Hiện nay, trong các trường TCCN việc sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học đóng vai
trò rất quan trọng trong việc dạy học, vì bất cứ một tiết học chuyên môn nào cũng phải có
thiết bị dạy học cho nên việc khai thác và sử dụng tốt thiết bị dạy học sẽ mang lại hiệu quả
tốt trong đào tạo. Chất lượng của trang thiết bị dạy học tốt sẽ dẫn đến chất lượng dạy học tốt
và ngược lại, việc quản lý, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị dạy học là một trong những
nhiệm vụ quan trọng cần phải lên kế hoạch cụ thể vào mỗi đầu năm học với sự tư vấn của
Hội đồng sư phạm. Có quản lý tốt thiết bị dạy học thì mới quản lý tốt hoạt động dạy học của
GV, cần phát động phong trào làm đồ dùng dạy học hàng năm đưa vào trong tiêu chí thi đua
khen thưởng của GV. Ngoài ra, còn phải phát huy các yếu tố kích thích hoạt động dạy học
như phát huy dân chủ trường học, lắng nghe và tôn trọng ý kiến đóng góp xây dựng của tổ
chức, cá nhân trong nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện tốt
nhất trong nhà trường, để GV hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cải tiến bộ máy quản lý củanhà trường, phân công phân nhiệm rõ ràng, xây dựng quy chế làm việc và có sự phối hợp
giữa các bộ phận trong nhà trường nhất là giữa ban giám hiệu, giữa các phòng, khoa BM. Tổ
chức công tác thi đua khen thưởng một cách hiệu quả, qua đó phát huy nội lực của nhàtrường.
84 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý công tác đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo:
- Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán
bộ VHNT ở bậc Trung cấp. Liên kết với các trường Đại học, tổ chức và quản lý các lớp Đại
học. Liên kết với các tổ chức trong nước đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa
nghệ thuật.
- Cán bộ ra trường phải có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành vững vàng, giải quyết tốt
những vấn đề chuyên ngành đào tạo. Có tri thức đạo đức, có khả năng tự học, vươn lên đáp
ứng tốt những yêu cầu do thời đại đặt ra. Cần mẫn trong công việc, hòa nhã với quần chúng
nhân dân, có tư cách phẩm chất đạo đức, thể hiện được lối sống, nếp sống văn minh của
người cán bộ văn hóa nghệ thuật chân chính.
Căn cứ vào đặc điểm này, tác giả đã khảo sát mục tiêu đào tạo:
Bảng 2.1. Đánh giá mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Giáo viên Học sinh F P
TB ĐLTC Thứ
bậc
TB ĐLTC Thứ
bậc
- Mức độ phù hợp của
mục tiêu đào tạo với thực
tế
2,57 0,89 2 2,52 0,84 1 0,26 0,60
- Kết quả thực hiện mục
tiêu đào tạo
2,52 0,75 3 2,52 0,82 1 0,00 0,95
- Kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh
có phù hợp với mục tiêu
đào tạo
2,62 0,68 1 2,51 0,83 3 1,07 0,30
Qua kết quả của bảng 2.1 cho thấy:
GV và HS cùng đánh giá nội dung trên là khá tốt, và sắp xếp các thứ bậc như sau:
mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo (GV xếp thứ bậc 2, HS xếp thứ bậc 1), kết quả thực
hiện mục tiêu đào tạo (GV xếp thứ bậc 3, học sinh xếp thứ bậc 1), kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh có phù hợp với mục tiêu đào tạo (GV xếp thứ bậc 1, HS xếp thứ bậc 3).
Ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh về mục tiêu đào tạo không có sự khác biệt ý
nghĩa về mặt thống kê ( F và P >0,05). Điều này cho thấy, trường đã xác định đúng hướng sự
phù hợp của mục tiêu đào tạo so với nhu cầu thực tế, kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo, việc
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng ngành
học. Đây là việc quan trọng trong quản lý đào tạo.
