Luận văn Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Nhận diện vềhành vi trong tâm lý người là một việc khó, nhận diện hành vi

đạo đức lại càng khó hơn. Đặc biệt khi chúng ta cần tìm hiểu hành vi đạo đức của

SVSP trong nhiều hoạt động, nhiều mối quan hệkhác nhau thì đòi hỏi cần phải có

nhiều phương pháp nghiên cứu đểthu nhận ý kiến. Những sốliệu từbảng khảo sát

chỉlà một phần kết quảtự đánh giá của SVSP trước những tình huống tiêu biểu mà

chúng tôi đưa ra, chưa thểphản ánh hết được thực trạng vềhành vi. Một sốbiểu

hiện trong khi phỏng vấn và quan sát cũng được chúng tôi ghi nhận một cách tương

đối.

pdf130 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5013 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững khó khăn lớn (trong đó có cả vấn đề kinh tế) là điều đáng phân vân”. 2.4.2. So sánh giữa các nhóm khách thể điều tra về thái độ đạo đức a. Về giới tính, kết quả xử lý cho thấy không có sự biệt đáng kể giữa nam và nữ sinh viên về thái độ đạo đức. (xem thêm bảng 21, Phụ lục 1) Tuy nhiên, trong quan hệ xã hội, các bạn nam đồng tình cao ở giá trị “chấp hành luật pháp” và “giữ gìn nơi công cộng”, “trung thực trong quan hệ với bạn bè” hơn so với các bạn nữ về ba giá trị này. Trong khi đó, giá trị “chấp nhận hy sinh vì bạn bè” tỉ lệ đồng tình ở nam thấp hơn so với nữ sinh sư phạm. b. Về xuất thân gia đình, các giá trị đạo đức trong mối quan hệ “với bản thân” và “với học sinh” được sinh viên có hộ khẩu tại TPHCM hướng đến nhiều hơn so với các sinh viên có hộ khẩu từ tỉnh khác (2.36, 2.58). Đặc biệt, với giá trị “học hỏi từ phía học sinh” thì sinh viên tại TPHCM có thái độ tích cực hơn hẳn sinh viên ngoài TPHCM (2,84). Trong những cuộc trò chuyện, chúng tôi cũng nhận thấy sự cởi mở, chân thành của các bạn sinh viên thành phố. Các bạn nói: “người thầy phải đồng thời là người anh, và người bạn của học trò thì mới được”. Còn những giá trị với xã hội và với bạn bè, SVSP đến từ các tỉnh khác có cái nhìn tích cực hơn, cụ thể là “lòng biết ơn thế hệ trước”, “lòng tự hào dân tộc” và “tính trung thực trong bạn bè” (xem chi tiết ở bảng 22, Phụ lục 1). c. Về trình độ đào tạo, sinh viên năm đầu có thái độ tích cực hơn so với sinh viên năm cuối ở những giá trị “biết ơn thế hệ trước”, “thương người”, “trung thực trong học tập”, “khiêm tốn” và “tận tâm với nghề sư phạm” (xem bảng 23, Phụ lục 1). Một lần nữa chúng ta lại thấy thời gian đào tạo ở các trường sư phạm chưa góp phần bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức cho sinh viên, nếu không muốn nói là giảm sút. Khi trò chuyện với sinh viên năm nhất chúng tôi nhận thấy họ rất tha thiết đối với những chuẩn mực tốt đẹp của thế hệ cha ông, của truyền thống nghề dạy học… nhưng khi đi sâu hơn, các bạn thổ lộ rất thật “bây giờ thì chúng em nghĩ như vậy, nhưng không biết qua 4 năm học ở đây chúng em có còn những suy nghĩ ấy không, hay cũng hiện đại và sống thoải mái như những anh chị khóa trước (!)”