Luận văn Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh Nghệ an

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu : 2

5. Phương pháp nghiên cứu. 3

B. PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I : BẢO ĐẢM TIỀN VAY - GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG. 4

I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 4

1. Khái niệm. 4

2. Đặc điểm của quan hệ tín dụng Ngân hàng 7

3. Vai trò của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 8

3.1. Tín dụng Ngân hàng là công cụ, đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 8

3.2. Quan hệ tín dụng là động lực mạnh mẽ, đầy tiềm năng đối với việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 9

II. Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 9

1. Khái niệm về các biện pháp bảo đảm tiền vay theo văn bản hiện hành. 9

2. Các nguyên tắc bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. 12

3. Các biện pháp bảo đảm tiền vay 13

3.1. Đối với các biện pháp cho vay có bảo đảm bằng tài sản. 13

3.2. Chế độ pháp lý về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. 30

4. Xử lý các tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng. 34

4.1. Xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận. 35

4.2. Tổ chức tín dụng chủ động áp dụng các biện pháp xử lý tài sản 38

4.3. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. 40

CHƯƠNG II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VINH 41

I. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị trong thời gian qua. 41

1. Sơ lược đôi nét về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh. 41

2. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị trong năm qua. 43

3. Kết quả hoạt động kinh doanh. 44

II. Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh. 47

1. Đặc điểm hoạt động của NHNo & PTNT thành phố. 47

2. Hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng nông nghiệp. 48

2.1. Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp: 49

2.2. Hồ sơ do ngân hàng lập bao gồm; 51

2.3. Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập: 51

3. Quy trình xét duyệt cho vay. 57

4. Tình hình thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay tại NHNo & PTNT thành phố Vinh. 60

CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY 69

I. Nhận xét, đánh giá và kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam. 69

1. Về Nghị định 178/1999/NĐ-Cp ngày 29/12/1999 69

1.1. Quy định về điều kiện của tài sản bảo đảm tiền vay chưa rõ ràng: 69

1.2. Chưa quy định cư thể về trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm: 70

2. Về nội dung chủ yếu của hợp đồng thế chấp, cấm cố. 72

3. Về công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm. 73

4. Về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. 75

II. Kiến nghị với Ngân hang Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành Phố Vinh. 78

1. Về chiến lược khách hàng: 78

1.1. Thực hiện chinh sách lưa chon khách hàng cho vay theo trình độ tập trung và tích tụ cảu nền sản xuất xã hội. 79

1.2. Xây dựng phong cách, đạo đức, thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên: 79

2. Về trang thiết bị các kỹ thuật tin học, hệ thống thu thập các dữ liệu thông tin và xử lý thông tin: 80

3. Về nâng coa năng lực thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng: 80

4. Về nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng. 82

5. Về kiểm tra và kiểm toán nội bộ tổ chưc tín dụng 83

KẾT LUẬN 85

