nhiều lần vận động, nhắc nhở người
dân không buôn bán và không để xe lấn chiếm lòng lề đường, nhưng thực sự
rất khó”.
Trong khi đó, giải thích về việc vỉa hè, lòng đường nhiều nơi trên địa bàn
bị tái lấn chiếm, ông Trần Nhựt Thái, Chủ tịch UBND Phường 12, quận Tân
Bình, giải thích cho rằng địa phương thường xuyên chấn chỉnh trật tự lòng lề
đường, tuy nhiên, do địa bàn phường rộng, mật độ dân cư đông, lực lượng
mỏng nên phường chỉ tập trung thực hiện được ở một số tuyến trọng điểm
chứ không làm tràn lan được.
*Về xử lý tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính: Hiện nay khó khăn, vướng mắc trong công
tác xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính còn lúng túng
vì thiếu quy định, việc xác minh phương tiện tồn đọng mất rất nhiều thời
41
gian.Trong khi đó, một số hành vi vi phạm có mức xử phạt cao, phương tiện
cũ có giá trị thấp nên người vi phạm không đến xử lý Từ đó dẫn đến thực
trạng quá tải của các bãi trông giữ phương tiện vi phạm, gây lãng phí lớn đối
với tài sản của xã hội.
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay thì công tác
tuân thủ trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính rất được quan tâm về mọi
mặt. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng cũng như các nội dung có liên quan
được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, sâu rộng trong các cán bộ, đảng
viên được học nói chung trong thời gian vừa qua. Việc triển khai các chủ
trương nói chung là điều kiện quan trọng trong quá trình thực hiện của các cơ
quan chính quyền địa phương nói chung. Cùng với việc triển khai các công
tác nhằm định hướng phát triển cho hoạt động tuân thủ trình tự thủ tục xử lý
vi phạm hành chính về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề nói chung thì quận Tân Bình cũng nhấn mạnh việc áp dụng các
hình thức tuân thủ trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính nói chung nhằm
đáp ứng với yêu cầu trong công tác xử phạt vi phạm hành chính gắn chặt với
sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành
phố Hồ Chí Minh, sự quan tâm phối hợp, tạo điều kiện của các sở, ban,
ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của Ban Thường vụ Thành ủy và chính quyền địa phương trong công tác này
về cơ bản đã đảm bảo đúng quy định pháp luật, đảm bảo thực hiện đúng mục
đích, ý nghĩa của quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nhằm
đảm bảo hiệu quả cao trong quátrình thực hiện.
Tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với trưng cầu ý kiến của vấn
đề này, thông qua hoạt động khảo sát đã có một số kết quả như sau:
Bảng 2.3. Khảo sát về việc thực hiện nghiêm túc việc thực hiện quy trình
trong tạm giữ tang vật, phương tiện, chứng chỉ hành nghề
42
Tổng số Quan tâm Ít quan tâm Không quan
tâm
Ý kiến khác
100 54 43 1 2
Biểu 2.3. Biểu đồ khảo sát về việc thực hiện nghiêm túc việc thực
hiện quy trình trong tạm giữ tang vật, phương tiện, chứng chỉ hành nghề
Qua số liệu và biểu đồ tác giả nhận thấy đa phần sự quan tâm của cấp ủy,
chính quyền địa phương đối với việc triển khai thực hiện tuân thủ hình thức
trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy
nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ
những mặt hạn chế nhất định cần được nghiên cứu đổi mới để đáp ứng yêu
cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở gắn với nhiệm vụ chính trị
trong giai đoạn mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý
thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong thực tế.
* Vấn đề khiếu nại tố cáo
Đến nay, Luật xử lý vi phạm hành chính và văn bản hướng dẫn thi hành
đã được đưa vào thi hành một thời gian dài, trên địa bàn quận Tân Bình đã tiến
hành các bước tuyên truyền, áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn thi
0
10
20
30
40
50
60
Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm Ý kiến khác
54
43
1 2
Khảo sát
43
hành và đạt được nhiều kết quả khả quan. Đa phần, các tổ chức, cá nhân có liên
quan đều chủ động tuân thủ các quy định về pháp luật xử phạt vi phạm hành
chính nói riêng và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính nói riêng cũng như hoạt động giải quyết khiếu nại
tố cáo khi thi hành các vụ việc nêu trên.. Phần lớn các chủ thể trong quan hệ
pháp luật đã chủ động tiếp cận, phối hợp và có sự đầu tư trong việc thực hiện
pháp luật về vấn đề này. Bức tranh toàn cảnh về công tác xử lý KNTC từ năm
2017 đến 2019 được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4. Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật, phương
tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trên địa
bàn quận Tân Bình từ 2017 đến tháng 6 năm 2019[28-30].
