Luận văn Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . I

LỜI CẢM ƠN. II

MỤC LỤC.III

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.V

DANH MỤC BẢNG BIỂU . VI

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.VII

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu.2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.5

5. Phương pháp nghiên cứu .5

6. Cấu trúc luận văn.6

CHưƠNG I:.7

TỔNG QUAN VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN

HÀNG HÓA QUỐC TẾ .7

1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ .7

1.1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .7

1.1.2. Các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.10

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ .14

1.2.1. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .14

1.2.2. Vấn đề thực hiện hợp đồng.19

CHưƠNG 2: .29

THỰC TRẠNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI CÁC

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.29

pdf108 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng, thỏa thuận văn bản đầu tiên đã xác lập (nếu có) hoặc chỉ soạn thảo hợp đồng giản đơn thể hiện số lượng, giá cả và phương thức thanh toán điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra nhanh chóng. Nhưng mặt trái là khi các doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng bằng điện thoại, email, fax, telex hay bằng văn bản, những nội dung thỏa thuận không được thể hiện cụ thể về đối tượng hàng hóa, quyền nghĩa vụ các bên không đảm thì rất dễ gặp rủi ro khi một bên “bội tín”, vi phạm hợp đồng đã giao kết thì quyền và lợi ích hợp pháp của các bên không được đảm bảo, dẫn đến tranh chấp. Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại Việt Nam 2005 thì “hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”24. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tuyên bố bảo lưu Điều 11 của Công ước Viên 1980 nên nhất thiết các hợp đồng được ký kết phải được thực hiện dưới hình thức văn bản. Nếu có sai phạm về hình thức, Tòa án Việt Nam hoặc Trọng tài tại Việt Nam có thể tuyên hợp đồng vô hiệu. Phương án tốt nhất khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là nên soạn thảo hợp đồng bằng văn bản vì các nội dung sẽ được thể hiện rõ ràng, tiện lợi cho việc giải quyết tranh chấp sau này. 2.1.2.4. Về thực hiện và vấn đề chuyển quyền sở hữu, chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển rủi ro từ người bán sang người mua đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán là một vấn đề 16 hết sức phức tạp và có ý nghĩa 24 Khoản 2 Điều 27 Luật Thương Mại 2005 42 pháp lý quan trọng. Điều 62 LTM 2005 quy định: “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”25. Thời điểm chuyển rủi ro đối với hợp đồng các hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng được quy định ở nhiểu văn bản quy phạm pháp luật, mỗi văn bản lại có một khía cạnh điều chỉnh riêng tùy vào đối tượng áp dụng của văn bản đó. Theo quy định của BLDS 2015, thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác định theo quy định tại điều 441. Việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc ai phải chịu những rủi ro khách quan. Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự thì chủ sở hữu tài sản phải gánh chịu thiệt hại khi tài sản bị rủi ro. Về nguyên tắc chuyển rủi ro trước hết pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro của hàng hóa căn cứ theo quy định tại Luật Thương mại năm 2005. Các trường hợp xác định thời điểm chuyển rủi ro được quy định tại mục 2 chương II của, cụ thể từ điều 57 tới điều 61 LTM 2005, chia ra các trường hợp cụ thể sau đây: Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định; Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định; Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng; Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển. Theo đó, các bên sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định thời điểm chuyển rủi ro, và phân định trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng. Trong khi đó, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định tại chương IV, phần III – Công ước Viên, từ điều 66 đến điều 70. Điều 66 đưa ra một hệ quả của chuyển dịch rủi ro như sau: “Việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang người mua không miễn trừ cho người này nghĩa vụ phải trả tiền, trừ phi việc mất mát hay hư hỏng ấy 25 Điều 62 Luật Thương Mại 2005 43 là do hành động của người bán gây nên”26. Theo điều 67, 68, 69 của Công ước, thời điểm chuyển rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua sẽ được xác định trong các trường hợp như sau: Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định; Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định; Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa trên đường vận chuyển; Thời điểm chuyển rủi ro trong các trường hợp khác; Thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa trong những trường hợp khác. Đối với trường hợp người mua chậm tiếp nhận hàng theo quy định của hợp đồng thì rủi ro sẽ được chuyển sang cho người mua từ thời điểm mà theo quy định của hợp đồng hàng hóa phải được đặt dưới sự định đoạt của người mua (khoản 1 điều 61 LTM 2005). Quy định này phù hợp với khoản 1, khoản 2 điều 69 của Công ước Viên. Như vậy, thời điểm rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua trong trường hợp người mua chậm tiếp nhận nghĩa vụ nhận hàng là thời điểm người mua phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng được quy định trong hợp đồng. Về hành vi giao hàng và nhận hàng, luật Thương mại vẫn chưa xác định rõ đây là hành vi thực tế hay hành vi pháp lý. Luật cũng chưa thể hiện rõ ràng sự phân biệt hàng hóa là hàng đặc định hay hàng đồng loại. So sánh điều 59 Luật thương mại 2005 với Công ước Viên, chưa thể thấy một quy định tương tự ở Công ước Viên. Việc người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua cũng chưa được quy định cụ thể. Thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế có nhiều trường hợp người bán buộc phải ký hợp đồng mua bán hàng hóa khi hàng hóa đã nằm trên đường vận chuyển. Do đó rất khó để xác định thời điểm chuyển rủi ro. Điều 60 LTM 2005 đưa ra giải pháp đối với trường hợp này đó là rủi ro được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Quy định này giúp cho việc xác định thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, trên thực tiễn, có những trường hợp mà rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hóa kể từ thời điểm hàng hóa không còn nằm trong phạm vi kiểm soát của người bán, đó là thời điểm hàng hóa được người bán giao cho người vận chuyển, và có khả năng hàng hóa bị hư hỏng trước 26 Điều 66 Công Ước Viên 1980 44 thời điểm ký kết hợp đồng. Trong trường hợp như vậy, điều 60 LTM 2005 chưa thật sự phù hợp với điều 68 Công ước Viên. 2.1.2.5. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá Thời hiệu khởi kiện: Điều 319 LTM 2005 quy định “thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”27. Ở đây vấn đề lỗi không được đề cập đến, theo quan điểm pháp lý Việt Nam về hợp đồng thì chúng ta coi lỗi là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng nhưng lại không có sự điều chỉnh mối quan hệ giữa lỗi và thời hạn khiếu nại, khiếu kiện. Thời hạn khiếu kiện hay khiếu nại cho thấy tất cả các hành vi vi phạm hợp đồng không phụ thuộc vào việc hành vi vi phạm đó là cố ý hay vô tình. Việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là điều mà các bên tham gia ký kết hợp đồng đặc biệt chú ý. Rất nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tuy có điều khoản về giải quyết tranh chấp nhưng khi xảy ra tranh chấp không có cơ quan nào đứng ra xử lý do tên của cơ quan giải quyết tranh chấp không tồn tại , lý do này có thể hiểu do các bên đã viết sai tên hoặc chưa tìm hiểu rõ về cơ quan giải quyết tranh chấp một cách kỹ lưỡng. Chẳng hạn như trong hợp đồng số 10623/VMPC/NBP ngày 23/06/2015 được ký kết giữa bên bán là doanh nghiệp Việt Nam và bên mua là doanh nghiệp nước ngoài, các bên lựa chọn “Trọng tài kinh tế Hà Nội”, tuy nhiên trọng tài kinh tế tại Hà Nội không tồn tại, tương tự rất nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa khác cũng lựa chọn các tên như: “International Arbitration Center of Vietnam in Ha Noi” hay “The International arbitration court in VN”, VN international arbitration Committee (VIAC) belong to the VN Chamber of Commerce and Industry (VCCI)” tất cả tên pháp danh trên đều không tồn tại. Lưu ý cần phải viết đúng tên pháp danh của cơ quan giải quyết tranh chấp như: “Singapore International Arbitration Centre (SIAC)” hoặc là “Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam”. Ngoài ra việc doanh nghiệp lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp tại quốc gia mà doanh nghiệp đó 27 Điều 319 Luật Thương Mại 2005 45 đăng ký kinh doanh ngầm hiểu đồng nghĩa với việc sẽ được nhiều ưu thế hơn trong việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 2.1.2.6. Về luật áp dụng Những năm gần đây, khi ngày càng tham gia sâu hơn vào các hoạt động kinh tế quốc tế thì vai trò của loại hợp đồng này ngày càng trở nên quan trọng và những vấn đề có liên quan cũng như tranh chấp liên quan đến loại hợp đồng này ngày càng nhiều và phức tạp, vì vậy, những yêu cầu về xác định luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế ngày càng trở nên cấp thiết. Pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng về quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn tiếp tục phải làm rõ về quy định này trong pháp luật Việt Nam. Thực tiễn cho thấy có những hợp đồng thương mại quốc tế có nội dung rất dài và bao gồm nhiều vấn đề khác nhau. Chính vì vậy, đôi khi phát sinh nhu cầu thực tế là các bên cần thỏa thuận chọn nhiều hệ thống pháp luật và một hệ thống pháp luật chỉ áp dụng điều chỉnh một phần của hợp đồng. Thậm chí ngay cả khi thỏa thuận chọn luật áp dụng cho toàn bộ hợp đồng vẫn có trường hợp các bên lựa chọn nhiều luật áp dụng cho hợp đồng để phòng ngừa tình huống một hệ thống pháp luật không điều chỉnh hết các vấn đề của hợp đồng. 2.2. THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Việc thỏa thuận các nghĩa vụ giữa các bên (bên bán hàng và mua hàng) càng chi tiết, cụ thể rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho các bên thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tốt nhất và ngược lại cũng hiểu rõ những quyền lợi của mình được hưởng để từ đó có cơ chế kiểm tra và giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của bên bán hoặc mua hàng. Từ đó hạn chế những hiểu lầm, sai xót trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa hai bên có thể dẫn tới tranh chấp. Khi nghĩa vụ của các bên trong mua bán hàng hóa quốc tế được thỏa thuận và quy định cụ thể, chi tiết sẽ giúp các bên dễ dàng xác định trách nhiệm khi có vi phạm hợp đồng xảy ra cũng như hướng giải quyết nhanh chóng mà không cần phải thông qua các bên giải quyết tranh chấp mà đôi khi vừa tốn kém mà không hiệu quả. Ngoài