LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP VẢ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY PHỤC HƯNG CONSTREXIM.JSC 3
I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY PHỤC HƯNG CONSTREXIM.JSC 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
2. Tên và trụ sở giao dịch 4
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4
II. NHỮNG NHÂN TỐ KINH TẾ- KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY PHỤC HƯNG CONSTREXIM.JSC 7
1. Nhóm nhân tố bên trong 7
1.1. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của công ty 7
1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của công ty 9
1.3. Nguồn nhân lực 13
1.4. Năng lực tài chính 14
1.5. Năng lực máy móc thiết bị, công nghệ thi công 17
1.6. Năng lực uy tín kinh nghiệm 18
1.7. Hoạt động tiếp thị đấu thầu 18
2. Nhóm nhân tố bên ngoài 19
2.1.Cơ chế chính sách Nhà nước 19
2.2. Chủ đầu tư 19
2.3. Nhóm các nhà tư vấn 20
2.4. Các đối thủ cạnh tranh 21
2.5. Các nhà cung cấp 22
III.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TY 23
1. Nội dung trình tự tham gia đấu thầu của công ty 23
1.1.Quá trình thu thập, tìm kiếm thông tin đấu thầu,ra quyết định tham gia đấu thầu 25
1.2.Quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu, đóng gói và nộp hồ sơ dự thầu 26
1.2.1. Nội dung hành chính pháp lý: 29
1.2.2. Các nội dung về kỹ thuật: 30
1.2.3. Các nội dung về tài chính: 31
2. Một số kết quả, ưu nhược điểm đạt được trong công tác dự thầu tại công ty giai đoạn 2002-2006 43
2.1. Kết quả đạt được trong công tác dự thầu tại công ty 43
2.1.1. Một số hợp đồng chính mà công ty đã thực hiện(2002-2006) 43
2.1.2. Số lượng gói thầu trúng thầu, giá trị trúng thầu, xác suất trúng thầu. 43
2.1.3. Loại hình đấu thầu mà công ty tham dự 47
2.2. Đánh giá ưu điểm công tác đấu thầu tại công ty giai đoạn 2002-2006 48
2.3. Những vấn đề còn tồn tại 50
2.4. Nguyên nhân của những tồn tại trên 53
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan 53
2.4.2. Nguyên nhân khách quan 53
III. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY PHỤC HƯNG CONSTREXIM.JSC 54
1.Năng lực, kinh nghiệm nhà thầu 54
2.Kỹ thuật, chất lượng xây dựng công trình 56
3.Tiến độ thi công 57
4.Giá chào thầu 58
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH ĐẤU THẦU TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY PHỤC HƯNG CONSTREXIM.JSC 60
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY 60
1. Quan điểm mục tiêu phát triển hoạt động đấu thầu tại công ty. 60
1.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển chung 60
1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển hoạt động đấu thầu 61
2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty 62
3. Phân tích ma trận SWOT của công ty trong cạnh tranh đấu thầu 63
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TY 69
1. Nghiên cứu xác định cơ hội, xây dựng kế hoạch dự thầu 69
2. Hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ dự thầu, đặc biệt là công tác xác định giá chào thầu 71
3. Nâng cao năng lực tài chính của công ty 73
4. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn 78
5. Nâng cao uy tín của công ty 79
6. Nâng cao chất lượng biện pháp tổ chức, quản lý tại công ty 79
7. Nâng cao biện pháp đảm bảo chất lượng các nguồn lực đầu vào 81
8. Đảm bảo sự hợp lý của quy trình, biện pháp thi công 82
9. Đảm bảo tuân thủ hồ sơ thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật 83
10. Nâng cao biện pháp giám sát, kiểm tra, nghiệm thu 83
11. Quy trình phát hiện và xử lý sản phẩm không phù hợp 84
12. Đảm bảo tiến độ thi công 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
108 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4371 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng đấu thầu xây lắp và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Phục Hưng Constrexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thầu trúng thầu. Như vậy có thể thấy là công ty đang tập trung vào những công trình có giá trị hợp đồng lớn.
Như vậy, có thể thấy kết quả đấu thầu của công ty nhìn chung qua các năm đều có biến động rất thất thường. Các chỉ tiêu như số lượng, giá trị gói thầu trúng thầu, giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu và chỉ tiêu xác suất trúng thầu có chiều hướng thay đổi là không giống nhau.
