Luận văn Thực trạng hiện nay và phương hướng đào tạc công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp Đồng nai đến năm 2010

LỜI CÁM ƠN . 1

MỤC LỤC . 2

MỞ ĐẦU. 4

1. Lý do chọn đề tài:.4

2. Mục đích nghiên cứu: .4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:.5

4. Phạm vi nghiên cứu: .5

5. Giả thuyết khoa học:.5

6. Nhiệm vụ nghiên cứu:.5

7. Phương pháp nghiên cứu: .6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC, ĐÀO TẠO CÔNG

NHÂN LÀNH NGHỀ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP. . 7

1.1. Lý luận chung về nhân lực và đào tạo công nhân lành nghề:.7

1.1.1. Một số khái niệm, danh từ, thuật ngữ cơ bản thường gặp. .7

1.1.2. Ý nghĩa kinh tế- xã hội của nguồn nhân lực và công tác dạy nghề. .10

1.1.3. Hiệu qủa của công tác dạy nghề và nhu cầu ngày càng lớn của đội ngũ công nhân

lành nghề: .12

1.1.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực và đào tạo công nhân kỹ thuật ở một số

nước trên thế giới: [18,37].17

1.1.5. Điểm qua tình hình đào tạo công nhân ở Việt Nam.[2l ,04].21

1.1.6. Một sô lý thuyết về công nghệ đào tạo công nhân có thể ứng dụng vào hoàn

cảnh dạy nghề nước ta:.24

1.2. Lý luận chung về khu công nghiệp tập trung :[9].27

1.2.1. Khái niệm: .27

1.2.2. Vai trò, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của khu công nghiệp:.28

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động các khu công nghiệp : .30

1.2.4. Yêu cầu về nhân lực và đội ngũ công nhân cho các khu công nghiệp: .30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀC TẠO CÔNG NHÂN LÀNH

NGHỀ Ở ĐỒNG NAI . 32

2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng đào tạo công nhân lành nghề; .32

