MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG
CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC. 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản. 8
1.3. Vị trí, vai trò của giáo dục tiểu học, giáo viên tiểu học. 22
1.3.1. Vị trí, vai trò của giáo dục tiểu học. 22
1.4- Các chức năng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
tiểu học. 24
1.5- Chủ thể và đối tượng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên tiểu học. 30
1.6- Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học. 31
1.7- Nội dung quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu
học. 33
1.8- Hình thức quản lí bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học. 38
1.9- Phương pháp quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
tiểu học. 40
1.10-Kết quả quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học
. 46
Chương 2 : THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở
HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG . 48
2.1- Khái quát đặc điểm tình hình . 48
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc
Trăng . 48
107 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên tiểu học
Phương pháp hành chính - pháp luật là tổng thể các tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý dựa trên cơ sở
quan hệ tổ chức và quyền lực của Nhà nước. Đặc trưng của phương pháp này
là sự cưỡng bức đơn phương của chủ thể quản lý. Quan hệ ở đây là quan hệ
giữa quyền uy và phục tùng; giữa cấp trên và cấp dưới; giữa cá nhân và tổ
chức.
Có nhiều văn bản pháp quy để thực hiện phương pháp này, đó là : Luật
giáo dục, điều lệ nhà trường phổ thông, quy chế tổ chức hoạt động của
trường, quyết định, nghị quyết, chỉ thị, các văn bản hành chính
Để vận dụng tốt phương pháp hành chính - phápluật vào trong quản lí
công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học (GVTH), trước tiên
đòi hỏi hiệu trưởng phải nắm rõ các nguyên tắc, quy trình của phương pháp;
nắm bắt toàn bộ nội dung và ý nghĩa cũng như quy trình thực hiện các quy
chế, quy định đã ban hành có liên quan, từ đó quán triệt trong đội ngũ sao cho
có một mặt bằng kiến thức và nhận thức đúng đắn về quy mô và phạm vi áp
dụng trên.
Ví dụ: từ những văn bản pháp quy hiện hành, trước hết là Luật Giáo dục;
Điều lệ nhà trường; Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP
ngày 15/4/2010 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua,
Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen
thưởng; Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03/4/2012 của Bộ GD&ĐT
hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng; các Thông tư của Bộ, Ngành liên
42
quan (Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT&BNV về việc quy định
định mức biên chế trong các cơ sở giáo dục công lập; Thông tư số
28/2009/TT-BGD&ĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo
viên phổ thông; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2006 ban
hành quy định về đạo đức nhà giáo;...); những văn bản pháp quy mới; những
hướng dẫn thực hiện, những quy định của tỉnh, huyện ..., Phòng GD&ĐT tổ
chức quán triệt trong đội ngũ cán bộ quản lý và chỉ đạo thực hiện từ cơ sở
trường học.
Phòng GD&ĐT phân công cán bộ chỉ đạo cơ sở thường xuyên liên hệ,
kiểm tra, hướng dẫn đơn vị khi có khó khăn vướng mắc, trong những lần họp
hiệu trưởng định kì, cần nhân điển hình những kinh nghiệm hay, những sáng
kiến có hiệu quả cao, đồng thời rút kinh nghiệm những trường hợp sai sót. Có
kế hoạch thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề; tổng kết, đánh giá xếp loại
thi đua đơn vị. Những đơn vị có thành tích xuất sắc (Trong đó có việc thực
hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH) thì lập hồ sơ đề nghị cấp
trên khen thưởng, những tồn tại thiếu yếu thì phê bình, nhắc nhở chấn chỉnh,
trường hợp vi phạm thì xử lý kỷ luật.
Như vậy, tất cả GVTH quán triệt vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình, từ
đó ý thức được việc bồi dưỡng chuyên môn là một nhiệm vụ quan trọng, nếu
không thực hiện hoặc thực hiện với tinh thần không cao, không đem đến hiệu
quả coi như đã vi phạm. Và khi đã vi phạm thì phải xử lí nghiêm để giữ nền
nếp, kỉ cương trong nhà trường.
