Luận văn Thực trạng công tác bảo vệ trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và vai trõ của CTXH tại xã Châu khê - Huyện Con cuông - Tỉnh Nghệ An

LờI CảM ƠN!

LỜI CAM ĐOAN

MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG-BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu . 1

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 2

2.1 Nghiên cứu ngoài nước. . 2

2.1 Nghiên cứu trong nước. . 4

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 6

3.1 Ý nghĩa lý luận . 6

4. MụC ĐÍCH, NHIệM Vụ NGHIÊN CứU. 7

4.1 Mục đích nghiên cứu . 7

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. 7

5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 8

5.1 Đối tượng nghiên cứu. 8

5.2 Khách thể nghiên cứu. 8

5.3 Phạm vi nghiên cứu . 8

5.3.1 Phạm vi không gian . 8

5.3.2 Phạm vi thời gian . 8

53.3 Phạm vi nội dung . 8

6. Câu hỏi nghiên cứu . 8

7. Giả thuyết nghiên cứu. 8

8. Phương pháp nghiên cứu. 9

8.1 Phương pháp luận. 9

pdf28 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác bảo vệ trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và vai trõ của CTXH tại xã Châu khê - Huyện Con cuông - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đảm bảo cho mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển thể chất và trí tuệ, bảo đảm được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, nhằm làm cho mọi trẻ em đều được hưởng các quyền cơ bản. Trong những năm qua Việt Nam đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, cũng như pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói riêng. Không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang ngày càng tăng lên.Những nghiên cứu thống kê ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy các con số về trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK cũng rất khác nhau. Một nghiên cứu của Bloomberg (2003) ước tính có khoảng 22,000 trẻ em đường phố tại Việt Nam, chủ yếu phân bố tại Hà Nội và TP HCM. Một số tổ chức khác lại cho rằng, con số này cao hơn nhiều (50,000 TELT vào năm 1993 và 200,000 vào năm 1997). Báo cáo thống kê từ 63 tỉnh/tp của Bộ LĐTBXH cho thấy trong năm 2008 là 28,528 em. Theo báo cáo mới nhất của Cục Bảo vệ chăm sóc Trẻ em (BVCSTE)– Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (LĐ-TBXH) năm 2013 có 15.062 em, đã giảm hẳn so với năm 2008. Trong những năm gần đây chính sách giảm nghèo của Việt Nam đã tác động tích cực đến đời sống của nhân dân, tỷ lệ nghèo đã giảm đáng kể. Vào năm 1993, tỷ lệ nghèo đói là 58% đến năm 1998 tỷ lệ này chỉ còn 37,4% và đến năm 2002 chỉ còn 28,9% (Tổng cục thống kê 1999-2004). Năm 2010 là 14,2% và hiện nay tỷ lệ này chỉ còn 5,97% (theo chuẩn nghèo của Bộ LĐTBXH năm 2014). Số lượng trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK đã giảm và không thể lên tới 200.000 em, nhưng cao hơn 15.062 như báo cáo của Bộ LĐTBXH. 2 Thông qua các nghiên cứu cho thấy phần lớn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tại khu vực nông thôn, đặc biệt là các xã nghèo. Trong đóChâu Khêlà xã đặc trưng của miền núi, vùng cao, biên giới, đời sống đồng bào dân tộc thiểu có nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt,việc tiếp cận về chính sách, quyền trẻ em cũng như những vấn đề tiếp cận các chính sách, dịch vụ xã hội còn rất hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, chính quyền xã đã huy động triển khai các đường lối chủ trương , chính sách nhằm giảm thiểu số lượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và giúp các em và gia đình ổn định, phát triển cuộc sống.Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế từ điều kiện kinh tế xã hội nên quá trình thực hiện công tác bảo vệ trẻ em tại xã vẫn còn nhiều bất cập.Bên cạnh đó vai trò của CTXH trong công tác bảo vệ trẻ em vẫn chưa được phát huy hiệu quả một số mô hình đãđược triển khai như “Mô hình nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cấp xã”, “ Mô hình gia đình thay thế” với mục đích huy động sức mạnh cộng đồng , sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ trẻ em .