MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - KỸ
THUẬT - HƯỚNG NGHIỆP. 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .6
1.2. Một số khái niệm cơ bản .9
1.2.1. Đội ngũ, cán bộ, đội ngũ cán bộ. 9
1.2.2. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường .11
1.3. Cơ sở lý luận về trung tâm và CBQL trung tâm GDTX-KT-HN.19
1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm GDTX-KT-HN.19
1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN.22
1.3.3. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN.23
1.4. Xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN.27
1.4.1. Mục tiêu, nội dung xây dựng đội ngũ.27
1.4.2. Quản lý xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN.29
1.4.3. Phân cấp công tác quản lý trung tâm GDTX.31
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ CBQL.32
Tiểu kết chương 1. 33
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRUNG TÂMGIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN-KỸ THUẬT - HƯỚNG NGHIỆP Ở TỈNH
BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010-2013. 34
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh Bình Dương.34
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.34
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương.35
2.1.3. Tình hình phát triển các trung tâm GDTX-KT-HN .39
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh BìnhDương.41
2.2.1. Mẫu nghiên cứu.43
2.2.2. Thực trạng năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KTHN ở tỉnh Bình Dương.44
2.2.4. Thực trạng các giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN
ở tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2010-2013).64
2.3. Nguyên nhân của thực trạng đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX-KT-HN.69
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan.71
2.3.2. Nguyên nhân khách quan.72
Tiểu kết chương 2. 73
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN-KỸ THUẬT
HƯỚNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG. 75
3.1. Định hướng phát triển các trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương
(giai đoạn 2013-2020).75
3.1.1. Những cơ sở pháp lý để phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước.75
3.1.2. Những cơ sở pháp lý để phát triển GD&ĐT, GDTX và đội ngũ CBQL của
tỉnh Bình Dương.763.1.3. Những định hướng phát triển GDTX, đội ngũ CBQL trung tâm GDTX đến
năm 2020.77
3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc.79
3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn.80
3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả .80
3.3. Một số nhóm giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN
ở tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2013-2020) .80
3.3.1. Nhóm giải pháp Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL.80
3.3.2. Nhóm giải pháp Kế hoạch hóa công tác xây dựng đội ngũ CBQL.82
3.3.3. Nhóm giải pháp Tuyển chọn và sử dụng đúng năng lực đội ngũ.82
3.3.4. Nhóm giải pháp Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL.84
3.3.5. Nhóm giải pháp Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL.87
3.3.6. Nhóm giải pháp Xây dựng môi trường tạo động lực phát triển đội ngũ CBQL.88
3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các nhóm giải pháp xây dựng đội ngũ
CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2020 .91
3.4.1. Nhóm giải pháp Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL.96
3.4.2. Nhóm giải pháp Kế hoạch hóa công tác xây dựng đội ngũ.98
3.4.3. Nhóm giải pháp Xây dựng quy hoạch đội ngũ.100
3.4.4. Nhóm giải pháp Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL 101
3.4.5. Nhóm giải pháp Tuyển chọn và sử dụng đúng năng lực đội ngũ.103
3.4.6. Nhóm giải pháp Xây dựng môi trường tạo động lực phát triển.105
3.5. Quan hệ giữa các giải pháp.107
