MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Sức khoẻ và bệnh tật của người lao động nông nghiệp 3
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, bệnh tật 7
1.3. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Lục Ngạn 14
1.4. Tình hình nghiên cứu sức khoẻ, bệnh tật của người lao động 16
Chương 2. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu 20
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 23
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 24
2.6. Vật liệu, phương tiện, nguồn lực 25
2.7. Phương pháp khống chế sai số 25
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 25
2.9. Phương pháp xử lý số liệu 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 26
3.2. Một số chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải 29
3.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp 36
Chương 4. BÀN LUẬN 41
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 41
4.2. Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp 45
4.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp 50
KẾT LUẬN 54
KIẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009
2.2.2. Địa điểm
Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
* Xã Hồng Giang: có diện tích 14,94 km2, trong đó diện tích trồng cây
vải thiều là 780 ha, dân số 9.183.
Sản lượng vải năm 2008: 6000 tấn.
* Xã Quí Sơn: có diện tích 20 km2, trong đó diện tích trồng cây vải thiều
là 1.690 ha, dân số 15.384.
Sản lượng vải năm 2008: 12.000 tấn.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và chọn mẫu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu: mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang kết hợp
với mô tả so sánh.
Sau khi nghiên cứu mô tả cắt ngang sẽ chọn một số chứng, bệnh và một
số yếu tố nguy cơ được cho là có liên quan, tiếp tục tiến hành phân nhóm để
mô tả so sánh, mô tả tương quan nhằm thiết lập mối liên quan giữa các biến
với nhau trong khuôn khổ điều tra ngang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
* Chọn cỡ mẫu điều tra theo công thức, tính cỡ mẫu như sau:
n = [Z
2
1- α / 2
2e
pq
]
Trong đó: Chọn p = 0,5;
Ấn định ngưỡng e = 0,05 ( 1/10 giá trị p);
Giá trị tương ứng Z1 – α / 2 sẽ là 1,96;
Thay vào công thức tính được cỡ mẫu sẽ là 384, lấy tròn 400.
Cách chọn mẫu nghiên cứu mô tả
- Chọn hộ gia đình: Sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, các hộ
theo tiêu chuẩn phải có diện tích canh tác vải thiều ít nhất từ 01 ha trở lên
thuộc 02 xã Hồng Giang và Quí Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang để
đảm bảo có đủ công việc chăm sóc, thu hái quanh năm. Sau đó sẽ chọn đối
tượng nghiên cứu là người lao động từ các hộ trên.
- Chọn đối tượng người lao động cho mẫu nghiên cứu: Sử dụng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo các bước sau:
+ Bước 1: Lập danh sách tất cả những người canh tác vải thiều trong các
hộ gia đình đã được chọn ở trên (gọi là danh sách chọn) theo thứ tự từ 01 đến hết.
+ Bước 2: Tìm khoảng cách chọn (k), ( k = TS/n)
Lấy tổng số người trong danh sách chọn (TS) chia cho cỡ mẫu (n = 400),
ta được khoảng cách (k).
+ Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu
Chọn đối tượng thứ nhất: Chọn ngẫu nhiên một người nằm trong khoảng
từ 01 đến khoảng cách chọn (k), đó là đối tượng thứ nhất.
Chọn đối tượng thứ hai: Là số thứ tự của đối tượng thứ nhất cộng với
khoảng cách chọn (k).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chọn đối tượng tiếp theo: Là số thứ tự của đối tượng kế trước cộng với
khoảng cách chọn (k). Làm như vậy đến khi chọn đủ 400 đối tượng (là cỡ
mẫu nghiên cứu). Để đảm bảo cỡ mẫu trong quá trình nghiên cứu kéo dài,
tránh bỏ cuộc ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu chúng tôi đã lấy mẫu với số
lượng là 500 người. Tuy nhiên đã có một số người bị loại bỏ do nhiều lý do,
vì vậy cỡ mẫu cuối cùng là 456.