2.1.1. Đặc điểm địa lý - kính tế xã hội tỉnh Đồng Nai:.32

2.1.2. Tình hình đặc điểm ngành dạy nghề Đồng Nai:.37

2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng chất lượng dạy nghề:.40

2.2. Đánh giá thực trạng và những đổi mới (1990 -1998).43

pdf116 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hiện nay và phương hướng đào tạc công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp Đồng nai đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều cố gắng vượt khó khăn tự vươn lên để đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Công tác quản lý cấp ngành và trường đã năng động, biết tháo gỡ những khó khăn tạm thời để ổn định và phát triển nhà trường. - Chủ trương xã hội hóa và đa dạng hóa giáo dục đã có tác dụng tốt, đáp ứng nhu cầu học nghề và huy động thêm nguồn lực trong xã hội. 2.2.1.2. Những mặt trở ngại, yếu kém: - Đầu tư cho đào tạo công nhân còn quá thấp. Quản lý ngân sách và các nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, thiếu tập trung nên hiệu quả chưa cao. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh còn nhiều khó khăn về đời sống và điều 45 kiện làm việc học tập. - Các trường dạy nghề của Tỉnh thiếu sự chỉ đạo của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương bằng một cơ chế quản lý trường dạy nghề thống nhất. Nhiều chế độ, chính sách, văn bản pháp lý hướng dẫn, cụ thể hóa các hoạt động cơ bản trong trường chậm hoặc chưa được ban hành... Do đó chưa tạo pháp lý cho các trường dạy nghề hoạt động một cách khoa học. - Mục tiêu, nội dung, chướng trình, phương pháp đào tạo, phương tiện dạy nghề, v.v... lạc hậu. Chưa tạo lập mối quan hệ bản chất hữu hiệu giữa nhà trường phổ thông, các tổ chức quản lý dạy nghề xã hội, các Công ty, cơ sở sản xuất trên địa bàn với nhà trường CNKT trong hướng nghiệp, tuyên chọn, đào tạo và sử dụng đội ngũ công nhân lành nghề... 2.2.2. Đánh giá mục tiêu và kết quả của quá trình đào tạo : 2.2.2.1. Mục tiêu, kết quả đào tạo: [17,73] Mục tiêu đào tạo là những yêu cầu về cải biến nhân cách người học sinh mà quá trình đào tạo phải đạt được. Mục tiêu đào tạo qui định nội dung, phương pháp đào tạo và là căn cứ để kiểm tra đánh gia chất lượng qua trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo là sự phản ánh các yêu cầu của xã hội đối với nhân cách của học sinh sau khi được đào tạo. Kết quả của quá trình đào tạo là chất lượng đào tạo. Từ góc độ tâm lý - sư phạm, chất lượng đào tạo là mức độ đạt được các yêu cầu của mục tiêu đào tạo, tức là mức độ đạt được trong sự chuyển biến nhân cách của học sinh, theo các nội dung và yêu cầu qui định trong mục tiêu đào tạo của từng nghề. Từ góc độ quản lý trường dạy nghề, tức là quản lý quá trình đào tạo hiểu theo nghĩa rộng (bao gồm các quá trình đào tạo chính thức và các công tác trước và sau đào tạo), chất lượng đào tạo được biểu hiện ở kết quả của quá trình đào tạo những khóa học sinh cụ thể, được đánh giá bằng những chỉ tiêu sau đây: a) Hiệu quả đào tạo chung là tỷ lệ % số học sinh tốt nghiệp cuối khóa trên số học sinh được tuyển vào để đào tạo lúc đầu khóa. Gọi hiệu quả đào tạo chung là hđt, số học sinh tuyển vào đầu khóa là Tv, số học sinh tốt nghiệp ra trường là t, thì số học sinh hao hụt toàn khóa là Tv - t. Ta có: t 46 hdt = ------------ .100% Tv và tỷ lệ hao hụt chung là: Tv -t gc = ------------- .100% Tv b) Hiệu quả tốt nghiệp là tỷ lệ % số học sinh tốt nghiệp trên số học sinh được dự thi cuối khóa. Gọi số học sinh dự thi cuối khóa là Tck thì hiệu quả tốt nghiệp: t htn = -----------. 