Tiểu kết chương 3. 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113PHỤ LỤC. 1
165 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên kỹ thuật-hướng nghiệp ở tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở” có điểm trung bình cao nhất (3,31)
tần số “tốt” nhiều nhất (192 chiếm tỉ lệ 46,4%), khá (137, tỉ lệ 33.1%), trung
bình (50, tỉ lệ 12.1%) và yếu (10, tỉ lệ 2,4%) chứng tỏ được nhiều người đồng
tình đánh giá cao. Nội dung “Xác định cấu trúc của đơn vị phù hợp với các
đối tượng quản lý” xếp thứ 2 với điểm trung bình (3,29), tốt (173, 41.8%),
khá (171, 41.3%), trung bình (46,11.1%) và yếu (6,14%). Nội dung “Xây
dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên” xếp hạng 3 với điểm trung
bình (3,28), tốt (174, 42%), khá (168, 40.8%), trung bình (45,10.9%) và yếu
(14, 3.4%). Nội dung “Tổ chức các hoạt động giáo dục một cách khoa học”
xếp hạng thứ 4 với điểm trung bình (3,27 ), tốt (164, 39.6%), khá (174, 42%),
trung bình (45,10.9%) và yếu (11, 2.7%). Nội dung “Xác định cơ chế hoạt
động và các mối quan hệ của tổ chức” xếp hạng thứ 5 với điểm trung bình
(3,25) với ), tốt (179, 43.2%), khá (151, 36.5%), trung bình (52,12.6%) và yếu
62
(11, 2.7%). Và nội dung “Phân quyền hợp lý” xếp hạng sau cùng (hạng 6) với
điểm trung bình (3,23), tốt (155, 37.5%), khá (160, 38.6%), trung bình
(45,10.9%) và yếu (13, 3.1%). Như vậy, về lâu dài cần phải có những giải
pháp hỗ trợ cho đội ngũ CBQL thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn việc phân
quyền hợp lý trong tổ chức thực hiện công việc tại đơn vị
Bảng 2.14. Khảo sát kết quả thực hiện từng nội dung Chức năng chỉ đạo
của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương
STT
Thực hiện chức năng chỉ đạo
của CBQL
Kích
thước
mẫu
Đánh giá mức độ thực hiện của CBQL
Không
trả lời
Số
trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Tốt: 4 Khá: 3 TB:2 Yếu: 1
Tần
số Tỉ lệ
Tần
số Tỉ lệ
Tần
số Tỉ lệ
Tần
số Tỉ lệ
1
Thực hiện quyền chỉ huy và
hướng dẫn triển khai các nhiệm
vụ
414 189 45,7 147 35,5 50 12,1 9 2,2 19 3,31 0,78
2
Thường xuyên đôn đốc, động
viên và kích thích đội ngũ giáo
viên, nhân viên
414 201 48,6 138 33,3 40 9,7 16 3,9 19 3,33 0,82
3
Biết dự đoán để đưa ra quyết
định quản lý đúng và tổ chức để
thực hiện
414 168 40,6 158 38,2 54 13,0 13 3,1 21 3,22 0,81
4
Giám sát và điều chỉnh, uốn nắn
những sai lệch kịp thời
414 175 42,3 163 39,4 38 9,2 20 4,8 18 3,24 0,83
5
Thúc đẩy các hoạt động giáo dục
phát triển
414 175 42,3 151 36,5 55 13,3 11 2,7 22 3,25 0,79
Qua kết quả Bảng 2.14 khảo sát việc thực hiện chức năng chỉ đạo của
đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương cho thấy điểm
trung bình chỉ ở mức KHÁ. Trong 05 nội dung của chức năng này thì nội
dung “Thường xuyên đôn đốc, động viên và kích thích đội ngũ giáo viên,
nhân viên” có điểm trung bình cao nhất (3,33) tần số “tốt” nhiều nhất (201
chiếm tỉ lệ 48.6%), khá (138, tỉ lệ 33.3%), trung bình (40, tỉ lệ 9,7%) và yếu
(16, tỉ lệ 3.0%) chứng tỏ được nhiều người đồng tình đánh giá cao việc thực
hiện công việc này của đội ngũ CBQL. Nội dung 1 trên bảng kết quả xếp
63
hạng thứ 2 với điểm trung bình (3,31) với ), tốt (189, 45.7%), khá (147,
35.5%), trung bình (50,12.1%) và yếu (9, 2.2%). Nội 5 xếp hạng thứ 3 với
điểm trung bình (3.25) với ), tốt (175, 42.3%), khá (163, 39.4%), trung bình
(38, 9.2%) và yếu (11, 2.7%). Nội dung 4 xếp hạng thứ 4 với điểm trung bình
(3.24) với ), tốt (175, 42.3%), khá (151, 36.5%), trung bình (55,13.3%) và yếu
(20, 4.8%). Nội dung “biết dự đoán để đưa ra quyết định quản lý đúng và tổ
chức để thực hiện” xếp hạng 5 với điểm trung bình (3,22) với tốt (168,
40.6%), khá (158, 38.2%), trung bình (54,13.0%) và yếu (13, 3.1%). Từ kết
quả khảo sát này cho thấy, công tác dự báo của đội ngũ CBQL còn hạn chế,
do đó cần có các giải pháp để cải thiện trong thời gian tới.