* Chọn mẫu phân tích mô tả so sánh ( tương quan):
Do không thể xác định được chắc chắn tỷ lệ mắc bệnh, không mắc bệnh
trước nghiên cứu cũng như khó có khả năng điều tra rộng hơn vì lý do kinh
phí và thời gian nên không thể chọn mẫu mô tả so sánh tương quan theo công
thức. Vì vậy chúng tôi chọn cách chọn mẫu chủ đích, toàn bộ cho thuận lợi và
cũng phù hợp về mặt y đức. Phương pháp này vẫn được các nhà nghiên cứu
hiện nay chấp nhận.
- Chọn nhóm bệnh: chọn chủ đích, toàn bộ các đối tượng bị bệnh tương
ứng sau khi mô tả, để điều tra các yếu tố liên quan. Ví dụ: đối với bệnh da ta
phải chọn toàn bộ bệnh nhân mắc bệnh da vào nhóm bệnh.
- Chọn nhóm so sánh: chọn chủ đích, toàn bộ các đối tượng không mắc
bệnh sau nghiên cứu mô tả cắt ngang. Ví dụ: để điều tra các yếu tố liên quan
đối với bệnh da ta chọn toàn bộ bệnh nhân không mắc bệnh da đưa vào nhóm
so sánh.
Về yếu tố liên quan, do trên thực tế có nhiều yếu tố liên quan đến sức
khoẻ, chứng, bệnh của người chuyên canh vải, song trong khuôn khổ của luận
văn với thời gian có hạn chúng tôi chỉ xác định mối liên quan giữa một số
chứng, bệnh với các yếu tố nguy cơ, liên quan mang tính chất đặc thù như yếu
tố nghề nghiệp, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (Bảo hộ lao động), hóa
chất bảo vệ thực vật...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
- Tuổi;
- Giới;
- Trình độ học vấn, chia ra theo nhóm: mù chữ; tiểu học; trung học cơ sở
và trung học phổ thông trở lên;
- Các hoá chất sử dụng trong quá trình canh tác vải;
- Tình hình sử dụng bảo hộ lao động.
2.4.2. Một số chứng, bệnh thường gặp
Một số chứng, bệnh thường gặp trong cộng đồng người dân khu chuyên
canh tác vải thiều chúng tôi áp dụng theo bảng phân loại ICD 10 (1992), phân
theo 21 chương, mỗi chương bao gồm một bệnh hay nhóm bệnh, chứng bệnh.
Trong nghiên cứu, chúng tôi chọn một số nhóm bệnh hoặc chứng bệnh
thường gặp ở cộng đồng, gọi tắt là “Chứng, bệnh” để dễ cho việc nghiên cứu
và so sánh với các tác giả khác, ví dụ: nhóm bệnh thuộc hệ thần kinh gọi là
“Bệnh thần kinh”, nhóm bệnh thuộc hệ tuần hoàn gọi là “Bệnh tuần hoàn”...
- Bệnh thuộc hệ thần kinh: được xác định là các chứng bệnh thường gặp
như: đau đầu, mất ngủ...
- Bệnh thuộc hệ tuần hoàn: được xác định là các bệnh thường gặp như:
tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim…
- Bệnh thuộc hệ hô hấp: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm
phổi, viêm phế quản, hen phế quản, ung thư phổi…
- Bệnh thuộc hệ tiêu hoá: được xác định là các bệnh thường gặp như: rối
loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dầy - tá tràng…
- Bệnh về mắt: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm kết mạc,
viêm giác mạc, đục thuỷ tinh thể…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Bệnh về TMH: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm mũi dị
ứng, viêm mũi họng, viêm thanh quản…
- Bệnh Ngoài da: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm da dị
ứng, chàm...