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh Nghệ an, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tổ chức tín dụng hoặc bên bảo đảm phải thông báo cho bên thứ ba biết việc tổ chức tín dụng được nhận các khoản tiền, tài sản nêu trên, đồng thời yêu cầu bên thứ ba giao các khoản tiền, tài sản đó cho tổ chức tín dụng. Việc giao các khoản tiền, tài sản, tá cho tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng thời hạn, địa điểm được ấn định trong thông báo xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại điều 320 Bộ luật Dân sự. Tiếp đó, tổ chức tín dụng nhận các khoản tiền, tài sản giữa tổ chức tín dụng, bên bảo đảm và bên thứ ba. Bên bán nhận các khoản tiền, tài sản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận các khoản tiền, tài sản, việc định giá tài sản và thanh toán nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm. Trong trường hợp, các bên đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm về việc áp dụng một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm như đã trình bày ở trên. Nhưng thựctế, khi bên khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ, tài sản bảo đảm được đem ra xử lý để thu hồi nợ và hai bên không thể đi đến thống nhất trong việc xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức đã thoả thuận, thì lúc đó tổ chức tín dụng có quyền quyết định phương thức xử lý tài sản. 4.2. Tổ chức tín dụng chủ động áp dụng các biện pháp xử lý tài sản Sau khi xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng không thành, thì tổ chức tín dụng có quyền chủ động thực hiện một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm sau đây: - Tỏ chức tín dụng trực tiếp bán tài sản bảo đảm (trừ tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải được bán tại tổ chức bán đấu giá chuyên trách). Trong trường hợp này, tổ chức tín dụng phải thông báo công khai về việc bán tài sản bảo đảm và ấn định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, nhưng không được sớm hơn 7 ngày đối với tài sản cầm cố, 15 ngày đối với tài sản thế chấp, kể từ ngày đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Đối với giao dịch bảo đảm không phải đăng ký hoặc chưa đăng ký do cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm chưa hoạt động, thì thời hạn 7 ngày và 15 ngày nêu trên được tính từ ngày tổ chức tín dụng gửi thông báo xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ dễ hư hỏng thì tổ chức tín dụng được xử lý tài sản ngay sau khi thông báo. Hợp đồng mua bán tài sản giữa tổ chức tín dụng và bên mua tài sản được lập thành văn bản. Việc định giá tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng có thể thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá hoặc tham khảo giá đã được tổ chức tư vấn tổ chức chuyên môn xác định, giá thực tế tại địa phương vào thời điểm xử lý, giá quy định của Nhà nước (nếu có). - Tổ chức tín dụng uỷ quyền bán tài sản bảo đảm cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản (gọi chung là tổ chức bán đấu giá tài sản). Các trường hợp uỷ quyền bán đấu giá + Tổ chức tín dụng lựa chọn bán tài sản bảo đảm theo phương thức uỷ quyền cho tổ chức bán đấu giá tài sản. + Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải được bán ở tổ chức bán đấu giá chuyên trách. Việc uỷ quyền bán đấu giá tài sản giữa toỏ chức tín dụng và tổ chức bán đấu giá tài sản và bảo đảm phải được lập thành hợp đồng. Và thủ tục bán đấu giá tài sản được áp dụng theo các quy định của pháp luật về bán đấu giá tàit sản Tổ chức tín dụng uỷ quyền hoặc chuyển giao việc xử lý tài sản bảo đảm cho tổ chức có chức năng được mua để bán. Theo pháp luật quy định, thì tổ chức có chức năng được mua tài sản để bán là : Các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại được thành lập theo quyết định số 305/2000/QĐ- NHNN 5 ngày 15/9/2000 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Các công ty được thành lập nhằm quản lý và giải quyết các khoản nợ khó đòi của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật . Đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tổ chức được tổ chức tín dụng uỷ quyền hoặc chuyển giao việc xử lý tài sản bảo đảm khi thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm thì phải đưa ra bán đấu giá. Ngoài các phương thức xử lý tài sản bảo đảm đã nêu trên, thì tổ chức tín dụng cũng có thể lựa chọn các phương thức xử lý tài sản bảo đảm như: tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm như: tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm (trừ tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất); tổ chức tín dụng nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho bên bảo đảm để thu hồi nợ. Sau khi xử lý tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng hoạt động bên bảo đảm thực hiện việc xoá đăng ký xử lý tài sản, xoá đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. 