Bảng 2.15. Khảo sát kết quả thực hiện từng nội dung chức năng kiểm tra
của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương
STT
Thực hiện chức năng kiểm tra
của CBQL
Kích
thước
mẫu
Đánh giá mức độ thực hiện của CBQL
Không
trả lời
Số
trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Tốt: 4 Khá: 3 TB:2 Yếu: 1
Tần
số Tỉ lệ
Tần
số Tỉ lệ
Tần
số Tỉ lệ
Tần
số Tỉ lệ
1
Thực hiện chế độ lãnh đạo có
kiểm tra, kiểm tra có chương
trình kế hoạch
414 175 42,3 167 40,3 41 9,9 11 2,7 20 3,28 0,76
2
Hoạt động kiểm tra được tiến
hành công khai, thống nhất
414 169 40,8 164 39,6 47 11,4 14 3,4 20 3,24 0,80
3
Giám sát và điều chỉnh, uốn
nắn những sai lệch kịp thời
414 175 42,3 159 38,4 51 12,3 10 2,4 19 3,26 0,78
4
Phân định rõ đúng, sai, tốt xấu
của các đối tượng quản lý
414 168 40,6 159 38,4 52 12,6 7 1,7 28 3,26 0,76
5
Điều chỉnh, phát hiện để phát
triển cái tốt, khắc phục cái xấu
414 175 42,3 152 36,7 51 12,3 11 2,7 25 3,26 0.79
Qua kết quả Bảng 2.15 khảo sát việc thực hiện chức năng kiểm tra của
đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương cho thấy điểm
trung bình chỉ ở mức KHÁ. Trong 05 nội dung của chức năng này thì nội
dung “Thực hiện chế độ lãnh đạo có kiểm tra, kiểm tra có chương trình kế
64
hoạch” có điểm trung bình cao nhất (3,28), tốt (175 chiếm tỉ lệ 42.3%), khá
(167, tỉ lệ 40.3%), trung bình (41, tỉ lệ 9,9%) và yếu (11, tỉ lệ 2.7%) chứng tỏ
được nhiều người đồng tình đánh giá cao việc thực hiện công việc này của đội
ngũ CBQL. Và 03 nội dung “Giám sát và điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch
kịp thời”, “Phân định rõ đúng, sai, tốt xấu của các đối tượng quản lý” và
“Điều chỉnh, phát hiện để phát triển cái tốt, khắc phục cái xấu” có điểm trung
bình ngang bằng nhau (3,26) và nội dung được đánh giá thấp nhất là “hoạt
động kiểm tra được tiến hành công khai, thống nhất” với điểm trung bình
(3.24), tốt (169, 40.8%), khá (164, 39.6%), trung bình (47,11%) và yếu (14,
3.4%). Như vậy, cần phải có các giải pháp tác động đến đội ngũ CBQL về
tầm quan trọng của công tác kiểm tra phải được tiến hành công khai, minh
bạch giúp cho họ thực hiện có hiệu quả hơn việc quản lý đơn vị.
2.2.4. Thực trạng các giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm
GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2010-2013)
Tỉnh Bình Dương hiện tại đang triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án
Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Ngành giáo dục và đào
tạo tỉnh Bình Dương từ năm 2011 đến năm 2015 nhằm đảm bảo có một đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, có
trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề nghiệp đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ là công tác rất cần thiết. Do đó, tỉnh đã có nhiều giải
pháp tăng cường đội ngũ quản lý các cấp các ngành, trong đó có CBQL trung
tâm GDTX tỉnh, các trung tâm GDTX-KT-HN huyện, thị xã. Tuy nhiên,
trước những yêu cầu đổi mới của công tác quản lý trường học, đội ngũ cán bộ
quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành
phố của tỉnh Bình Dương còn một số bất cập về số lượng, chất lượng và cơ
cấu, điều này tạo nên một số hạn chế nhất định trong việc cải thiện chất lượng
quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên. Do vậy, người nghiên cứu tiến
65
hành khảo sát thực trạng một số giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm
GDTX-KT-HN trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương từ năm
2010 đến 2013.