2.2.2. Chương trình
Chương trình dạy học là văn bản mang tính pháp lệnh của nhà nước do Bộ GD&ĐT ban
hành qui định nội dung, thời gian, số tiết cho từng môn học. Quản lý chương trình dạy học
theo qui định của Bộ GD & ĐT. Hoạt động DH phải thực hiện theo đúng yêu cầu tiến độ
chương trình. Trong quá trình QL, việc thực hiện chương trình dạy học, cần huy động các
thành viên trong bộ máy QL nhà trường như Khoa, BM, tổ trưởng chuyên môn, phân công
theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình hàng tuần, tháng thông qua kiểm tra phiếu báo
giảng, sổ đầu bài, dự giờ, thời khóa biểu . . . Điều quan trọng là phải tiến hành phân tích các
thông tin thu được, để có thể đánh giá được việc thực hiện chương trình sau mỗi lần tổng
hợp theo dõi định kỳ hàng tuần, tháng. Từ đó để đưa ra những biện pháp QL phù hợp, giúp
GV thực hiện đúng, đủ chương trình.
Kết quả khảo sát về chương trình đào tạo:
Bảng 2.2. Đánh giá về chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo
Giáo viên Học sinh F P
TB ĐLTC Thứ
bậc
TB ĐLTC Thứ
bậc
- Tính hợp lý giữa chương trình
đào tạo và mục tiêu đào tạo
2,36 0,80 1 2,51 0,79 1 2,06 0,15
- Chương trình đào tạo có hợp
lý so với nhu cầu thực tế
2,23 0,75 3 2,47 0,79 2 5,29 0,02
- Việc thực hiện chương trình
đào tạo có nghiêm túc và hợp
lý
2,31 0,75 2 2,45 0,84 3 1,42 0,23
Theo bảng 2.2:
Về chương trình đào tạo việc đánh giá của giáo viên và học sinh có sự khác biệt ý nghĩa
về mặt thống kê về chương trình đào tạo có hợp lý so với nhu cầu thực tế thì học sinh đánh
giá cao hơn giáo viên (căn cứ vào F: 5,29,42 & P: 0,02). Hai mặt còn lại của mục này: tính
hợp lý giữa chương trình đào tạo và mục tiêu đào tạo và việc thực hiện chương trình đào tạo
có nghiêm túc và hợp lý được giáo viên và học sinh đánh giá không có sự khác biệt ý nghĩa
về mặt thống kê (căn cứ vào F và P >0,05) và sắp xếp các thứ bậc như sau: tính hợp lý giữa
chương trình đào tạo và mục tiêu đào tạo GV và HS xếp cùng thứ bậc (thứ bậc 1), việc thực
hiện chương trình đào tạo có nghiêm túc và hợp lý (GV xếp thứ bậc 2, HS xếp thứ bậc 3).
Kết quả ở bảng 2.2 đã phản ánh đúng thực tế, giáo viên luôn cho rằng việc xác định
đúng mục tiêu đào tạo, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu đào
tạo là cơ sở cho việc tiếp theo là thực hiện và đánh giá chương trình đào tạo từ đó nâng cao
chất lượng đào tạo.
Kết quả khảo sát về nội dung chương trình đào tạo:
Bảng 2. 3. Ý kiến về chương trình đào tạo ở trường
Nhận xét
Giáo viên Học sinh X2
df = 1
P
N % Thứ
bậc
N % Thứ
bậc
Nặng lý thuyết, nhẹ thực
hành
52 75,4 1 170 54.7 1 10,22 0,269
Nặng thực hành, nhẹ lý
thuyết
2 2,9 3 31 10.0 3 10,76 0,184
Cân đối giữa lý thuyết và
thực hành
18 26,1 2 121 38.9 2 0,01 0,910
Qua kết quả của bảng 2.3 cho thấy:
Giáo viên và học sinh đánh giá tốt về chương trình đào tạo của trường và xếp thứ bậc
giống nhau cả ba nội dung: nặng lý thuyết, nhẹ thực hành (cả giáo viên và học sinh cùng xếp
thứ bậc 1); nặng thực hành, nhẹ lý thuyết (cả giáo viên và học sinh cùng xếp thứ bậc 3);
tương tự với nội dung cân đối giữa lý thuyết và thực hành (giáo viên và học sinh xếp cùng
thứ hạng 2). Hay nói cách khác, không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê về ba nội dung
vừa nêu. Điều này có nghĩa là cả giáo viên và học sinh đều đồng quan điểm chương trình đào
tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành.