100% Tck c) Hiệu quả đào tạo trước khi tốt nghiệp là tỷ lệ % số học sinh được dự thi cuối khóa trên số học sinh tuyển vào đầu khóa, ký hiệu là httn ta có: Tc k httn = ------------- . 100% Tv Gọi gttn là tỷ lệ hao hụt học sinh trưđc khi tốt nghiệp thì ta có: Tv - Tck gttn = -------------. 100% Tv Chúng ta thấy giữa các chỉ tiêu nói trên có mối quan hệ: t t Tck hđt =------ . 100% = ---------- . ------- . 100% = htn . httn . 100% TV Tck Tv 47 Nêu không tính theo % thì hđt = htn. httn, tức là hiệu quả đào tạo chung bằng tích số hiệu quả tốt nghiệp với hiệu quả đào tạo trước khi tốt nghiệp. Các chỉ tiêu và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên sẽ là cơ sở phân tích hoạt động của trường dạy nghề. 2.2.2.2. Kết quả điều tra chất lượng đào tạo các trường (1990 -1998): 2.2.2.2.1 Thống kê số liệu cơ bản: 48 Bảng 4 : Tình hình đào tạo của trường Công nhân kỹ thuật Đồng Nai. ĐVT : Học sinh STT Khóa đào tạo (Năm học) Học sinh Tuyển vào đầu khóa (TV) Được dự thi cuối khóa (Tck) Tốt nghiệp (t) Bị hao hụt (Tv - t) La b 2. a b 3. a b 4. a b 5. a b 6. a b 7. a 1990 - 1992 1990 - 1993 1991 - 1993 1991 - 1994 1992 - 1994 1992 - 1995 1993 - 1995 1993- 1996 1994 - 1996 1994 - 1997 1995 - 1997 1995 - 1998 1996- 1998 90 79 124 92 98 100 97 112 92 189 1 3 1 373 217 86 70 98 87 91 75 82 . 106 88 128 124 183 175 84 46 70 55 79 61 77 87 71 102 1 1 3 157 167 6 33 54 37 19 39 20 25 21 87 1 8 216 50 Tổng cộng a. 849 b. 945 a.744 b.649 a.661 b. 508 a. 188 b. 437 1.794 1.393 1.169 625 * Ghi chú : (a) Khóa đào tạo công nhân lành nghề (b) Khóa đào tạo công nhân lành nghề hoặc KTV 3 năm (trung học ghề). 49 Bảng 5 : Tình đào tạo của trường CNKT Giao thông vận tải Đồng Nai ĐVT : Học sinh ST T Khóa đào tạo (Năm học) Học sinh Tuyển vào đầu khóa (TV) Được dự thi cuối khóa (Tck) Tốt nghiệp (t) Bị hao hụt (Tv -1) 1 2 3 4 5 6 7 1990 - 1992 1991 - 1993 1992- 1994 1993 - 1995 1994-1996 1995 - 1997 1996- 1998 487 365 575 247 407 182 300 396 309 461 211 361 152 280 395 286 427 192 336 149 272 92 79 148 55 71 33 28 Tống cộng 2.563 2.170 2.057 506 Bảng 6: Tình hình đào tạo của trường CNKT Xây dựng Đồng Nai (Công ty xây dựng) ĐVT : Học sinh ST T Khóa đào tạo (Năm học) Học sinh Tuyển vào đầu khóa (TV) Được dự thi cuối khóa (Tck) Tốt nghiệp (t) Bị hao hụt (Tv -1) 1 2 3 4 5 6 7 1990- 1992 1991 - 1993 1992 - 1994 1993 - 1995 1994 - 1996 1995 - 1997 1996 - 1998 95 I U 167 93 112 86 120 92 85 100 91 83 77 119 83 85 98 88 81 76 116 12 26 69 05 31 10 04 Tống cộng 784 647 627 157 50 Bảng 7: Tổng hợp hiệu quả đào tạo (1990 - 1998) ngành dạy nghề Đồng Nai ĐVT: % TT Các chỉ tiêu Trường CNKT Đồng Nai (Cơ điện) GTVT Xây dựng 3 trường 1 2 3 4 5 Hiệu quả đào tạo chung (hđt) Tỷ lệ hao hụt chung (gc) Hiệu quả tốt nghiệp (htn) Hiệu quả đào tạo trước TN (hun) Tỷ lệ hao hụt h/s trưđc khi (gt.t.n) T N 65,16 34,84 83,92 77,65 22,35 80,26 28,21 94,79 84,67 15,33 79,97 20,03 96,91 82,53 17,47 74,95 29,46 91,52 81,89 18,11 *(Xem thêm phần phụ lục). 2.2.2.2.2 Phân tích hệ thống và phân tích kết quả đào tạo của ngành dạy nghề Đồng Nai: Số học sinh tuyển vào các trường dạy nghề của Tỉnh từ năm 1990 đến nay có xu hướng tăng hàng năm với nhịp độ không đồng đều giữa các trường và các ngành nghề đào tạo. số học sinh có trình độ học vấn PTTH theo học trong các trường dạy nghề từ những năm 1994 - 1995 trở lại đây có xu hướng tăng rổ rệt. Những ngành nghề đào tạo đang có nhu cầu tuyển dụng công nhân lành nghề cao tại các khu công nghiệp Đồng Nai được các em theo học rất đông. Số học sinh vào học các trường CNKT giao thông vận tải và xây dựng đang có xu hướng chững lại do nhu cầu sử dụng đội ngũ công