Để khảo sát thực trạng thực hiện các giải pháp tăng cường xây dựng đội
ngũ BQL các trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn
2010-2013, chúng tôi đưa ra 10 nội dung giải pháp cơ bản và tiến hành khảo
sát trên 4 nhóm đối tượng CBQL, GV, lãnh đạo Sở GDĐT và HV. Kết quả
khảo sát được thể hiện tại bảng 2.16:
Bảng 2.16. Khảo sát thực trạng thực hiện các giải pháp tăng cường xây
dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương
STT Nội dung
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Tương quan
Pearson giữa
Mức độ và
Kết quả
Điểm
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Xếp
hạng
Điểm
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Xếp
hạng
1
Tranh thủ sự quan tâm của các
cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở
đối với việc xây dựng đội CBQL
3,30 0,69 7 3,42 0,73 9 0,58
2
Kế hoạch xây dựng đội ngũ
CBQL trung tâm GDTX-KT-HN
luôn được các cấp lãnh đạo quan
tâm và từng lúc điều chỉnh, bổ
sung theo từng giai đoạn đảm bảo
phục vụ tốt chiến lược phát triển
giáo dục
3,29 0,72 8 3,47 0,73 4 0,40
3
Thanh, kiểm tra thường xuyên về
việc thực hiện quy chế làm việc,
về công tác quản lý của giám đốc
tại các trung tâm GDTX-KT-HN
là một trong những kế hoạch
quan trọng của Sở GDĐT trong
việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
năm học
3.36 0.70 4 3.42 0,74 9 0,50
66
4
Tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL
được thực hiện dân chủ, có chọn
lọc kỹ lưỡng và đảm bảo khoa
học
3,28 0,77 10 3,46 0,75 6 0,44
5
Công tác đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho
CBQL đương chức cũng như đội
ngũ kế cận được thực hiện tốt,
đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề
ra
3.42 0.71 2 3.47 0.73 4 0.47
6
CBQL được bố trí và sử dụng
một cách đồng bộ, cấn đối, hợp
lý và luôn được tạo điều kiện để
đội ngũ này phát triển
3.29 0.75 8 3.48 0,75 3 0,51
7
Xây dựng quy hoạch cán bộ kế
cận luôn được chú trọng, được
tuyển chọn dân chủ từ cơ sở và
đảm bảo chất lượng cán bộ quy
hoạch
3,33 0,78 6 3,45 0,79 7 0,53
8
Chấn chỉnh và xử lý kịp thời các
trường hợp vi phạm nguyên tắc
quản lý trung tâm, đảm bảo chất
lượng quản lý ngày càng đạt hiệu
quả cao
3,36 0,72 4 3,54 0,69 1 0,46
9
Đánh giá CBQL trung tâm
GDTX-KT-HN được thực hiện
dân chủ, công khai và đảm bảo
các yêu cầu về nội dung, quy
trình đánh giá cán bộ
3,37 0,73 3 3,45 0,77 7 0,47
10
Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ
quản lý trung tâm GDTX-KT-HN
được làm việc, phát triển trong
môi trường thuận lợi
3,46 0,67 1 3,53 0,70 2 0,42
- Về mức độ thực hiện các giải pháp của Sở GDĐT (là cơ quan quản
lý giám đốc, các phó giám đốc các trung tâm)
67
Kết quả khảo sát Bảng 2.16 về ý kiến đánh giá của CBQL, GV, lãnh
đão Sở & HV về mức độ thực hiện các giải pháp tăng cường đội ngũ CBQL
các trung tâm trong thời gian qua cho thấy:
100% CBQL, GV, LĐ Sở và HV đánh giá “cần” với ĐTB từ 3,28 đến
3,46 theo thứ tự từ thấp lên cao, bao gồm: Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ
quản lý trung tâm GDTX-KT-HN được làm việc, phát triển trong môi trường
thuận lợi (ĐTB=3,46, hạng 1), Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho CBQL đương chức cũng như đội ngũ kế cận được thực hiện
tốt, đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra (ĐTB=3,42, hạng 2); Đánh giá CBQL
trung tâm GDTX-KT-HN được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các
yêu cầu về nội dung, quy trình đánh giá cán bộ (ĐTB =3,37, hạng 3); “Thanh,
kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện quy chế làm việc, về công tác quản
lý của giám đốc tại các trung tâm GDTX-KT-HN là một trong những kế