4.3. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là các tài sản có giá trị lớn, không có tính di dời. Vì vậy việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phức tạp hơn việc xử lý các loại tài sản khác. Do đó, thông tư số 03 ngày 23/4/2001 đã giành hẳn mục III phần B để quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Theo đó, việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và phải phù hợp với các quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức thoả thuận, các quy định của pháp luật về đất đai. Nếu không các bên không xử lý được thoả thuận trong hợp đồng thì tổ chức tín dụng có thể đưa tài sản ra bán đấu giá quyền sử dụng đất thì phải được uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép. Cũng như các tài sản bảo đảm khác, sau khi hoàn thành việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng dất, tài sản gắn liền với đất, tổ chức tín dụng có trách nhệm làm thủ tục xoá đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm, xoá thế chấp, xoá đăng ký thế chấp. Cuối cùng, tổ chức tín dụng tiến hành thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận chuyển nhượng, bên mua tài sản, trừ trường hợp do trung tâm bán đấu giá tài sản thực hiện theo pháp luật về bán đấu giá tài sản. Chương II. Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố vinh I. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị trong thời gian qua. 1. Sơ lược đôi nét về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh được thành lập theo quyết định số 556/QĐ-NHNo ngày 01/12/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, địa điểm đóng tại số 364 đường Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh, Ngân hàngệ An. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp. Vinh là đại diện pháp nhân, trực thuộc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàngệ An, hạch toán kinh tế phụ thuộc. Khi mới thành lập (ngày 1/12/1995) vốn điều lệ của Ngân hàng là 200 tỉ đồng tương đương với 30 triệu USD và được bổ sung hàng năm theo quy định của Ngân hàng, Hợp tác xã, công ty tài chính. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng được quy định tại quyết định số 169/HĐQT-02 ngày 7/9/2000 của Hội đồng quản trị - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (ngân hàng hoạt động dưới hai hình thức chủ yếu là: Huy động vốn và đầu tư tín dụng). Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp. Vinh với đội ngũ nhân viên có mặt tính đến ngày 31/12/2001 là 62 người. Trong đó cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là 32 người. Về cơ cấu tổ chức và điều hành của Ngân hàng bao gồm: - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh (gọi tắt là NHNo Thành phố Vinh) là người điều hành toàn bộ mọi hoạt động của NHNo TP chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hoạt động của mình và hoạt động của NHNo TP. Vinh. - Giúp việc cho giám đốc có ba phó giám đốc (phó giám đốc phụ trách tín dụng, phó giám đốc phụ trách công tác kế toán - ngân quỹ, phó giám đốc phụ trách công tác hành chính - nhân sự). Mỗi phó giám đốc được phân công theo dõi chỉ đạo một số công việc chuyên môn cụ thể nhất định và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Ngân hàng cấp trên và trước pháp luật về các hoạt động của mình trên cương vị được phân công phân nhiệm. Ban giám đốc làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo chế độ thủ trưởng. Hàng tháng theo định kỳ tổ chức họp giao ban giám đốc mở rộng để bàn bạc, tham khảo ý kiến của các thành viên trong việc thực hiện các mặt công tác của đơn vị. - Các phòng nghiệp vụ gồm có: Phòng tín dụng: Thực hiện các chức năng như cho vay, thực hiện chất lượng tín dụng, thu hồi nợ quá hạn... hoàn thành chỉ tiêu chất lượng và số lượng theo kế hoạch nhận khoán được giao. Thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định và tái thẩm định trước khi cho vay đối với khách hàng theo hướng dẫn