. Còn những sinh viên năm cuối cũng không giấu giếm “lúc mới vào trường, còn nhiều hoài bão tốt đẹp lắm, nhưng giờ thì phải thực tế hơn rồi”, và còn nữa “em rất thích đi dạy, nhưng nếu đồng lương quá eo hẹp thì em đành phải làm công việc khác để nuôi thân thôi”. d. Về trường đào tạo, kết quả thống kê (ở bảng 24 ,Phụ lục 1) cho thấy: - Sinh viên trường CĐSPMG có thái độ tích cực hơn đối với đa số các giá trị đạo đức trong các mối quan hệ, nhất là các giá trị trong quan hệ với xã hội, với cộng đồng. - Sinh viên trường ĐHSPKT thì đề cao tính “trung thực” trong tình bạn và rất quan tâm đến thái độ “thẳng thắn góp ý với thầy cô”. Những biểu hiện này cho thấy phần nào tính đặc thù về “kỹ thuật” lấn áp tính “sư phạm” trong nghề nghiệp của họ. Đó cũng là hiện trạng đáng chú ý trong mục tiêu định hướng giá trị cho sinh viên trường ĐHSPKT. Một giáo viên dạy môn nghiệp vụ sư phạm trong trường đã nói: “tình cảm với nghề dạy học của SVSP còn chưa được rõ ràng lắm, khi dạy các môn nghiệp vụ chúng tôi thấy rõ điều đó, các em học theo lối đối phó và không tự tin khi nghĩ mình ra trường sẽ theo nghiệp dạy học”. - Điểm đáng lưu ý hơn cả là sự mờ nhạt về biểu hiện thái độ đạo đức của sinh viên ĐHSP và CĐSP (nay là Đại học Sài Gòn cùng với trường THSPMN), đặc biệt là trường ĐHSP TPHCM, một trong số các trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước. Khi chúng tôi hỏi một số sinh viên ĐHSP: “những điều đáng lo ngại của đạo đức sinh viên trường chúng ta” họ tìm cách lảng tránh, hoặc lắc đầu. Chúng tôi chỉ thu được một số ý kiến như “SVSP đã bắt đầu có dấu hiệu tham gia vào các tệ nạn xã hội, dưới con mắt khắt khe của một giáo viên tương lai thì tôi không thể chấp nhận điều đó’, hoặc “Ngày 20/11 hàng năm chỉ là dịp để chúng em… tổ chức các sự kiện, chương trình cho chính mình”, “tình bạn ngày nay đa phần chỉ là đáp ứng nhu cầu được chia sẻ khó khăn, hoặc… nhờ vả nếu có thể được”, hay “sinh viên ngày nay phải luôn biết thể hiện bản lĩnh của chính mình, khiêm tốn quá là thiệt thòi”. Ý kiến của một số giáo viên trường CĐSP giải thích về thái độ đạo đức sinh viên trường mình: “Do đầu vào là sinh viên cao đẳng nên rất ít các bạn sinh viên thiết tha với nghề dạy học”, “sự biến động của các ngành nghề trong xã hội phần nào cũng nâng cao vị thế của người giáo viên, nhưng lại cũng là cơ hội rõ ràng để các SVSP so sánh sự hơn kém về giá trị vật chất của nghề đem lại”. Tóm lại, về thái độ đạo đức của sinh viên sư phạm nhìn chung đều mang tính tích cực khá cao. Nổi bật trong đó là các giá trị đạo đức trong mối quan hệ xã hội. Mặt khác, các giá trị đạo đức trong mối quan hệ với bản thân chưa được đánh giá cao lắm từ phía các sinh viên sư phạm. Nam sinh viên thể hiện thái độ tương đối tốt hơn so với nữ sinh viên trong một số phẩm chất đối với xã hội và bạn bè. Các sinh viên đến từ TPHCM có thái độ tương đối tích cực hơn các sinh viên đến từ các tỉnh khác trong các mới quan hệ với thầy cô giáo, với nghề sư phạm. Vẫn có sự trội hơn về thái độ của những sinh viên năm đầu về nhiều mặt. Cuối cùng, biểu hiện của các sinh viên trường CĐSPMG vẫn cho thấy sự quan tâm sâu sắc đến các thái độ đạo đức, đặc biệt là so với các sinh viên trường ĐHSP. 2.5. Hành vi đạo đức của SVSP ở TPHCM Tìm hiểu hành vi đạo đức của SVSP, chúng tôi, một mặt căn cứ vào kết quả thăm dò về tự đánh giá của sinh viên, mặt khác chúng tôi dựa vào kết quả xử lý tình huống trong các mối quan hệ khác nhau ở sinh viên (mỗi tình huống sẽ đại diện cho một giá trị đạo đức mà SVSP cần có trong định hướng của mình) kết hợp với kết quả phỏng vấn và quan sát. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên tự đánh giá hành vi đạo đức của mình ở mức khá cao (2.7). Điều này cho thấy hành vi đạo đức của SVSP khá phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã lựa chọn. 2.5.1. Kết quả chung về tự đánh giá hành vi đạo đức Nhận diện về hành vi trong tâm lý người là một việc khó, nhận diện hành vi đạo đức lại càng khó hơn. Đặc biệt khi chúng ta cần tìm hiểu hành vi đạo đức của SVSP trong nhiều hoạt động, nhiều mối quan hệ khác nhau thì đòi hỏi cần phải có nhiều phương pháp nghiên cứu để thu nhận ý kiến. Những số liệu từ bảng khảo sát chỉ là một phần kết quả tự đánh giá của SVSP trước những tình huống tiêu biểu mà chúng tôi đưa ra, chưa thể phản ánh hết được thực trạng về hành vi. Một số biểu hiện trong khi phỏng vấn và quan sát cũng được chúng tôi ghi nhận một cách tương đối. Trước tiên xét về kết quả tự đánh giá hành vi từ phiếu khảo sát, chúng tôi dựa vào điểm trung bình điều hòa để phân tích. Với 3 hình thức đánh giá tương ứng với 3 thang điểm tích cực: mức 3, phân vân:mức 2, tiêu cực:mức 1, chúng tôi nhận thấy tất cả các tình huống đưa ra đều được sinh viên tự đánh giá trên mức phân vân (thấp nhất là 2.2 và cao nhất là 2.92 – xem bảng 25, Phụ lục 1). Điều này có nghĩa là SVSP đã lựa chọn các hành vi đạo đức tích cực trong các mối quan hệ. Bảng 2.5.1 là sự tổng hợp những hành vi đạo đức tích cực cao nhất và những hành vi đạo đức tích cực thấp nhất của SVSP trước các tình huống đạo đức khác nhau. - Các hành vi đạo đức tích cực được SVSP lựa chọn nhiều nhất thuộc mối quan hệ với học sinh (xem thêm bảng 26, Phụ lục 1). Đây sẽ là những định hướng tốt trong giao tiếp và ứng xử với học sinh trong nghề nghiệp tương lai. Không chỉ dựa vào kết quả của phiếu thăm dò, trong một cuộc trò chuyện với sinh viên trường ĐHSP, các bạn cho biết “Là giáo viên không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn, những lúc mình mắc lỗi mà không lắng nghe sự góp ý của học sinh thì chẳng bao giờ tiến bộ được, có khi còn khiến học sinh bất mãn về mình”. Bảng 2.5.1. Sự lựa chọn hành vi đạo đức của SVSP Quan hệ Hành vi lựa chọn nhiều Hạng Hành vi lựa chọn ít Hạng Tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh 1 Với học sinh Khiêm tốn, học hỏi những điều xứng đáng 2 Yêu thương, chia sẻ 3 Với gia đình Yêu thương, chia sẻ với các thành viên 4 Với nghề SP Không bảo thủ với các điều cần thay đổi 5 Yêu nghề, tha thiết với nghề dù khó khăn 34 Với bạn Sẵn sàng hy sinh 6 Nhiệt tình giúp đỡ trong công việc 7 Kính trọng, chào hỏi 8 Với thầy cô Biết ơn 10 Thẳng thắn, góp ý sai lầm của thầy cô 32 Thương người, giúp đỡ 35 Với xã hội Lịch sự, văn minh nơi công cộng 9 Lựa chọn các việc khó khăn 38 Khiêm tốn, không kiêu ngạo khi thành công 31 Tự trọng, xấu hổ khi phạm sai lầm 30 Tự tin dù gặp khó khăn 37 Với bản thân Yêu cầu cao trong công việc 39 Kiên nhẫn làm đến cùng 33 Với học tập Trung thực trong thi cử 36 Hoặc khi được hỏi “Các bạn sẽ làm gì khi có một học sinh học mãi mà