2.4.3. Một số yếu tố liên quan
- Tuổi đời của người lao động, chia ra 6 nhóm tuổi gồm: nhóm dưới 20
tuổi, nhóm từ 20-29 tuổi, nhóm từ 30-39 tuổi, nhóm từ 40-49 tuổi, nhóm từ
50-59 tuổi và nhóm từ 60 tuổi trở lên.
- Tuổi nghề, chia ra 5 nhóm gồm: nhóm dưới 5 năm, nhóm từ 5-9 năm,
nhóm từ 10-14 năm, nhóm từ 15-19 năm và nhóm từ 20 năm trở lên.
- Sử dụng bảo hộ lao động (BHLĐ) gồm các loại như: khẩu trang, găng
tay, mũ, quần áo, kính, ủng và loại khác.
- Thời gian tiếp xúc trực tiếp với các loại HCBVTV: theo tiêu chuẩn
chọn mẫu, đối tượng phải có thời gian canh tác vải từ 4 giờ/ngày trở lên (theo
cách tính độc hại do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành). Tuy
nhiên người chuyên canh vải có thể không tiếp xúc liên tục với HCBVTV nên
trong khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi phân theo 3 nhóm cho phù hợp với
thực tiễn như sau: nhóm dưới 2 giờ/ngày, nhóm từ 2- 4 giờ/ngày và nhóm trên
4 giờ/ngày trở lên.
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.5.1. Phỏng vấn trực tiếp theo mẫu phiếu
Được tiến hành ở tất cả các đối tượng với các thông tin theo chỉ tiêu
nghiên cứu như: tuổi đời, trình độ văn hoá...
2.5.2. Khám lâm sàng, cận lâm sàng
Khám, chẩn đoán xác định các chứng, bệnh bao gồm các thăm khám lâm
sàng và xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán theo tiêu chuẩn, quy trình khám,
chẩn đoán bệnh của Bộ Y tế và ICD - 10.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.6. Vật liệu, phƣơng tiện, nguồn lực phục vụ cho công tác nghiên cứu
- Mẫu phiếu điều tra thống nhất đã được điều chỉnh, chuẩn hóa sau điều
tra thử.
- Các phương tiện, dụng cụ khám bệnh đã được kiểm định: huyết áp kế
đồng hồ, ống nghe ...
- Các cán bộ thực hiện đề tài là một số học viên cao học khoá 11- Y học
dự phòng - Trường đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, bác sỹ chuyên
khoa của Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn, Phòng Y tế huyện Lục Ngạn
và Sở Y tế tỉnh Bắc Giang,
2.7. Phƣơng pháp khống chế sai số
* Khống chế sai số ngẫu nhiên:
Chọn cỡ mẫu đảm bảo đủ cỡ và lực mẫu để khống chế được sai số ngẫu nhiên.
* Khống chế sai số hệ thống:
- Xây dựng bộ câu hỏi tốt, hợp lý, kiểm định và rút kinh nghiệm thường xuyên.
- Đội ngũ cán bộ điều tra, khám được tập huấn kỹ trước khi nghiên cứu
triển khai và rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
- Chọn đối tượng theo tiêu chuẩn chọn mẫu, sau đó giải thích để họ hiểu
mục đích của cuộc phỏng vấn, khám bệnh và để họ hợp tác trong quá trình
nghiên cứu.
- Các bệnh mang tính chất riêng tư đều trả lời trực tiếp, cụ thể cho đối
tượng và có phương hướng giải quyết cụ thể, tế nhị và hợp lý.
- Có hướng khắc phục các vấn đề sức khoẻ, bệnh tật chung cho các đối
tượng trong cả cộng đồng sau khi khám phát hiện bệnh.
2.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học trên máy vi tính bằng
chương trình phần mền EPI INFO 6.04 và SPSS 13.0.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo trình độ học vấn
STT Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Mù chữ 7 1,54
2 Tiểu học 132 28,95
3 Trung học cơ sở 259 56,80
4 Trung học phổ thông trở lên 58 12,71
Tổng số 456 100
Nhận xét: Người chuyên canh vải có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ
lệ cao (56,8%), đặc biệt là vẫn còn có đối tượng mù chữ (1,54%).