tại các văn bản ngày 19/5/1988 của NHNo Tp. Vinh, ký kết các hợp đồng tín dụng và thực hiện niêm phong, phát mại tài sản. Phòng kế toán - ngân quỹ: là một bộ phận của Ngân hàng, thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp, thực hiện công tác thống kê, thông tin nhằm cung cấp các số liệu báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời cho Ngân hàng cấp trên và Giám đốc theo quy định. Phòng hành chính - nhân sự: thực hiện công tác hành chính văn phòng của cơ quan; quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn; thực hiện công tác tổ chức, đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của NHNo và các chức năng nhiệm vụ khác. 2. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị trong năm qua. 2.1. Về thuận lợi. Năm 2001 tình hình kinh tế xã hội thành phố Vinh có sự ổn định và tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng ước đạt 167.168 triệu đồng, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ước đạt 62.828 triệu đồng, chăn nuôi gia súc gia cầm tăng, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng 27,7%. Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp năm 2001 là đã xây dựng được nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây con, hỗ trợ tích cực các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới về rau, hoa, cá và các giống lúa có năng suất chất lượng cao. Một số dự án về chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợi choai xuất khẩu, nuôi tôm công nghiệp, làng nghề truyền thống... đã được xây dựng triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết đại hội lần thứ XX của Đảng bộ Thành phố. Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn hỗ trợ lãi suất vay vốn Ngân hàng cho nông dân và các hộ gia đình, nhằm khuyến khích các chương trình đưa giống mới vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được sắp xếp củng cố lại và hoạt động đã có hiệu quả. Thương mại dịch vụ có bước phát triển khá, thị trường tương đối khá, thị trường tương đối ổn định, sức mua tăng... Với những tiền đề trên đã tạo cho NHNo & PTNT thành phố Vinh có cơ hội thuận lợi hơn để đầu tư phát triển kinh tế. Mặt khác, trong năm 2001 NHNo & PTNT thành phố Vinh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, của thành uỷ, UBND thành phố và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội, cấp uỷ chính quyền các phường xã trên địa bàn. Do đó đã tạo ra nhiều ưu thế va điều kiện thuận lợi cho NHNo & PTNT thành phố Vinh mở rộng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn, góp phần vào công cuộc tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương. 2.2. Về khó khăn Trong năm 2001 Ngân hàng Nhà nước luôn thay đổi mức lãi suất cơ bản, trong khi đó mức lãi suất tiền gửi vẫn giữ nguyên và có xu hướng tăng lên làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đặc biệt là trong việc xác định chiến lược huy động vốn trung và dài hạn. Mặt khác, do hoạt động trong một môi trường có nhiều NHTM cùng cạnh tranh, nếu không có hoặc thiếu các thông tin cần thiết thì dễ dẫn đến rủi ro. Đặc biệt là rủi ro trong lĩnh vực đầu tư tín dụng. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2001 là 117.240 triệu đồng, tăng so với đầu năm 24.549 triệu đồng, tốc độ tăng 26,55% đạt 101,95% kế hoạch NHNo & PTNT tỉnh giao (kế hoạch giao 115 tỉ đồng); tổng doanh số cho vay đạt 110.430 triệu đồng, tăng 10.016 triệu đồng so với năm 2000; Doanh số thu nợ đạt 88.464 triệu đồng, tăng 3.552 triệu đồng so với năm 2000; Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2001 là 100.402 triệu đồng, tăng so với năm 2000 là 21.966 triệu đồng, tốc độ tăng 28%, đạt 107,38% kế hoạch; Tổng số nợ quá hạn đến 31/12/2001 là 525 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 0,52% so với tổng dư nợ. So với đầu năm giảm 477 triệu đồng (năm 1999 là 1.002 triệu đồng). Phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn như đã nêu, rút kinh nghiệm những yếu kém tồn tại trong hoạt động năm 2000. Năm 2001, Ban giám đốc NHNo & PTNT thành phố đã phát động phong trào thi đua sôi nổi, khích lệ tinh thần hăng say phấn đấu lao động sáng tạo của toàn thể cán bộ viên chức trong đơn vị, làm chuyển biến tình hình hoạt động theo chiều hướng tích cực và đạt được một số kết quả ở trên. Qua đó ta thấy Ngân hàng đã có rất nhiều cố gắng, thể hiện là năm 2001 Ngân hàng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu được giao, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống. Sự ổn định trong thu nhập cho các cán bộ nhân viên trong đơn vị. Biểu 1: tình hình kinh doanh của đơn vị qua các năm (Đơn vị: tr.