Sau đây là kết quả khảo sát về nội dung chương trình:
Bảng 2.4 Ý kíến về cải tiến nội dung chương trình
Nội dung cần cải tiến
Giáo viên Học sinh X2
df =
1
P
N % Thứ
bậc
N % Thứ
bậc
Nội dung về lý thuyết 32 46,4 2 130 41.8 2 0,69 0,403
Nội dung về thực hành 16 23,2 3 61 19.6 3 10,27 0,258
Nội dung thực tập, thực tế 55 79,7 1 193 62.1 1 0,001 0,972
Qua kết quả của bảng 2. 4 cho thấy:
Ý kiến giáo viên và học sinh về cải tiến nội dung chương trình được sắp xếp thống
nhất với nhau về thứ bậc từ thấp đến cao như sau: nội dung thực tập, thực tế (đồng xếp thứ
bậc 1); nội dung về lý thuyết (đồng xếp thứ bậc 2); nội dung về thực hành (đồng xếp thứ bậc
3). Không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê (căn cứ vào F và có P>0,05)
Như vậy, có thể nói nội dung cần cải tiến về thực tập, thực tế là nội dung được giáo
viên và học sinh mong đợi nhất, tiếp theo là nội dung về lý thuyết và nội dung thực hành.
2.2.3. Phương pháp
Vì là trường nghề đặc thù – năng khiếu nên chất lượng đầu vào rất quan trọng đòi
hỏi học sinh phải có năng khiếu đầu vào; phương pháp giảng dạy cũng rất đa dạng và đặc
thù cho mỗi ngành học.
Sau đây là kết quả khảo sát về phương pháp giảng dạy:
Bảng 2.5. Đánh giá phương pháp
Về phương pháp Giáo viên Học sinh F P
TB ĐLTC Thứ
bậc
TB ĐLTC Thứ
bậc
- Phát huy vai trò chủ
đạo của giáo viên
3,04 0,79 1 3,06 0,83 1 2,19 0,13
- Phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo cho
học sinh
2,65 0,96 3 2,88 0,96 2 0,03 0,85
- Ứng dụng công nghệ
thông tin của giáo viên
2,72 0,80 2 2,79 0,91 3 3,19 0,07
- Tính tích cực, chủ
động, sáng tạo trong học
tập của học sinh
2,18 0,69 6 2,63 0,93 4 0,37 0,54
- Ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt
động học tập
2,07 0,67 7 2,40 0,89 9 13,66 0,00
- Khả năng tự học của
học sinh
1,98 0,62 8 2,51 0,94 5 8,51 0,00
- Thực hiện các biện
pháp tác động vào nhận
thức của giáo viên, học
sinh
1,69 0,89 10 2,26 1,12 11 19,36 0,00
- Tổ chức dự giờ, thao
giảng, trao đổi kinh
nghiệm
1,53 0,85 12 1,86 1,04 12 15,49 0,00
- Quản lý cơ sở vật chất 2,55 0,79 4 2,44 0,92 6 5,98 0,01
- Quản lý phương tiện
dạy học
2,49 0,81 5 2,44 0,91 7 0,83 0,36
- Tổ chức biên soạn giáo
trình, tài liệu
1,79 0,91 9 2,42 1,08 8 0,19 0,66
- Quản lý hoạt động tự
học của học sinh
1,57 0,79 11 2,36 1,10 10 20,04 0,00
Qua kết quả của bảng 2.5 cho thấy:
Có sự khác biệt về mặt thống kê (căn cứ vào P<0,05) ở 06 nội dung sau:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập; Khả năng tự học của học sinh;
Thực hiện các biện pháp tác động vào nhận thức của giáo viên, học sinh; Tổ chức dự giờ,
thao giảng, trao đổi kinh nghiệm; Quản lý cơ sở vật chất; Quản lý hoạt động tự học của học
sinh.
Sáu nội dung còn lại không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê.
Qua bảng 2.5 đã phản ánh đúng thực tế khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của
học sinh là chưa đạt bởi lẽ học sinh chỉ thực hành tại lớp ở những giờ thực tập, số học sinh tự
học rất ít. Chứng thực, ngoài giờ học vẽ, học hát ở trường thì rất ít học sinh liên hệ mượn
phòng thực hành để tự học thêm. Do đó, việc quản lý hoạt động tự học của học sinh cũng
không nằm ngoại lệ, vì có diễn ra hoạt động tự học thì mới có việc quản lý hoạt động tự học.