ra việc thỏa thuận nghĩa vụ trong 46 hợp đồng đầy đủ và chi tiết sẽ góp phần thúc đẩy ý thức tự nguyện tuân thủ hợp đồng của các bên trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên. Vì khi quy định chi tiết và cụ thể các bên sẽ không tạo ra những kẻ hở và lách để cố tình vi phạm thỏa thuận để đạt được lợi ích không công bằng và khách quan. Trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp từ quá trình thực hiện hợp đồng mà các bên phải thông qua các cơ quan tài phán để giải quyết thì việc nghĩa vụ của các bên được thỏa thuận đầy đủ, cụ thể cũng là cơ sơ quan trong để vụ việc được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên một cách hợp pháp. Nhất là trong các vụ việc do cơ quan tài phán quốc tế thụ lý thì không phải lúc nào các bên tranh chấp cũng có thể tham gia đầy đủ vào quá trình tố tụng, nhất là các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam do thiếu chi phí thuê luật sư cũng như kinh nghiệm tranh tụng quốc tế. Do vậy nhiều vụ việc khi giải quyết phía thương nhân Việt Nam không thể tham gia tố tụng được. Thì lúc này đây thỏa thuận nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là căn cứ để chính để tòa xem xét trách nhiệm của các bên, nhất là phía các thương nhân Việt Nam. 2.2.1. Thực trạng chung tại doanh nghiệp Việt Nam Từ ngày 01/01/2017, Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên Hợp Quốc (CISG) chính thức có hiệu lực tại Việt Nam, mở ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong giao thương hàng hóa quốc tế. Đây cũng là năm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đạt được nhiều thành công, cả về quy mô và tốc độ. Về quy mô, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam lần đầu tiên cán mốc 400 tỷ USD vào khoảng giữa tháng 12/2017. Tính cả năm 2017, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu cả nước đạt 425,12 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, nhập khẩu là 211,10 tỷ USD. Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 đã tăng 73,74 tỷ USD so với năm 2016 (cao hơn rất nhiều so với mức tăng bình quân khoảng gần 30 tỷ USD/năm của giai đoạn 2011-2016). Mức 47 tăng này gần như chia đều cho cả xuất khẩu và nhập khẩu (xuất khẩu tăng 37,44 tỷ USD, nhập khẩu tăng hơn 36,3 tỷ USD).28 Khi kim ngạch xuất nhập khẩu tăng điều đó có nghĩa các hợp đồng về mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa thương nhân Việt Nam với các đối tác nước ngoài cũng không ngừng tăng lên. Khi số lượng hợp đồng được ký kết tăng thì nguy cơ tranh chấp cũng tăng nhất là khi đối tác thương mại ngày càng phong phú đa dạng và phức tạp. Theo báo cáo tổng kết năm 2018 của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tiếp nhận 180 vụ giải quyết tranh chấp trong đó các vụ tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán là 40% tổng số vụ liên quan đến thương nhân đến từ 60 quốc gia29; Tính đến tháng 6 năm 2019, VIAC đã tiếp nhận 149 vụ giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại với tổng giá trị lên tới hơn 1200 tỷ đồng trong đó quốc tịch các bên tranh chấp có yếu tố nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc (chiếm 37% thị phần quốc tịch) và Singapore (chiếm 16%). Trong các lĩnh vực tranh chấp thì tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán chiếm 36% tổng số vụ tranh chấp mà VIAC đã giải quyết tính đến giữa năm 201930. Khi kim ngạch xuất nhập khẩu tăng điều đó có nghĩa các hợp đồng về mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa thương nhân Việt Nam với các đối tác nước ngoài cũng không ngừng tăng lên. Khi số lượng hợp đồng được ký kết tăng thì nguy cơ tranh chấp cũng tăng nhất là khi đối tác