MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.5
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.11
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi
trung học cơ sở trường Vừa học vừa làm 15-5 TPHCM.36
Chương 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẠN BÈ CỦA HỌC SINH
LỨA TUỔI TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯỜNG VỪA HỌC- VỪA LÀM 15-5
TPHCM.43
2.1. Tổ chức nghiên cứu .43
2.2. Phương pháp nghiên cứu.43
2.3. Thống kê về khách thể nghiên cứu.47
2.4. Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường
VHVL 15-5.49
2.5. Những khó khăn của các em học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 trong
quá trình rèn luyện KNGT bạn bè .69
2.6. Nguyên nhân của thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi
trung học cơ sở trường Vừa học- vừa làm 15-5 .71
2.7. Biện pháp nâng cao KNGT bạn bè cho học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL
15-5.75
113 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường Vừa học - Vừa làm 15 - 5 Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu quan
hệ với quan hệ với bạn bị nghèo nàn hay các em mất bạn.
− Quan hệ với bạn của thiếu niên là hệ thống độc lập và bình đẳng. Thiếu niên
coi quan hệ với bạn là quan hệ riêng của mình; muốn được độc lập, không muốn
người lớn can thiệp. Trong quan hệ với bạn, vị thế của thiếu niên được bình đẳng,
ngang hàng. Các em mong muốn bạn phải có thái độ tôn trọng, trung thực, cởi mở,
hiểu biết và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Thiếu niên thích giao tiếp với những bạn
cùng lớp được nhiều người tôn trọng, dễ thông cảm, chia sẻ với bạn.
− Quan hệ với bạn của thiếu niên là hệ thống yêu cầu cao và máy móc. Quan
hệ của tuổi thiếu niên được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực cao và chặt chẽ.
Thiếu niên yêu cầu rất cao về phía bạn cũng như bản thân. Các yêu cầu về chuẩn
mực tình bạn trong tuổi thiếu niên phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, là cơ sở
của lý tưởng đạo đức xã hội đang hình thành ở thiếu niên.
Giao tiếp của thiếu niên là sự kiện tâm lý đặc thù trong sự phát triển của
lứa tuổi này. Quá trình giao tiếp của thiếu niên diễn ra phức tạp có nhiều yếu tố đan
xen. Giao tiếp với bạn trở thành hoạt động quan trọng và có ý nghĩa trong đời sống
tâm lý, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của các em. Người lớn,
nhất là thầy cô giáo và cha mẹ cần khuyến khích và quan tâm đến việc duy trì và
phát triển các quan hệ bạn bè của thiếu niên.
b. Đặc điểm tâm lý học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5
Theo Luật “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” được Chủ tịch nước thông
qua ngày 15/6/2004, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm: trẻ mồ côi, không nơi
nương tựa; trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất
độc hóa học; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy
hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ
em nghiện ma túy; trẻ em phạm pháp. Tùy thuộc vào loại hình hoạt động của từng
Mái ấm mà có thể tiếp nhận trẻ có một, hai hoặc ba hoàn cảnh đã nêu. Hiện nay,
một số Mái ấm còn nhận thêm trẻ em nghèo trong cộng đồng có nguy cơ về tệ nạn
xã hội đang kiếm sống trên đường phố.
38
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trẻ em lang thang, trẻ mồ
côi, trẻ bị bỏ rơi và trẻ em nghèo cộng đồng đang sinh sống và học tập tại trường
Vừa học vừa làm 15-5. Đề tài không nghiên cứu các đối tượng trẻ khác như: trẻ
nghiện ma túy, trẻ khuyết tật, trẻ bị xâm hại tình dục
Trẻ sống tại trường Vừa học vừa làm 15-5 ngoài việc học tập văn hóa trẻ còn
được tham gia các hoạt động khác như học vẽ, học nhạc, học vi tính, bơi lội, bóng
đá, giao lưu với trẻ ở các trường khác. Hoặc trẻ được tham gia các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể thao dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đến độ tuổi 14-15
trẻ được tạo điều kiện để học nghề và tìm việc làm.