Bảng 3.2. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo tuổi, giới
STT Nhóm tuổi Tổng số
Nam Nữ
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 5 1,10 2 0,44
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 19 4,17 30 6,58
3 Từ 30 – 39 tuổi 101 56 12,28 55 12,06
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 94 20,61 85 18,64
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 68 14,91 34 7,45
6 ≥ 60 tuổi 8 5 1,10 3 0,66
Tổng cộng 456 247 54,17 209 45,83
Nhận xét: Nhóm tuổi 40-49 chiếm tỷ lệ cao hơn cả (nam là 20,61%, nữ
là 18,64%). Nhóm tuổi dưới 20 và từ 60 tuổi trở lên thấp (nam là 2,2%, nữ là
1,1%). Đa số người lao động chuyên canh vải đang ở độ tuổi lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.3. Đối tượng nghiên cứu phân theo tuổi nghề
STT Nhóm tuổi nghề Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 < 5 năm 15 3,30
2 Từ 5 - 9 năm 16 3,51
3 Từ 10 – 14 năm 43 9,43
4 Từ 15 – 19 năm 272 59,64
5 Từ ≥ 20 năm 110 24,12
Tổng số 456 100
Nhận xét: Tuổi nghề của người chuyên canh vải tập trung chủ yếu từ 15-
19 năm (chiếm tỷ lệ 59,64%), tuổi nghề dưới 10 năm thấp (6,81%).
Bảng 3.4. Thực trạng sử dụng BHLĐ ở đối tượng nghiên cứu
Loại bảo hộ lao động
Số ngƣời sử dụng
Tỷ lệ (%)
Khẩu trang
445
97,58
Găng tay
234
51,31
Mũ
156
34,21
Quần áo
150
32,89
Kính
124
27,19
Ủng
107
23,46
Khác
41
8,99
Nhận xét: Loại BHLĐ được sử dụng nhiều nhất là khẩu trang, chiếm tỷ
lệ 97,58%, tiếp theo là găng tay (51,31%), còn các loại khác tỷ lệ thấp: kính
(27,19%); quần áo BHLĐ (32,89%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng các loại HCBVTV
Loại hóa chất Số ngƣời sử dụng TL(%)
Pandan
330
72,36
Bassa
329
72,14
Difterex
281
61,62
Monitor
101
22,14
Loại khác
377
82,67
82,67
72,36
72,14
61,62
22,14
0
20
40
60
80
100Tỷ lệ (%)
Khác Pandan Bassa Difterex Monitor
Hoá chất BVTV
Biểu đồ 3.1. Thực trạng sử dụng các loại HCBVTV
Nhận xét: HCBVTV được sử dụng trong canh tác vải tương đối phổ
biến và phụ thuộc vào thị trường, với nhiều loại khác nhau. HCBVTV sử
dụng nhiều nhất là Pandan với tỷ lệ chiếm 72,36% tiếp theo là Bassa chiếm tỷ
lệ 72,14%. Đặc biệt là người chuyên canh vải vẫn còn sử dụng HCBVTV
trong danh mục cấm dùng (Monitor).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2. Một số chứng, bệnh thƣờng gặp của ngƣời chuyên canh vải
Bảng 3.6. Một số chứng bệnh thường gặp
STT Chứng, bệnh Số mắc Tỷ lệ (%)
1
Đau đầu
150
32,89
2
Viêm mũi họng mạn tính
143
31,35
3
Mất ngủ
117
25,65
4