Ở trường: sau khi quán triệt các văn bản pháp quy của cấp trên, CBQL
quán triệt lại trong đội ngũ CB, GV, NV của trường, Hội đồng thi đua của nhà
trường sẽ cụ thể hóa các quy định pháp quy đó để đặt ra nội quy, quy chế của
nhà trường và việc thực hiện tốt những quy định đó sẽ là tiêu chí thi đua của
tập thể và cá nhân, những nội dung đó còn được đưa vào kế hoạch, nghị quyết
43
của tập thể đơn vị.
CBQL, chủ tịch công đoàn trường thường trực theo dõi việc thực hiện
trong đơn vị, có sơ tổng kết định kì; có kế hoạch kiểm tra nội bộ (Ví dụ:
Thông qua bảng chấm công hàng tuần, thông qua việc thực hiện hồ sơ sổ
sách, dự giờ, thao giảng; tham gia các hoạt động thi đua trong trường, sự phối
hợp của các cơ quan đoàn thể xã hội...), có khen thưởng, trách phạt kịp thời,
đúng mức.
Ví dụ : người nào vi phạm nội quy, quy định của cơ quan/ không thực
hiện theo kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV của trường thì HT nhắc
nhở, áp dụng các hình thức kỷ luật để răn đe.
1.9.2. Phương pháp kinh tế trong quản lí công tác bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên tiểu học
Những khả năng của con người xét về thể lực là có giới hạn, nhưng về
sức sáng tạo, khả năng trí tuệ, kỹ năng thì vô tận. Để đạt được những mục tiêu
và hiệu quả hoạt động trong bất kỳ một nhóm xã hội nào thì hệ thống quản lý
phải có những phương hướng và phương pháp để phát hiện, nuôi dưỡng và
khai thác những tiềm năng, sức sáng tạo của con người.
Phương pháp kinh tế là tổng hợp các cách thức vận dụng các lợi ích và
các đòn bẩy kinh tế để kích thích cá nhân, tập thể tích cực tham gia các công
việc chung và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Là một phương pháp có
tác động mạnh mẽ và hiệu quả cao dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện
nghĩa vụ, trách nhiệm với lợi ích của người lao động.
Sử dụng phương pháp kinh tế trong quản lí công tác bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên tiểu học, các cấp quản lí trước hết cũng phải nắm vững hệ
thống văn bản pháp quy chuyên ngành, quy định về thi đua, khen thưởng
Bên cạnh đó, phải làm tốt nội dung kế hoạch huy động nguồn kinh phí để có
nguồn sử dụng kịp thời. Đối với những thành viên tích cực học tập, có nhiều
44
đóng góp nổi bật cho nhà trường (Vận động, hỗ trợ, chỉ dẫn cho đồng nghiệp
học tập); sau mỗi đợt tổng kết phong trào thi đua (Thi GV dạy giỏi; thi viết
sáng kiến, kinh nghiệm dạy học), trường có chế độ khen thưởng (Tiền
thưởng, quà, vé tham quan du lịch), ngoài ra, đề nghị nâng lương trước thời
hạn cho CB,GV, NV đó.
Từ quỹ phúc lợi của trường, vào những ngày lễ, tết trong năm, trường
tăng dần số tiền lễ, tết cho CB,GV, NV; đặc biệt là khen thưởng GV dạy giỏi,
chiến sĩ thi đua cơ sở trở lên để kích thích tinh thần, phát huy sức sáng tạo,
đóng góp của cá nhân.
Bên cạnh việc kích thích bằng vật chất, còn có biện pháp kích thích về
tinh thần như : phong danh hiệu thi đua, danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp,
nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, xét và kết nạp Đảng cho các cá nhân tích
cực, tạo điều kiện được học ở bậc học cao hơn cũng đem lại hiệu quả thiết
thực trong quản lí.
1.9.3. Phương pháp giáo dục - tâm lý trong quản lí công tác bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học
Phương pháp giáo dục - tâm lý là tổng thể những tác động đến trí tuệ,
tình cảm, ý thức và nhân cách của con người. Mục đích của phương pháp này
là thông qua những mối quan hệ liên nhân cách tác động lên con người nhằm
cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn,
nâng cao khả năng cũng như trình độ thực hiện nhiệm vụ của đối tượng quản
lý giáo dục; đống thời chuẩn bị tư tưởng tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức
tự giác tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần tự chịu trách nhiệm, không khí đoàn kết
- lành mạnh trong tổ chức quản lý giáo dục khi thực hiện nhiệm vụ do chủ
thể quản lý đặt ra.