Cùng độ tuổi là thiếu niên, các em sống tại trường Vừa vừa làm 15-5 cũng có
những đặc điểm giao tiếp đặc trưng của lứa tuổi. Học sinh lứa tuổi THCS sống tại
trường Vừa học vừa làm 15-5 có nhu cầu giao tiếp rất lớn do các em sống xa gia
đình. Các em rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ người khác, đặc biệt là
những bạn bè cùng hoàn cảnh. Về đối tượng giao tiếp, học sinh lứa tuổi THCS tại
trường Vừa học vừa làm 15-5 cũng có những đối tượng giao tiếp giống như học
sinh đang sống tại gia đình, giao tiếp với bạn bè, thầy cô trong trường, những người
trong khu phố mà trường Vừa học vừa làm 15-5 tọa lạc. Ngoài ra các em còn tiếp
xúc thường xuyên với các bạn sống chung trường, các thầy cô làm công tác giáo
dục trong trường.
Sinh hoạt của các em trong trường giống như ở một gia đình: học tập, ăn uống,
nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí nhưng các em sống trong môi trường tập thể nên có
những quy định chặt chẽ hơn. Các em thường trao đổi với bạn bè, thầy cô trong
trường về ước mơ làm được một nghề kiếm được nhiều tiền cho bản thân và gia
đình.
Các em học sinh lứa tuổi THCS sống ở trường 15-5 mang những nét tâm lý
của trẻ em đường phố. Trẻ thường nói dối hoặc không muốn hợp tác, do cơ chế nghi
ngờ và phòng vệ, giáo dục viên thiếu kinh nghiệm sẽ sớm chán nản. Trẻ dễ dàng
thay đổi tính khí: gây hấn hoặc êm dịu, mệt mỏi hoặc nhiệt tình, thờ ơ hoặc tham
gia, chán nản hoặc quan tâm, tích cực hoặc thụ độngTrẻ mất niềm tin nơi chính
39
mình do những kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Trẻ sống cho từng ngày ít khi
nghĩ đến cuộc sống tương lai. Trẻ có nhiều vấn đề cùng lúc khó được giải quyết.
[23, tr.9]
Giao tiếp với bạn bè cùng tuổi thì phức tạp và đa dạng hơn nhiều so với học
sinh tiểu học. Hoạt động chủ đạo của thiếu niên là giao tiếp. Thiếu niên dù sống tại
gia đình hay các trung tâm bảo trợ xã hội đều có nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng
lứa tuổi. Các em có nhu cầu giao tiếp với bạn ở mức cao. Trẻ ở các trung tâm bảo
trợ xã hội, cụ thể là trường 15-5 không sống với gia đình mà sống với các bạn có
cùng hoàn cảnh do đó giao tiếp bạn bè đóng vai trò quan trọng trong đời sống của
các em.
1.3.1.2. Tính tích cực của học sinh
Tính tích cực của học sinh thể hiện ở nỗ lực của chủ thể trong quá trình rèn
luyện KNGT, thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao
các chức năng tâm lý (hứng thú, chú ý, ý chí) nhằm đạt được mục đích giao tiếp
với mức độ cao. Người giáo dục muốn phát hiện được học sinh có tính tích cực
trong việc rèn luyện KNGT hay không cần dựa vào một số biểu hiện:
- Học sinh có chú ý rèn luyện KNGT hay không,
- Học sinh có hăng hái tham gia vào các hoạt động rèn luyện KNGT hay
không,
- Học sinh có hoàn thành những nhiệm vụ về rèn luyện KNGT được giao hay
không,
- Học sinh có ghi nhớ tốt những điều đã được học không,
- Học sinh có hiểu những nội dung về rèn luyện KNGT hay không,
- Học sinh có thể trình bày lại các bước rèn luyện KNGT theo ngôn ngữ riêng
hay không,
- Học sinh có vận dụng được những kiến thức về giao tiếp trong thực tiễn giao
tiếp hay không,
- Tốc độ rèn luyện KNGT của học sinh có nhanh hay không,
40
- Học sinh có hứng thú trong việc rèn luyện KNGT hay chỉ vì một ngoại lực
nào đó,
- Học sinh có quyết tâm vượt qua khó khăn trong quá trình rèn luyện KNGT
hay không,
- Học sinh có sáng tạo trong rèn luyện KNGT hay không.