không hiểu?” thì các sinh viên trả lời “Cần phải áp dụng nhiều phương pháp, vì học sinh như vậy mới cần đến người thầy giáo”. - Những hành vi đạo đức trong mối quan hệ với thầy cô giáo đã từng dạy dỗ mình cũng được sinh viên lựa chọn một cách tích cực. Điều này thể hiện mong muốn của SVSP về hành vi ứng xử của học sinh đối với mình trong tương lai. Những nét tích cực trong quan hệ thầy trò được SVSP thể hiện trong các hành vi cử chỉ biết ơn thầy cô nhân ngày lễ 20/11, ngày Tết cổ truyền, những tấm bưu thiếp, những bông hoa tuy giản dị nhưng không kém phần sâu sắc về tình thầy trò mà sinh viên viên sư phạm đã gửi tặng thầy cô. Trong tình huống “Làm gì khi bài giảng của mình bị nhận xét là kém hiệu quả” đạt điểm số rất cao 2.89. Đa số sinh viên lựa chọn phương án trả lời “Tiếp thu ý kiến và sửa đổi để học sinh lĩnh hội tốt hơn”, càng khẳng định thêm tính tích cực cao trong những hành vi hướng đến học sinh của SVSP. - Với bạn bè, SVSP tự đề cao hành vi “sẵn sàng hy sinh”, cụ thể là chia sẻ những khó khăn của bạn bè. Tình huống đặt ra là “làm gì khi bạn mình bệnh nguy cấp cần được truyền máu”, đa số sinh viên lựa chọn phương án “sẵn sàng cho mà không đòi hỏi gì” (điểm trung bình 2.88). Thực tế quan sát cũng thấy SVSP có lối sống cư xử với nhau rất tình cảm, không ngại giúp đỡ lẫn nhau kể cả những việc gây mất mát cho mình, ví dụ bảo vệ, bênh vực bạn, nhường học bổng, tài liệu cho nhau. - Trong quan hệ xã hội, sinh viên thể hiện tính tích cực trong hành vi ứng xử nơi công cộng, cụ thể là “lịch sự, văn minh”. Tình huống rất bình thường được đặt ra “làm gì khi cần vứt rác tại trạm chờ xe buýt”, đa số các bạn nghiêng về cách ứng xử “đợi và bỏ vào đúng nơi chứa rác qui định” (2.85); trên các tuyết xe buýt đi và đến tại khu vực các trường sư phạm, chúng tôi vẫn bắt gặp những hình ảnh rất đẹp khi các bạn sinh viên tự động đứng lên để nhường ghế cho người già và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, thầy cô giáo mặc dù xe rất đông. - Những hành vi mà chúng tôi cho là khá tích cực nhưng ít được SVSP lựa chọn để ứng xử như “Khiêm tốn, không kiêu ngạo khi thành công” (2.59), “Tự trọng, xấu hổ khi phạm sai lầm” (2.6), “Tự tin dù gặp khó khăn” (2.48), “Yêu cầu cao trong công việc” (2.2). Đây là dấu hiệu cho thấy SVSP chưa khiêm tốn, chưa nghiêm khắc với bản thân và chưa nỗ lực tự hoàn thiện mình, cụ thể là các xu hướng “không thấy xấu hổ lắm khi làm sai trước mặt người khác”,“khoe khoang một chút khi có thành công”, “hơi nao núng khi gặp khó khăn”,“không mong chờ kết quả xuất sắc trong công việc”. Một số hành vi trong quan hệ xã hội như “hy sinh lựa chọn những việc khó khăn” (2.39), “yêu thương, giúp đỡ người khác” (2.53) cũng chỉ có ít SVSP lựa chọn hoặc đắn đo khi chọn, ví dụ“sẽ nhận những công việc ở vùng sâu, vùng xa nếu như không có sự lựa chọn nào khác”, và “sẽ giúp đỡ người đi đường gặp tai nạn khi thấy cần thiết hay được yêu cầu”. Trong học tập, tính “trung thực” (2.51) và “kiên nhẫn” (2.56) cũng được SVSP lựa chọn ở mức vừa phải. Câu trả lời biểu hiện tính trung thực là “vừa tự làm vừa tìm cách hỏi nếu như không nhớ bài trong phòng thi”; còn câu trả lời thể hiện tính kiên nhẫn là “không quyết chí làm đến cùng những vấn đề khó trong bài học”. Những giáo viên ở các trường sư phạm cho biết “trung thực” trong học tập và thi cử của sinh viên vẫn không thể mang tính tuyệt đối. Thực tế quan sát cũng cho thấy vẫn còn hiện tượng sao chép bài của nhau trong phòng thi cũng như sao chép các công trình nghiên cứu với các qui mô khác nhau của SVSP. Giải thích cho vấn đề này, các bạn sinh viên đưa ra những lý do “môn học nhiều lý thuyết nên không thể nhớ được”, “phương pháp giảng dạy không lôi cuốn” hay “bắt chước những bạn bè xung quanh”… Nhưng tựu trung lại, các sinh viên vẫn thừa nhận “tính tự ý thức của bản thân còn kém”. Một hành vi đáng chú ý trong mối quan hệ với thầy cô giáo được lựa chọn ở mức thấp (2.58) là “cần góp ý khi nhận thấy sai lầm của thầy cô”. SVSP phân vân giữa các cách trả lời “mạnh dạn tìm cách góp ý chân thành” và “đó không phải là chuyện của mình, nên không quan tâm”. Điều này đã được chúng tôi lý giải do quan hệ thầy trò ở đại học khác so với phổ thông. Dù thế nào đi nữa thì thực trạng quan hệ giữa sinh viên và giảng viên đại học cũng cần được cải thiện. Điều đặc biệt sau cùng khi phân tích hành vi đạo đức của SVSP được thể hiện trong phẩm chất “yêu nghề sư phạm” (ở mức 2.56), điều này phản ánh sự lưỡng lự, do dự theo đuổi nghề sư phạm khi chế độ lương còn quá eo hẹp. 2.5.2. So sánh giữa các nhóm khách thể điều tra về hành vi đạo đức Dưới đây sẽ là những so sánh để tìm ra dấu hiệu khác nhau giữa các nhóm khách thể điều tra khi xét đến sự tự đánh giá hành vi đạo đức. a. Về giới tính, chúng tôi nhận thấy, ngoài quan hệ gia đình, trong từng mối quan hệ đều có một vài biểu hiện sự khác biệt về hành vi đạo đức giữa nam sinh viên và nữ sinh viên. Chẳng hạn, nữ sinh thường chọn các giá trị “giữ gìn nơi công cộng” trong quan hệ với xã hội, “trung thực” trong quan hệ với thầy cô, “nghiêm túc, tin tưởng, học hỏi” trong quan hệ với học sinh và “không bảo thủ” trong quan hệ với nghề nghiệp, trong khi đó đa số nam sinh viên chọn các giá trị như “hy sinh” trong quan hệ với bạn bè, “tự tin” với bản thân, “trách nhiệm trong học tập”,v.v...(xem bảng 27 Phụ lục 1). b. Về xuất thân gia đình, một đặc điểm chung được biểu hiện đó là tất cả những giá trị đạo đức có dấu hiệu khác biệt, thì ý nghĩa tích cực hơn đều nằm trong hành vi của nhóm sinh viên từ ngoài TPHCM (xem bảng 28 Phụ lục 1). Đó là các hành vi thuộc mối quan hệ với xã hội như “biết ơn thế hệ trước, lịch sự nơi công cộng”, “hiếu thảo với cha mẹ”, “nhiệt thành với thầy cô” , “yêu cầu cao với bản thân”, “nghiêm túc với học sinh” và “tận tâm, dũng cảm chống tiêu cực, không bảo thủ” trong nghề sư phạm. Một lần nữa chúng ta lại thấy các giá trị thuộc về quan hệ với nghề nghiệp tương lai, với học sinh nằm trong suy nghĩ và hành vi của các sinh viên ngoài TPHCM rõ nét hơn. c. Về trình độ đào tạo, chúng ta lại nhận thấy sinh viên học những năm đầu chọn những hành vi ứng xử tích cực hơn các sinh viên học những năm cuối (xem bảng 29 Phụ lục 1). Tập trung nhiều nhất là trong quan hệ với thầy cô giáo thì “kính trọng, biết ơn”, trong học tập thì “tích cực, cầu tiến” và với nghề sư phạm cần “dũng cảm chống tiêu cực, không bảo