Để có thể thấy rõ hơn sự biến động của các số liệu đấu thầu ta quan sát kết quả bảng sau:
Bảng 10: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN LIÊN HOÀN QUA CÁC NĂM
Năm
Số lượng gói thầu trúng thầu
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Giá trị trúng thầu
(triệu đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn
Giá trị bình quân 1 gói thầu trúng thầu(triệu đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn(%)
2002
8
143.832
17.979
2003
14
175.00
69.180
48.10
4.941
27.48
2004
10
71.43
131.714
190.39
13.171,4
266.55
2005
17
170.00
268.811
204.09
15.812
120.05
2006
8
47.06
156.163
50.65
17.351
107.63
Từ kết quả bảng trên ta thấy các chỉ số tốc độ phát triển liên hoàn của cả số lượng gói thầu trúng thầu, giá trị trúng thầu và tốc độ phát triển liên hoàn của giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu đều thay đổi thất thường. Tốc độ phát triển liên hoàn của số lượng gói thầu trúng thầu của năm 2006 chỉ có 47.06% trong khi năm 2003 là 175% điều này cho thấy mức độ tăng số lượng gói thầu trúng thầu của năm 2003 so với năm 2002 là lớn nhất tăng thêm 6 gói thầu trúng thầu còn năm 2006 so với năm 2005 giảm mất 9 gói thầu. Xét chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn của tổng giá trị trúng thầu ta thấy năm 2005 so với năm 2004 chỉ số này là lớn nhất 204.09%, hơn nữa ta thầy tốc độ phát triển liên hoàn giá trị trúng thầu từ năm 2002 đến năm 2005 liên tục tăng, nhưng năm 2006 so với năm 2005 thì lại sụt giảm chỉ còn 50.65% thấp nhất qua các năm, tuy nhiên tốc độ phát triển liên hoàn của giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu của năm 2006 so với năm 2005 là 107.63% cao thứ hai sau chỉ số này của năm 2004 so với năm 2003. Xét về giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu thì tốc độ phát triển liên hoàn của năm 2003 so với năm 2002 là thấp nhất chỉ có 27.48%. Như vậy, ta đã thấy được sự phát triển thất thường qua các năm của kết quả đấu thầu.
Để hiểu kĩ hơn xu hướng này, xem xét mối quan hệ giữa giá trị bình quân một gói thầu và xác suất trúng thầu về mặt giá trị giai đoạn 2002-2006 cho một số kết quả:
Biểu đồ 2: GIÁ TRỊ BÌNH QUÂN MỘT GÓI THẦU VÀ XÁC SUẤT TRÚNG THẦU GIAI ĐOẠN 2002-2006
Quan sát biểu đồ ta thấy xác suất trúng thầu năm 2003 thấp nhất và giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu cũng thấp nhất, còn xác suất trúng thầu về mặt giá trị năm 2005 cao nhất nhưng không đồng nghĩa là năm có giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu là cao nhất. Mặc dù theo quan sát của bảng biểu trên, ta thấy năm 2005 cũng là năm có tổng giá trị các hợp đồng kí kết là cao nhất trong cả giai đoạn 2002-2006 và có số công trình trúng thầu cao nhất cả giai đoạn. Như vậy, ta có thể rút ra một kết luận nhỏ từ việc phân tích mối quan hệ này đó là: không phải xác suất trúng thầu về mặt giá trị càng cao thì giá trị hợp đồng kí kết bình quân càng cao và không phải xác suất trúng thầu thấp thì giá trị bình quân một gói thầu sẽ thấp.
Qua sự phân tích trên ta thấy năm 2003 là năm có số lượng gói thầu trúng thầu cao thứ hai, có tốc độ phát triển liên hoàn về số lượng gói thầu trúng thầu cao nhất qua các năm nhưng lại có tốc độ phát triển liên hoàn giá trị bình quân 1 gói thầu trúng thầu là thấp nhất, điều này cho thầy phần nào mối quan hệ giữa số lượng gói thầu trúng thầu nhiều nhất và giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu thấp nhất dẫn đến tổng giá trị trúng thầu không phải là cao nhất.