Mức độ tích cực của học sinh trong quá trình rèn luyện có thể không giống
nhau, có thể được phát hiện dựa vào một số dấu hiệu: tự giác rèn luyện KNGT hay
bị tác động bởi các đối tượng bên ngoài, thực hiện các yêu cầu rèn luyện KNGT
theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa, tính tích cực nhất thời hay thường xuyên liên tục,
tích tính cực tăng lên hay giảm xuống, có kiên trì vượt khó hay không.
Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và mặt tự giác. Mặt tự phát là những
yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi
nổi trong hành vi. Mặt tự giác là trạng thái tâm lí có mục đích và đối tượng rõ rệt do
đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó.
Tính tích cực của học sinh ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả rèn luyện KNGT
của các em, do đó giáo viên và những người làm công tác giáo dục cần quan tâm
đến mặt tích cực của học sinh.
1.3.2. Yếu tố khách quan
Hoàn cảnh sống: Các em thiếu niên ở trường 15-5 sinh hoạt cũng gần giống
như thiếu niên sống tại gia đình: học tập, ăn uống, vệ sinh, nghĩ ngơi, vui chơi giải
trí. Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại các sinh
hoạt tập thể nhằm tạo nên sự đoàn kết trong học sinh, thông qua đó giáo dục cho các
em những kỹ năng cần thiết cho đời sống.
Nhà trường: Trường VHVL 15-5 là trường học và Mái ấm cho những học sinh
là trẻ em đường phố và các em khác đến từ một trong những khu vực khó khăn nhất
trên địa bàn Quận 1.Chủ trương bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc
biệt của nhà trường là luôn tạo mối liên hệ mật thiết giữa trẻ với người thân, không
tách rời trẻ với người thân của mình. Ngoại trừ những em không có người thân,
hoặc người thân bị thất lạc. Điều này tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng
41
giáo dục trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em để các em có nhân cách phát
triển hài hòa. Mặc dù Ủy ban nhân dân Quận 1 đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động
của nhà trường nhưng trường vẫn đang gặp nhiều hạn chế vì không thu học phí và
số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn trên địa bàn còn rất nhiều.
Gia đình: Vị thế của thiếu niên sống tại gia đình đã có sự thay đổi. Các em
được thừa nhận là một thành viên tích cực, được giao một số nhiệm vụ. Các em
được cha mẹ trao đổi, bàn bạc một số công việc trong nhà. Các em thiếu niên
trường 15-5 được sinh ra trong gia đình không đầy đủ. Gia đình khiếm khuyết về
thành phần cơ bản (vợ hoặc chồng). Trong gia đình này chỉ có một trong hai người
cha hoặc mẹ với con do nhiều nguyên nhân khác nhau như: góa, ly hôn, không có
chồng conHoặc một số các em sinh ra trong những gia đình khó khăn về mặt tài
chính, các em phải tham gia lao động thật sự góp phần thu nhập cho gia đình. Sự
không hoàn thiện trông đời sống gia đình khiến ba mẹ thiếu sự quan tâm đến giáo
dục con cái, hoặc các em không được giáo dục. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến
việc rèn luyện KNGT của các em.
42
Tiểu kết chương 1
Phần cơ sở lý luận của đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Các khái niệm: kỹ năng, giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng giao tiếp bạn bè.