thương mại ngày càng phong phú đa dạng và phức tạp. Có thể thấy, việc thỏa thuận các nghĩa vụ giữa các bên (bên bán hàng và mua hàng) càng chi tiết, cụ thể rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho các bên thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tốt nhất và ngược lại cũng hiểu rõ những quyền lợi của mình được hưởng để từ đó có cơ chế kiểm tra và giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của bên bán hoặc mua hàng. Từ đó hạn chế những hiểu lầm, sai xót trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa hai bên có thể dẫn tới tranh chấp. 28 Theo Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2017 tại website 29 Báo cáo thường niên 2019 VIAC 30 Bản tin số tháng 08/2019 VIAC 48 Khi nghĩa vụ của các bên trong mua bán hàng hóa quốc tế được thỏa thuận và quy định cụ thể, chi tiết sẽ giúp các bên dễ dàng xác định trách nhiệm khi có vi phạm hợp đồng xảy ra cũng như hướng giải quyết nhanh chóng mà không cần phải thông qua các bên giải quyết tranh chấp mà đôi khi vừa tốn kém mà không hiệu quả. Ngoài ra việc thỏa thuận nghĩa vụ trong hợp đồng đầy đủ và chi tiết sẽ góp phần thúc đẩy ý thức tự nguyện tuân thủ hợp đồng của các bên trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên. Vì khi quy định chi tiết và cụ thể các bên sẽ không tạo ra những kẻ hở và lách để cố tình vi phạm thỏa thuận để đạt được lợi ích không công bằng và khách quan. Trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp từ quá trình thực hiện hợp đồng mà các bên phải thông qua các cơ quan tài phán để giải quyết thì việc nghĩa vụ của các bên được thỏa thuận đầy đủ, cụ thể cũng là cơ sơ quan trong để vụ việc được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên một cách hợp pháp. Nhất là trong các vụ việc do cơ quan tài phán quốc tế thụ lý thì không phải lúc nào các bên tranh chấp cũng có thể tham gia đầy đủ vào quá trình tố tụng – nhất là các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam do thiếu chi phí thuê luật sư cũng như kinh nghiệm tranh tụng quốc tế. Do vậy nhiều vụ việc khi giải quyết phía thương nhân Việt Nam không thể tham gia tố tụng được. Thì lúc này đây thỏa thuận nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là căn cứ để chính để tòa xem xét trách nhiệm của các bên, nhất là phía các thương nhân Việt Nam. 2.2.2. Một số tranh chấp phổ biến a) Tranh chấp giữa Công ty xuất nhập khẩu ngũ cốc và Công ty Đại Phát Tranh chấp hợp đồng mua bán giữa Công ty xuất nhập khẩu ngũ cốc (GraINCOTERMSo) ký hợp đồng mua của Công ty Đạt Phát một máy phát điện 500 KVA với quy cách chất lượng là máy hiệu Misubistshi, xuất xứ Japan, model 0450B, động cơ Misubistshi, model S6A3-PTA-S, đầu phát Stamford (UK), sản xuất năm 2001 – 2002. Giá mua 57.036 USD. Thoả thuận về thanh toán: 49 Lần 1: Thanh toán 10% (85.839.180 đồng) ngay sau khi ký hợp đồng. Lần 2: Thanh toán 70% (600.874.260 đồng) khi có giấy báo hàng về cảng. Lần 3: Thanh toán 17% ngay sau khi nghiệm thu máy. Lần 4: Thanh toán 3% sau khi hết hạn bảo hành. Công ty GraINCOTERMSo tạm ứng trước cho Công ty Đạt Phát 80% giá trị máy khi đã đưa về lắp đặt và chạy thử tại cơ sở do công ty GraINCOTERMSo yêu cầu. Tuy nhiên, công ty GraINCOTERMSo từ chối ký biên bản nghiệm thu máy và từ chối thanh toán tiền cho công ty Đạt Phát. Lý do từ chối là công ty Đạt Phát xác định xuất xứ máy phát điện từ Singapore, không phải từ Japan. Công ty GraINCOTERMSo yêu cầu công ty Đạt Phát nhận lại máy, thanh toán trả lại cho công ty GraINCOTERMSo số tiền đã nhận cùng tiền lãi theo lãi suất ngân hàng từ khi nhận tiền tới khi xét xử sơ thẩm. Diễn biến quá trình giải quyết vụ án: Bản án kinh tế sơ thẩm số 