Phương pháp giáo dục - tâm lí thường được coi là thước đo một nhà
quản lý thành đạt. Các phương pháp giáo dục - tâm lý bao gồm: giáo dục,
45
thuyết phục, động viên, tạo dư luận, giao công việc và yêu cầu cao Đặc
điểm của phương pháp giáo dục - tâm lý là dựa trên các kích thích mang tính
chất đạo đức, động viên tinh thần, tôn trọng và yêu cầu cao đối với con người.
* Sử dụng phương pháp giáo dục - tâm lí trong quản lí công tác bồi
dưỡng chuyên môn cho GV, hiệu trưởng cần thực hiện các công việc sau:
- Lập quy hoạch về công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ, trong đó cần
tính đến mặt bằng xuất phát, năng lực, độ tuổi, cống hiến, tâm huyết của mỗi
cá nhân để có lộ trình thích hợp. Luôn trọng dụng, coi mỗi người trong trường
ai cũng quan trọng cả; tạo điều kiện cho họ được học tập, làm việc, được
thăng tiến dưới nhiều góc độ khác nhau, vì trên đời này ai cũng muốn được
thăng tiến cả.
- Khuyến khích phát huy năng lực cá nhân trên cơ sở để mỗi người
tham gia tích cực, chủ động vào quá trình hoạt động của đơn vị như việc xác
định mục tiêu, lập kế hoạch, giải pháp thực hiện; tham gia ý kiến vào các
quyết định quản lý quan trọng,... Từ đó, GV sẽ cảm thấy mình thực sự được
thừa nhận, được tin cậy và tự hoàn thiện mình thông qua quá trình làm việc và
cống hiến.
- Lấy giáo dục, thuyết phục là chủ yếu trên cơ sở kết hợp giữa gia đình,
xã hội và cơ quan, đồng thời tăng cường công tác tư vấn. Biết gần gũi, cảm
thông và chia sẻ lúc GV và gia đình của họ gặp khó khăn, hoạn nạn; biết cầu
thị để thông cảm, động viên, khích lệ và vị tha lúc GV có trở ngại, có lỗi lầm;
biết định hướng, thuyết phục để những ai có sai trái biết khắc phục, điều
chỉnh
- Biết động viên, khen thưởng một cách kịp thời, đúng mực - Đây là
cách để thăng hoa niềm vui và phát huy sức sáng tạo, bởi vì trên đời này ai
cũng có cái để mà được khen và ai cũng thích được khen cả, nhưng khen phải
công khai mà chê phải kín đáo. Hiệu trưởng nên tổ chức khen thưởng GV về
46
công tác bồi dưỡng chuyên môn ngay sau khi kết thúc các phong trào thi đua,
hoặc là vào những dịp lễ, tết thì việc khen thưởng trở nên trang trọng và có ý
nghĩa.
- Thông qua việc cùng nhau học tập, bồi dưỡng, thi đua trong đơn vị,
hiệu trưởng cần chú ý xây dựng tập thể đoàn kết nhất trí, tin cậy và yêu mến
nhau để mỗi người yên tâm, gắn bó với tập thể lao động của mình; chân thành
giải toả một cách hợp tình, hợp lý các xung đột (nếu có), xây dựng tốt các mối
quan hệ trong nhà trường và với môi trường xung quanh.
- Để việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV trở thành phong trào sâu rộng
và có nền nếp trong nhà trường thì người HT trước tiên cần phải nêu gương -
không ngừng học tập chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi đạo đức, tác phong của
người quản lý.
1.10- Kết quả quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu
học
Kết quả quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH cũng chính
là kết quả bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên; được thể hiện ở trình độ của
giáo viên, kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề
nghiệp, theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV, theo Thông tư số 43/2006/TT-
BGD&ĐT.