nhân các ngành nghề này không tăng mạnh. Đồng thời do trùng lặp ngành nghề đào tạo, dẫn đến cạnh tranh đào tạo giữa các trường Trung ương, trường địa phương trên cùng địa bàn Đồng Nai và với các trường lân cận như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ hao hụt học sinh (do không đủ điều kiện dự thi cuối khóa, trượt tốt nghiệp và các lý do khác) trong quá trình đào tạo công nhân lành nghề ở Đồng Nai là cao (hao hụt chung 29,46%, hao hụt trước khi tốt nghiệp 18,11%). Thực trạng này biểu hiện tính tết 51 yếu của quá trình tự do hóa, xã hội hóa ương dạy nghề hiện nay. Học sinh các trường dạy nghề dễ dàng bỏ học mà không có bất kỳ một ràng buộc gì về pháp lý nếu các em có điều kiện thi vào các trường cao đẳng, đại học khác hoặc trong thời gian học tìm được công việc thích hợp do phần Iđn các doanh nghiệp nhận lao động phổ thông rồi tự đào tạo trong và ngoài nước. Yêu cầu về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đối với các ngành nghề đào tạo khác nhau, nhưng giới hạn về thời gian đào tạo, điều kiện đào tạo và mặt bằng trình độ tuyển sinh của các trường, các nghề gần như ngang nhau nên hiệu quả đào tạo chung, hiệu quả tốt nghiệp và tỷ lệ hao hụt học sinh trong quá trình đào tạo ở các trường có sự chênh lệch nhất định (như ở bảng 7). Vì vậy, cá giá trị thuộc các chỉ tiêu trên sẽ càng có ý nghĩa xác thực hơn nếu chúng ta đánh giá chất lượng đào tạo theo từng nhóm ngành nghề đào tạo theo chuẩn đánh giá xác định. Kết quả về số lượng do hai chỉ tiêu hđt và htn thể hiện chất lượng quá trình đào tạo 1 khóa học sinh ( 2 - 3 năm) và của 1 khóa học ở giai đoạn cuối cùng khi thi tốt nghiệp (hoặc ở nhiều khóa học) phản ánh một trình độ chất lượng toàn diện về các nội dung quy định trong mục tiêu đào tạo. Chỉ tiêu httn phản ánh mức độ lựa chọn học sinh, tính từ tuyển sinh đến trước khi tốt nghiệp. Với một hiệu quả đào tạo nhất định, nếu hiệu quả tốt nghiệp cao thì hiệu quả đào tạo trước tốt nghiệp thấp, có nghĩa là trong khóa học, số học sinh hao hụt lớn. Như vậy tuy hiệu quả tốt nghiệp cao, nhưng chưa thể kết luận là trường đó tổ chức đào tạo tốt. Trong thực tế có trường học sinh thôi học cao với nhiều lý do. Như vậy, số học sinh còn lại cuối khóa sẽ gồm phần lớn học sinh khá, và do đó hiệu quả tốt nghiệp sẽ cao. Nói chung, hướng phấn đấu là phải nâng cao tất cả các loại hiệu quả đào tạo nói trên, tiến đến trường hợp lý tưởng là cả ba loại hiệu quả đều bằng 1. Kết quả của quá trình đào tạo các trường dạy nghề ở Đồng Nai còn được đánh giá bằng chỉ tiêu chất lượng tốt nghiệp từng khóa học nghề, tức là tỷ lệ số học sinh tốt nghiệp được xếp loại đạt yêu cầu, khá, giỏi, xuất sắc trên tổng số học sinh tối nghiệp của một khóa học. Hoặc đo bằng cách lấy trung bình thống kê nhiều năm chất lượng từng mặt như chính trị, đạo đức, văn hóa - kỹ thuật, tay nghề, sức khỏe. Hoặc đánh giá mức độ của sự phù hợp giữa phẩm chất, năng lực của học sinh sau khi ra trường với yêu cầu công tác mà họ được phân công. Tuy nhiên, các chỉ tiêu chất lượng này chỉ có giá trị tưởng đối và 52 trên thực tế việc nghiên cứu các chỉ tiêu này rất phức tạp, khó định lượng thống nhất trên phạm vi nghiên cứu nhiều trường. Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả đào tạo chung (74,95%), hiệu quả tốt nghiệp (91,52%), hiệu quả đào tạo trước khi tốt nghiệp (81,89%) của ba trường như trên đã phản ánh chất lượng đào tạo công nhân lành nghề của tỉnh từ năm 1990 đến năm 1998 nhìn chung là chưa cao nhưng ở mức độ chấp nhận được nếu xét trong điều kiện thiếu thốn khó, khăn toàn điện từ nhiều năm qua của ngành dạy nghề cả nước và tỉnh nhà. BIỂU ĐỒ MINH HỌA HIỆU QUA ĐÀO TẠO CNLN TỈNH ĐỒNG NAI (1990 - 1998) HIỆU quả đào tạo (%) CNKT Đồng Nai CNKTGTVT CNKT Xây dựng NGÀNH DN-Đồng Nai A 65.16 80.26 79.97 74.95 B 83.92 94.79 96.91 91.52 c 77.65 84.67 82.53 81.89 53 Chú thích : A : Hiệu quả đào tạo chung. B : Hiệu quả tốt nghiệp, C : Hiệu quả đào tạo trước tốt nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng chất lượng này không chỉ thuần tuy nằm ở phía trách nhiệm của nhà trường mà còn do tổ hợp caé yếu tố chi phối của quá trình đào tạo (giáo viên, học sinh, phương pháp...), các yếu tố bảo đảm các quá trình đào tạo (kinh tế - xã hội, tổ chức - quản lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật..) Mức chất lượng như trên nếu tính bình quân so sánh sẽ thấy nhịp độ tăng hàng năm và nhịp độ phát triển nhanh hơn, có xu thế khả quan so với các năm trước 1990. Tuy nhiên, nếu so sánh với chất lượng dạy nghề ở một số tỉnh và các trường CNKT trọng điểm hiện nay thì chất lượng đào tạo công nhân lành nghề của Tỉnh vẫn thuộc mức trung bình. 2.2.3. Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo : 2.2.3.1. Nội dung đào tạo Là nội dung của sự chuyển biến nhân cách trên các mặt chính trị - đạo đức, văn hóa - kỹ thuật, tay nghề và sức khoe của học sinh, nhằm thực hiện các yêu cầu của mục tiêu đào tạo. Do đó nghiên cứu nội dung đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc sư phạm và các yêu cầu của mục tiêu đào tạo. Thực trạng đào tạo công nhân lành nghề ở Đồng Nai cho thấy: Mục tiêu đào tạo không qui định một cách "đơn trị" hệ thống các nội dung đào tạo, có nhiều hệ thống nội dung đào tạo khác nhau nhằm thực hiện cùng một mục tiêu đào tạo. Hệ thống các nội dung đào tạo được thể hiện trong các chương trình môn hay nghề học, do các cơ quan quản lý đào tạo xây dựng và giao cho các trường thực hiện. Một trong các tồn tại lớn của Ngành là mục tiêu và nội dung đào tạo chưa gắn được với sản xuất, cũng như vói nhu cầu của nguồn nhân lực. Đánh giá này được cụ thể hóa trên năm mặt sau đây : - Nội dung đào tạo đã lạc hậu so với tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sản xuất. - Chưa có tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp cho từng ngành nghề, để làm cơ sở cho việc biên soạn nội dung. Do đó, nội dung đào tạo nghề còn nặng về lý thuyết và không bám sát nhu cầu sản xuất. - Mục tiêu và nội dung đào tạo cũng như cấu trúc về nội dung trước đây xây dựng 54 để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế quốc doanh, bao cấp, nên thiếu mềm dẻo, linh hoạt. Nay việc làm này trở nên lỗi thời đối với nhu cầu đa dạng về nhân lực, của nền kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trường. Trong khi đó việc tự biên soạn chướng trình nội dung đào tạo các nghề, đặc biệt đối với các nghề mới, ngành dạy nghề và các trường tiến hành rất chậm và thực hiện còn tuy tiện, chắp vá. - Thiếu sự kế tục, liên thông ở mục tiêu và nội dung đào tạo giữa các loại hình đào tạo nghê ngắn hạn và đài hạn. - Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hầu như chưa tham gia vào quá trình xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo, cũng như quá trình đánh giá thi cử của nhà trường... 