2. Kỹ năng giao tiếp bạn bè là một hệ thống gồm nhiều kỹ năng bộ phận, đề tài
tập trung nghiên cứu: kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết
xung đột.
3. Kỹ năng giao tiếp bạn bè của thiếu niên Trường VHVL 15-5 chịu ảnh hưởng
bởi các yếu tố chủ quan và khách quan.
43
Chương 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẠN BÈ
CỦA HỌC SINH LỨA TUỔI TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRƯỜNG VỪA HỌC- VỪA LÀM 15-5 TPHCM
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức và biểu hiện các kỹ năng giao tiếp bạn bè của
học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5, cụ thể là kỹ năng làm quen, kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng giải quyết xung đột. Qua đó, biết được mức độ nhận thức, hiểu
biết của các em về KNGT bạn bè.
2.1.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn bao gồm 100 học sinh lứa tuổi THCS trường
VHVL 15-5 TPHCM.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
2.2.1.1. Mục đích
Xác lập cơ sở phương pháp luận cho quy trình và phương pháp nghiên cứu của
đề tài.
2.2.1.2. Nội dung
- Khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KNGT bạn bè, xác định
khái niệm công cụ trong việc nghiên cứu thực trạng KNGT bạn bè của học sinh lứa
tuổi THCS trường VHVL 15-5.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá các công trình nghiên cứu từ trước làm cơ sở
tiếp tục nghiên cứu đề tài.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.2.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 ở
các mặt nhận thức, biểu hiện.
- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện KNGT bạn bè của học
sinh.
44
- Những biện pháp nhằm nâng cao KNGT bạn bè cho học sinh.
2.2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi là phương pháp quan trọng nhất. Các phương pháp nghiên cứu còn
lại là phương pháp bổ sung, hỗ trợ.
a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích:
- Thu thập thông tin về bản thân khách thể nghiên cứu.
- Điều tra nhận thức, tự đánh giá và mức độ biểu hiện của học sinh lứa tuổi
THCS trường VHVL 15-5 đối với kỹ năng giao tiếp bạn bè, nguyên nhân của thực
trạng kỹ năng và biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp bạn bè cho học sinh.
Cách tiến hành: quy trình phát phiếu điều tra gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Dựa trên những biểu hiện của thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn
bè, cơ sở lý luận của đề tài, người nghiên cứu đưa ra bảng thăm dò mở nhằm trưng
cầu ý kiến của khách thể nghiên cứu về KNGT bạn bè. Sau đó phân tích và xử lý
câu hỏi mở. Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra câu hỏi mở kết hợp với lý luận về
KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS chúng tôi xây dựng phiếu thăm dò ý kiến
chính thức.
- Giai đoạn 2: Phát phiếu thăm dò chính thức nhằm đánh giá thực trạng kỹ
năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5.
Gồm có 2 bảng hỏi:
Bảng hỏi thứ nhất, dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài, gồm 2
phần:
Phần A những thông tin chung về học sinh: giới tính, khoảng thời gian học ở
trường, kết quả học tập năm học qua, hoàn cảnh gia đình.
Phần B gồm 15 câu hỏi
- Câu 1: Khảo sát mức độ quan tâm của các em đối với KNGT bạn bè được
chia thành 5 mức độ: Hoàn toàn không thích (1 điểm), không thích (2 điểm), bình
thường (3 điểm), thích (4 điểm), rất thích (5 điểm).
45
- Câu 2, 3: Tìm hiểu nhận thức về tầm quan trọng của KNGT bạn bè được chia
thành 5 mức độ: Hoàn toàn không quan trọng (1 điểm), không quan trọng (2 điểm),
bình thường (3 điểm), quan trọng (4 điểm), rất quan trọng (5 điểm).
- Câu 4: Tìm hiểu hiểu biết của các em về KNGT bạn bè được chia thành 5
mức độ: Hoàn toàn không biết (1 điểm), không biết (2 điểm), biết ít (3 điểm), biết
nhiều (4 điểm), biết rất nhiều (5 điểm).