47
* Tiểu kết chương 1
Tóm lại, quản lý giáo dục là quá trình tác động có định hướng của nhà
quản lý giáo dục đến đối tượng quản lý trong việc vận dụng những nguyên lý,
phương pháp chung nhất theo kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học là bồi dưỡng về năng lực
day học và năng lực giáo dục nhằm giúp giáo viên được học tập, rèn luyện
thêm về năng lực phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh hội
nhập và xã hội phát triển không ngừng, đề tài đề cập đến bồi dưỡng năng lực
dạy học cho giáo viên gồm: việc chuẩn bị lên lớp, việc lên lớp, kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập và sinh hoạt chuyên môn. Để quản lý tốt công tác bồi
dưỡng chuyên môn cho GV, hiệu trưởng phải biết lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng chuyên môn ở các nội dung nhằm đạt
được mục tiêu đã đề ra.
Dựa vào cơ sở lý luận trên, chúng tôi soạn thảo công cụ để khảo sát
thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở
huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
48
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC Ở HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG
2.1- Khái quát đặc điểm tình hình
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Mỹ Xuyên, tỉnh
Sóc Trăng
Mỹ Xuyên là một huyện đồng bằng phía nam của tỉnh Sóc Trăng, có vị
trí giáp ranh như sau :
- Phía bắc giáp thành phố Sóc Trăng và huyện Mỹ Tú.
- Phía đông giáp huyện Trần Đề.
- Phía tây giáp huyện Thạnh Trị và tỉnh Bạc Liêu.
- Phía nam giáp huyện Vĩnh Châu.
Huyện Mỹ Xuyên có 10 xã và 01 thị trấn, tổng diện tích tự nhiên là
37.176,54 ha. Dân số của Huyện có 155.359 người, với gần 1/3 người dân tộc
Khmer, đông nhất là người Kinh chiếm gần khoảng 2/3 tổng số dân trong
Huyện, còn lại là dân tộc Hoa. Hiện Huyện có 2 xã có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn (Được hưởng chương trình 135 của Chính phủ).
Về kinh tế: sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; dịch vụ, thương mại tập
trung ở thị trấn, thị tứ và trung tâm các xã.
Về văn hóa: nhân dân huyện Mỹ Xuyên vốn có truyền thống cách
mạng, có nhiều thành tích trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, xã Hòa Tú là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ; các xã Hòa Tú, Gia
Hòa được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”.
Huyện có Đình Hoà Tú là di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia. Các dân
tộc sinh sống trên địa bàn luôn có tinh thần đoàn kết, với bản sắc văn hoá
49
phong phú, đa dạng mang tính đặc thù của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa luôn
hoà quyện và được phát huy.
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc
Trăng
2.1.2.1. Tình hình trường, lớp, học sinh
Năm học 2010-2011, toàn Huyện hiện có 62 đơn vị trường, trong đó :
- Bậc học Mầm non có 14 trường, với 7 nhóm trẻ gồm 251 cháu và 169
lớp mẫu giáo với 4.959 cháu.
Tổng số cán bộ, giáo viên mầm non là 218 người.
- Cấp Tiểu học gồm 33 trường, với 13.898 học sinh của 571 lớp.
Tổng số CB, GV tiểu học và tổng phụ trách Đội là : 894, trong đó giáo
viên : 781.
- Cấp Trung học cơ sở gồm 11 trường (và 2 trường không trực thuộc có
cấp THCS: Trường Thực hành Sư phạm và Trường Dân tộc nội trú huyện)
với 7.599 học sinh, thuộc 230 lớp.
Tổng số CB, GV Trung học cơ sở : 577 người, trong đó giáo viên : 548
người.
Trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên còn có 04 trường trung học phổ thông
với 92 lớp, 3.099 học sinh.
2.1.2.2. Tình hình xếp loại thi đua danh hiệu cá nhân và tập thể ở các
trường tiểu học
Với sự nỗ lực, phấn đấu thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch năm học,
các trường tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên được xếp loại thi đua cuối
năm học 2010-2011 như sau:
- Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” : 569/947 CB,GV,NV (60,08%).
- Đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” : 93/947 CB,GV,NV (9,82%).
- Đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” : 10/33 trường (30,30%).
50
- Đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến : 14/33 trường (42,42%).