2.2.3.2. Phương pháp đào tạo Là cách thức mà các trường dạy nghề nối chung và các giáo viên nói riêng tác động lên nhân cách học sinh để làm chuyển biến theo những nội dung và mục đích nhất định. Phương pháp đào tạo trong các trường CNKT Đồng Nai bao gồm các phướng pháp giảng dạy các môn học lý thuyết, hướng dẫn học sinh rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp và giáo dục học sinh về phẩm chất đạo đức. Khi nói về hoạt động của giáo viên thực hiện tông loại nội dung đào tạo (về lý thuyết, về tay nghề...) người ta không dùng thuật ngữ phương pháp đào tạo mà là phương pháp giảng dạy, hướng dẫn, giáo dục... Khi nói đến những phường pháp chung để tác động lên nhân cách hay những mặt cơ bản của nhân cách, thì người ta thường nói đến phương pháp đào tạo. Qua khảo sát dự giờ, hội giảng thấy rằng đội ngũ giáo viên vận dụng lý luận về phương pháp giảng dạy, giáo dục chưa đạt hiệu quả cao. Phương pháp hoạt động của họ còn mang tính bắt chước và kinh nghiệm. Những năm gần đây, các trường bước đầu tiếp cận và thực hiện các phương pháp đào tạo mới. 2.2.3.3. Hình thức tổ chức đào tạo Là hình thức tổ chức kết hợp các hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện các nội dung đào tạo. Ở Đồng Nai các trường dạy nghề thường áp dụng các hình thức lên lóp, tham quan, thí nghiệm, thực tập nghề và thực tập sản xuất. Trong kế hoạch giảng dạy và chương trình môn học đã có qui định và hướng đẫn việc thực hiện các hình thức tổ chức đào tạo thích hợp với từng loại nội dung đào tạo. Tuy nhiên việc tham 55 quan, thí nghiệm, thực tập sản xuất tạo ra sản phẩm... thường bị cắt xén hoặc coi nhẹ, do hạn chế về kinh phí đào tạo hoặc yếu kém về cở sở vật chất, phương tiện dạy học. 2.2.4. Quản lý trường dạy nghề và cơ sở vật chất kỹ thuật - đào tạo: 2.2.4.1. Quản lý: Quản lý trường dạy nghề là tổ chức phối hợp và điều chỉnh hoạt động của các thành viên nhằm sử dụng hợp lý và phát huy mọi khả năng vật chất tinh thần trong nhà trường để phục vụ tốt nhất cho quá trình đào tạo. Cụ thể là: - Bảo đảm các đường lối chủ trương, chính sách nói chung và nói riêng về đào tạo. - Bảo đảm các chương trình, kế hoạch đào tạo được thực hiện, các điều lộ, chế độ, nội qui được chấp hành, làm cho mọi hoạt động trong trưởng phát triển nhịp nhàng, cân đối và có chất lượng cao. - Bảo đảm đoàn kết nhất trí, động viên được các khả năng tiềm tàng để phục vụ lốt cho quá trình đào tạo. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nói trên, phải có cơ cấu quản lý thích hợp, có phương thức quản lý khoa học, vận dụng những kinh nghiệm tiên tiến về quản lý trường dạy nghề. Trong quản lý nhà trường thì quản lý đào tạo là bộ phận trung tâm. Công tác đào tạo bao gồm những hoạt động nhằm hình thành nhân cách học sinh, những hoạt động này có cơ sở lý luận là khoa học sư phạm. Công tác quản lý đào tạo gồm những hoạt động nhằm tổ chức, phối hợp các lực lượng và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho quá trình đào tạo hợp các quy luật của khoa học sư phạm, đúng kế hoạch, đạt chất lượng cao nhất. Các hoạt động của công tác quản lý có cơ sở lý luận là khoa học quản lý đào tạo. Nghiên cứu thực trạng chủ thể và đối tượng quản lý ở 3 trường CNKT của Đồng Nai thực hiện mục tiêu, chức năng, nguyên tắc, phương pháp và quá trình quản lý, chúng tôi đánh giá như sau: a) Về mục tiêu quản lý: Nhìn chung hiệu trưởng các trường đã xác định được hệ thống mục tiêu quản lý chung trong trường mình, hiểu được vị trí và mối quan hệ của các mục tiêu bộ phận, phân tích được quá trình hoạt động của đối tượng quản lý, đánh giá được tác dụng của từng yếu tố trong hệ thống quản lý đối với việc thực hiện mục tiêu quản lý chung trong từng giai đoạn và lập được kế hoạch quản lý. Tuy nhiên, các trường còn coi nhẹ các tiêu chuẩn giáo dục chính trị đạo đức, giáo dục giá trị, nhân cách 56 văn hóa và tác phong công nghiệp cho học sinh. b) Về chức năng quản lý: Các trường đã thực hiện được: - Kế hoạch hóa hoạt