Đồng thời giáo dục và nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh trong bảo vệ và chăm sóc trẻ.Cũng đã được quan tâm tuy nhiên để mô hình phát huy đạt hiệu quả cần có sự tham gia hơn nữa của CTXH. Nhận thấy vấn đề trên, bản thân là người học về CTXH, với mong muốn đóng góp một phần khả năng vào nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thế hệ tương lai đất nước. Do vậy luận văn thực hiện đề tài: “ Thực trạng công tác bảo vệ trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và vai trò của CTXH tại xã Châu Khê- Huyện Con Cuông- Tỉnh Nghệ An” 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1 Nghiên cứu ngoài nƣớc. Thống kê toàn cầu mới nhất của ILO– theo Báo cáo toàn cầu về Lao động trẻ em 2013 – cho thấy có 78 triệu trẻ em bị lao động cưỡng bức ở Châu Á và Vùng Thái Bình Dương, tức là chiếm gần phân nửa số trẻ lao động trên toàn thế giới. Báo cáo toàn cầu đã quan sát thấy một sự giảm thiểu so với con số trước đây đối với khu vực này, vào năm 2000 con số đó là 114 triệu trẻ lao động. Số lượng rõ ràng là chưa 3 giảm bớt nhanh chóng và ta cần nỗ lực nhiều hơn để có thể giải quyết hết vấn nạn lao động trẻ em .Tham gia hoạt động làm thuê rất dễ dẫn đến việc sức lao động của trẻ em bị lạm dụng. Vì vậy, vấn đề lao động trẻ em cần được quan tâm hơn nữa nhằm tránh những tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Tháng 5 - 2002, tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về trẻ em đã đưa ra một cam kết: “ Xoá nghèo, đầu tư vào trẻ em: chúng ta khẳng định quyết tâm phá vỡ vòng luẩn quẩn của nghèo đói trong một thế hệ cùng liên kết khẳng định rằng đầu tư vào trẻ em và thực hiện quyền trẻ em là những cách hữu hiệu nhất để xoá nghèo” (Báo cáo phát triển Việt Nam 2004: tr.34). Nghiên cứu của tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV ) và Ofam mô hình giảm nghèo ở một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp tại Hà Giang , Nghệ An , ĐắcNông ). Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ dự án “ theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia” do AVV và Ofam thực hiện từ năm 2007 đến 2013, Nghiên cứu này chủ yếu đi sâu vào việc phân tích làm rõ các mô hình giảm nghèo hiệu quả từ đó khuyến nghị đến cấp chính quyền nhằm nhân rộng mô hình đến đồng bào các dân tộc thiểu số để cải thiên đời sống của người dân. Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận “điểm sáng” trong phân tích các “mô hình giảm nghèo”nhằm tìm hiểu những yếu tố dẫn đến những hộ gia đình và đồng bào dân tộc thiểu số điển hình có kết quả giảm nghèo,cải thiện đời sống tốt hơn các hộ gia đình và cộng đồng khác trong cùng bối cảnh.Qua khảo sát cho thấy các mô hình giảm nghèo của dân tộc thiểu số đặc trưng cho từng thôn bản rõ rệt , thực tế không có “mô hình lý tưởng” các mô hình tự vận động theo từng bối cảnh do đó bản chất của nhân rộng mô hình giảm nghèo đó là nhân rộng cách tiếp cận, phương pháp, quy trình dựa trên sự tôn trọng đa dạng văn hóa và phát huy tính chủ thể của đồng bào dân tộc thiểu số ở mỗi thôn bản. Dự án“ Tăng cường khả năng hòa nhập của trẻ em nhập cư” của UNICEF Kết quả nghiên cứu mới nhất được UNICEF công bố ngày: 21.10.2010 cho thấy khả năng hòa nhập xã hội của trẻ em và thanh niên các gia đình nhập cư là một 4 trong những vấn đề mẫu chốt đối với các nước phát triển trong suốt những năm sắp tới. 2.1 Nghiên cứu trong nƣớc. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội.Trong thời gian qua, đã có rất nhiều công trình, đề tài , bài báo trên nhiều lĩnh vực khác nhau hướng đến đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là lĩnh vực khoa học xã hội. “ Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” do Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội Việt Nam được sự hỗ trợ của UNICEF tổ chức biên soạn năm 2009. Bài báo cáo đã nêu ra tổng quan về tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt , trẻ dễ bị tổn thương trên thế giới và ở Việt Nam. Đồng thời bản báo cáo còn cho chúng ta thấy các hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em như trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị lạm dụng và bóc lột tình dục, trẻ em đường phố.dựa trên luật pháp, chính sách của Việt Nam. “ Dương Kim Hồng và Kenichi Ohno Trẻ đường