Do vậy để có một chiến lược phát triển công tác đấu thầu toàn diện hợp lý thì cần phải hiểu một cách đầy đủ ý nghĩa của cụm từ ”nâng cao khả năng thắng thầu” và “ cạnh tranh trong đấu thầu”. Cũng từ sự phân tích trên ta thấy công ty có một số lựa chọn cho chiến lược phát triển đấu thầu đó là trúng nhiều công trình nhưng với giá trị hợp đồng nhỏ lẻ, hoặc là trúng ít công trình nhưng là những công trình trọng tâm giá trị lớn, hoặc là duy trì một chiến lược kết hợp cả hai chiến lược trên, sử dụng chiến lược nào còn tuỳ thuộc hoàn cảnh khách quan và chủ quan.
2.1.3. Loại hình đấu thầu mà công ty tham dự
Phần lớn những công trình mà công ty tham gia đấu thầu đều là hình thức đấu thầu rộng rãi gần đây vào năm 2006 công ty có một công trình chỉ định thầu và năm 2007 có hai công trình chỉ định thầu. Giá trị các công trình chỉ định thầu là tương đối lớn như dự án xi măng sông Thao, dự án xi măng Hạ Long, dự án xi măng Bút Sơn, Bỉm Sơn…Điều này đã cho thấy vị thế của công ty trên thi trường xây dựng đã được nâng cao, công ty đã được các đối tác như tổng công ty xi măng, HUD, Tổng công ty lắp máy, Tổng công ty Sông Đà chấp thuận đưa vào danh sách tham gia tổ hợp nhà thầu theo cơ chế chỉ định thầu. Số lượng công trình chỉ định thầu chưa nhiều nhưng cũng phần nào nói lên được sự vững mạnh từng bước của công ty.
2.2. Đánh giá ưu điểm công tác đấu thầu tại công ty giai đoạn 2002-2006
Như đã phân tích ở trên, công tác đấu thầu của công ty đã đạt được những thành tựu rõ ràng, là chỗ dựa sống còn của công ty. Những thành tựu này được thể hiện qua các nội dung sau:
+ Thứ nhất về mặt pháp lý
Công ty luôn tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp, các quy chế, quy định của nhà nước và các bên liên quan về nội dung, trình tự dự thầu. Các gói thầu tham gia dự thầu luôn được triển khai đúng nội dung như đã nêu trong hồ sơ dự thầu. Công ty luôn chuẩn bị kĩ lưỡng các loại giấy tờ cần thiết liên quan, luôn đảm bảo yêu cầu chính xác, trung thực nhất là những số liệu tài chính của nhà thầu.
Có thể nói sự nghiêm túc trong việc thực hiện các yêu cầu pháp lý của nhà nước, công ty mẹ, của bên mời thầu đã tạo được sự tín nhiệm cao đối với các bên liên quan, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như khả năng thắng thầu của công ty.
+Thứ hai tính hiệu quả
- Tính hiệu quả của công tác đấu thầu ngày càng được cải thiện, biểu hiện ở chỉ tiêu giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu, xu hướng chỉ tiêu này tăng ngày càng cao, điều này cũng chứng tỏ phần nào hiệu quả tập trung cao vào việc lập hồ sơ dự thầu cho những công trình trọng điểm có giá trị kí kết hợp đồng lớn.
- Tính hiệu quả còn được thể hiện ở chỉ tiêu giá trị sản lượng để phản ánh tính hiệu quả của công tác dự thầu. Chỉ tiêu giá trị sản lượng xây lắp của công ty không ngừng tăng trưởng, theo sự phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở phần I.3 ta thấy giá trị sản lượng của các năm về sau này ổn định hơn nhưng vẫn theo hướng phát triển, giá trị sản lượng mà công ty đạt được liên tục tăng qua các năm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Điều này cũng phản ánh phần nào hiệu quả công tác đấu thầu
- Bên cạnh chỉ tiêu giá trị sản lượng thì chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận là những chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả của công tác đấu thầu. Quan sát kết quả phân tích ở mục I.3-kết quả sản xuất kinh doanh, doanh thu của công ty năm 2004 có sụt giảm chút ít nhưng đến năm 2005 doanh thu đã tăng đáng kể. Xem xét đến lợi nhuận sau thuế thì lợi nhuận cũng tăng đều qua các năm. Điều này đã phản ánh được quy mô hoạt động và kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty so với một công ty có tuổi nghề còn non trẻ là khá cao.