động nhà trường trong từng kế hoạch (năm, học kỳ, tháng, tuần). Hoạt động đào tạo được kết hợp với sản xuất, kế hoạch sản xuất là bộ phận quan trọng trong kế hoạch chung. - Tổ chức hoạt động của tập thể giáo viên, học sinh, cán bộ công nhân viên chức để thực hiện các kế hoạch công tác. - Kết quả của quá trình giáo dục là những yếu tố lâm lý được tích luỹ dần dần, rất khó đánh giá nên coi trọng khâu kiểm tra trong các quá trình quản lý. - Đánh giá chất lượng đào tạo là đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu quản lý. Đây là chức năng khó thực hiện trong trường dạy nghề, có thể là đánh giá chất lượng một buổi giảng lý thuyết, hướng dẫn thực hành, chất lượng đào tạo từng môn, từng nghề cho từng học sinh, từng lớp qua từng học kỳ, năm học v.v... Nhìn chung các trường làm tương đối tốt và thường xuyên. c) về nguyên tắc quản lý: các trường đã tuân thủ những nguyên tắc quản lý chung như: tập trung dân chủ, thống nhất quan điểm sư phạm và chính trị, kết hợp khuyến khích tinh thần và vật chất. Áp dụng nguyên tắc thứ nhất, các trường đã giải quyết tốt hai mối quan hệ: - Giữa chế độ thủ trưởng phụ trách và vai trò làm chủ tập thể. - Giữa chế độ thủ trưởng phụ trách và vai trò của các cán bộ và đơn vị giúp việc. Quán triệt nguyên tắc thứ hai, các trưởng đã xác định được mối quan hệ tất yếu giữa hai mặt tự nhiên và xã hội trong trường dạy nghề đó là: Mặt tự nhiên chia làm 3 loại: - Những vấn đề do mặt tự nhiên của sản xuất qui định như ngành nghề, mục tiêu đào tạo, nội dung giáo dưỡng của các ngành học. - Những vấn đề về tổ chức và phương pháp giáo dục, chịu sự chi phối của các qui luật tâm sinh lý học, giáo dục học. - Những vấn đề về tổ chức quản lý trường chuyên nghiệp, dựa trên những nguyên tắc tổ chức phổ biến với mọi nền giáo dục như: chia học sinh thành từng lớp, tổ chức thi, kiểm tra, sử dụng phương tiện dạy học, v.v... 57 Mặt xã hội của quá trình đào tạo giữ vai trò chi đạo, bao gồm: - Các quan điểm giáo dục xác định rõ bản chất, mục, đích, nhiệm vụ giáo dục, đường lối xây dựng nhà trường về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. - Các phương thức tổ chức quá ừình đào tạo thực hiện các mục đích và nhiệm vụ giáo dục. Về thực hiện nguyên tắc quản lý thứ ba, Các trường cũng đã làm tốt, động viên giáo dục các thành viên giảng dạy, học tập và công tác. Thực hiện qui chế khen thưởng trong trường dạy nghề đối với học sinh, xếp loại học bổng hàng tháng. Đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên thực hiện đầy đủ các chế độ công chức và luật lao động... Việc khen thưởng vồ tinh thần, vật chất chủ yếu được tiến hành kết hợp trong các dịp sơ kết học kỳ. Các trường đều kết hợp đào tạo với sản xuất, do đó có thu nhập và lập được quỹ khen thưởng. Nhìn chung việc thực hiện nguyên tắc kết hợp khuyến khích tinh thần và vật chất ở các trường có ý nghĩa kinh tế - giáo dục tốt trong quản lý đào tạo. d) Về phương pháp quản lý : Đây là cách sử dụng những phương tiện vật chất (tổ chức, kỹ thuật, kinh tế...) hoặc tinh thần (tâm lý, giáo dục.) thích hợp để tác động vào đối tượng quản lý, làm cho họ phát triển theo những con đường dẫn tới mục tiêu quản lý. Các trường CNKT ở Đồng Nai thường áp dụng các phương pháp sau đây : - Phương pháp tổ chức - hành chính: thông qua những qui định về tổ chức và các chỉ thị, mệnh lệnh để tác động lên đối tượng quản lý. Các trường đã thực hiện tốt các loại qui chế, điều lệ, chế độ, tiêu chuẩn... để phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức, các cán bộ quản lý các cấp trong bộ máy tổ chức. Thường xuyên cụ thể hóa các