- Đạt danh hiệu “Tập thể khá” : 9/33 trường (27,27%).
Kết quả xếp loại thi đua cuối năm học 2011-2012:
- Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” : 648/972 CB,GV,NV (66,66%).
- Đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” : 72/972 CB,GV,NV (7,40%).
- Đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” : 14/33 trường (42,42%).
- Đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến : 14/33 trường 42,42%).
- Đạt danh hiệu “Tập thể khá” : 5/33 trường (15,15%).
Kết quả xếp loại thi đua trên cho thấy, so với năm học 2010-2011,
thành tích của năm học sau được nâng lên một bước đáng kể: số lượng
CB,GV,NV đạt “Lao động tiên tiến” tăng 6,58%, số trường đạt “Tập thể lao
động xuất sắc” tăng 12,12%.
2.1.2.3. Tình hình đánh giá giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp
Căn cứ Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ
GD&ĐT về việc ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học, mỗi
năm học, các trường đều tiến hành đánh giá, xếp loại GV theo đúng quy trình
và quy định. Kết quả xếp loại GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp ở hai năm
học liền kề gần đây được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Kết quả xếp loại GVTH theo Chuẩn nghề nghiệp
Cuối
năm học
Tổng số
GV
được
đánh
giá
Xếp loại
Xuất
sắc
% Khá
%
Trung
bình
% Kém
%
2010-
2011 776 356 45,87 349 44,97 70 9,02 1 0,12
2011-
2012 802 398 49,62 364 45,38 40 4,98 0 0
(Nguồn : tổng hợp số liệu từ Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Xuyên)
51
Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy, so với năm học 2010-2011, ở năm học
2011-2012, GV đã được đánh giá, xếp loại cao hơn: GV được xếp loại “Xuất
sắc” tăng 3,75%, loại “Trung bình” giảm 4,04%, loại “Kém” không còn.
2.1.2.4. Tình hình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Quyết định
số 06/2006/QĐ-BNV
Căn cứ Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội
vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ
thông công lập, mỗi năm học, các trường đều tiến hành đánh giá, xếp loại GV
theo đúng quy trình và quy định. Kết quả xếp loại GV tiểu học theo Quyết
định 06/2006/QĐ-BNV ở hai năm học liền kề gần đây được thể hiện qua bảng
2.2.
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại GVTH theo QĐ số 06/2006/QĐ-BNV
Cuối
năm
học
Tổng số
GV
được
đánhgiá
Xếp loại
Tốt
% Khá
% Trung bình
% Yếu
%
2010-
2011 776 374 48,19 328 42,26 73 9,40 1 0,12
2011-
2012 802 443 55,23 313 39,02 46 5,73 0 0
(Nguồn: tổng hợp số liệu từ Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Xuyên)
Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy, ở năm học 2011-2012, giáo viên tiểu học
được xếp loại “Tốt” tăng so với năm học trước là 7,04%, tỉ lệ giáo viên xếp
loại “Trung bình” giảm 3,67% và không còn GV xếp loại “Yếu”.