- Câu 5,6 : Tìm hiểu hiểu biết của các em về các kỹ năng bộ phận của KNGT
bạn bè, được chia thành 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý (1 điểm), không đồng ý
(2 điểm), phân vân (3 điểm), đồng ý (4 điểm), rất đồng ý (5 điểm).
- Câu 7: Tìm hiểu mức độ quan tâm rèn luyện KNGT bạn bè của học sinh lứa
tuổi THCS trường VHVL 15-5, được chia thành 5 mức độ: Không bao giờ (1 điểm),
ít khi (2 điểm), thỉnh thoảng (3 điểm), thường xuyên (4 điểm), rất thường xuyên (5
điểm).
- Câu 8: Tìm hiểu sự tự đánh giá của các em học sinh về các kỹ năng bộ phận
của KNGT bạn bè. Có 5 mức độ: Rất thấp (1 điểm), thấp (2 điểm), trung bình (3
điểm), cao (4 điểm), rất cao (5 điểm).
- Câu 9, 10, 11: Tìm hiểu biểu hiện của các em về kỹ năng làm quen, kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng giải quyết xung đột.
Cách cho điểm
- Mỗi câu có 5 mức độ lựa chọn: Rất thường xuyên (5 điểm), thường xuyên (4
điểm), thỉnh thoảng (3 điểm), ít khi (2 điểm), không bao giờ (1điểm).
- Riêng đối với các câu có ý nghĩa tiêu cực: 9.8, 9.9, 10.2, 10.5, 10.9, 11.5,
11.7 số điểm cho ngược lại để phù hợp với thang đo.
Thang đánh giá
+ Mức rất cao: 4,51- 5 điểm: thực hiện đầy đủ, thành thạo các kỹ năng.
+ Mức cao: 3,51 – 4,5 điểm: thực hiện khá đầy đủ, chính xác các kỹ năng.
+ Mức trung bình: 2,51- 3,5 điểm: thực hiện tương đối đầy đủ, chính xác các
kỹ năng.
46
+ Mức thấp: 1,51 – 2,5 điểm: thực hiện đầy đủ, chính xác phần lớn các kỹ
năng.
+ Mức rất thấp: 1 – 1,5 điểm: hầu như không thực hiện các kỹ năng.
- Câu 12: Tìm hiểu cách ứng xử của các em trong các tình huống giao tiếp ứng
với 3 kỹ năng: làm quen, lắng nghe, giải quyết xung đột. Mỗi tình huống có 4
phương án trả lời.
Thang đánh giá câu 12:mức cao (3-4 điểm), trung bình (2- 3điểm), thấp (dưới
2 điểm).
- Câu 13: Tìm hiểu những khó khăn các em gặp phải trong quá trình giao tiếp
với bạn bè.
- Câu 14: Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kỹ
năng giao tiếp của các em.
- Câu 15: Tìm hiều những biện pháp nhằm nâng cao KNGT bạn bè cho các
em.
Cách cho điểm câu 13, 14, 15
Mỗi câu có 5 mức độ lựa chọn: Hoàn toàn không đồng ý (1 điểm), không đồng
ý (2 điểm), phân vân (3 điểm), đồng ý (4 điểm), rất đồng ý (5 điểm).
Thang đánh giá
- Mức cao: 4- 5 điểm
- Mức khá cao: 3-3,99 điểm
- Mức trung bình: 2- 2,99 điểm
- Mức thấp: dưới 2 điểm
Bảng hỏi thứ hai, dành cho khách thể nghiên cứu bổ trợ của đề tài là ban giám
hiệu, các thầy cô tại trường. Bảng hỏi này được thiết kế gồm các câu hỏi mở nhằm
thu thập ý kiến của các thầy, cô về thực trạng, nhận thức, biểu hiện KNGT bạn bè
của học sinh lứa tuổi THCS tại trường VHVL 15-5.