văn bản về tổ chức hành chính của cấp trên cho sát với hoàn cảnh nhà trường. Coi trọng phương pháp tổ chức, giảm bớt việc áp dụng phương pháp hành chính. Hiệu trưởng ít phải ra những chỉ thị mệnh lệnh cụ thể, vì sự phân công trách nhiệm đối với từng người đã được qui định đầy đủ và rõ ràng. - Phương pháp giáo dục chính trị - tư tưởng: Thông qua phương pháp này các trường đã nâng cao nhận thức về đường lối chính sách của Đảng cho mọi thành viên. Mỗi người hiểu rõ điều lệ, chế độ, nội qui về giảng dạy, học tập, công tác, nhiệm vụ và các mối quan hộ làm việc của mình. Hơn nữa để giáo dục ý thức trách nhiệm, tính cộng đồng, sáng tạo, v.v... của người lao động. 58 - Phương pháp tâm lý -giáo dục: Nội dung phương pháp này gồm những hoạt động dựa trên cơ sở những qui luật tâm lý - sư phạm, nhằm tác động vào đối tượng quản lý, giúp đỡ hướng dẫn họ nâng cao trình độ nghề nghiệp và cuộc sống, thông qua các hoạt động tập thổ hay cá nhân như tổ chức các hội nghị chuyên đề sư phạm, hội giảng, dự giờ, gặp gỡ của lãnh đạo với giáo viên, v.v... ở các trường CNKT Đồng Nai, nội dung của phương pháp này thường thực hiện trong công tác phương pháp. - Phương pháp kinh tế là phướng pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, tùy thuộc vào hiệu suất và chất lượng giảng dạy, học tập và công tác của từng người. Phương pháp này đã được áp dụng từ lâu ở các trường dạy nghề Đồng Nai, kết hợp với các phương pháp khác, nó có vai trò động lực trực tiếp tới chất lượng dạy học. Tuy nhiên ở trong trường dạy nghề phương pháp này chưa có vị trí cao và tác dụng như ở các công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh khác. đ) Về quá trình quản lý: Bất kỳ quá trình quản lý nào cũng đều phải thực hiện một số bước như: - Thu thập thông tin về tình hình diễn biến của đối tượng quản lý, trong mối quan hệ với chủ thể quản lý và với môi trường xung quanh. - Phân tích các thông tin đã thu thập, nhận xét, đánh giá, tìm nguyên nhân quá trình phát triển của đối tượng quản lý. - Đề ra các quyết định quản lý hướng dẫn, điều chỉnh sự phát triển của đối tượng quản lý. - Truyền đạt quyết định xuống các cấp, các đối tượng có trách nhiệm tham gia thực hiện quyết định. - Tổ chức thực hiện quyết định. Ở các trường CNKT Đồng Nai, việc tổ chức quá trình quản lý theo 5 bước nói trên thường không đơn giản và có nhiều hạn chế. Chẳng hạn chỉ riêng việc thu thập thông tin từ quá trình giảng dạy - học tập đã đặt ra nhiều vấn đồ cần nghiên cứu giải quyết một cách khoa học như: Nội dung thông tin cần thu thập là gì? Phân cấp trong việc nắm thông 59 tin như thế nào là hợp lý? Tổ chức thu thập thông tin như thế nào cho kịp thời, chính xác? v.v... Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng đã đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của quá trình quản lý như trên, từng bước nâng cao chất lượng quản lý nhà trường. 2.2.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật đào tạo : Mặc dù các trường CNKT của Tỉnh được quan tâm của Bộ Giáo dục & Đào tạo, UBND Tỉnh Đồng Nai và mội số ngành kinh tế - xã hội địa phương trong việc đầu tư xây dựng, sửa chữa trường lớp, phòng học chuyên môn, thư viện, mua sắm bàn ghế, thiết bị, phương tiện dạy học, để giải quyết một phần khó khăn trước mắt về cơ sở vật chất, nhưng so với nhu cầu thực tế và yêu cầu phát triển đào tạo công nhân thì các trường vẫn thiếu phương tiện vật chất thiết yếu như: Bàn ghế giáo viên, học sinh, bảng đúng qui cách, máy vi tính, máy dạy học, các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_4275787987_2975_1871467.pdf
Tài liệu liên quan