thủ”. Duy chỉ có mối quan hệ với bản thân là không có sự khác biệt. Như vậy, những sinh viên trải qua quá trình đào tạo trong trường sư phạm đã không có sự thay đổi tích cực đáng kể nào về hành vi đạo đức nói riêng (ít ra là khi tự định hướng) và hệ thống các giá trị đạo đức nói chung, đặc biệt là các giá trị đối với nghề sư phạm. d. Về trường đào tạo Hành vi đạo đức giữa sinh viên các trường sư phạm qua kết quả khảo sát lại một lần nữa cho thấy sinh viên trường CĐSPMG tích cực hơn các trường khác, đặc biệt là sinh viên ĐHSP. Trước tiên, khác biệt giữa sinh viên hai trường này về hệ thống hành vi đạo đức nói chung (xem bảng 30 Phụ lục 1), sau đó là nhóm hành vi thuộc các giá trị trong mối quan hệ xã hội, và một số giá trị trong các mối quan hệ khác như “lịch sự nơi công cộng, trung thực với thầy cô, dũng cảm chống tiêu cực trong giáo dục”. Các dấu hiệu trên không bao hàm tất cả các mối quan hệ đạo đức của SVSP, nhưng cũng đủ đi đến một nhận định rằng môi trường của trường CĐSPMG thuận lợi hơn cả để hình thành những hành vi tích cực, còn môi trường của ĐHSP cần phải xem xét trên nhiều yếu tố tác động. Các yếu tố đó có thể là các qui chế, qui định trong trường, mối quan hệ trong tập thể sư phạm với nhau và với sinh viên, phong cách làm việc và lối sống của giáo viên, v.v… Tóm lại, trong nội dung phân tích hành vi đạo đức của SVSP, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng nhất định với nhận thức và thái độ đối với các giá trị đạo đức. Để kiểm chứng mức độ thống nhất giữa hành vi đạo đức với thái độ đạo đức, và nhận thức về đạo đức của SVSP, chúng ta sẽ phân tích kết quả khảo sát mối tương quan ở phần tiếp theo. 2.6. Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi trong định hướng giá trị đạo đức của SVSP TPHCM Kết quả phân tích từng yếu tố trong hệ thống định hướng giá trị đạo đức của SVSP, đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát về sự tương đồng nhất định trong các biểu hiện giữa ba yếu tố nhận thức, thái độ và hành vi. Sự tương đồng này được thể hiện khá rõ trong một số giá trị đối với gia đình, thầy cô và đặc biệt là với nghề sư phạm. Trong những dấu hiệu khác biệt ý nghĩa, cũng có sự tương đồng theo giới tính, theo nguồn gốc xuất thân và theo môi trường đào tạo. Để khẳng định hơn nữa sự tương đồng trên, chúng tôi lập bảng tương quan sau, từ đó phân tích tính chất của các biểu hiện tương quan này: Bảng 2.6. Hệ số tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi trong định hướng giá trị đạo đức của SVSP Các yếu tố Nhận thức Thái độ Hành vi Nhận thức 1 0.603 0.459 Thái độ 0.603 1 0.586 Hành vi 0.459 0.586 1 Từ kết quả kiểm nghiệm trên chúng ta thấy cả 3 mặt nhận thức, thái độ, hành vi của các giá trị đạo đức đều thể hiện tính tương quan thuận, tức là sự biểu hiện và thay đổi của yếu tố này sẽ dẫn đến sự biểu hiện và thay đổi của yếu tố kia. Tuy nhiên tính chất của các mối tương quan này không thực sự cao lắm. - Tương quan giữa nhận thức đạo đức và thái độ đạo đức có hệ số là 0.603, một con số mang ý nghĩa “trung bình khá”, và cũng là điểm số cao nhất trong hệ thống quan hệ này. Tương quan thuận được thể hiện nhiều ở các giá trị đạo đức trong quan