2.1.2.5. Tình hình đánh giá, xếp loại GVTH qua thanh tra hoạt động sư
phạm của nhà giáo
Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGD&ĐT ngày 20/10/2006 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở
giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, mỗi năm học,
Phòng GD&ĐT đều có kế hoạch thanh tra trường học (Thanh tra toàn diện
52
hoặc thanh tra chuyên đề) và thanh tra hoạt động sư phạm của GV (Thanh tra
toàn diện GV), hơn 20 % GVTH được thanh tra toàn diện trong một năm học
và kết quả được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại GVTH được thanh tra toàn diện ở 2 năm học
Năm
học
Tổng số
GVđược
thanhtra
Tỉ lệ
%
Xếp loại
Giỏi Tỉ lệ % Khá
Tỉ lệ
%
Trung
bình
Tỉ lệ
% Yếu
Tỉ lệ
%
2010-
2011 181/781 23,17 49 27,07 99 54,69 32 17,67 1 0,05
2011-
2012
186/802 23,19 113 60,75 65 34,94 8 0,43 0 0
(Nguồn: tổng hợp số liệu từ Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Xuyên)
Kết quả ở trên cho thấy, so với năm học 2010-2011, năm học sau,
GVTH được thanh tra toàn diện với xếp loại “Giỏi” tăng rất nhiều (33,68%) tỉ
lệ xếp loại “Trung bình” giảm 17,24% và không còn trường hợp xếp loại
“Yếu”
2.2.2.6. Tình hình xếp loại hai mặt giáo dục học sinh hai năm học liền kề
Căn cứ vào Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về việc
đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, hàng năm học, các trường đều tiến hành
đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm học sinh tiểu học. Chất lượng hai mặt
giáo dục HS tiểu học 2 năm học liền kề thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Kết quả xếp loại HS theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT
Năm
học
Tổng
số HS
Hạnh
kiểm
Học lực
Giỏi Tỉ lệ % Khá
Tỉ lệ
%
Trun
gbình
Tỉ lệ
% Yếu
Tỉ lệ
%
2010-
2011
13.914
Thực
hiện đầy
đủ 100%
3458
24,85
4537
32,61
5716
41,0
8
203
1,46
2011-
2012
13.941
Thực
hiện đầy
đủ 100%
4050
29,1
4552
32,7
5238
37,6
101
0,72
(Nguồn: tổng hợp số liệu từ Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Xuyên)
53
Tình hình trên cho thấy, năm học 2011-2012, so với năm học trước, HS
được xếp loại hạnh kiểm vẫn là “Thực hiện đầy đủ” 100%, và xếp loại học
lực “Giỏi” và “Khá” tăng (4,34%), loại “Yếu” giảm 0,69%.
2.2- Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
tiểu học ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên tiểu học huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
Chúng tôi dùng bộ công cụ để khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng,
bộ công cụ là “Phiếu trưng cầu ý kiến” được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:
2.2.1.1. Cơ sở tâm lý học
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, quản lý giáo dục nói chung và quản
lý GV nói riêng là một hoạt động quản lý xã hội, do đó cả chủ thể và khách
thể quản lý đều là con người. Trong quá trình phát triển và hình thành nhân
cách, mỗi cá nhân có cá tính riêng cùng với nhu cầu luôn muốn thể hiện mình,
được thực hiện và hoàn thành công việc được giao để khẳng định mình nhằm
thỏa mãn các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần. Sự mong muốn đó cần
có sự tác động bên ngoài từ phía người quản lý. Bên cạnh đó, quan hệ giữa
nhà quản lý và người được quản lý trong trường học là quan hệ liên nhân
cách, quan hệ giữa thủ trưởng và cấp dưới. Chính vì vậy trong quản lý, người
hiệu trưởng cần phải nắm được hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, tình
cảm, đạo đức của từng GV để từ đó có các biện pháp thích hợp nhằm tạo
lập trong mỗi cá nhân niềm say mê, phấn khởi, ý thức trách nhiệm, tinh thần
sáng tạo đối với công việc được giao.
2.2.1.2. Cơ sở lý luận dạy học
Năng lực dạy học là một hệ thống bao gồm các thành tố: chuẩn bị lên
lớp; lên lớp; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; sinh hoạt chuyên môn. Các
54
thành tố này có mối quan hệ khắng khít với nhau. Mặt khác, toàn bộ quá trình
dạy học lại là một hệ thống có mối quan hệ qua lại và thống nhất với môi
trường xã hội - chính trị và môi trường cách mạng khoa học - kỹ thuật. Việc
đưa ra các giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV phải căn
cứ trên cơ sở các thành tố của năng lực dạy học và mối quan hệ giữa chúng
với nhau.
2.2.1.3. Cơ sở khoa học quản lý
Việc quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV là một sự kết
hợp chặt chẽ giữa các chức năng quản lý (Bao gồm lập kế hoạch hoạt động; tổ
chức; chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch ) với các nội dung quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Dựa vào
cách tiếp cận đa chiều trên, chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống các câu
hỏi trong đó mỗi một nội dung quản lý đều có sự tham gia của các chức năng
quản lý.