Kết quả thu được từ bảng hỏi là cơ sở để xác định thực trạng KNGT bạn bè
của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5, đồng thời tìm hiểu được phần nào
về những khó khăn, nguyên nhân, từ đó đề xuất biện pháp nâng cao KNGT bạn bè
cho học sinh.
47
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn học sinh, các thầy cô và Ban giám hiệu nhà trường nhằm
bổ sung số liệu cho các phương pháp khác để góp phần làm rõ thực trạng KNGT
bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường Vừa học vừa làm 15-5.
2.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát các biểu hiện giao tiếp bạn bè của thiếu niên trong sinh hoạt hằng
ngày cũng như trong các buổi sinh hoạt tập thể, giáo dục chuyên đề tại trường.
2.2.4. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung
bình, độ lệch chuẩn và tiến hành kiểm nghiệm T- Test với mức ý nghĩa 95% để làm
rõ sự khác biệt về một số biểu hiện của KNGT giữa các biến số khác nhau.
2.3 . Thống kê về khách thể nghiên cứu
Bảng 2.1a. Phân bố về giới tính, thời gian học tập
THỜI GIAN HỌC
GIỚI TÍNH
< 1 năm < 2 năm < 3 năm < 4 năm Số lượng Tỷ lệ %
Nam 15 18 18 8 59 59
Nữ 12 16 7 6 41 41
Tổng 27 34 25 14 100 100
Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.1a, thời gian học tập của các em học sinh lứa
tuổi THCS trường 15-5 tập trung ở khoảng thời gian 1-3 năm (86 em chiểm tỷ lệ
86%), số lượng các em học đến 4 năm là rất ít (14 em chiếm 14%).
Về giới tính, tỷ lệ nam cao hơn nữ. Nam chiếm đến 59%, tỷ lệ học sinh THCS
nữ là 41%. Điều này là do đặc thù của trường, phần lớn các em lang thang là nam
nên học sinh nam được đưa vào trường chiếm tỷ lệ cao hơn nữ.
Khảo sát về kết quả học tập được thể hiện ở bảng 2.1b. Năm học vừa qua có
đến 44 % học sinh có học lực trung bình; 39% học sinh khá, giỏi; 17% học sinh
yếu. Bên cạnh học tri thức phổ thông các em còn được tham gia các lớp làm bánh,
48
nấu ăn, vi tính, trang điểm và một loạt các hoạt động hướng nghiệp do nhà trường
phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện.
Bảng 2.1b. Phân bố về kết quả học tập
STT Kết quả học tập Tần số Tỷ lệ %
1 Giỏi 14 14
2 Khá 25 25
3 Trung bình 44 44
4 Yếu 17 17
Về hoàn cảnh gia đình, phần lớn các em sống và học tập tại trường VHVL
15-5 là những em có hoàn cảnh gia đình hết sức đặc biệt. Trong đó có đến 36% học
sinh sống trong những gia đình nghèo khó, không có điều kiện học tập, tự đi kiếm
sống ngoài đường phố được đưa vào trường để học tập. Các em có gia đình không
hạnh phúc nên bỏ nhà đi lang thang được đưa vào trường cũng chiếm tỷ lệ cao 29%.
Các em còn lại là những em không biết cha, mẹ mình là ai, bị mồ côi cha mẹ và
những hoàn cảnh đặc biệt khác.