hệ với xã hội, gia đình, thầy cô và hoạt động học tập. Trong khi đó, những mối quan hệ với bạn bè, bản thân, nghề sư phạm hay với học sinh đôi khi không đồng nhất với nhau. Ví dụ như phẩm chất “yêu nghề sư phạm”, trong nhận thức được các sinh viên đánh giá cao nhất về mức độ cần thiết, nhưng trong thái độ thì nằm ở vị trí khá thấp vì các lý do đồng lương hay môi trường công tác của nghề sư phạm. - Tương quan giữa thái độ và hành vi cũng được thể hiện không cao lắm, ở mức trung bình với hệ số 0.586. Hành vi luôn là yếu tố khó ghi nhận nhất trong khi nghiên cứu tâm lý nói chung và đạo đức nói riêng. Tuy nhiên, với dấu hiệu tương quan trên, mặc dù ở mức trung bình, nhưng cũng là một điều đáng mừng, khi nhận thấy hành vi đạo đức của SVSP cũng không vượt ra ngoài những gì họ suy xét. Sự tương đồng ở mức rõ nét nhất giữa thái độ và hành vi của sinh viên trong nghiên cứu này diễn ra trong mối quan hệ đạo đức đối với bản thân, cụ thể là những phẩm chất như “tự trọng”, “khiêm tốn”, “yêu cầu cao”. Ngoài ra những nhóm giá trị với xã hội, gia đình, thầy cô và nghề sư phạm cũng thể hiện tính tương đồng khá rõ, như “biết ơn thế hệ trước”, “kính trọng thầy cô giáo”, “hiếu thảo, yêu thương trong gia đình” hay “không bảo thủ trong công việc”, “tận tâm với nghề” v.v… - Tương quan giữa nhận thức đạo đức và hành vi đạo đức của SVSP có hệ số 0.459 là thấp nhất - sự tương quan dưới mức trung bình, dĩ nhiên là chưa đến mức tương quan nghịch, nhưng đáng để chúng ta lưu tâm. Rất có thể kết quả này chỉ mang tính tương đối. Điều này cũng không nằm ngoài dự đoán của chúng tôi. Ngay cả trong kết quả phỏng vấn mở mà chúng tôi đã thực hiện với một số giáo viên và sinh viên các trường sư phạm, các ý kiến đưa ra cũng hàm chứa tính chất này. Một giáo viên lâu năm đã nói: “Theo nhận định chung, các biểu hiện về đạo đức của các em sinh viên tương đối tốt, ngay cả trong những gì các em nói, suy nghĩ và thái độ đối với các hoạt động xung quanh, nhưng điều đó cũng chưa thể khẳng định tính toàn vẹn về đạo đức mà chúng ta mong muốn. Nếu quan sát kỹ hơn, chúng ta vẫn bắt gặp những biểu hiện không tích cực trong đạo đức của các em, nhất là đối với các vấn đề lớn của xã hội, hay gần gũi hơn là vấn đề học tập, thi cử”. Một nữ sinh viên nói:“Ở trong trường thì thấy ai cũng tốt hết, nhưng đôi lúc ra ngoài đường, hoặc đến nơi ở của các bạn, em thấy… khó chấp nhận”, hoặc “Nếu không khoác áo SVSP, có khi sinh viên trường mình cũng có những biểu hiện đạo đức không tốt đâu”. Như vậy, luận điểm chung để chúng ta giải thích sự tương quan tương đối giữa nhận thức và thái độ này chính là sự tự ý thức về vị trí của mình dưới đánh giá của toàn xã hội, hay chính xác hơn, đó là “cái danh sư phạm”. Chính “vị thế” này đã là động lực giúp SVSP tránh xa những hoạt động tiêu cực, những mối quan hệ không lành mạnh, để rèn mình theo khuôn mẫu của một giáo viên trong tương lai, họ hoàn thiện bản thân vì danh của nghề chứ không phải hoàn toàn tự giác rèn luyện theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức của SVSP Như đã trình bày trong cơ sở lý luận, các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức của SVSP bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nhấn mạnh đến các yếu tố bên ngoài bởi vì chính các yếu tố bên ngoài hình thành nên các yếu tố bên trong và tác động đến định hướng giá trị đạo đức của sinh viên. Các yếu tố bên ngoài tập trung thành ba nhóm, đó là các yếu tố từ xã hội (XH), các yếu tố từ gia đình (GĐ) và các yếu tố từ nhà trường (NT), được cụ thể thành 30 biểu hiện trong phiếu khảo sát (xem Phụ lục 3). 