Đơn vị: số vụ
2017 2018 6 tháng năm 2019
Số vụ giải quyết KNTC 68 73 53
(Nguồn: UBND quận Tân Bình)
Điều này được thể hiện bằng biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2.4. Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo
0
10
20
30
40
50
60
70
80
2017 2018 06 tháng
năm 2019
68 73
53
Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo
44
Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ số vụ giải quyết KNTC trong giai
đoạn từ 2017 đến 2019 cho thấy: Số lượng các vụ xử phạt hành chính trong
lĩnh vực môi trường qua các năm luôn biến động và có xu hướng tăng. Đây là
thành quả của công tác quản lý hành chính NN cũng như việc áp dụng có hiệu
quả Luật xử phạt vi phạm hành chính vào thực tiễn thi hành trong giai đoạn
hiện nay. Thực tiễn thi hành pháp luật đã thu được nhiều kết quả không
nhỏ, cụ thể là:
* Xây dựng và hoàn thiện rõ hơn hệ thống pháp luật về giải quyết
khiếu nại tố cáo đối với các quyết định về tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề cũng như áp dụng có hiệu quả trong thực
tiễn tại quận Tân Bình trong những năm vừa qua. Những văn bản điều
chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật cũng như các văn bản chỉ đạo của
quận Tân Bình do Ủy ban nhân dân quận, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
quận ban hành là kim chỉ nam cho các hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo
đối với các quyết định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề. Việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật dựa trên nền tảng là
quy định của Hiến pháp và pháp luật là việc làm cần thiết. Đây thực sự là sự
cố gắng lớn của các cơ quan, đơn vị trong quá trình áp dụng những quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính
cũng như các cấp, ban ngành trên địa bàn quận Tân Bình trong những năm trở
lại đây.
* Đối với cơ chế quản lý và thực thi pháp luật về xử phạt VPHC.
Cùng với sự ra đời và áp dụng vào thực tiễn pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính đã góp phần hình thành các cơ quan NN về quản lý và thực thi
pháp luật về lĩnh vực này. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách nói trên đã
góp phần quan trọng trong việc đưa các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính nói chung và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các quyết định về
45
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghềáp dụng vào
thực tiễn tại quận Tân Bình nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian
qua.
Bên cạnh đó, những buổi tọa đàm về pháp luật xử phạt VPHC của nước
ta là kênh cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh nhằm tiếp cận và hiểu rõ với hệ thống pháp luật của quốc gia về lĩnh
vực này. Qua đó, trang bị cho các chủ thể những kiến thức cần thiết, thông tin
về pháp luật, thực tiễn và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật
về và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các quyết định về tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có hành vi vi phạm xảy ra.
2.3. Ưu điểm, hạn chế bất cập việc thực hiện pháp luật về tạm giữ
tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành
chính
2.3.1. Ưu điểm
Trong bối cảnh chế độ xã hội tuân thủ hiến pháp và pháp luật như nước
ta hiện nay, những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý.
Tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi mà tổ chức, cá nhân
phải chịu trách nhiệm về hình sự hoặc bị xử lý về hành chính. Có thể nói, bên
cạnh quy định của pháp luật về hình sự thì các quy định về xử lý hành chính
tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là một trong những công cụ quan
trọng việc duy trì trật tự quản lý nhà nước. Một trong những vấn đề quan
trọng để đảm bảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đảm bảo tính kịp
thời, góp phần giáo dục, răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm hành chính
của tổ chức, cá nhân đó là phải đảm bảo quyết định xử phạt vi phạm hành
chính phải được ban hành đúng thời hạn và đúng thẩm quyền.
Thứ nhất, những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính
46
Khi phát hiện một tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm hành chính
thì trong thời hạn quy định, người có thẩm quyền có trách nhiệm phải ra quyết
định xử phạt để áp dụng hình thức xử phạt và các biện pháp cần thực hiện để
khắc phục hậu quả nếu có đối với người vi phạm. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt,
cụ thể như sau:
– Một số trường hợp mà người vi phạm không bị xử phạt theo quy định
tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như: người thực hiện
hành vi không có năng lực trách nhiệm hoặc chưa đủ tuổi, người thực hiện
hành vi do phòng vệ chính đáng hoặc do sự kiện bất ngời, bất khả kháng.
– Do không xác định được tổ chức, cá nhân nào đã thực hiện hành vi vi
phạm.
– Hành vi vi phạm được xác định là đã hết thời hiệu để xử phạt hoặc thời
hạn ra quyết định xử phạt.
– Đối tượng thực hiện hành vi không còn tồn tại (cá nhân đã chết hay
mất tích, tổ chức bị giải thể hay phá sản).
– Do có dấu hiệu về hình sự phải thực hiện chuyển hồ sơ vụ việc.
Thứ hai, về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Đối với hành vi vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại
Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì quyết định xử phạt được
ban hành tại chỗ.