phố Việt Nam những nguyên nhân truyền thống và nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân ngày trong nền kinh tế đang phát triền. Diễn đàn phát triển Việt Nam tháng 7 năm 2005.” Bài viết đã nêu lên khái niệm trẻ em đường phố. Từ đó, tác giả đã phân loại trẻ em đường phố. Bên cạnh đó, tác giả còn điểm lại những hoạt động nghiên cứu về trẻ em đường phố tại hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Qua bài viết, tác giả đã cho chúng ta thấy được tình hình chung của trẻ em đường phố ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Đồng thời , đề tài đã cung cấp khá cụ thể các định nghĩa về trẻ em đường phố của các tổ chức quốc tế. Nghiên cứu “ Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – những cơ sở xã hội và thách thức” của Nguyễn Hồng Thái và Phạm Đỗ Nhật Minh, công trình đã góp phần tìm hiểu những cơ sở xã hội phải đối mặt trong quá trình chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào nguồn lực từ cộng đồng . 5 “ Nghiên cứu về trẻ em đường phố ở Tp. Hồ Chí Minh”. NXB chính trị Quốc Gia Hà Nội 2004 công trình đã khảo sát và phân loại trẻ em đường phố, hoàn cảnh trẻ em đường phố. Đề tài đã giúp chúng ta biết được tình hình trẻ em đường phố ở Tp. Hồ Chí Minh. Thông qua đề tài ,tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống và những nguy cơ mà trẻ đường phố phải đối mặt trong cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, đề tài chưa tìm hiểu mong muốn của trẻ đối với cộng đồng xã hội. Vì vậy , đề tài chưa đưa ra được những giải pháp hỗ trợ cho trẻ để khắc phục những khó khăn trong cuộc sống hiện tại. “ Vai trò của nhân viên xã hội trong việc giúp trẻ em đường phố tái hòa nhập cộng đồng”do Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội Tp. Hồ Chí Minh thực hiện. Bài viết cho chúng ta thấy được thực trạng trẻ em đường phố. Từ những khó khăn đó, chúng ta thấy được vai trò của nhân viên xã hội trong việc giúp các em đường phố hòa nhập cộng đồng đặc biệt bài viết giúp chúng tôi nhận thấy được vai trò của CTXH khi làm việc với trẻ em đường phố. Từ đó chúng tôi có thể đưa ra những hoạt động phù hợp để hỗ trợ trẻ đường phố nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung trước khi hòa nhập cộng đồng .Tuy nhiên đây chỉ là bài viết ngắn, chưa lột tả được hết vai trò của CTXH chuyên nhiên cứu trong việc giúp đỡ trẻ em đường phố. Nghiên cứu “Thực trạng chăm sóc bảo vệ trẻ em Việt Nam” tác giả Đỗ Văn Bình đã chỉ rõ thực trạng chăm sóc bảo vệ trẻ em ở Việt Nam giai đoạn 2008, nguyên nhân của thực trạng và đề xuất giải pháp ưu tiên về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Bài trích “Trang bị kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội. Giúp các em có kỹ năng sống cơ bản để các em tự tin, chủ động vượt qua những khó khăn cũng như những tình huống bất lợi xảy ra trong cuộc sống, xóa bỏ mặc cảm. Nghiên cứu “Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các dự báo đến năm 2020” của tác giả Lê Thu Hà, đã phản ánh thực trạng trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK ở Việt Nam đến năm 2010, cơ hội thách thức và các dự báo đến năm 2020. Qua đó, có thể thấy nhóm trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK đang cần rất nhiều hỗ 6 trợ để hòa nhập cộng đồng. Xã hội cần ý thức việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em để hạn chế gia tăng số lượng của nhóm chủ thể này trong giai đoạn mới. Chuyên đề “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng-những cơ sở xã hội và thách thức”củatác giảNguyễn Hồng Thái.Chăm sóc thay thế trẻ em đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng-chuyển đổi từ cách tiếp cận truyền thống sang cách tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em. Nguyễn Thu Trang ( 2011) Mô hình nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cấp xã, nền tảng triết lý và những bài học rút ra, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn,là một mô hình chăm sóc thay thế cho trẻ em dựa vào cộng đồng theo xu hướng tiến bộ của thế giới. Mô hình này được xây dựng dựa trên những nền tảng triết lý vững chắc và thể hiện những ưu, nhược điểm riêng biệt của mình trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam. Nhìn chung các nghiên cứu trên đã bước đầu tiếp cận các vấn đề bức thiết của thực tiễn đặt ra, cung cấp được các luận cứ làm cơ sở cho việc rà soát, đánh giá thực trạng trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời còn có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu vấn đề trẻ em ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể khẳng định , các công trình nghiên cứu về trẻ em ở nước ta là rất phong phú Nhiều mô hình CTXH khẳng định tính ưu việt, thừa nhận những thành tựu nhất định về chủ trương của Đảng và Nhà nước mang lại cho đối tượng song cũng còn không ít ý kiến nhận thấy hiệu quả của mô hình còn rất hạn chế, thiếu tính bền vững. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1 Ý nghĩa lý luận Đề tài luận văn đã góp phần kiểm chứng và làm phong phú thêm khi vận dụng một số lý thuyết như: Lý thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết nhu cầuvào thực tiễn bảo vệ trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK tại một xã miền Trung tại Việt Nam. Qua đó đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu một số khía cạnh khác của các lý thuyết này.Bên cạnh đó luận văn hoàn thành được xem là nguồn tài liệu thực tiễn đối với các thế hệ sinh viên ngành CTXH và những đối tựng quan tâm đến lĩnh vực này. 7 3.2 Ýnghĩa thực tiễn Thông qua các kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần giúp các nhà quản lý, các cấp, các ban ngành, các tổ chức có cái nhìn tổng thể, đúng đắn về các hoạt động và giải pháp đang được triển khai tại địa phương trong công tác bảo vệ trẻ em đặc biệt khó khăn tại địa phương. Ngoài ra thông qua nghiên cứu,luận văn vận dụng vai trò của CTXH trong công tác bảo vệ trẻ em đặc biệt khó khăn và đề xuất mô hình hỗ trợ phù hợp với thực trạng tại xã . 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về thực trạng tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã cũng như công tác bảo vệ trẻ em tại đây. Qua đó làm rõ vai trò và mô hình hoạt động CTXH trong việc bảo vệ trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK tại xã Châu Khê, tạo điều kiện cho sự phát trển bền vững. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề thực hiện nghiên cứu này luận văn đã tiến hành các nhiệm vụ sau đây: - Tìm hiểu các văn bản pháp luật quy định có liên quan đến công tác bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Tìm hiểu một số lý thuyết, khái niệm về CTXH ,công cụ được sử dụng trong đề tài. - Tìm hiểu phân tích thực trạng trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt tại xã Châu Khê. - Nghiên cứu quá trình công tác bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt được triển khai tại xã. - Chỉ ra vai trò của CTXH trong công tác bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt tại xã. - Dựa vào các cơ sở lý luận và thực tiễn,luận văn đề xuất mô hình CTXH trong hỗ trợ bảo vệ trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt tại đây. 8 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng công tác bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn & vai trò của CTXH. 5.2 Khách thể nghiên cứu Trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn ĐBKK cần được bảo vệ tại xã Châu Khê- Huyện Con Cuông- Tỉnh Nghệ An. 5.3 Phạm vi nghiên cứu 5.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại xã Châu Khê- Huyện Con Cuông- Tỉnh Nghệ An. 5.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày: 04/2016- 10/2016 53.3 Phạm vi nội dung Luận văn nghiên cứu về thực trạng công tác bảo vệ trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và vai trò của CTXH trong quá trình đó tại xã . 6. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK tại xã Châu Khê thực hiện như thế nào? - Vai trò công tác xã hội được thể hiện như thế nào trong quá trình bảo vệ quyền trẻ em? - Có những mô hình bảo vệ trẻ emnào được triển khai trên địa bàn xã? Mô hình nào hiệu quả nhất? - Hoạt động chính sách dành cho trẻ em đặc biệt khó khăn tại địa phương đã đạt được kết quả như thế nào? 7. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK đã và đang triển tại xã Châu Khê có tính chất thiết yếu, góp phần nâng cao đời sống trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK tuy nhiên những hoạt động ấy chưa thực sự mang lại hiệu quả bền vững với đặc thù ở xã Châu Khê. 9 Giả thuyết 2: CTXH đóng góp vai trò quan trọng góp phần cải thiện đời sống cho trẻ em miền núi có hoàn cảnh ĐBKK tuy nhiên để phát huy hiệu quả hơn nữa thì cần sự ủng hộ mọi mặt của chính quyền địa phương. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1 Phương pháp luận Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn . Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng có mối liên hệ và ràng buộc, tác động lẫn nhau. Điều đó đòi hỏi khi phân tích, đánh giá thực trạng công tác bảo vệ trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK cũng như mô hình hoạt động công tác tại UBND xã Châu Khê trong thế giới khách quan không được tách rời với những mối liên hệ của nó trong bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội . Mặt khác chủ nghĩa duy vật biện chứng còn cho rằng các sự vật hiện tượng quá trình cũng như sự phản ánh của chúng luôn biến đổi phát triển không ngừng ngừng. Vì thế phải đánh giá mô hình theo quá trình vận động và phát triển của nó. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét các sự vật hiện tượng, các vấn đề xã hội có tính lịch sử của nó. Việc nghiên cứu cần phải được đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể mà nó hình thành tồn tại và hoạt động. 8.2 Phương pháp chuyên ngành 8.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu Trong quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn đã sử dụng và phân tích nhiều nguồn tài liệu khác nhau: Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trong quá trình thực tập và nghiên cứu khóa Luận Văn tốt nghiệp tại địa phương, các tài liệu để phân tích trong đợt thực hành : Các chính sách, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và phát triển kinh tế-xã hội từ năm 2013 đến năm 2016 Xã Châu Khê- huyện Con Cuông. Phương pháp phân thích hệ thống cho phép đi sâu tìm hiểu những mặt ưu điểm và hạn chế của các chính sách từ nội dung văn bản chính sách đến quá trình tổ chức triển khai chính sách . 10 8.2.2.1 Phương pháp quan sát Trong nghiên cứu này, phương pháp quan sát được sử dụng chủ yếu trong quá trình hoạt động của luận văn. Luận văn sử dụng phương pháp này nhằm quan sát đánh giá sơ bộ về hoàn cảnh của trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngoài ra tiến hành quan sát các hoạt động được triển khai tại xã và vai trò của những người cán bộ trong công tác bảo vệ trẻ em, 8.2.2 Phương phỏng vấn bằng bảng hỏi Trong quá trình nghiên cứu luận văn tiến hành phỏng vấn bảng hỏi đối với những đối tượng sau đây: - Trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Khoảng 70 trẻ em. - Gia đình trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 30 hộ gia đình - Người dân tại địa bàn xã : Khoảng 20 người - Cán bộ chính sách: 5 người - Giáo viên : 3 người Thực hiện phỏng vấn bảng hỏi với các đối tượng trên nhằm tìm hiểu tình hình đáp ứng nhu cầu cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã và phân tích các hoạt động được triển khai trong bảo vệ trẻ em tại xã, 8.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu - Địa bàn: Xã Châu Khê-Huyện Con Cuông-Tỉnh Nghệ An - Số lượng khách thể được phỏng vấn: tổng là 32. Khách thể Số lượng Cán bộ chính sách xã hội xã. 3 Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 9 Gia đình trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 11 Nhà trường 3 Cán bộ tại trung tâm bảo trợ xã hội 6 11 - Nội dung phỏng vấn: Thực hiện 32 cuộc phỏng vấn sâu, nhằm tìm hiểu luận văn thực hiện tại địa phương, cũng như rà soát lại các chính sách đã thực hiện cho trẻ em nghèo trong thời gian qua. + Phỏng vấn 03 cán bộ xã: Cán bộ chính sách Lao động thương binh xã hội, cán bộ thôn trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ trẻ em tại địa phương nhằm tìm hiểu những khó khăn, vứơng mắc mà họ gặp phải trong quá trình thực hiện công tác tại địa phương. + Phỏng vấn 9 đối tượng trẻ em có hoàn cảnh nghèo ở các dạng khác nhau, như: Trẻ em nghèo không nơi nương tựa, trẻ em phải lao động