hoạch quan trọng của Sở GDĐT trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm
học” và “Chấn chỉnh và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nguyên tắc
quản lý trung tâm, đảm bảo chất lượng quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao”
có cùng ĐTB=3,36 đồng hạng 4); Xây dựng quy hoạch cán bộ kế cận luôn
được chú trọng, được tuyển chọn dân chủ từ cơ sở và đảm bảo chất lượng cán
bộ quy hoạch (ĐTB =3.33, hạng 6); Tranh thủ sự quan tâm của các cấp, các
ngành từ tỉnh đến cơ sở đối với việc xây dựng đội CBQL (ĐTB =3,30, hạng
7); “CBQL được bố trí và sử dụng một cách đồng bộ, cấn đối, hợp lý và luôn
được tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển” và “Kế hoạch xây dựng đội ngũ
CBQL trung tâm GDTX-KT-HN luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm và
từng lúc điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn đảm bảo phục vụ tốt chiến
lược phát triển giáo dục” có ĐTB =3,29 đồng hạng 8 và Tuyển chọn và bổ
nhiệm CBQL được thực hiện dân chủ, có chọn lọc kỹ lưỡng và đảm bảo khoa
học (ĐTB = 3,28, xếp hạng 10) chứng tỏ cơ quan chủ quản thực hiện các nội
68
dung này một cách đầy đủ và và ở mức “cần”.
Như vậy, kết quả Bảng 2.16 tuy có sự khác nhau về thứ tự xếp hạng
mức độ cần thực hiện giữa các nội dung (ĐTB từ 3,28 đến 3,46), thực tế cho
thấy Sở GDĐT luôn chú trọng đến công tác này và nhận được sự quan tâm rất
nhiều từ các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, một số tiêu chí còn có ĐTB thấp so với
các nội dung khác cùng bảng (trên 2,5) phản ánh phần nào thực tế hiện nay
của ngành. Đó là công tác kê hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm
GDTX-KT-HN, sử dụng bố trí CBQL, công tác huy hoạch CBQL và tuyển
chọn và bổ nhiệm CBQL chưa thật sự được thực hiện dân chủ, có chọn lọc kỹ
lưỡng và đảm bảo khoa học.
Về kết quả thực hiện các giải pháp tăng cường đội ngũ CBQL hiện
hành:
Bảng 2.16 cho thấy, các giải pháp tăng cường đội ngũ CBQL hiện hành
được GV&CBQL, lãnh đạo Sở GDĐT và HV đánh giá kết quả thực hiện ở
mức “tốt” và “khá” (ĐTB từ 3,42 đến 3,54). Trong đó, đại đa số đối tượng
được khảo sát đều cho rằng, nội dung “Chấn chỉnh và xử lý kịp thời các
trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý trung tâm, đảm bảo chất lượng quản
lý ngày càng đạt hiệu quả cao” được thực hiện ở mức đô “tốt” (ĐTB=3,54,
xếp hạng 1); nội dung “Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm
GDTX-KT-HN được làm việc, phát triển trong môi trường thuận lợi” cũng
được đánh giá mức độ thực hiện “tốt” (ĐTB=3,53, hạng 2). Còn lại các giải
pháp đều được đánh giá mức độ thực hiện ở mức độ “khá” đó là: CBQL được
bố trí và sử dụng một cách đồng bộ, cấn đối, hợp lý và luôn được tạo điều
kiện để đội ngũ này phát triển (ĐTB=3,48, hạng 3); “Công tác đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL đương chức cũng như đội ngũ kế
cận được thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra” và “Kế hoạch xây
dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN luôn được các cấp lãnh đạo
69
quan tâm và từng lúc điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn đảm bảo phục
vụ tốt chiến lược phát triển giáo dục.” đồng hạng 4 với ĐTB=3,47; Tuyển
chọn và bổ nhiệm CBQL được thực hiện dân chủ, có chọn lọc kỹ lưỡng và
đảm bảo khoa học có ĐTB=3,46 được xếp hạng 6; “Xây dựng quy hoạch cán
bộ kế cận luôn được chú trọng, được tuyển chọn dân chủ từ cơ sở và đảm bảo
chất lượng cán bộ quy hoạch” và “ Đánh giá CBQL trung tâm GDTX-KT-HN
được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các yêu cầu về nội dung, quy
trình đánh giá cán bộ” được đánh giá đồng hạng 7 với ĐTB=3,45.