Bảng 2.2. Hoàn cảnh gia đình của học sinh lứa tuổi THCS
trường Vừa học-vừa làm 15-5
STT Hoàn cảnh gia đình Tần số
Tỷ lệ
%
1 Gia đình quá nghèo phải tự đi kiếm sống ngoài đường phố 36 36
2 Gia đình không hạnh phúc nên em bỏ nhà đi lang thang 29 29
3 Cha mẹ mất sớm nên em không có nơi nương tựa 14 14
4 Không biết cha mẹ em là ai 11 11
5 Khác 10 10
Tổng 100 100
49
2.4.Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường
VHVL 15-5
2.4.1. Nhận thức của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về
KNGT bạn bè
2.4.1.1. Mức độ hiểu biết chung về KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi
THCS trường VHVL 15-5
Nhằm tìm hiểu mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL
15-5 chúng tôi đưa ra hệ thống 3 kỹ năng nằm trong nhóm các KNGT. Khi mở đầu
cuộc giao tiếp chắc chắn sẽ có quá trình làm quen; diễn tiến cuộc giao tiếp đòi hỏi
phải lắng nghe; trong quá trình giao tiếp cũng sẻ xảy ra những mâu thuẫn, xung đột.
Do đó, đề tài nghiên cứu KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL
15-5 ở 3 kỹ năng: kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết xung
đột.
Bảng 2.3a. Mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS
trường VHVL 15-5 về KNGT bạn bè
STT Mức độ Tần số Tỷ lệ%
1 Hoàn toàn không biết 18 18
2 Không biết 29 29
3 Biết ít 34 34
4 Biết nhiều 12 12
5 Biết rất nhiều 7 7
Điểm trung bình = 2,51
Kết quả khảo sát ở bảng 3.2 cho thấy 34 % học sinh chọn mức biết ít; 29% học
sinh chọn mức không biết về kỹ năng giao tiếp bạn bè. Tỷ lệ học sinh hoàn toàn
không biết về kỹ năng giao tiếp 18%. Số lượng học sinh lựa chọn biết nhiều và biết
rất nhiều về kỹ năng giao tiếp bạn bè là 19, chiếm 19%. Tỷ lệ học sinh chọn biết
nhiều và biết rất nhiều về KNGT bạn bè là rất thấp, điều này thể hiện học sinh lứa
tuổi THCS trường VHVL 15-5 chưa được nhà trường trang bị kiến thức, các em
cũng chưa tự tìm hiểu về KNGT bạn bè.
50
Như vậy, với điểm trung bình là 2,51 thì mức độ hiểu biết của học sinh về kỹ
năng giao tiếp bạn bè chỉ ở mức trung bình. Đề tài tiến hành khảo sát hiểu biết của
học sinh về khái niệm kỹ năng giao tiếp để làm rõ hơn nhận thức của các em về kỹ
năng này. Nhận thức chính xác về khái niệm KNGT bạn bè giúp các em định hướng
rèn luyện kỹ năng một cách đúng đắn. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.3b.
Bảng 2.3b. Mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS
trường VHVL 15-5 về KNGT bạn bè
Nội dung ĐTB ĐLC
Kỹ năng giao tiếp bạn bè là năng lực vận dụng có hiệu quả những
tri thức về quá trình giao tiếp, sử dụng hiệu quả và phối hợp hài
hòa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để đạt mục
đích trong giao tiếp với bạn bè.
2,69 1,051
Hiểu biết của các em về khái niệm kỹ năng giao tiếp bạn bè cũng chỉ ở mức
trung bình với ĐTB = 2,69, hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát nhận thức về
KNGT bạn bè ở trên. Đặc điểm tâm lý học sinh lứa tuổi THCS với hoạt động chủ
đạo là giao tiếp, giao tiếp ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân
cách của các em. Học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 là những em có hoàn
cảnh rất đặc biệt. Sự thành thạo trong kỹ năng giao tiếp bạn bè sẽ giúp các em xây
dựng được những mối quan hệ bền lâu cũng giúp nhau vượt qua những khó khăn
trong cuộc sống và học tập, phát triển nhân cách toàn diện. Nhưng với mức độ hiểu
biết về kỹ năng giao tiếp bạn bè chỉ đạt mức trung bình, điều này sẽ tác động rất
nhiều đến tính tự giác, tích cực của học sinh trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao
tiếp bạn bè dẫn đến hiệu quả không cao.