Viêm kết mạc mắt
101
22,14
5
Viêm loét dạ dày – tá tràng
60
13,15
6
Tăng huyết áp
35
7,67
7
Rối loạn tiêu hoá
20
4,38
8
Viêm da dị ứng
20
4,38
9
Rối loạn nhịp tim
9
1,97
10
Viêm mũi dị ứng
5
1,09
11
Viêm phế quản mạn tính
4
0,87
12
Viêm thanh quản
4
0,87
13
Chàm
3
0,65
14
Hen phế quản
1
0,21
15
Đục thuỷ tinh thể
1
0,21
Nhận xét: Một số chứng bệnh của người chuyên canh vải có tỷ lệ mắc
cao. Cao nhất là chứng đau đầu chiếm tỷ lệ 32,89%, tiếp theo là viêm họng
mạn tính tỷ lệ 31,35%, viêm kết mạc tỷ lệ 22,14%. Tỷ lệ bệnh viêm da dị ứng
là 4,38%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc chứng đau đầu theo tuổi đời
STT Nhóm tuổi n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 0 0 7 100
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 9 18,36 40 81,64
3 Từ 30 – 39 tuổi 111 40 36,03 71 63,97
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 57 31,84 122 68,16
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 38 37,25 64 62,75
6 ≥ 60 tuổi 8 6 75,00 2 25,00
Tổng cộng 456 150 32,89 306 67,11
p p(2&3)<0,05; p(2&5)<0,01; p(2&6)<0,05
Nhận xét: Mắc chứng đau đầu chiếm tỷ lệ cao (32,89%), đặc biệt là
nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 75%, dưới 20 tuổi không có trường
hợp nào. Tỷ lệ mắc bệnh tăng rõ rệt theo tuổi đời (p<0,05 – 0,01).
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc chứng đau đầu theo tuổi nghề
STT
Tuổi nghề
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 5 năm 15 1 6,66 14 93,34
2 Từ 5 – 9 năm 16 2 12,50 14 87,50
3 Từ 10 – 14 năm 43 16 37,20 27 62,80
4 Từ 15 – 19 năm 272 87 31,98 185 68,02
5 ≥ 20 năm 110 44 40,00 66 60,00
Tổng cộng 456 150 32,89 306 67,11
p p(1&5)<0,05; p(2&5)<0,05; p(4&5)<0,05
Nhận xét: Mắc chứng đau đầu tăng theo tuổi nghề, nhóm tuổi nghề từ 20
năm trở lên chiếm 40%, nhóm tuổi nghề dưới 5 năm 6,66% (p<0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc chứng mất ngủ theo tuổi đời
STT
Nhóm tuổi
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 0 0 7 100
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 0 0 49 100
3 Từ 30 – 39 tuổi 111 24 21,62 87 78,38
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 48 26,81 131 73,19
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 41 40,19 61 59,81
6 ≥ 60 tuổi 8 4 50,00 4 50,00
Tổng cộng 456 117 25,65 339 74,35
p p(3&5)<0,05; p(3&6)<0,05
Nhận xét: Chứng mất ngủ gặp ở lứa tuổi từ 30 trở lên, nhóm tuổi đời
từ 50 tuổi trở lên chiếm 40 - 50%. Tỷ lệ bệnh tăng dần theo tuổi p < 0,05.