Tuy nhiên, trong 10 nội dung cơ bản được khảo sát, CBQL, GV, lãnh
đạo Sở GDĐT và HV đánh giá thấp nhất việc “Thanh, kiểm tra thường xuyên
về việc thực hiện quy chế làm việc, về công tác quản lý của giám đốc tại các
trung tâm GDTX-KT-HN là một trong những kế hoạch quan trọng của Sở
GDĐT trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học” và “Tranh thủ sự
quan tâm của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đối với việc xây dựng đội
CBQL” có cùng ĐTB=3,42 cùng hạng 9.
Nhìn chung, kết quả khảo sát Bảng 2.16 cho thấy các giải pháp tăng
cường đội ngũ CBQL hiện hành được đại đa số đối tượng khảo sát đánh giá
tương đối tốt. Có thể nói đây là một kết quả đáng khích lệ cho các cấp lãnh
đạo, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo Bình Dương.
2.3. Nguyên nhân của thực trạng đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX-
KT-HN
Từ kết quả khảo sát thực trạng và ý kiến của một số CBQL, GV và HV
về mức độ “cảm thấy hài lòng” và “chưa hài” lòng về đội ngũ CBQL trung
tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương cho thấy, chất lượng đội ngũ CBQL
trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương trong thời gian qua đã đạt được
một số thành tựu nhất định đồng thời cũng còn những hạn chế cần phải khắc
phục.
70
Ưu điểm:
- Về nhận thức: Các cấp lãnh đạo đều thấy được vai trò, vị trí của đội
ngũ CBQL trong nhà trường và xem đội ngũ này là cánh chim đầu đàn trong
trong công tác xây dựng, phát triển nhà trường góp phần xây dựng nâng cao
chất lượng giáo dục cho tỉnh nhà.
- Về công tác quản lý của đội ngũ CBQL: Đáp ứng được các yêu cầu về
công tác quản lý các cơ sở giáo dục, chấp hành tố ý thức tổ chức kỷ luật và
gần gũi, thông cảm, thường xuyên đôn đốc, động viên, khích lệ đồng nghiệp
kịp thời với thái độ “chí công vô tư”, tạo môi trường và không khí làm việc
ôn hòa, thân thiện.
- Về công tác quản lý đội ngũ CBQL các trung tâm: Sở GDĐT Bình
Dương đã thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu, số lượng GV, CBQL, phân
công, phân nhiệm đúng chuyên môn, năng lực và nguyện vọng của GV,
CBQL; đánh giá CBQL đảm bảo được sự công khai, công bằng, trong đánh
giá GV thể hiện được yêu cầu về phẩm chất đạo đức và chuyên môn, nghiệp
vụ; chú ý bồi dưỡng năng lực quản lý, đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng ngoại
ngữ, tin học cho đội ngũ CBQL.
- Đảm bảo tương đối tốt về môi trường làm việc cho đội ngũ CBQL:
Ngành đã tham mưu xây dựng trường lớp, các phòng làm việc chức năng,
trang bị tương đối đầy đủ thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học, tăng cường nguồn
tài chính, đảm bảo các quyền lợi của GV, CBQL tạo được cảnh quan sạch
đẹp, môi trường sư phạm lành mạnh.