Thời hạn để người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt đối với đối
tượng thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 như sau:
– Khi đối tượng có hành vi vi phạm bị lập biên bản, thì trong thời hạn 7
ngày kể từ ngày đó người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với họ.
47
– Riêng đối với trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hay
trường hợp cần phải giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt sẽ được kéo
dài hơn nhưng tối đa không được quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng đó bị lập
biên bản về hành vi vi phạm.
– Nếu do tính chất của vụ việc là đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tình tiết
phức tạp và phải giải trình mà người có thẩm quyền giải quyết cần có thêm
thời gian nhằm xác minh hay thu thập thêm về chứng cứ thì thời hạn ra quyết
định có thể được gia hạn. Thời gian được gia hạn theo quy định là không quá
30 ngày, việc gia hạn phải được báo cáo đến thủ trưởng trực tiếp của người có
thẩm quyền bằng văn bản để xin gia hạn.
- Đối với vị trí vai trò của Chủ tịch UBND phường trong việc thực hiện
pháp luật về tịch thu tang vật, tạm giữ, tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành
nghề thông qua việc quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, ATXH và phòng chống tệ
nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình; Nghị định
171/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, đường sắt, Nghị định 81/2013/NĐ –CP ngày 19/07/2013 quy
định chi tết một số điều và biện pháp thi hành luật xử phạt vi phạm hành
chính; Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC
trong lĩnh vực giao thông đường bộlà cơ sở quan trọng thể hiện quyền lực
quan trọng để tạo điều kiện nhằm tăng cường chức năng, nhiệm vụ của Chủ
tịch UBND phường trong việc thực hiện thẩm quyền xử phạt trong các lĩnh
vực theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm
hành chính 2012 đã được tăng cường cho cấp cơ sở. Điều này không chỉ đảm
bảo tính kịp thời và hiệu quả của việc xử phạt hành chính, góp phần hoàn
thiện quản lý nhà nước về hành chính.
48
2.3.2. Hạn chế
a) Quy định về ủy quyền, giao quyền và vắng mặt trong Luật Xử
lý VPHC chưa rõ ràng, khó áp dụng
Khoản 3 Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “Cấp phó
được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết
định xử phạt VPHC của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người
được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào
khác”. Thế nào là “giao quyền”, thế nào là “ủy quyền”. Đến nay, trong khoa
học pháp lý, thuật ngữ ủy quyền thường được sử dụng, đó là phải có văn bản
ủy quyền trong đó người ủy quyền phải giới hạn về thời gian và nội dung và
văn bản ủy quyền được xem là cơ sở pháp lý khi ban hành các văn bản.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 87 Luật Xử lý VPHC quy định: “Người có
thẩm quyền cưỡng chế có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ
được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản,
trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó
được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp
trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy
quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác” [21]. Trong quy định này có thể hiểu
việc giao quyền chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt như thủ trưởng
vắng mặt. Hơn nữa, Điều 87 chỉ quy định giao quyền mà không quy định việc
ủy quyền.
Về quy định “vắng mặt” khi giao quyền, thực tiễn, các chủ thể có thẩm
quyền khi áp dụng quy định này rất lúng túng vì chưa hiểu phạm vi của quy
định “vắng mặt” như thế nào, vắng mặt là không có mặt tại trụ sở cơ quan khi
có lý do chính đáng hay là vắng mặt khi đi công tác khỏi địa phương.
b) Bất cập trong quy định về quyền giải trình của người vi phạm tại
Điều 61
49
Quyền giải trình của người VPHC được quy định trong Luật Xử lý
VPHC thể hiện rõ ý nghĩa trong việc hạn chế bớt khiếu nại, cũng như cho các
chủ thể có liên quan được quyền thể hiện quan điểm của mình, tạo cơ chế để
người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có cơ hội để tự bảo vệ
quyền và lợi ích của mình hoặc nhờ người đại diện hoặc luật sư. Đây là điểm
tiến bộ của pháp luật về xử lý VPHC nhằm hướng tới mở rộng dân chủ, bảo
vệ tốt hơn các quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức và hạn chế bớt
việc khiếu nại, cũng như cho các chủ thể có liên quan được quyền thể hiện
quan điểm của mình. Cụ thể:
- Đối với hành vi VPHC mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử
phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng
mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000
đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá
nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Quy định này thể hiện những bất cập sau:
Thứ nhất, cá nhân, tổ chức nếu bị áp dụng biện pháp tịch thu tang vật,
phương tiện VPHC hoặc phương tiện sử dụng trong VPHC sẽ không được
quyền giải trình là sự bất hợp lý, gây thiệt thòi rất lớn cho những đối tượng bị
áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_viec_tam_giu_tang_vat_phuong.pdf