Như vậy, công tác đấu thầu đã đem lại những kết quả đáng chú ý cả vế số lượng, giá trị gói thầu trúng thầu, giá trị sản lượng thực hiện, doanh thu và lợi nhuận của công ty, những chỉ tiêu này liên tục tăng, cho thấy tính hiệu quả của công tác đấu thầu của công ty.
+ Thứ ba tính kỹ thuật, mỹ thuật
Theo xu hướng phát triển, công ty đã đang và sẽ tham gia vào nhiều công trình có tính kỹ thuật cao, đòi hòi công nghệ tiên tiến và phức tạp. Các công trình trượt, sử dụng cáp dự ứng lực...đang được sử dụng ngày càng nhiều, các công trình có tính mỹ thuật cao ngày càng nhiều. Một số công trình điển hình như: Toà nhà The Manor tại Mỹ Đình Hà Nội - Công ty Bitexco, trung tâm thương mại TP. Vũng Tàu, Trung tâm thương mại vật liệu xây dựng Mê Linh Plaza, trụ sở tổng công ty Viễn thông Quân đội, thi công cáp DUL - cao ốc văn phòng và căn hộ cao cấp INDOCHINA PARK TOWER, thi công cáp dự ứng lực chung cư đôi 21 tầng D2 khu trung tâm Chí Linh TP.Vũng Tàu- DIC, đúc ép cọc siêu thị Hải Dương, nhà máy xi măng Phúc Sơn…
+ Thứ tư tính minh bạch
Tính minh bạch đó là sự công khai, đảm bảo tính trung thực cao của công ty trong quá trình xây dựng hồ sơ dự thầu, các quyết định tham gia dự thầu luôn được đem ra bàn bạc rất kĩ lưỡng, việc xây dựng các loại hồ sơ như: hồ sơ tài chính, hồ sơ kinh nghiệm, hồ sơ thiết bị, các loại đơn giá… luôn đảm bảo tính trung thực cao để bên mời thầu có thể đánh giá được chính xác năng lực của nhà thầu.
+Thứ năm khả năng cạnh tranh
Khả năng cạnh tranh được thể hiện ở kết quả tham gia đấu thầu. Kết quả trúng thầu phản ánh được khả năng cạnh tranh của nhà thầu, cạnh tranh ở đây là sự cạnh tranh trên các khía cạnh đó là cạnh tranh về mặt năng lực, kinh nghiệm; cạnh tranh về mặt kỹ thuật chất lượng xây dựng; cạnh tranh về mặt tiến độ thi công và cạnh tranh về mặt giá chào thầu. Bốn yếu tố này tạo nên khả năng cạnh tranh tổng thể của công ty đem lại những hợp đồng xây lắp với giá trị sản lượng lớn cho công ty. Đó là sự cạnh tranh khi tham gia đấu thầu. Từ bảng phân tích kết quả đấu thầu qua các năm Bảng biểu 10 và bảng biểu 11 cũng có thể thấy được sự cạnh tranh của công ty ngày càng được nâng cao.
+Thứ sáu trình độ nhân lực
Việc tham gia vào đấu thầu cũng giúp cho các cán bộ công nhân viên ngày càng trưởng thành tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thương trường quý giá. Sự trượt thầu luôn được đem ra xem xét, phân tích và rút kinh nghiệm để có thể khắc phục trong những hồ sơ dự thầu tiếp theo.
Trong năm qua, công ty đã bố trí thời gian hợp lý để 14 lượt cán bộ được đi học, đào tạo thêm về an toàn lao động, hành chính, chứng khoán và 11 cán bộ đang học thêm tại các trường đại học.
Trình độ nhân lực được cải thiện đáng kể qua quá trình học hỏi làm việc cùng các đối tác liên danh dự thầu. Chính quá trình tham dự với tư cách là nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ cũng đã giúp kinh nghiệm của cán bộ nói riêng và của công ty nói chung ngày càng được cải thiện.
Công ty cũng không ngừng tuyển dụng thêm những người thực sự đủ năng lực, có nhiệt huyết để tham gia điều hành thi công xây lắp.