2.7.1. Nhận định chung về ảnh hưởng của các yếu tố Bảng 2.7.1 dưới đây cho biết thứ hạng các biểu hiện trong 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng. Từ đó, chúng tôi thấy cả ba yếu tố là gia đình, nhà trường và xã hội đều ảnh hưởng đến sự định hướng giá trị đạo đức của sinh viên, trong đó tác động của gia đình được SVSP xác nhận có ảnh hưởng nhiều nhất đến định hướng giá trị đạo đức ở họ. Thứ nhất, tác động từ gia đình gồm “những lời dạy bảo, nhắc nhở từ gia đình”, điều này đã khẳng định rằng gia đình là trường học đầu đời, cha mẹ là thầy cô giáo đầu tiên của mỗi cá nhân. Ngoài ra, những yếu tố khác từ gia đình tác động đến định hướng giá trị đạo đức của sinh viên là “lối sống của chính cha mẹ và người lớn trong gia đình”, “lịch sử truyền thống của gia đình” và cụ thể hơn là “kỷ luật nghiêm khắc của cha mẹ”. tác động từ gia đình thực chất là tác động giáo dục của những người lớn, người có uy tín như cha mẹ và nề nếp, truyền thống, văn hoá của gia đình. Bảng 2.7.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức Yếu tố ảnh hưởng Trung bình Xếp hạng Lịch sử truyền thống quê hương 3.89 4 Các quy định thành văn của pháp luật, xã hội và nhà trường 3.79 7 Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường 3.28 21 Sự giàu lên nhanh chóng của những người xung quanh 3.03 25 Đồng tiền mà mình kiếm được thông qua làm thêm 3.41 19 Kiến thức từ những khóa học thêm ngoài trường 3.64 11 Lối sống của người bạn thân 3.38 20 Lối sống của bạn bè ngoài xã hội 3.05 24 Lối sống của hàng xóm, khu dân cư xung quanh nơi mình ở 2.91 28 Các vấn đề thời sự về văn hóa, đạo đức, lối sống mà mình bắt gặp trên các phương tiện truyền thông 3.59 14 Những câu chuyện về lối sống từ báo chí, truyền hình 3.47 18 Những câu chuyện trong phim 2.93 27 Các mối quan hệ trên mạng Internet 2.37 30 Những gương điển hình thành đạt lớn tuổi trong thực tế 3.48 17 Những người trẻ tuổi thành đạt 3.55 15 Xã hội Thần tượng trong một lĩnh vực nghệ thuật nào đó 2.68 29 Lịch sử truyền thống của gia đình 3.86 5 Trình độ học vấn của cha mẹ 3.14 22 Nghề nghiệp của cha mẹ 2.96 26 Lối sống của chính cha mẹ và người lớn trong gia đình 3.93 3 Những lời dạy bảo, nhắc nhở từ gia đình 4.18 1 Kỷ luật nghiêm khắc của cha mẹ 3.86 6 Gia đình Điều kiện kinh tế của gia đình 3.63 12 Lối sống của chính thầy cô giáo 3.50 16 Những lời dạy bảo, nhắc nhở từ thầy cô giáo 3.77 8 Phong cách giảng dạy của thầy cô giáo 3.74 9 Kỷ luật trong nhà trường 3.61 13 Nhà trường Lối sống của bạn bè trong trường, lớp 3.12 23 Mục tiêu của nghề nghiệp trong tương lai 4.04 2 Những kiến thức học được từ sách vở 3.74 10 Thứ hai, tác động từ phía nhà trường tập trung chủ yếu vào việc đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH001.pdf
Tài liệu liên quan