Một thực tế, giáo viên cơ hữu của trường rất thiếu, phần đông là giáo viên thỉnh giảng
nên việc tổ chức dự giờ, thao giảng rút kinh nghiệm cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Bên cạnh cơ sở vật chất đặc biệt phần thực hành cũng chưa đủ phục vụ việc giảng dạy và
học. Đây cũng là vấn đề nhà trường cần phải suy nghĩ thêm. Sau đây là kết quả khảo sát về
kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo:
Bảng 2.6 Nhận xét về kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo
Kiểm tra, đánh giá kết quả
đào tạo
Giáo viên Học sinh F P
TB ĐLTC Thứ
bậc
TB ĐLTC Thứ
bậc
- Chất lượng đầu vào 2,65 0,93 2 2,75 0,81 2 0,91 0,33
- Kiểm tra, đánh giá kết
thúc học phần
2,73 0,91 1 2,76 0,86 1 0,06 0,80
- Đánh giá kết thúc học
phần thực tập, thực tế
2,17 0,80 3 2,58 0,90 3 12,25 0,00
- Đánh giá tiểu luận cuối
khóa
1,98 0,86 4 2,40 1,00 4 10,27 0,00
- Đánh giá trong 1,18 0,89 5 1,83 1,22 5 17,11 0,00
- Đánh giá ngoài 1,17 0,93 6 1,79 1,23 6 15,65 0,00
Kết quả bảng 2.6 cho thấy:
Học viên và giáo viên đánh giá tốt chất lượng đầu vào, cùng xếp thứ bậc 2, P: 0,33;
kiểm tra, đánh giá kết thúc học phần cả giáo viên và học sinh xếp cùng thứ bậc 1, trị số P:
0,80. Nói cách khác, không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê 02 nội dung trên. Để
trúng tuyển vào trường TC.VHNT Cần Thơ, học sinh phải qua hai vòng: xét tuyển môn
Văn theo học bạ lớp 9 hoặc lớp 12 và thi năng khiếu bắt buộc. Trong thực tế học tại
trường thì việc kiểm tra, đánh giá kết quả kết thúc học phần luôn được thực hiện nghiêm
túc từ khâu ra đề, bảo quản đề thi, gác thi và chấm thi.
Có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (căn cứ vào P,0,05) của bốn nội dung còn
lại.Như vậy, cả giáo viên và học sinh cùng đánh giá như nhau về bốn nội dung trên. Điều
này phù hợp với thực tế trường vì từ khi thành lập đến nay chưa đánh giá trong lẫn đánh
giá ngoài, việc đánh giá tiểu luận cuối khóa cũng như đánh giá kết thúc học phần thực
tập, thực tế cũng chưa được quan tâm đúng mức.
2.2.4. Đội ngũ giáo viên
Giáo viên là đội ngũ quyết định chất lượng và uy tín của nhà trường. Tuy nhiên do
trường đặc thù, đội ngũ giáo viên rất khó tuyển dụng do thiếu cơ chế đãi ngộ nhất là nghệ
nhân, nghệ sĩ. Công tác phát triển giáo viên, quản lý giáo viên và tuyển dụng giáo viên qua
kết quả từ phiếu thăm do cho thấy:
Bảng 2.7 Đánh giá về công tác quản lý giáo viên về các mặt
Đánh giá về công tác quản lý
giáo viên về các mặt
Giáo viên Học sinh F P
TB ĐLTC Thứ
bậc
TB ĐLTC Thứ
bậc
- Thời gian lên lớp 3,13 1.11 1 3,03 0,86 3 0,61 0,43
- Thực hiện chương trình 3,08 1.05 2 2,96 0,87 4 1,06 0,30
- Phương pháp giảng dạy 2,76 1.08 4 3,05 0,79 2 6,29 0,01
- Trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ sư phạm của đội ngũ giáo
viên
2,91 0,76 3 3,15 0,78 1 5,22 0,02
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ
2,46 0,77 2 2,79 0,88 1 8,38 0,00
- Tuyển dụng, bổ nhiệm 2,47 0,88 1 2,71 0,93 2 3,67 0,05
- Phân công công tác 2,21 0,90 3 2,65 1,00 3 11,33 0,00
Kết quả bảng 2.7 cho thấy:
Giáo viên và học sinh cùng đánh giá tốt 02 vấn đề: Thời gian lên lớp (F: 0,61,P:0,43),
giáo viên xếp thứ bậc 1, học sinh xếp thứ bậc 3; thực hiện chương trình giáo viên xếp thứ
bậc 2, học sinh xếp thứ bậc 4 (F: 1,06, P:0,30).