0,0
100,0
0,0
100,0
21,6
78,4
26,8
73,2
40,2
59,8
50,0 50,0
0
20
40
60
80
100
Tỷ lệ (%)
= 60
Tuổi
Mắc
Không mắc
c
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc chứng mất ngủ theo tuổi đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng mạn tính theo tuổi đời
STT Nhóm tuổi n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 2 28,57 5 71,43
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 15 30,61 34 69,39
3 Từ 30 – 39 tuổi 111 33 29,72 78 70,28
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 63 35,19 116 64,81
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 28 27,45 74 72,55
6 ≥ 60 tuổi 8 2 25,00 6 75,00
Tổng cộng 456 143 31,35 313 68,65
p p>0,05
Nhận xét: Viêm mũi họng gặp ở các nhóm tuổi tương tự nhau, xung
quanh 30%. Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi đời song không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng mạn tính theo tuổi nghề
STT
Tuổi nghề
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 5 năm 15 4 26,66 11 73,34
2 Từ 5 – 9 năm 16 5 31,25 11 68,75
3 Từ 10 – 14 năm 43 12 27,90 31 72,10
4 Từ 15 – 19 năm 272 82 30,14 190 69,86
5 ≥ 20 năm 110 40 36,36 70 36,64
Tổng cộng 456 143 31,35 313 68,65
p p>0,05
Nhận xét: Viêm mũi họng mạn tính gặp ở các nhóm tuổi nghề tương tự
nhau, xung quanh 30%. Tuổi nghề tăng, tỷ lệ bệnh có tăng song không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc theo tuổi đời
STT
Nhóm tuổi
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 1 14,28 6 85,72
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 9 18,36 40 81,64
3 Từ 30 – 39 tuổi 111 19 17,11 92 82,89
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 45 25,13 134 74,87
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 27 26,47 75 73,53
6 ≥ 60 tuổi 8 0 0 8 100,00
Tổng cộng 456 101 22,14 355 77,86
p p(5&1)<0,05; p(4&3)<0,05
Nhận xét: Viêm kết mạc gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 40-59 chiếm tỷ lệ
51,6%, các nhóm khác tỷ lệ mắc thấp hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
Bảng 3.13. Tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc theo tuổi nghề
STT
Tuổi nghề
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 5 năm 15 2 13,33 13 86,67
2 Từ 5 – 9 năm 16 4 25,00 12 75,00
3 Từ 10 – 14 năm 43 4 9,30 39 90,70
4 Từ 15 – 19 năm 272 64 23,52 208 76,48
5 ≥ 20 năm 110 27 24,54 83 75,46
Tổng cộng 456 101 22,14 355 77,86
p p(1&2)0,05
Nhận xét: Tỷ lệ viêm kết mạc theo tuổi nghề gặp xung quanh 20%.
Tuổi nghề tăng, tỷ lệ bệnh tăng, không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.14. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng theo tuổi đời
STT
Nhóm tuổi
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 2 28,57 5 71,43
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 8 16,32 41 83,68
3 Từ 30 – 39 tuổi 111 11 9,90 100 90,10
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 21 11,73 158 88,27
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 17 16,66 85 83,34
6 ≥ 60 tuổi 8 1 12,50 7 87,50
Tổng cộng 456 60 13,15 396 86,85
p p(1&2)>0,05; p(1&6)>0,05
Nhận xét: Viêm loét dạ dầy tá tràng theo tuổi đời chiếm tỷ lệ 13,15%
và không phụ thuộc vào tuổi đời của người lao động.