Như vậy, mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về
KNGT bạn bè đạt mức trung bình.
2.4.1.2. Mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5
đối với các kỹ năng bộ phận của KNGT bạn bè
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS
trường VHVL 15-5 về từng KNGT bạn bè chúng tôi đưa ra hệ thống gồm 3 kỹ năng
51
cơ bản và đề nghị học sinh đánh giá theo 5 mức độ biểu hiện. Dưới đây là kết quả tự
đánh giá về mức độ hiểu biết của học sinh đối với các kỹ năng bộ phận của KNGT.
Bảng 2.4a. Mức độ hiểu biết của HS lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5
đối với các kỹ năng bộ phận của KNGT
STT Kỹ năng giao tiếp
ĐT
B
ĐLC Thứ hạng
1 KN làm quen 2,73 1,118 2
2 KN lắng nghe 2,39 1,067 3
3 KN giải quyết xung đột 2,99 1,031 1
Điểm trung bình= 2,70
Biểu đồ 2.1. Mức độ hiểu biết của học sinh đối với các kỹ năng
bộ phận KNGT bạn bè
Kết quả ở bảng 2.4a cho thấy ĐTB của từng kỹ năng giao tiếp do học sinh tự
đánh giá từ 2,73 đến 2,99, điểm trung bình chung của 3 kỹ năng là 2,70. Kết quả
này tương đương với kết quả ở trên về mức độ hiểu biết chung của học sinh về kỹ
năng giao tiếp. Như vậy, nhận thức về các kỹ năng bộ phận KNGT bạn bè của học
sinh chỉ ở mức trung bình.
52
Đối với các kỹ năng bộ phận của KNGT bạn bè, kỹ năng giải quyết xung đột
được học sinh chọn có ĐTB cao nhất 2,99. Kế đến là kỹ năng làm quen với ĐTB là
2,73. Kỹ năng lắng nghe được học sinh lựa chọn có ĐTB thấp nhất 2,39. Mức độ
lựa chọn của học sinh đối với các kỹ năng này chỉ ở mức trung bình, học sinh có
hiểu biết về các kỹ năng này chưa đầy đủ, sâu sắc. Để tìm hiểu sâu hơn về nhận
thức của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 đối với các kỹ năng bộ phận
KNGT bạn bè, các em được khảo sát các nội dung thể hiện ở bảng 2.4b.
Bảng 2.4b. Mức độ hiểu biết của HS lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5
đối với các kỹ năng của KNGT
STT Nội dung ĐTB ĐLC
Kỹ năng làm quen
1 Kỹ năng làm quen là khả năng nhận diện tâm lý của
người khác thông qua việc đối tượng tự giới thiệu.
2,56 1,054
2 Các bước cụ thể của kỹ năng làm quen: tìm hiểu đối
tượng, chuẩn bị tâm thế, bắt đầu làm quen, hoàn tất quá
trình làm quen.
2,51 1,273
Kỹ năng lắng nghe
3 Kỹ năng lắng nghe là khả năng hiểu được nội dung lời
nói, nhận biết được tâm trạng, cảm xúc và nhu cầu của
người nói.
2,4 1,186
4 Các kỹ năng cụ thể của kỹ năng lắng nghe là: kỹ năng
gợi mở, kỹ năng bộc lộ sự quan tâm; kỹ năng tạo bầu
không khí thỏa mái, bình đẳng trong giao tiếp; kỹ năng
phản ánh lại.
2,53 1,222
5 Lắng nghe được thực hiện theo qui trình: tập trung-tham
dự, hiểu, ghi nhớ, hồi đáp, phát triển.
2,64 0,958
Kỹ năng giải quyết xung đột
6 Kỹ năng giải quyết xung đột là khả năng quản lý được
nguyên nhân của sự xung đột, thực hiện các bước xử lý
xung đột tuân thủ các nguyên tắc chung khi xử lý xung
độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_02_20_9122818640_2843_1869386.pdf