148/KT-ST ngày 26/9/2003 của Toà án nhân dân thành phố H căn cứ các điều khoản của hợp đồng mua bán máy của hai bên, quyết định xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty GraINCOTERMSo, buộc công ty Đạt Phát nhận lại máy, thanh toán trả cho công ty GraINCOTERMSo số tiền đã nhận, tiền lãi suất và tiền phí giám định máy tổng cộng là 766.642.765 đồng. Bị đơn kháng cáo, cho rằng do máy là hàng đặt, không thể bán cho đơn vị khác, hơn nữa bên mua đã sử dụng thử máy nên chất lượng không còn đảm bảo 100%, đề nghị Toà án buộc bên mua nhận máy và tính tiền mua máy giảm giá do chênh lệch về xuất xứ. Bản án kinh tế phúc thẩm số 107/PT-KT ngày 09/4/2004 của Toà phúc thẩm, Toà án nhân dân tối cao xử chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn, cho rằng máy có xuất xứ không đúng hợp đồng, nhưng đã được giám định là máy mới 100%, là hàng đặt nên không thể bán cho người khác, máy đã chạy thử nên không còn mới 100%, bên mua đã chấp nhận cho bên bán lắp đặt máy để sử dụng và giá của máy đã lắp đặt chênh lệch so với giá máy được ký trong hợp đồng. Do đó, Toà án cấp 50 phúc thẩm xử buộc công ty GraINCOTERMSo phải nhận máy và thanh toán cho công ty Đạt Phát số tiền còn lại, buộc công ty Đạt Phát trừ số tiền chênh lệch do mua hàng sai xuất xứ. Ngày 04/01/2005, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành kháng nghị số 01/KN-AKT đối với bản án phúc thẩm nêu trên với lập luận: Phía công ty Đạt Phát đã có lỗi mua hàng hoá không đúng chủng loại (xuất xứ) như thoả thuận tại hợp đồng, do đó, buộc công ty Đạt Phát nhận lại máy đã giao, trả lại tiền tạm ứng, lãi và chi phí phát sinh như quyết định của bản án sơ thẩm mới đúng. Quyết định giám đốc thẩm số 09/HĐTP-KT ngày 30/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giữ y bản án phúc thẩm. Như vậy, quan điểm nhận thức nêu trong kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc xử lý vụ án này chưa được chuẩn xác khi buộc công ty Đạt Phát phải nhận lại máy, công ty GraINCOTERMSo được nhận lại tiền mua hàng đã thanh toán cho Công ty Đạt Phát, do đó, không được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chấp nhận. Tuy nhiên, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã có quan điểm chấp nhận buộc bên mua phải nhận máy, nhưng bên bán phải giảm giá bán như quan điểm của Toà án cấp phúc thẩm để bảo đảm quyền lợi của hai bên. b) Tranh chấp hợp đồng mua bán ngũ cốc giữa bên mua là công ty tại Việt Nam (bị đơn) và bên bán là công ty tại Singapore (nguyên đơn) Công ty X (công ty được Nguyên đơn uỷ quyền làm đại diện) ký với Bị đơn hai hợp đồng mua bán theo đó Nguyên đơn bán cho Bị đơn: bột ngũ cốc dinh dưỡng và cà phê Coffeemix trị giá 30.925,47 USD (Hợp đồng thứ nhất) và bột ngũ cốc dinh dưỡng, chè xanh cao cấp... trị giá 8.917,45 USD (Hợp đồng thứ hai). Trên hai hợp đồng này ghi tên các bên ký kết là tên Nguyên đơn & Công ty X và tên Bị đơn. Điều kiện giao hàng CIF tại cảng TP Hồ Chí Minh không chậm hơn ngày 30 tháng 3 năm 1999 (đối với Hợp đồng thứ nhất) và ngày 15 tháng 9 năm 1999 (đối với Hợp đồng thứ hai); Thanh toán bằng TTR, Bị đơn phải chuyển 100% trị giá hoá đơn 51 trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được chứng từ vận tải gốc; người hưởng lợi là Nguyên đơn. Thực hiện Hợp đồng, Nguyên đơn đã chuyển số hàng thuộc Hợp đồng thứ nhất cho Bị đơn vào ngày 13 tháng 3 năm 1999 và số hàng thuộc Hợp đồng thứ hai tới Bị đơn ngày 17 tháng 3 năm 1999. Các hoá đơn vận tải gốc của hai hợp đồng này cũng đã được Nguyên đơn gửi cho Bị đơn. Nhưng Bị đơn không thanh toán tiền hàng cho Nguyên đơn. Ngày 1 tháng 12 năm 1999 Nguyên đơn gửi văn thư cho Bị đơn để nhắc nhở việc thanh toán