Hạn chế:
- Một số CBQL trung tâm có cách làm việc còn có phần theo kiểu “bao
cấp”, thiếu năng động, sáng tạo; trong công tác vẫn còn tùy tiện, chưa khoa học
trong việc xây dựng kế hoạch, trong công tác quản lý thiếu khâu kiểm tra. Mặt
khác, một ít CBQL do tuổi cao nên khó có điều kiện vươn lên hơn nữa.
71
- Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL trung tâm còn một số bất cập: Việc
điều động, bổ nhiệm CBQL không đáp ứng được sự đồng bộ từ năng lực
phẩm chất đến chuyên môn, nghiệp vụ; một số giải pháp tăng cường đội ngũ
CBQL chưa mang lại hiệu quả cao và trong công tác đánh giá CBQL còn hiện
tượng nể nang, chưa thật sự quan tâm, chú ý đến hoàn cảnh và đặc điểm tâm
lý cá nhân để nhằm động viên, khuyến khích họ.
- Cơ cấu cán bộ quản lý là nữ chưa hợp lý, cơ cấu theo độ tuổi thiếu sự
kế thừa
- Công tác phối hợp với các trường phổ thông về quản lý tổ chức hoạt
động dạy và học nghề phổ thông, công tác giáo dục hướng nghiệp chưa tốt.
- Trong công tác quản lý: Một vài CBQL còn chưa linh hoạt khi giải
quyết công việc và các đột phá trong công tác quản lý, chưa thể hiện hết năng
lực quản lý, còn “thích nghe một số nịnh hót”. Sắp xếp hoạt động dạy và học
chưa thật sự khoa học (học viên học cả thứ Bảy và Chủ Nhật không có thời
gian nghỉ ngơi, chưa có lớp 11, 12 hệ phân luồng sau trung học cơ sở học ban
ngày)
- Chưa thực hiện nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng trong lĩnh vực công tác QLGD nói chung, QLGD
trung tâm GDTX-KT-HN nói riêng.
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Các GĐ, PGĐ các trung tâm đã chủ động và có trách nhiệm trong
thực hiện chức năng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng kiểm tra trong
công tác quản lý cơ sở giáo dục. CBQL các trung tâm có tương đối đầy đủ
năng lực, phẩm chất đáp ứng nhu cầu.
- Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện tương đối tốt các khâu trong
quy trình trong tuyển dụng và đánh giá GV, điều động và bổ nhiệm CBQL và
có sự quan tâm để xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV, CBQL.
72
- Chủ trương “phổ thông hóa” GDTX được các cấp, các ngành quan
tâm và ủng hộn rất cao điều này đã tạo được sự đồng thuận trong công tác
quản lý từ các chủ trương, chính sách, biện pháp thực hiện.
- Tuy nhiên, một số CBQL thực hiện thiếu đồng bộ, thậm chí còn qua
loa chiếu lệ trong việc thực hiện chức năng lập kế hoạch, thiếu kiểm tra trong
công tác quản lý nên hiệu quả chưa cao. Trong lúc đó các sự vụ có tính chất
hành chính như tổng hợp, báo cáo, hội họp lại được các GĐ, PGĐ dành một
lượng thời gian tương đối nhiều để thực hiện.
- Trong công tác quản lý, CBQL nhiều khi chưa quan tâm sâu sát đến
giáo viên, chưa thật sư có những giải pháp tốt trong thực hiện chỉ đạo thực
hiện đổi mới đống bộ các phương pháp dạy và học ở các trung tâm.
2.3.2. Nguyên nhân khách quan
Đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương đa số tuổi
đời khá cao. Đội ngũ CBQL không đồng bộ về cơ cấu, tỉ lệ có trình độ thạc sỹ
còn thấp. Đội ngũ CBQL tuy có kinh nghiệm nhưng chưa thực sự nắm vững
về khoa học QLGD, QL nhà trường, việc thực hiện các chức năng QL giữa
GĐ, PGĐ giữa các đơn vị chưa có sự đồng bộ cao. Nguồn tài chính của ngành
giáo dục còn hạn chế do đó định mức kinh phí chi cho công tác bồi dưỡng
CBQL còn eo hẹp nên chưa có điều kiện tốt để thực hiện các biện pháp tích
cực tăng cường CBQL. Các GĐ trung tâm thực sự vẫn chưa có được một cơ
chế QL tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý đơn vị.