Để tìm hiểu thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên tiểu học huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đã quan sát,
nhìn nhận một cách khách quan các hoạt động giảng dạy của GV dưới sự
quản lí của HT. Sau đó chúng tôi đã trao đổi, trò chuyện cùng GV, CBQL;
xem xét các cơ sở phục vụ cho công tác bồi dưỡng chuyên môn như : thư
viện, phòng hội họp, phòng vi tính, tài liệu, kế hoạch của 21/33 trường tiểu
học (33 trường với loại hình công lập - trên địa bàn huyện không có trường
tiểu học ngoài công lập). Ở các trường nêu trên chúng tôi đã phát 577 phiếu
hỏi cho các đối tượng là CBQLvà GV. Tất cả các phiếu phát ra đều được thu
hồi và đều được trả lời đầy đủ các nội dung được hỏi.
Bộ phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên tiểu học được sắp xếp thành 6 nội dung với 1 mẫu
dành chung cho CBQL và GV.
55
* Phiếu trưng cầu ý kiến CBQL và GV
Ở câu 1, chúng tôi chỉ khảo sát nhận thức của CBQL và GV về sự cần
thiết của việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiểu học và công tác quản lí
hoạt động này với quy định các mức độ sau: Rất cần thiết; Cần thiết; Tương
đối cần thiết; Không cần thiết. Thang điểm đánh giá từ 4 đến 1.
Ở câu 2,3,4,5, chúng tôi khảo sát việc thực hiện các chức năng quản lí
của hiệu trưởng về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiểu học. Ở mỗi
câu, người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô mà thôi. Khi nhập số liệu, chúng
tôi nhập theo thang điểm sau: có thực hiện: 1 điểm; không thực hiện: 0 điểm.
Ngoài ra, ở những câu này chúng tôi còn khảo sát các vấn đề sau:
- Câu 2, chúng tôi muốn khảo sát sự đánh giá của CBQL và GV về việc
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiểu học của hiệu trưởng
đơn vị với quy định các mức độ sau: Tốt, Khá, Trung bình; Yếu. Thang điểm
đánh giá từ 4 đến 1.
- Câu 3, chúng tôi muốn khảo sát sự đánh giá của CBQL và GV về việc
tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiểu học của hiệu
trưởng đơn vị với quy định các mức độ sau: Rất phù hợp; Phù hợp; Tương
đối phù hợp; Không phù hợp. Thang điểm đánh giá từ 4 đến 1.
- Câu 4, chúng tôi muốn khảo sát sự đánh giá của CBQL và GV về việc
chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiểu học của hiệu
trưởng đơn vị với quy định các mức độ sau: Rất hiệu quả; Hiệu quả; Ít hiệu
quả; Không hiệu quả. Thang điểm đánh giá từ 4 đến 1.
- Câu 5, chúng tôi muốn khảo sát sự đánh giá của CBQL và GV về việc
kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV
tiểu học của hiệu trưởng đơn vị với quy định các mức độ sau: Rất hiệu quả;
Hiệu quả; Ít hiệu quả; Không hiệu quả. Thang điểm đánh giá từ 4 đến 1.
56
Ở câu 6,7,8,9, chúng tôi muốn khảo sát sự đánh giá của CBQL và GV
về mức độ khả thi của các giải pháp nhằm quản lí tốt hơn công tác tác bồi
dưỡng chuyên môn cho GV tiểu học với quy định các mức độ sau: Rất Khả
thi, Khả thi; Tương đối khả thi; Không khả thi. Thang điểm đánh giá từ 4 đến
1.
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu thu thập được từ
phiếu trưng cầu ý kiến.
- Từ câu 1 đến câu 5, chúng tôi thực hiện thủ tục so sánh giá trị trung
bình để rút ra nhận xét.
- Tính điểm trung bình cộng (Mean) của mỗi phiếu trả lời và toàn mẫu
khảo sát.
- Đặt giả thuyết 0H với 0H : 1µ = 2µ ; 1H : 1µ ≠ 2µ .
Tính giá trị Sig, nếu Sig > hoặc = 0,05 ta chấp nhận 0H : không có sự
khác biệt giữa ý kiến đánh giá của CBQL và GV.
Nếu Sig < 0,05 thì bác bỏ 0H , chấp nhận 1H :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_02_20_8132651509_5039_1869385.pdf