2.3. Những vấn đề còn tồn tại
Mặc dù công tác đấu thầu của công ty đã đạt được một số kết quả đáng chú ý, nhưng qua sự phân tích ở trên cũng thấy quá trình đấu thầu còn tiềm ẩn nhiều vấn đề mà công ty cần đặc biệt quan tâm và giải quyết trong thời gian tới. Sau đây là một số vấn đề còn tồn đọng tại công ty trong thời gian qua:
Thứ nhất, trong công tác chuẩn bị hồ sơ dự thầu, quá trình chuẩn bị lưu trữ hồ sơ vẫn còn chưa chuyên nghiệp, chưa tạo thành một hệ thống thống nhất, cơ sở dữ liệu khách hàng còn quá sơ sài, chưa chuyên nghiệp, việc quản lý hình ảnh của công ty chưa được chú ý đúng mức. Công tác tiếp thị đấu thầu còn tràn lan làm ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty. Vì vậy, vấn đề đặt ra đó là xác định đúng năng lực của công ty và quyết định có tham gia dự thầu với những gói thầu thực sự phù hợp với năng lực của công ty hay không là một vấn đề khá quan trọng.
Thứ hai,vấn đề xây dựng giá dự thầu.Việc xây dựng giá dự thầu phụ thuộc khá nhiều vào việc xây dựng được một hệ thống các đối tác thường xuyên cung cấp các yếu tố đầu vào như: cát, xi măng, đá… Hệ thống mạng lưới các nhà cung cấp hiện nay công ty vẫn có nhưng đôi khi không có được sự thống nhất cao trong việc lấy đơn giá. Vì vậy, vấn đề đặt ra đó là xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp nguyên vật liệu đáng tin cậy, hợp tác thường xuyên, dài lâu và rộng khắp ở các địa bàn mà công ty thường xuyên hoạt động, có như vậy mới đảm bảo quá trình xây dựng giá chào thầu được hợp lý.
Thứ ba, việc xây dựng tiến độ thi công, vấn đề này cần hết sức quan tâm, bởi vì nhà thầu sẽ phải thực hiện đúng như tiến độ đã cam kết như trong hồ sơ dự thầu nếu nhà thầu trúng thầu, vì thế trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, công tác xây dựng tiến độ thi công cần đảm bảo đúng theo yêu cầu của bên mời thầu và đảm bảo thực sự phù hợp với năng lực thực tế thi công xây lắp của công ty. Tránh tình trạng đến lúc thi công, thực lực của công ty không đảm bảo như tiến độ đặt ra, và làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Thứ tư, vấn đề sử dụng hiệu quả đồng vốn, theo như sự phân tích ở mục II.1.4 bảng biểu 4 tính hiệu quả thì tại công ty trong thời gian qua việc sử dụng vốn vẫn chưa thực sự hiệu quả, khi phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời thì các chỉ số này khá khiêm tốn chỉ dao động quanh 1,5%, năm 2006 sụt giảm so với năm 2005 chỉ có 1,19% trong khi năm 2005 là 2,25%, như vậy tỉ trọng lợi nhuận sau thuế so với doanh thu của công ty qua các năm khá là thấp điều này phản ánh phần nào việc sử dụng vốn tại công ty vẫn chưa đem lại hiệu quả mong muốn. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm vào năm 2006 đó là do khoản mục chi phí năm 2006 tăng lên nhiều so với các năm trước: chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến năm 2005 chỉ có khoảng 2.5 tỷ trong khi năm 2006 khoảng 5.7 tỷ, điều này phần nào do nguyên nhân tăng chi phí lương và các khoản phụ cấp, tăng lương ở đây là do xu hướng chung của toàn ngành và do chiến lược của công ty nhằm giữ được nhân sự tốt và do công ty đang mở rộng địa bàn hoạt động do đó số lượng cán bộ công nhân viên năm 2006 tăng so với năm 2005, trong năm vừa qua chi phí cho các hoạt động văn phòng cũng tăng, điều này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Đây là vấn đề mà công ty cần phải xem xét lại sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính tiếp theo.
Thứ năm, vấn đề về nguồn nhân lực. Năng lực kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên phải ngày càng được nâng cao để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư. Chính sách đầu tư cho nguồn nhân lực vẫn chưa thực sự rõ ràng và có tính thuyết phục cao. Vì thế trong thời gian tới công ty cần có chính sách về nguồn nhân lực rõ ràng và cải thiện hơn.
Thứ sáu, uy tín, kinh nghiệm của công ty trên trường xây lắp vẫn chưa cao bằng những công ty có bề dày như các công ty thuộc tổng Vinaconex hay các công ty thuộc tổng công ty Sông Đà… vì thề công ty cần có biện pháp thích hợp để có thể nâng cao uy tín kinh nghiệm của mình.