đ) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 2000/1999 2001/2000 ± % ± % 1. Tổng nguồn vốn huy động 91.070 92.646 117.240 +1.576 101 +24.594 126 2. Tổng doanh số cho vay 91.523 100.414 110.430 +8.891 109 +10.016 109 3. Tổng doanh số thu nợ 92.000 82.678 88.464 -9.322 89 +5.786 106 4. Tổng dư nợ 50.463 68.199 100.402 +17.736 135 +32.203 147 5. Tổng số nợ quá hạn 9.008 1.002 525 -8006 11 -477 52,4 Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT thành phố từ năm 1999 - 2001 Biểu 2. Tổng doanh số cho vay có bảo đảm đối với các thành phần kinh tế (Đơn vị tính: tr.đ) Thành phần kinh tế Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch(%) 2000/1999 2001/2000 2001/1999 1. DN Nhà nước 60.855 55.696 48.920 90 89 80 2. DN ngoài quốc doanh 300 1.500 4.926 500 328,4 1642 3. Hộ gia đình 2.337 43.871 53.601 167 122 204 Tổng cộng 87.492 100.067 107.447 Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT TP. Vinh năm 1999 - 2001 Biểu 3. Tổng doanh số thu nợ có bảo đảm đối với các thành phần kinh tế (Đơn vị tính: tr.đ) Thành phần kinh tế Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 2000/1999 2001/2000 2001/1999 1. DN Nhà nước 59.390 50.246 43.212 84,6 86 72,8 2. DN ngoài quốc doanh 100 440 2.249 440 511 2249 3. Hộ gia đình 27.979 26.070 39.645 94,9 152 141,7 Tổng cộng 87.469 76.756 85.106 Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT TP. Vinh năm 1999 - 2001 Biểu 4: Dư nợ cho vay có bảo đảm đối với các thành phần kinh tế qua các năm (Đơn vị tính: tr.đ) Thành phần kinh tế Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 2000/1999 2001/2000 2001/1999 1. DN Nhà nước 23.210 28.933 34.641 124,7 119,73 149,25 2. DN ngoài quốc doanh 4580 3450 5442 75,33 157,74 118,8 3. Hộ gia đình 24.129 35.038 48.995 219,8 139,8 203 Tổng cộng 52.009 67.466 89.078 Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT TP. Vinh năm 1999 - 2001 ở biểu 1 ta thấy: - Doanh số cho vay tăng qua các năm với một tỉ lệ tương đối đều, trong đó cho vay có bảo đảm cũng tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ nhu cầu vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sứm máy móc thiết bị sản xuất, cải tạo, mua sắm nhà ở, phương tiện ngày càng tăng. - Tổng doanh số thu nợ năm 2000 có giảm so với năm 1999 nhưng năm 2001 lại tăng, điều này cho thấy vốn cho vay không được ổn định, thu nợ có bảo đảm giảm năm 2000, nhưng tăng trong năm 2001. Vì vậy ngân hàng cần xem xét lại quá trình thẩm định dự án đầu tư, cụ thể là khâu xem xét các điều kiện vay vốn. Tổng dư nợ cho vay năm 2000 và 2001 so với năm 1999 và năm 2001 so với 2000 đều tăng. Trong đó dư nợ có bảo đảm tăng dần qua các năm, tốc độ tăng qua các năm tăng lên. Tổng dư nợ quá hạn giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ, Ngân hàng đã hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn. Vậy ta thấy song song với việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thì chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ nợ quá hạn giảm, trong đó tỉ trọng nợ quá hạn khó đòi thấp. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Xem xét một cách cụ thể ta thấy. Đối với tổng doanh số cho vay phân theo các thành phần kinh tế ở biểu 2: thì doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước giảm dần qua các năm. Trong khi đó doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay hộ gia đình tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ đầu tư tín dụng đã chuyển mạnh từ cho vay doanh nghiệp Nhà nước sang cho vay đối với kinh tế hộ gia đình và cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này chứng tỏ hiệu quả cho vay được nâng cao và việc cho vay của các tổ chức tín dụng được đảm bảo hơn trong việc thu hồi vốn và lãi. Tương ứng với việc cho vay đối với các thành phần kinh tế, tổng dư nợ đối vơi các thànhphần kinh tế được phân bổ như sau: Tổng dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước giảm dần qua các năm và tăng dần qua các năm đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và kinh tế hộ gia đình. Đối với dư nợ cho vay phân bổ theo các thành phần kinh tế (biểu 4): thì: Dư nợ cho vay các doanh nghiệp tăng dần qua các năm trong khi doanh số thu nợ giảm. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2000 có giảm so với năm 1999 nhưng năm 2001 lại tăng so với cả năm 2000 và 1999. Tóm lại, mặc dù vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết, nhưng nhìn chung trong một số năm gần đây, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thành phố Vinh đã thu được một số thành tựu đáng kể. Việc chuyển từ cho vay doanh nghiệp nhà nước là chủ yếu sang cho vay kinh tế hộ gia đình góp phânf làm cho doanh số cho vay ngày càng tăng, doanh số thu nợ đối với các thành phần kinh tế tăng lên rõ rệt. Trong khi đó, nợ quá hạn giảm đáng kể qua các năm. Đạt được điều đó là do sự cố gắng phấn đấu rất lớn của tất cả cá thành viên trong đơn vị. II. Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh. 1. Đặc điểm hoạt động của NHNo & PTNT thành phố. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố là đại diện pháp nhân của NHNo & PTNT Nghệ an, thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực nông lâm, ngư diêm nghiệp trên địa bàn thành phố. Tổ chức hoạt động của NHNo & PTNT thành phố được trải rộng trên tất cả các phường, xã của thành phố. Khách hàng có quan hệ chủ yếu là hộ nông dân, hộ kinh doanh, dịch vụ và cán bộ viên chức đủ mọi thành phần kinh tế. Do đó hoạt động của NHNo & PTNT thành phố có những đặc điểm chủ yếu sau: 1.1. Là Ngân hàng thương mại hoạt động huy động vốn và đầu tư cho vay trong lĩnh vực nông - lâm - ngư - diêm nghiệp. Trong đó, khách hàng là hộ sản xuất chiếm tỉ trọng từ 98 - 99% nhưng các lĩnh vực này hầu như phần lớn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và khí hậu. Do vậy khi đầu tư vào những lĩnh vực này vốn của Ngân hàng không tránh khỏi bị thất thoát, không có khả năng thu hồi nợ. 1.2. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp vừa phân tán vừa yếu kém, lạc hậu. Đời sống cũng như thu nhập trong nông dân chưa cao, tình trạng độc canh trong nông nghiệp đang là chủ yếu. Do vậy đầu tư vốn của NHNo & PTNT vẫn mang tính chất manh mún, chưa có dự án đầu tư khép kín. 1.3. Lao động của con người trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chủ yếu là lao động chân tay và theo kinh nghiệm gia truyền từ đời này sang đời khác, trình độ chuyên môn thấp. Do trình độ nhận thức, trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn yếu kém dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, làm thất thoát vốn vẫn thường xảy ra. Do vậy đầu tư vào lĩnh vực này Ngân hàng cũng bị nhiều rủi ro. 1.4. Đa số hộ sản xuất nông - lâm - ngư - nghiệp là nghèo, thiếu vốn tự có bằng tiền. Vì vậy để có vốn phải vay ngân hàng 100%. Nếu Ngân hàng không kiểm tra và giúp họ sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả thì tỉ lệ rủi ro xảy ra cao hơn mức dự tính. 2. Hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng nông nghiệp. Bất cứ loại khách hàng nào, dù là cá nhân hay pháp nhân muốn vay vốn tại các Ngân hàng Nông nghiệp thì ngoài các điều kiện vay vốn được quy định tại điều 4 và nguyên tắc vay vốn quy định tại điều 3, Quyết định 06/QĐ-HĐQT ngày 18/1/2001, khách hàng vay cần phải có bộ hồ sơ cho vay đầy đủ theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo loại khách hàng, phương thức cho vay mà nội dung của mỗi bộ hồ sơ trong từng trường hợp là khác nhau. Sau đây là bộ hò sơ cho vay do Hội đồng quản trị của NHNo & PTNT yêu cầu. 2.1. Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp: khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi đến NHNo nơi cho vay các giấy tờ sau: 2.1.1. Đối với pháp nhân và doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh thì cần lập các hồ sơ sau: a) Hồ sơ pháp lý: Là các loại giấy tờ mà khách hàng gửi đến ngân hàng khi thiết lập quan hệ tín dụng hoặc vay vốn lần đầu. Tuỳ theo loại hình pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, bao gồm các giấy tờ: - Quyết định thành lập doanh nghiệp - Điều lệ doanh nghiệp. Trong trường hợp là doanh nghiệp tư nhân thì không cần điều lệ doanh nghiệp. - Quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng, quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã. - Giấy đăng ký kinh doanh - Giấy phép hành nghề - Giấyphép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). - Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập trong trường hợp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. - Các thủ tục về kế toán theo quy định của Ngân hàng như: đăng ký mẫu dấu, chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được uỷ quyền; đăng ký chữ ký của cán bộ giao dịch với Ngân hàng; giấy đăng ký mở tài khoản tiền gửi nếu chưa mở. b) Hồ sơ kinh tế : bao gồm - Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ; - Báo cáo tài chính kỳ trước - Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ trước. c) Hồ sơ vay vốn:bao gồm - Giấy đề nghị vay vốn - Bảng kê một số tình hình kinh doanh - tài chính đến ngày xin vay. - Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Các chứng từ có liên quan: giấy báo giá, hợp đồng, các chứng từ thanh toán. - Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định. 2.1.2. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác: khi vay vốn phải gửi đến Ngân hàng các giấy tờ sau; a) Hồ sơ pháp lý: bao gồm - Chứng minh nhân dân, hộ khẩu (các tài liệu này chỉ cần xuất trình khi làm thủ tục vay vốn). - Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh, - Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác) - Giấy uỷ quyền cho người đại diện (nếu có) b) Hồ sơ vay vốn : bao gồm - Đối với sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản thì hồ sơ vay vốn bao gồm: giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh. - Đối với hộ gia đình vay vốn không thuộc loại trên và cá nhân, tổ hợp tác thì hồ sơ vay vốn là: + Giấy đề nghị vay vốn + Dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ + Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định. - Đối với hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn + Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân; + Biên bản thành lập tổ vay vốn; + Hợp đồng làm dịch vụ - Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp. Ngoài các hồ sơ như đã quy định đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, thì hồ sơ vay vốn phải có thêm hợp đồng làm dịch vụ. - Doanh nghiệp vay để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân: Ngoài hồ sơ đã quy định như trên đối với doanh nghiệp, phải có thêm: + Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán. + Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay. 2.1.3. Khách hàng vay phục vụ đời sống: Trong trường hợp này thì hồ sơ cho vay bao gồm: - Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (các tài liệu này chỉ cần xuất trình khi làm thủ tục vay vốn); giấy uỷ quyền cho người đại diện (nếu có). - Giấy đề nghị vay vốn. - Bản cam kết trả nợ từ thu nhập hàng tháng (đối với cán bộ công nhân viên). - Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định. 2.2. Hồ sơ do ngân hàng lập bao gồm; - Báo cáo thẩm định, tái thẩm định. - Biên bản họp hội đồng tín dụng (trường hợp phải qua hội đồng tín dụng) - Các loại thông báo: Thông báo từ chối cho vay, thông báo gia hạn nợ, thông báo nợ đến hạn, thông báo nợ quá hạn, thông báo tạm ngừng cho vay, thông báo chấm dứt cho vay. - Sổ theo dõi cho vay - thu nợ (dùng cho cán bộ tín dụng). 2.3. Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập: bao gồm - Hợp đồng tín dụng; - Giấy nhận nợ - Hợp đồng bảo đảm tiền vay - Biên bản kiểm tra sau khi cho vay - Biên bản xác địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8397.DOC
Tài liệu liên quan