tiền hàng theo hai hoá đơn nói trên. Tất cả các văn bản này Bị đơn đều đã nhận được. Nhưng Bị đơn vẫn không thanh toán số tiền hàng này cho Nguyên đơn. Ngày 29 tháng 5 năm 2000, Nguyên đơn chính thức kiện Bị đơn ra Trung tâm Trọng tài đòi Bị đơn phải trả các khoản tiền sau: - Tổng số tiền hàng của hai hợp đồng: 39.842,91 USD. - Tiền lãi của tiền hàng theo hoá đơn vận tải của hợp đồng thứ nhất đề ngày 12 tháng 3 năm 1999 tính cho giai đoạn từ ngày 12 tháng 3 năm 1999 đến ngày ban hành phán quyết với lãi suất 11,7%. - Tiền lãi của tiền hàng theo hoá đơn vận tải của hợp đồng thứ hai đề ngày 26 tháng 3 năm 1999 tính cho giai đoạn từ ngày 26 tháng 3 năm 1999 đến ngày ban hành phán quyết với lãi suất 11,7%. - Phí trọng tài - Phí dịch thuật: 5.000 USD - Phí liên lạc: 400 USD Trong Văn thư phản bác đơn kiện Bị đơn trình bày như sau: Bị đơn không ký bất cứ Hợp đồng nào với Nguyên đơn nên Nguyên đơn không có tư cách pháp lý để kiện bị đơn. Tuy nhiên Bị đơn thừa nhận có ký kết hai hợp đồng nói trên với Công ty X. 52 Về số tiền hàng: Theo thoả thuận giữa Công ty X và Bị đơn, trong tổng số 39.842,91 USD tiền hàng của hai hợp đồng đã ký kết có 11.194,92 USD là tiền một phần lô hàng theo hợp đồng thứ nhất do Công ty X khuyến mại cho Bị đơn. Thực tế khi nhập khẩu số hàng khuyến mãi này Bị đơn đã phải nộp 101.066.059 VNĐ là tiền thuế nhập khẩu mà theo Bị đơn Công ty X có trách nhiệm phải hoàn lại cho Bị đơn. Theo thoả thuận và yêu cầu của Công ty X, Bị đơn đã xuất tạm ứng một phần trong tổng số hàng theo hai hợp đồng trên cho Công ty Y với trị giá 287.320.000 VNĐ, Bị đơn chưa được thanh toán số tiền này. Theo Bị đơn, Công ty X phải chịu trách nhiệm yêu cầu Công ty Y thanh toán cho Bị đơn và Bị đơn đã có văn thư gửi đến Công ty X về việc này. Sau khi tính toán, Công ty X còn thiếu của Bị đơn là 6.278,80USD. Tuy nhiên, Bị đơn không yêu cầu Nguyên đơn hay Công ty X trả mình các khoản tiền nêu trên, mà yêu cầu Uỷ ban trọng tài bác hồ sơ kiện của Nguyên đơn, với lý do là Nguyên đơn không đủ yếu tố pháp lý là chủ thể để kiện Bị đơn. Phán quyết của trọng tài - Về tư cách của nguyên đơn: Uỷ ban trọng tài bác lý lẽ của Bị đơn cho rằng Nguyên đơn không có tư cách pháp lý để khởi kiện vì các lý do sau đây: Thứ nhất, trong cả hai hợp đồng đã ký, tên Người mua là Bị đơn và tên Người bán là Nguyên đơn & Công ty X. Như vậy, Người bán gồm hai công ty (Nguyên đơn và Công ty X). Nguyên đơn là một Công ty được thành lập hợp pháp theo luật của Singapore. Công ty X là công ty được thành lập hợp pháp theo luật Singapore, có văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh theo giấy phép của Bộ Thương mại Việt Nam. Nguyên đơn đã uỷ quyền cho Công ty X (mà cụ thể là cho ông A - Trưởng chi nhánh Văn phòng đại diện của Công ty X tại Thành phố Hồ Chí Minh) ký kết các hợp đồng thương mại với các đối tác Việt Nam. Như vậy, trong cả hai hợp đồng nói trên Nguyên đơn là bên bán hợp pháp. 53 Thứ hai, trên thực tế Bị đơn đã nhiều lần tiến hành kinh doanh với Nguyên đơn & Công ty X. Vì vậy không có lý do gì để Bị đơn từ chối tư cách người bán của Nguyên đơn trong hai hợp đồng này. - Về luật áp dụng cho tranh chấp: Trong cả hai hợp đồng, các bên đều không quy định luật điều chỉnh hợp đồng. Trong một văn thư gửi Uỷ ban trọng tài, Nguyên đơn đã dẫn chiếu đến Điều 233 Luật Thương mại nước CHXHCN Việt Nam năm 1997 và Quyết định số 39/1998/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 1 năm 1999 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều đó thể hiện ý muốn của Nguyên đơn áp dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_trang_giao_ket_va_thuc_hien_hop_dong_mua_ban_h.pdf
Tài liệu liên quan