Thứ bảy, vấn đề về kỹ thuật và chất lượng thi công công trình. Đây là vấn đề quyết định tính dài lâu trong hoạt động của công ty. Nhiều công trình hiện nay do công ty đảm nhiệm mặt kỹ thuật còn chưa thực sự bài bản do công ty vẫn trong quá trình tiếp cận và học hỏi công nghệ thi công mới. Quá trình quyết toán còn nhiều bất cập do không thống nhất được sự nghiệm thu chất lượng thi công giữa các bên.
Như vậy, có một số vấn đề còn tồn đọng tại công ty. Để có một sự phát triển bền vững lâu dài hơn thì công ty cần phải đưa ra được các chính sách thích hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty, tránh “ đốt cháy giai đoạn”.
2.4. Nguyên nhân của những tồn tại trên
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Từ những vấn đề còn tồn tại ở trên, quá trình nghiên cứu cho thấy một số nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, có thể kể ra một số nguyên nhân chủ quan như sau:
+ Năng lực tài chính của công ty chưa đáp ứng những công trình có sản lượng lớn có giá trị hợp đồng trên 100 tỷ.
+Chưa xác định đúng năng lực thi công phục vụ thi công xây lắp nên tình trạng tham gia đấu thầu tràn lan làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
+ Uy tín kinh nghiệm trên thương trường còn ít, đó là cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm thông tin đấu thầu cho thật sự phù hợp với năng lực của công ty.
+ Nhân lực chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, do đó khả năng tự giải quyết vấn đề trên công trường còn kém, dẫn đến khả năng thuyết phục chủ đầu tư, tư vấn giám sát khi nghiệm thu khối lượng còn kém, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, khả năng thu hồi vốn khá chậm, lãi vay ngân hàng tăng lên, làm ảnh hưởng đến vòng quay của vốn, dẫn đến khả năng sử dụng đồng vốn chưa hiệu quả. Bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp lớn nên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của công ty. Trình độ thi công, trình độ kỹ thuật của công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu thi công với những công trình lớn, phức tạp.
+ Số lượng máy móc thiết bị tại công ty đã có nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu thi công, số lượng xe máy hiện đại chưa nhiều, thiếu đồng bộ.
+ Vấn đề tiếp thị đấu thầu đôi khi chưa đúng đối tượng, dẫn tới khả năng thắng thầu chưa cao, nhiều công trình đã sử dụng thư giảm giá nhưng tiếp thị đấu thầu chưa hiệu quả nên vẫn trượt thầu.
2.4.2. Nguyên nhân khách quan
+ Về phía chủ đầu tư: trên thực tế có nhiều chủ đầu tư để đạt được mục tiêu về tiến độ mà làm hồ sơ mời thầu thiếu chặt chẽ gây khó dễ cho nhà thầu trong quá trình thi công. Trong quá trình thi công thì sự không thống nhất quan điểm giữa chủ đầu tư và nhà thầu dẫn tới sự chậm chễ về tiến độ thi công. Tác động của chủ đầu tư đã được phân tích khá đầy đủ tại mục II.2.2- Nhóm nhân tố bên ngoài- Chủ đầu tư
+ Các đối thủ cạnh tranh: Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà thầu khiến cho khả năng trúng thầu bị giảm sút. Tình trạng “quân xanh quân đỏ” vẫn còn, tình trạng phá giá trong đấu thầu tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh làm cho khả năng thắng thầu đối với các công ty còn non trẻ bị giảm sút. Tác động của các đối thủ cạnh tranh đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu đã được phân tích tại mục II.2.4- Nhóm nhân tố bên ngoài- Các đối thủ cạnh tranh.
+ Mạng lưới các nhà cung cấp đã có nhưng chưa thực sự ổn định và thống nhất. Vấn đề ép giá, cung ứng không kịp thời, chất lượng vật liệu không đáp ứng vẫn xảy ra làm ảnh hưởng tới uy tín của nhà thầu.
III. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY PHỤC HƯNG CONSTREXIM.JSC
1.Năng lực, kinh nghiệm nhà thầu
Trên cơ sở phân tích những mục ở trên, có thể xem xét năng lực và kinh nghiệm của công ty trên các khía cạnh như sau:
+ Năng lực tài chính: Qua sự phân tích tài chính ở các phần trên ta thấy năng lực tài chính của công ty chỉ ở mức trung bình đáp ứng nhu cầu vốn cho những công trình ở mức trung bình. Với năng lực tài chính như thế thì khi triển khai thi công những công trình lớn đòi hỏi nhu cầu vốn lớn thì công ty phải có kế hoạch huy động vốn thích hợp hơn. Tuy nhiên khả năng tài chính của công ty hiện nay so với các công ty nhỏ là tương đối tốt nhưng với những công ty lớn hơn thì khả năng cạnh tranh về tài chính là không cao. Công ty có một thuận lợi lớn đó là sự giúp sức của công ty mẹ, mô hình tổng công ty mẹ- con là tổng công ty có sự linh hoạt nhất định và liên kết với nhau bởi sợi dây ” vốn”.
+ Năng lực máy móc thiết bị:
- Số lượng máy móc thiết bị có phong phú về chủng loại và số lượng, tuổi thọ của máy móc tương đối mới.
- Tuy nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng được những công trình lớn, với những công trình có tính kỹ thuật đặc thù thì công ty thường đi thuê tài chính, xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động rộng nên ngày càng đòi hỏi số lượng máy móc thiết bị phong phú hơn nữa. So với những công ty lớn khác thì số lượng máy móc và trình độ máy móc thiết bị tại công ty là chưa bằng, chỉ ở mức trung bình cho nên khả năng cạnh tranh không cao. Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và quản lý máy là chưa cao dẫn tới sự lãng phí không cần thiết về các yếu tố đầu vào, tăng chi phí quản lý và làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
+ Năng lực nhân sự:
- Nhìn chung lãnh đạo trong công ty có tuổi đòi tương đối trẻ, khá năng động, có tính quảng giao. Cán bộ kỹ thuật cũng có tuổi đời tương đối trẻ, được đào tạo các chuyên ngành khá bài bản, khả năng học hỏi nhanh, gắn bó với công ty, đó là một lợi thế. Bên cạnh đó công ty luôn thuê thêm các chuyên gia, những người có nhiều năm kinh nghiệm đang hoặc đã nghỉ hưu tại các tổng công ty khác nhưng vẫn có mong muốn truyền đạt kinh nghiệm lại cho lớp trẻ.
- Tuy nhiên, do tuổi đời của cán bộ công nhân viên tương đối trẻ nên trong những lĩnh vực đòi hỏi kinh nghiệm xử lý thì nhìn chung là vừa làm vừa học hỏi nên không tránh khỏi những hậu quả không đáng có. Số lượng chuyên gia chưa nhiều, đôi khi chưa phát huy được năng lực như công ty mong muốn.
+ Năng lực kinh nghiệm và uy tín:
- Xét về mặt kinh nghiệm thi công, Khả năng cạnh tranh của công ty còn kém. So với những tổng công ty có bề dày kinh nghiệm như các công ty thuộc tổng công ty Vinaconex, tổng Sông Đà , các công ty thuộc tổng Bạch Đằng…thì chỉ với 6 năm kinh nghiệm- một con số quá nhỏ bé.
- Về uy tín thì công ty đang tạo được uy tín tốt biểu hiện số công trình được chỉ định thầu tăng lên, công ty được chủ đầu tư tin tưởng và giao thực hiện tiếp các công việc khác.
+ Năng lực quản lý và tổ chức thi công:
- Có nhiều cải tiến trong thi công công trình, khả năng huy động máy móc thiết bị là tương đối kịp thời. Công ty chủ yếu thi công những công trình có sản lượng ở mức vừa và kỹ thuật cũng trung bình. Gần đây, do đi tắt đón đầu công nghệ thi công mới, đồng thời “chiêu mộ” được nhiều người có kinh nghiệm thi công từ các tổng công ty khác và có chiến lược phù hợp. Giá trị sản lượng các gói thầu xây dựng lớn hơn, khả năng cạnh tranh về mặt năng lực và kinh nghiệm thi công tốt hơn. Với những công trình ở mức vừa công ty trực tiếp đấu thầu và làm nhà thầu chính, còn với những công trình đặc biệt quan trọng, có giá trị sản lượng lớn và có độ phức tạp về mặt kỹ thuật thì công ty cố gắng hợp tác liên danh, liên kết với các nhà thầu nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn để có thể học hỏi thêm và bổ sung thêm vào danh mục kinh nghiệm xây lắp các công trình tương tự của công ty.