Có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (căn cứ vào P<0,05) ở những nội dung còn lại.
Như vậy, học sinh đánh giá cao hơn giáo viên những mặt trên (căn cứ vào TB); lý do,
giáo viên cơ hữu của trường vừa thiếu, vừa yếu nên việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
tuyển dụng, bổ nhiệm và phân công công tác cần được quan tâm đúng mức.
Đã là trường học thì đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc “xây
dựng thương hiệu” cho trường, nhất là trong thời buổi hội nhập hiện nay. Điều này, cần lưu ý
hơn đối với trường nghệ thuật đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. 2.5. Đầu vào
Vì là trường năng khiếu nên đầu nên việc tuyển sinh gồm hai hình thức: xét tuyển môn
Văn và thi tuyển môn Năng khiếu .
Để nâng cao chất lượng đầu vào bắt buộc thí sinh dự thi phải có năng khiếu cơ bản,
đề thi phù hợp và phải có số lượng thí sinh hợp lý.
Kết quả khảo sát biện pháp nâng cao chất lượng đầu vào:
Bảng 2.8. Biện pháp nâng cao chất lượng đầu vào
Biện pháp Giáo viên Học sinh X2
df = 1
P
N % Thứ
bậc
N % Thứ
bậc
Thí sinh dự thi cơ bản có năng
khiếu
62 89,9 1 270 86.8 1 0,47 0,49
Đề thi phù hợp 29 42,0 2 122 39.2 2 0,18 0,66
Tổ chức thi khoa học – chặt chẽ 19 27,5 4 102 32.8 3 0,72 0,39
Số lượng thí sinh hợp lý 22 31,9 3 71 22.8 4 20,45 0,11
Qua kết quả của bảng 2.8 cho thấy:
Ý kiến giáo viên về nội dung số lượng thí sinh hợp lý (xếp thứ bậc 3), tổ chức thi khoa
học – chặt chẽ (xếp thứ bậc 4). Ý kiến học sinh về tổ chức thi khoa học – chặt chẽ (xếp thứ
bậc 3), số lượng thí sinh hợp lý (xếp thứ bậc 4). Hai nội dung còn lại, giáo viên và học sinh
đánh giá giống nhau và đồng xếp thứ bậc như nhau (bậc 1 – nội dung thí sinh dự thi đầu vào
cơ bản có năng khiếu; bậc 2 để nâng cao chất lượng đầu vào thì đề thi phù hợp). Như vậy, để
nâng cao chất lượng đầu vào cần có số lượng thí sinh dự thi có năng khiếu, đề thi phải phù
hợp, tổ chức thi phải chặt chẽ và số lượng thí sinh hợp lý.
Hơn nữa, khi nhìn vào mức ý nghĩa cho thấy việc đánh giá các biện pháp của giáo viên
và học sinh không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Nói cách khác, giáo viên và học
sinh có cùng ý kiến đánh giá về các biện pháp nâng cao chất lượng đầu vào.
2.2.6. Đầu ra
Để nâng cao hiệu quả đào tạo của trường cần phải nâng cao chất lượng đầu vào.
Song song đó, phải thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, tuyển chọn giáo viên có
chuyên môn nghiệp vụ tốt, nhà trường cải tiến hơn về phương pháp giảng dạy, trang bị tốt
cơ sở vật chất và quản lý tốt chương trình đào tạo để sản phẩm giáo dục có hiệu quả đầu
ra.