trong môi trường đọc hại, trẻ em bị khuyết tật,Trẻ em vi phạm pháp luật,Trẻ em bị xâm hại tình dục,Trẻ em bị bạo lực Nhằm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, nhu cầu cơ bản của các em và các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của các em,. + Phỏng vấn 03 giáo viên giảng dạy nhằm theo dõi quá trình học tập và đánh giá kết quả học tập của trẻ em nghèo. + Phỏng vấn sâu 11 gia đình trẻ em nhằm tìm hiểu điều kiện kinh tế của gia đình cũng như quá trình chăm sóc trẻ của các bậc phụ huynh,. + Phỏng vấn sâu 6 cán bộ tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An nhằm tìm hiểu điều kiện vật chất, cũng như tinh thần hỗ trợ cho trẻ em tại trung tâm quá trình chăm sóc trẻ,. 12 NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Thuyết vận dụng trong đề tài nghiên cứu 1.1.1 Lý thuyết hệ thống- sinh thái ( Ecological systems theory) Các quan điểm hệ thống trong CTXH có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng: “mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các phân tử, mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn”. Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson (1995), Mancoske (1981). Siporin (1980) [16]. Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn CTXH phải kể đến công lao của Pincus và Anna Minakan. Các nhà hệ thống sinh thái cho rằng: Cá nhân là 1 hệ thống nhỏ trong các hệ thống lớn và là hệ thống lớn trong các tiểu hệ thống quan hệ, và các thể chế xã hội, các tổ chức chính sách có ảnh hưởng tới cá nhân. Con người đó chịu sự tác động nhất định của các hệ thống (tích cực hoặc tiêu cực). Vì vậy khi xem xét vấn đề của cá nhân, nhóm cần phải xem xét các mối quan hệ, tác động qua lại của các hệ thống đối với cá nhân hoặc nhóm đó để chúng ta có thể khai thác những tác động tích cực của hệ thống đối với cá nhân, nhóm. Đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực từ hệ các thống này đến cá nhân, nhóm. Mục đích của CTXH là thúc đẩy công bằng xã hội để con người mở rộng các cơ hội tạo ra chỗ đứng cho mình trong xã hội. Lý thuyết hệ thống đặt cá nhân vào vị trí tương tác liên tục với những người khác và với những hệ thống khác trong môi trường và những con người, những hệ thống khác nhau này tác động tương hỗ với nhau. Như vậy lý thuyết hệ thống giúp cho nhân viên CTXH phân tích thấu đáo sự tương tác giữa trong các hệ thống xã hội và hình dung những tương tác này ảnh 13 hưởng ra sao tới hành vi con người, từ đó nhân viên CTXH đưa ra những giải pháp trợ giúp tốt nhất cho thân chủ. Có ba loại hệ thống có thể giúp con người: Hệ thống thân tình, tự nhiên: gia đình, bạn bè, anh chị em họ hàng Hệ thống chính quy: các nhóm cộng đồng, công đoàn Hệ thống tập trung của tổ chức xã hội: bệnh viện hay trường học. Trong CTXH với trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK , lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các nhóm trong xã hội, gia đình, môi trường ảnh hưởng lên trẻ em nghèo. Lý thuyết hệ thống cho phép phân tích thấu đáo sự tương tác giữa trẻ em nghèo và hệ thống sinh thái – môi trường xã hội. Mỗi cá nhân trẻ đều có một môi trường sống và một hoàn cảnh sống, chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống và cũng tác động, ảnh hưởng ngược lại môi trường xungquanh. Trên cơ sở của lý thuyết hệ thống, khi tiến hành can thiệp sớm cho trẻ em nghèo cần đặt trẻ vào trong hệ thống, môi trường xã hội đang sinh sống để từ đó có thể tìm ra được những nguồn lực cũng như rào cản của các yếu tố tác động bên ngoài nhằm hỗ trợ thân chủ giải quyết được vấn đề của mình một cách tốt nhất. 1.1.2 Lý thuyết nhu cầu Theo lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow thì con người có 5 nhu cầu cơ bản đó là: Nhu cầu cơ bản (Basic needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): Khi đã được đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh lý, tức là để sống được, con người lại vươn tới đòi hỏi về sự tồn 14 tại an toàn, với môi trường ổn định, không có những yếu tố đe doạ, nguy hiểm, bạo lực hoặc những tình huống có độ bất định cao. Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004738_1_4399_2002823.pdf
Tài liệu liên quan