- Tuy nhiên, việc xử lý những phát sinh trên hiện trường chưa được linh hoạt. việc quản lý thiết bị là chưa cao, chưa tận tâm tận lực. Mặt năng lực thi công, thì năng lực của Phục Hưng chỉ ở mức trung bình so với các tổng công ty lớn mạnh khác.
2.Kỹ thuật, chất lượng xây dựng công trình
+ Chất lượng:
- Đánh giá chất lượng các công trình do công ty thi công thực hiện những năm qua cho thấy, công ty luôn cố gắng làm tốt nhất trong điều kiện có thể. Chất lượng phần lớn các công trình được đảm bảo. Do vậy đã được chủ đầu tư đề nghị công ty tiếp tục thực hiện những phần việc còn lại của dự án như dự án xi măng Hạ Long, chủ đầu tư đang mời công ty tiếp tục thi công một số hạng mục tiếp theo trị giá khoảng 50 tỷ đồng. Chất lượng công trình tốt là bàn đạp tốt để công ty có thể thực hiện những công trình tương tự, một trong những công trình đầu tiên tạo tiền đề ấy đó là dự án xi măng Tam Điệp, công ty đã được tặng bằng khen về việc đảm bảo chất lượng thi công như chủ đầu tư mong muốn, những bằng khen này trở thành “giấy thông hành” cho công ty khi thực hiện các dự án tương tự tiếp theo. Một số công trình được chủ đầu tư và bạn hàng đánh giá cao như Tháp P2 dự án The Manor, trạm nghiền xi măng Chinfon, trung tâm thương mại 21 tầng Vũng Tàu…
Tuy nhiên, Có một số công trình mà chất lượng chưa đáp ứng được mong muốn của chủ đầu tư, gây khó khăn không chỉ cho công tác thu hồi vốn mà cả công tác đấu thầu của công ty như công trình Mê Linh Plaza, các hạng mục phụ trợ trạm nghiền xi măng Thăng Long… Chất lượng các công trình kém trong đó có một nguyên nhân chủ yếu đó là do khả năng xử lý hiện trường của cán bộ kỹ thuật kém mà bản chất đó là do thiếu kinh nghiệm hiện trường.
+ Kỹ thuật:
-Nhìn chung công ty đã tham gia một số công trình có tính kỹ thuật khó và phức tạp và học hỏi khá nhanh, tiếp cận sâu sát vấn đề.
- Về cơ bản thì khả năng cạnh tranh về mặt kỹ thuật của công ty là chưa cao do trình độ kỹ thuật của cán bộ có giới hạn nhất định, khả năng tiếp cận với kỹ thuật mới của quốc tế là không cao.
3.Tiến độ thi công
Tiến độ là một trong bốn mục tiêu cạnh tranh cơ bản: năng lực kinh nghiệm, kỹ thuật và chất lượng thi công, tiến độ thi công , chi phí thực hiện công trình( giá chào thầu. Đặc biệt với những công trình cần đảm bảo mục tiêu về thời gian thì yếu tố tiến độ thi công được quan tâm đặc biệt. Để có thể lập được tiến độ thi công thì công ty sử dụng phần mềm Quản lý dự án Microsoft Project để có thể tính toán chính xác nhất tiến độ thực hiện. Phần lớn các công trình công ty thi công đều đảm bảo đúng tiến độ, đây cũng là một yếu tố làm tăng sức thuyết phục đối với các chủ đầu tư khi công ty tham gia vào những gói thầu tương tự.
Tuy nhiên trên thực tế do chịu ảnh hưởng cả những yếu tố khách quan như thời tiết, địa hình, sự thay đổi thiết kế..và những yếu tố chủ quan như máy móc thiết bị, nhân sự… nên tiến độ thi công nhiều công trình không được đảm bảo, ảnh hưởng đến uy tín cạnh tranh của công ty. Công trình toà nhà trụ sở làm việc của tổng công ty Viễn thông Quân Đội, tiến độ thi công đã bị vi phạm làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của công ty, làm tăng thêm chi phí phát sinh, khó khăn trong công tác quyết toán, và làm giảm lợi nhuận của công ty.
4.Giá chào thầu
Cạnh tranh về giá là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, đôi khi gây ra nhiều tổn thất nhất cho nhà thầu, là cuộc cạnh tranh quyết định nhiều nhất đến khả năng thắng thầu của công ty. Trừ những công trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng đấu thầu xây lắp và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Phụ.DOC