Bảng 3.15. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng theo tuổi nghề
STT
Tuổi nghề
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1
< 5 năm
15
4
26,66
11
73,34
2
Từ 5 – 9 năm
16
1
6,25
15
93,75
3
Từ 10 – 14 năm
43
5
11,62
38
88,38
4
Từ 15 – 19 năm
272
35
12,86
237
87,14
5
≥ 20 năm
110
15
13,63
95
86,37
Tổng cộng
456
60
13,15
396
86,85
p p(1&2)>0,05; p(1&5)>0,05
Nhận xét: Viêm loét dạ dầy tá tràng theo tuổi nghề có tỷ lệ là 13,15%
và cũng không phụ thuộc tuổi nghề (p>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.16. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng theo tuổi đời
STT
Nhóm tuổi
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 0 0,00 7 100,00
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 2 4,08 47 95,92
3 Từ 30 – 39 tuổi 111 3 2,70 108 97,30
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 7 3,91 172 96,09
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 8 7,84 94 92,16
6 ≥ 60 tuổi 8 0 0,00 8 100,00
Tổng cộng 456 20 4,38 436 95,62
p p(2&5)<0,05; p(4&5)<0,05
Nhận xét: Viêm da dị ứng tăng theo tuổi đời, cao nhất ở nhóm từ 50 –
59 tuổi (7,84%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.17. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng theo tuổi nghề
STT
Tuổi nghề
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 5 năm 15 0 0,00 15 100,00
2 Từ 5 – 9 năm 16 2 12,50 14 87,50
3 Từ 10 – 14 năm 43 2 4,65 41 95,35
4 Từ 15 – 19 năm 272 10 3,67 262 96,33
5 ≥ 20 năm 110 6 5,45 104 94,55
Tổng cộng
456
20
4,38
436
95,62
p p(2&3)0,05
Nhận xét: 12,5% bệnh viêm da dị ứng ở nhóm tuổi nghề (5-9 năm). Nếu
so sánh bệnh của những người mới và những người đã canh tác vải lâu năm
(trên 5 năm) thì tỷ lệ bệnh da dị ứng có khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên những năm
sau đó sự thay đổi lại không rõ rệt, không có ý nghĩa thống kê ví dụ p(3&5)>0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thƣờng gặp
3.3.1. Bảo hộ lao động
20,2
79,8
27,4
72,6
0
20
40
60
80
Tỷ lệ (%)
Không sử dụng Sử dụng thường xuyên
Bảo hộ lao động
Mắc
Không mắc
Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa sử dụng kính bảo hộ với bệnh viêm kết mạc
Nhận xét: Người không sử dụng kính bảo hộ thường xuyên có tỷ lệ
mắc viêm kết mạc là 20,18%; người sử dụng kính bảo hộ có tỷ lệ mắc viêm
kết mạc là 27,41%, chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p>0,05).
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sử dụng quần áo bảo hộ lao động với
bệnh viêm da dị ứng
STT Quần áo BHLĐ n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 Không sử dụng 306 12 3,92 294 96,08
2 Sử dụng 150 8 5,33 142 94,67
Tổng cộng 456 20 4,38 436 95,62
p p>0,05
Nhận xét: Tỷ lệ viêm da dị ứng ở nhóm không sử dụng quần áo BHLĐ
thường xuyên là 3,92% và nhóm có sử dụng quần áo bảo hộ lao động có tỷ lệ mắc
viêm da dị ứng là 5,33%, chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.3.2. Thời gian tiếp xúc với hoá chất
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với
chứng đau đầu
STT Thời gian n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1
> 4 giờ/ngày
138
ư
51
36,95
87
63,05
2
Từ 2-4 giờ/ngày
312
95
30,44
217
69,56
3
< 2 giờ/ngày
6
4
66,66
2
33,34
Tổng cộng
456
150
32,89
306
67,11
p
p>0,05
Nhận xét: Thời gian tiếp xúc nhiều hay ít HCBVTV trong ngày đều
làm cho chứng đau đầu tăng cao > 30%.
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm mũi họng mạn tính
STT Thời gian n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1
> 4 giờ/ngày
138
44
31,88
94
68,12
2
Từ 2-4 giờ/ngày
312
97
31,08
215
68,92
3
< 2 giờ/ngày
6
2
33,33
4
66,67
Tổng cộng
456
143
31,35
313
68,65
p
p>0,05
Nhận xét: Tỷ lệ viêm họng mạn tính ở các nhóm có thời gian tiếp xúc
với HCBVTV khác nhau là tương tự như nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm kết mạc mắt
STT Thời gian n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 > 4 giờ/ngày 138 29 21,01 109 78,99
2 Từ 2-4 giờ/ngày 312 71 22,75 241 77,25
3 < 2 giờ/ngày 6 1 16,66 5 83,34
Tổng cộng 456 101 22,14 355 77,86
p p(3&2)<0,05; p(3&1)<0,05
Nhận xét: Bệnh viêm kết mạc có liên quan rõ rệt với thời gian tiếp xúc
với HCBVTV (p(3&2)<0,05; p(3&1)<0,05).