Kết quả khảo sát biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo của trường:
Bảng 2.9. Ý kiến về biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo của trường
Biện pháp Giáo viên Học sinh X2
df=1
P
N % Thứ
bậc
N % Thứ
bậc
Nâng cao chất lượng đầu vào 51 73,9 5 238 76.5 2 0,21 0,64
Thực hiện nghiêm túc nội dung
chương trình
54 78,3 4 188 60.5 6 7,74 0,00
Tuyển chọn giáo viên chuyên
môn nghiệp vụ tốt
61 88,4 1 232 74.6 3 6,09 0,01
Cải tiến hơn về phương pháp
giảng dạy
49 71,0 6 211 67.8 4 0,26 0,60
Trang bị tốt cơ sở vật chất 60 87,0 2 240 77.2 1 3,25 0,07
Tổ chức quản lý tốt chương
trình đào tạo
60 87,0 2 197 63.3 5 7,74 0,00
Qua kết quả của bảng 2.9 cho thấy:
Giáo viên và học sinh cùng đánh giá các nội dung trên là tốt. Nhưng giáo viên xếp
thứ bậc 1 cho nội dung tuyển chọn giáo viên chuyên môn nghiệp vụ tốt, xếp đồng thứ bậc
2 cho 02 nội dung: trang bị tốt cơ sở vật chất, tổ chức quản lý tốt chương trình đào tạo.
Trong khi đó, học sinh xếp thứ bậc 1 cho nội dung trang bị tốt cơ sở vật chất, xếp thứ bậc
3 cho nội dung tuyển chọn giáo viên chuyên môn nghiệp vụ tốt và tổ chức quản lý tốt
chương trình đào tạo xếp thứ bậc 5.
So sánh đánh giá giữa giáo viên và học sinh ta thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt
thống kê ở ba nội dung: thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình (X2:7,74 & P:0,00),
tuyển chọn giáo viên chuyên môn nghiệp vụ tốt (X2: 6,09 & P:0,01) và tổ chức quản lý tốt
chương trình đào tạo (X2: 7,74 & P:0,00). Không có sự khác biệt ý nghĩa ở ba nội dung
còn lại.
Từ kết quả này cho thấy, mặc dù nhà trường đã nỗ lực cố gắng tuyển chọn giáo viên
có chuyên môn nghiệp vụ tốt, thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, tổ chức quản
lý chương trình đào tạo nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được như mong muốn. Đây là
thách thức đối với công tác quản lý đào tạo cần được đầu tư hơn thế nữa trong công tác
đào tạo, có như thế mới có thể khẳng định “thương hiệu“ của trường.
2.3 Thực trạng quản lý đào tạo
2.3.1 Quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình
Căn cứ vào yêu cầu của Bộ về mục tiêu cần đạt được được của chương trình đào tạo.
Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đã lập kế hoạch đào tạo: phòng đào tạo kiểm
tra việc thực hiện chương trình theo từng học kỳ, năm học; tổ chức triển khai thực hiện
chương trình đào tạo đến giáo viên khá chặt chẽ; kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình
được thực hiện theo mỗi học kỳ tương đối khá. Kết quả việc tổ chức thực hiện chương trình
thể hiện chất lượng nhà trường.
Về chương trình đào tạo, trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ căn cứ theo
chương trình khung của bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình đào tạo là căn cứ để
thực hiện việc xây dựng chương trình đào tạo. Trong những năm qua, việc xây dựng chương
trình đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Cần Thơ chưa được quan
tâm đúng mức.