Chất lượng học viên có đầu vào thấp, gia đình ít quan tâm, đội ngũ GV
chưa tương xứng (Một số GV khi phân công không muốn về các trung tâm
GDTX-KT-HN), GV trẻ thiếu kinh nghiệm và nhận thức của xã hội thiếu
công bằng với ngành học GDTX đã gây trở ngại không nhỏ cho công tác quản
lý của CBQLGD ở các cơ sở giáo dục không chính quy.
73
Một số trung tâm GDTX-KT-HN còn thiếu chức danh PGĐ nên khi thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị còn hạn chế theo quy định
Cơ sở vật chất, trang thiết bị tuy được đầu tư tốt nhưng ở một vài trung
tâm còn thiếu phòng dạy GDTX (Dĩ An trong thiết kế các phòng học chỉ dành
cho HV học thực hành nghề phổ thông, Bến Cát, Tân Uyên thì ngược lại)
Một số CBQL hiện nay chưa được giải quyết chế độ thâm niên, mức phụ
cấp theo chức vụ và chính sách về thi đua, khen thưởng chưa phù hợp phần
nào cũng gây ảnh hưởng trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội
ngũ CBQL.
Tiểu kết chương 2
Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, tác giả luận văn
đã nghiên cứu một cách khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình
hình phát triển GD và giáo dục GDTX tỉnh Bình Dương. Với các phương
pháp nghiên cứu như: nghiên cứu sản phẩm, quan sát, điều tra và sử dụng
toán thống kê, tác giả luận văn nghiên cứu một cách khách quan về thực trạng
giáo dục GDTX và thực trạng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh
Bình Dương qua các nội dung: năng lực, phẩm chất; việc thực hiện các chức
năng quản lý; việc sử dụng các giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL các trung
tâm hiện nay.
Thực trạng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình
Dương đạt ở mức khá tốt. Tuy nhiên, trong từng nội dung vẫn còn tồn tại một
số hoạt động được đánh giá ở mức TB và TBK, nguyên nhân của những hạn
chế trên chủ yếu là do các CBQL còn buông lỏng và thực hiện thiếu đồng bộ
một số chức năng QL, một số giải pháp xây dựng đội ngũ chưa thật sự hiệu
quả. Đối chiếu với giả thuyết khoa học đưa ra ở phần mở đầu ta thấy hoàn
toàn phù hợp, nói một cách khác: giả thuyết khoa học đã được chứng minh.
Kết quả nghiên cứu cũng đánh giá được thực trạng đội ngũ CBQL các trung
74
tâm của tỉnh và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, những nguyên nhân thực trạng
đội ngũ CBQL để làm cơ sở đề ra các giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương ở chương 3.
75
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG
XUYÊN-KỸ THUẬT HƯỚNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1. Định hướng phát triển các trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình
Dương (giai đoạn 2013-2020)
3.1.1. Những cơ sở pháp lý để phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà
nước
- Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011- 2020 của Thủ tướng Chính
phủ đã đề cập đến“tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục quốc dân”.
- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục với “Mục tiêu là xây
dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo
chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao
bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo”.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ “Phát
triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
và đào tạo”.
- Nghị quyết số 37/2004/QH 11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về GD.
Nghị quyết chỉ rõ: “Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục
đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng, đặc biệt coi
trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm trách
nhiệm nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dưỡng sử
dụng cán bộ, và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý thường xuyên tự
học tập cập nhật kiến thức nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp
76
vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.
- Yêu cầu về phát triển đội ngũ GV, CBQLGD còn được nhấn mạnh
trong Luật GD [21], Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-
2020 [6].
- Quyết định số 09/2005/ QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục cả về ba phương thức: Đánh giá và sàng lọc; đào tạo và bồi
dưỡng; sử dụng và đãi ngộ. Để đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ giáo
dục nước nhà rất cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, trong đó, yếu
tố đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao được chú
trọng quan tâm phát triển hàng đầu. Và như thế, chất lượng cán bộ quản lý
giáo dục được coi làm bệ đỡ để thực hiện thành công các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_11_10_0811101663_0562_1871600.pdf