36,95
31,88
21,01
30,44 31,08
22,75
66,66
33,33
16,66
0
10
20
30
40
50
60
70
Tỷ lệ (%)
> 4h 2-4h < 2h
Thời gian (h/ ngày)
Chứng đau đầu
Viêm mũi họng mạn tính
Viêm kết mạc mắt
c
Biểu đồ 3.4. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với
chứng đau đầu, viêm mũi họng mạn tính, bệnh viêm kết mạc mắt
Nhận xét: Tỷ lệ mắc chứng đau đầu ở nhóm 2 giờ cao nhất (66,66%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm loét dạ dày – tá tràng
STT Thời gian n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1
> 4 giờ/ngày
138
22
15,94
116
84,06
2
Từ 2-4 giờ/ngày
312
37
11,85
275
88,15
3
< 2 giờ/ngày
6
1
16,66
5
83,34
Tổng cộng
456
60
13,15
396
86,85
p
p>0,05
Nhận xét: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chưa có liên quan rõ rệt thời
gian tiếp xúc với HCBVTV ( tỷ lệ mắc bệnh không theo qui luật nào).
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm da dị ứng
STT Thời gian n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1
> 4 giờ/ngày
138
9
6,52
129
93,48
2
Từ 2-4 giờ/ngày
312
10
3,20
302
96,80
3
< 2 giờ/ngày
6
1
16,66
5
83,34
Tổng cộng
456 20 4,38 436 95,62
p
p>0,05
Nhận xét: Bệnh viêm da dị ứng xuất hiện ở đối tượng tiếp xúc với
HCBVTV 1 – 2 giờ/ngày. Thời gian tiếp xúc với HCBVTV tăng, tỷ lệ bệnh
viêm da dị ứng tăng, song sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.3.3. Trình độ văn hoá
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá với viêm kết mạc mắt
STT Văn hoá n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 Mù chữ 7 3 42,85 4 57,15
2 Tiểu học 132 18 13,63 114 86,37
3 TH cơ sở 259 66 25,48 193 74,52
4 THPT trở lên 58 14 24,13 44 75,87
Tổng cộng 456 101 22,14 355 77,85
p p(1&2)<0,05; p(1&3)<0,05; p(1&4)<0,05
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh viêm kết mạc ở nhóm mù chữ cao nhất (tỷ lệ là
42,85%). So với các nhóm khác có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Các nhóm còn lại tỷ lệ mắc bệnh từ 24 – 25 %.
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá với viêm da dị ứng
STT Văn hoá n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 Mù chữ 7 2 28,57 5 71,43
2 Tiểu học 132 3 2,27 129 97,73
3 TH cơ sở 259 12 4,63 247 95,37
4 THPT trở lên 58 3 5,17 55 94,83
Tổng cộng 456 20 4,38 436 95,62
p p(1&2)<0,05; p(1&3)<0,05, p(1&4)<0,05
Nhận xét: Học vấn thấp có liên quan rõ rệt với tỷ lệ mắc bệnh viêm da
dị ứng. Nhóm mù chữ mắc bệnh với tỷ lệ 28,58%. So với các nhóm khác có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Các nhóm khác tỷ lệ bệnh
dưới 10%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Trình dộ văn hoá: Người chuyên canh vải tại huyện Lục Ngạn phần lớn
có trình độ trung học cơ sở (56,8%). Các điều tra ở khu vực Thái Nguyên và
Hà Nội cũng cho thấy đa số người dân canh tác nông nghiệp có trình độ học
vấn thấp. Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hà, Hoàng Hải, Nguyễn
Tuấn Khanh...cho thấy người dân làm nông nghiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20LV_09_YDUOC_YHOCDUPHONG_TRAN VAN SINH.pdf