Theo kết quả thăm dò về việc quản lý thực hiện và xây dựng chương trình đào tạo
như sau:
Bảng 2.10 Đánh giá quản lý thực hiện và quản lý xây dựng chương trình đào tạo
Quản lý thực hiện và quản
lý xây dựng chương trình
đào tạo
Giáo viên Học sinh F P
TB ĐLTC Thứ
bậc
TB ĐLTC Thứ
bậc
Kế hoạch đào tạo 3,20 0,94 1 3,21 0,81 1 0,00 0,93
Tổ chức thực hiện chương
trình đào tạo
3,17 0,95 2 3,03 0,79 2 1,50 0,22
Việc kiểm tra, đánh giá 2,78 0,93 4 2,94 0,84 3 1,92 0,16
việc thực hiện chương trình
đào tạo
Việc điều chỉnh chương
trình đào tạo
2,02 0,89 7 2,63 0,92 7 25,08 0,00
Đảm bảo học sinh thực
hành trên lớp hiệu quả
2,34 0,95 6 2,79 0,98 4 11,99 0,00
Bổ sung – điều chỉnh
chương trình đào tạo hằng
năm
2,00 0,87 8 2,43 1,04 8 10,15 0,00
Việc cập nhật kiến thức
mới
2,72 1.19 5 2,72 1,00 6 0,00 0,98
Học tập – rút kinh nghiệm
về chương trình từ các
trường khác
1,92 0,82 9 2,00 1,04 10 0,31 0,57
Tổ chức nghiên cứu khoa
học
1,37 0,85 12 1,75 0,95 12 9,35 0,00
Công tác triển khai, kiểm
tra việc sửa đổi những nội
dung chưa hợp lý chương
trình hằng năm
1,75 0,81 10 2,27 0,91 9 19,01 0,00
Việc quản lý chương trình
chi tiết từng phân môn
3,04 1.09 3 2,72 0,93 5 5,96 0,01
Việc phân công đề tài, sáng
kiến kinh nghiệm
1,39 0,80 11 1,92 1,03 11 16,01 0,00
Qua kết quả của bảng 2. 10 cho thấy:
Ý kiến của giáo viên và học sinh về quản lý thực hiện và xây dựng chương trình
đào tạo khá thống nhất với nhau về sáu thứ bậc cao nhất như sau: kế hoạch đào tạo (đồng
xếp thứ bậc 1); tổ chức thực hiện chương trình đào tạo (đồng xếp thứ bậc 2); việc quản lý
chương trình chi tiết từng phân môn (giáo viên xếp thứ bậc 3, còn học sinh xếp thứ bậc 5);
việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo (giáo viên xếp thứ bậc 4, còn học
sinh xếp thứ bậc 3); việc cập nhật kiến thức mới (giáo viên xếp thứ bậc 5, còn học sinh xếp
thứ bậc 6); và đảm bảo học sinh thực hành trên lớp hiệu quả (giáo viên xếp thứ bậc 6, còn
học sinh xếp thứ bậc 4).
Như vậy, có thể nói trong quản lý đào tạo, kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện
chương trình đào tạo, việc quản lý chương trình chi tiết từng phân môn, kiểm tra – đánh giá
chương trình đào tạo cần được nhà trường quan tâm hơn.
Không có sự khác biệt ý nghĩa vế mặt thống kê ở năm nội dung: kế hoạch đào tạo,
tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình đào
tạo, việc cập nhật kiến thức mới, học tập rút kinh nghiệm về chương trình từ các trường khác
(căn cứ vào F & P>0,05). Điều này cho thấy, trường đã có kế hoạch đào tạo, tổ chức thực
hiện chương trình, kiểm tra việc thực hiện chương trình đào tạo, cập nhật, kiến thức mới,
học tập rút kinh nghiệm về chương trình từ các trường khác và đây là một trong những yếu
tố quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.
So sánh đánh giá giữa giáo viên và học sinh thì có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở
bảy nội dung còn lại (căn cứ vào P<0,05). Điều này cho thấy, việc điều chỉnh chương trình
đào tạo, đảm bảo học sinh thực hành trên lớp hiệu quả, bổ sung – điều chỉnh chương trình
đào tạo hằng năm, tổ chức nghiên cứu khoa học, công tác triển khai, kiểm tra việc sửa đổi
những nội dung chưa hợp lý chương trình hằng năm, quản lý chương trình chi tiết từng phân
môn, phân công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm chưa được như mong đợi và trường cần quan
tâm hơn để việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng được thuận lợi.
2.3.2. Quản lý hoạt động giảng dạy
Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh là một trong
những khâu quan trọng của công tác quản lý, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Vì
vậy, ở Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Cần Thơ việc quản lý này được
thực hiện nghiêm túc từ khâu tổ chức tuyển sinh đầu vào, phòng đào tạo thực hiện nghiêm
túc kế hoạch kiểm tra, đánh giá, quản lý đề thi, giám sát thi, tổ chức chấm thi, công tác xếp
loại kết quả học tập của học sinh đến việc quản lý thực tập, thực tế.
Kết quả thăm dò ý kiến về công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo:
Bảng 2. 11 Đánh giá quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo
Quản lý việc kiểm tra, đánh
giá kết quả đào tạo
Giáo viên Học sinh F P
TB ĐLTC Thứ TB ĐLTC Thứ
bậc bậc
- Tổ chức tuyển sinh đầu vào 2,84 0,93 5 2,84 0,94 6 0,35 0,55
- Kế hoạch kiểm tra, đánh giá 2,73 0,85 6 2,87 0,89 5 0,00 0,96
- Quản lý đề thi 3,15 1.02 1 3,18 0,84 2 1,37 0,24
- Giám sát thi 3,08 0,95 2 3,17 0,89 3 0,05 0,81
- Tổ chức chấm thi 3,08 0,74 2 3,19 0,86 1 0,47 0,49
- Công tác xếp loại kết quả
học tập của học sinh
2,92 0,67 4 2,90 0,94 4 0,99 0,31
- Quản lý thực tập, thực tế 2,33 0,79 7 2,27 1,15 7 0,03 0,86
Qua kết quả của bảng 2.11 cho thấy:
Giáo viên và học sinh đánh giá khá thống nhất về những nội dung trên và sắp xếp
các thứ bậc như sau: quản lý đề thi (giáo viên xếp thứ bậc 1, học sinh xếp thứ bậc 2); giám
sát thi (giáo viên xếp thứ bậc 2, học sinh xếp thứ bậc 3); tổ chức chấm thi (giáo viên xếp thứ
bậc 2, còn học sinh xếp thứ bậc 1); công tác xếp loại kết quả học tập của học sinh (đồng xếp
thứ bậc 4); tổ chức tuyển sinh đầu vào (giáo viên xếp thứ bậc 5, học sinh xếp thứ bậc 6); kế
hoạch kiểm tra, đánh giá (giáo viên xếp thứ bậc 6, còn học sinh xếp thứ bậc 5); và quản lý
thực tập, thực tế (đồng xếp thứ bậc 7). Như vậy, việc quản lý đề thi, giám sát thi, tổ chức
chấm thi, công tác xếp loại kết quả học tập của học sinh nhà trường tổ chức tốt.
2.3.3. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Hiện nay, trong các trường TCCN việc sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học đóng vai
trò rất quan trọng trong việc dạy học, vì bất cứ một tiết học chuyên môn nào cũng phải có
thiết bị dạy học cho nên việc khai thác và sử dụng tốt thiết bị dạy học sẽ mang lại hiệu quả
tốt trong đào tạo. Chất lượng của trang thiết bị dạy học tốt sẽ dẫn đến chất lượng dạy học tốt
và ngược lại, việc quản lý, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị dạy học là một trong những
nhiệm vụ quan trọng cần phải lên kế hoạch cụ thể vào mỗi đầu năm học với sự tư vấn của
Hội đồng sư phạm. Có quản lý tốt thiết bị dạy học thì mới quản lý tốt hoạt động dạy học của
GV, cần phát động phong trào làm đồ dùng dạy học hàng năm đưa vào trong tiêu chí thi đua
khen thưởng của GV. Ngoài ra, còn phải phát huy các yếu tố kích thích hoạt động dạy học
như phát huy dân chủ trường học, lắng nghe và tôn trọng ý kiến đóng góp xây dựng của tổ
chức, cá nhân trong nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện tốt
nhất trong nhà trường, để GV hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cải tiến bộ máy quản lý của
nhà trường, phân công phân nhiệm rõ ràng, xây dựng quy chế làm việc và có sự phối hợp
giữa các bộ phận trong nhà trường nhất là giữa ban giám hiệu, giữa các phòng, khoa BM. Tổ
chức công tác thi đua khen thưởng một cách hiệu quả, qua đó phát huy nội lực của nhà
trường.
Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ gồm 09 phòng học các chuyên ngành
Âm nhạc, 01 phòng học múa, 1 phòng điêu khắc, 02 phòng họa chuyên ngành, 01 phòng sư
phạm mỹ thuật, 02 phòng giảng dạy nhạc công cải lương, 01 phòng chuyên biệt dạy Sân
khấu, phòng máy tính, khu hành chánh: phòng Hiệu trưởng, phòng Phó Hiệu trưởng, phòng
hành chánh tổ chức, Thư viện, phòng đào tạo, Hội trường – sân khấu, nhà bếp (phục vụ giáo
viên thỉnh giảng), xe ô tô đưa đón giáo viên thỉnh giảng ở xa. Nhà trường luôn dành ưu tiên
đến việc cung cấp đầy đủ thiết bị dạy học của trường đặc thù: đàn Pi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_07_1954061417_8528_1872679.pdf