MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.5
MỞ ĐẦU .6
1. Lý do chọn đề tài. 6
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 7
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 7
4. Giả thuyết khoa học. 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 7
6. Phương pháp nghiên cứu . 8
7. Phạm vi nghiên cứu . 9
NỘI DUNG.10
CHƯƠNG 1.10
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG
THỰC HÀNH XÃ HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.10
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 10
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới.10
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam.12
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 15
1.2.1. Các vấn đề lý luận chung.15
1.2.1.1. Cơ sở pháp lý của công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ
Chí Minh 15
1.2.1.2. Một số vấn đề lý luận về giáo dục THPT.17
1.2.1.3. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.21
1.2.2. Giáo dục KNTHXH và quản lý công tác giáo dục KNTHXH trường THPT.24
1.2.2.1. Khái niệm.241.2.2.2. Mục tiêu giáo dục KNTHXH cho học sinh trong nhà trường THPT .31
1.2.2.3. Nội dung giáo dục KNTHXH cho học sinh nhà trường THPT.32
1.2.2.4. Nguyên tắc giáo dục KNTHXH cho học sinh trong nhà trường THPT .35
1.2.3. Quản lý công tác giáo dục KNTHXH trong trường THPT.37
1.2.3.1. Khái niệm.37
1.2.3.2. Các chức năng quản lý công tác giáo dục KNTHXH.38
Sơ đồ 1.3. Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục KNTHXH [30, tr.60] .39
Sơ đồ 1.4. Quy trình kiểm tra – đánh giá công tác giáo dục KNTHXH.41
[30, tr.64] .41
CHƯƠNG 2.43
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG THỰC HÀNH XÃ
HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.43
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục THPT của TPHCM. 43
Bảng 2.1. Kết quả xây dựng trường học, phòng học năm 2009.45
Bảng 2.2. Ngân sách chi thường xuyên.45
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng . 46
2.2.1. Mục đích nghiên cứu .46
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .47
2.3. Thực trạng quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố
Hồ Chí Minh. 48
2.3.1. Thực trạng công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí
Minh 49
2.3.2. Thực trạng quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ
Chí Minh theo cấu trúc quản lý .64
CHƯƠNG 3.93MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG THỰC HÀNH
XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.93
3.1. Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành
phố Hồ Chí Minh . 93
3.1.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục
KNTHXH và quản lý công tác giáo dục KNTHXH cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.93
3.1.2. Nhóm các biện pháp về kế hoạch hóa công tác giáo dục KNTHXH.95
Biện pháp 3: Mua sắm phương tiện, trang thiết bị cần thiết để phục vụ việc đổi mới phương
pháp và hình thức dạy học .95
3.1.3. Nhóm các biện pháp về công tác tổ chức giáo dục KNTHXH .96
3.1.4. Nhóm các biện pháp về chỉ đạo thực hiện giáo dục KNTHXH.101
3.1.5. Nhóm các biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục KNTHXH .103
3.2. Mối liên hệ giữa các biện pháp . 104
3.3. Khảo cứu tính khả thi của các biện pháp. 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .113
PHỤ LỤC.117
169 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng thực hành xã hội ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KNTHXH. Mặc dù công tác giáo dục kỹ năng sống nói chung
và KNTHXH nói riêng vừa được chính thức đưa vào giảng dạy trong năm học 2010-2011 tuy nhiên
đã có một số trường thành lập được Ban giáo dục KNTHXH. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng.
Điều này góp phần đẩy mạnh công tác này ở các trường THPT. Tuy vậy, trong thực tế hoạt động của
Ban giáo dục KNTHXH như thế nào lại là vấn đề cần quan tâm tiếp theo.
2.3.2. Thực trạng quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành
phố Hồ Chí Minh theo cấu trúc quản lý
2.3.2.1. Thực trạng nhận thức và thái độ của CBQL và giáo viên về việc quản lý công tác
giáo dục KNTHXH
a. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của việc quản lý công tác giáo dục KNTHXH
Kết quả khảo sát về sự cần thiết của việc quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở hai đối
tượng CBQL và giáo viên thể hiện ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Bảng xếp hạng mức độ thực hiện các hình thức giáo dục KNTHXH ở các
trường THPT tại TPHCM
- Hầu
hết các
CBQL và
giáo viên đã
nhận thức
được sự cần
thiết của
việc quản lý
công tác
giáo dục
KNTHXH.
Điều này thể hiện qua tỉ lệ 85,1% CBQL và 94,0% giáo viên cho rằng việc quản lý giáo dục
KNTHXH là cần thiết, trong đó tỉ lệ khẳng định là “rất cần thiết” ở CBQL lên đến 34,0% và 44,7%
ở giáo viên.
- Tuy vậy, thật đáng lo ngại vì cũng có một bộ phận CBQL và giáo viên chưa thực sự quan tâm
đến việc quản lý công tác giáo dục KNTHXH nên đã chọn mức độ “có hay không cũng được”
(CBQL 6,4%; giáo viên 5,3%) . Đặc biệt, có CBQL và giáo viên cho là công tác giáo dục KNTHXH
“không cần thiết”, tỉ lệ 2,1% ở CBQL và 0,7% ở giáo viên. Thậm chí có đến 6,4% CBQL cho là
TT Mức độ
CBQL Giáo viên
Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %
1 Rất cần thiết 16 34.0 67 44.7
2 Cần thiết 24 51.1 74 49.3
3 Có hay không cũng được 3 6.4 8 5.3
4 Không cần thiết 1 2.1 1 0.7
5 Hoàn toàn không cần thiết 3 6.4 0 0
Tổng 47 100% 150 100%
ĐTB 4.00 4.38
ĐLC 1.18 0.62
“hoàn toàn không cần thiết”. Với nhận thức như vậy sẽ dẫn đến thực trạng đang thả nổi công tác
giáo dục KNTHXH ở các trường THPT. Điều này cũng đang thiết thực khi xã hội hiện nay cũng
chưa nhìn nhận đúng, các trung tâm giáo dục KNTHXH, kỹ năng sống mọc lên như nấm nhưng
không có cấp quyền nào kiểm tra về chất lượng giáo dục của các trung tâm này.
Nhìn chung hầu hết CBQL và giáo viên đều cho rằng cần thiết hoặc rất cần thiết phải có sự
quản lý công tác giáo dục KNTHXH thể hiện ở điểm trung bình khá cao: đối với CBQL, ĐTB =
4,00, ĐLC = 1,18; còn đối với giáo viên, ĐTB = 4,38, ĐLC = 0,62. Điều này cho thấy, sự quản lý
công tác giáo dục KNTHXH là tất yếu phải có để làm cho công tác này được thực hiện nghiêm túc,
đúng hướng và đạt được kết quả mong muốn. Kết quả này cũng là tín hiệu tích cực tạo tiền đề thuận
lợi trong công tác quản lý của Ban giám hiệu vì được sự đồng lòng của giáo viên trong việc quản lý
công tác giáo dục KNTHXH.
b. Thực trạng thái độ của giáo viên và CBQL về việc quản lý công tác giáo dục KNTHXH
Nhìn vào bảng 9, chúng tôi thấy sự lựa chọn của giáo viên và CBQL có thể chia thành ba
nhóm như sau:
- Nhóm 1: “Đồng ý” bao gồm các phát biểu mà tỉ lệ lựa chọn “đồng ý” và “hoàn toàn đồng
ý” rất cao như: “Giáo dục KNTHXH là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ nên phải được quản lý
chặt chẽ”, giáo viên 80,3%, CBQL 95,8%; “Ban giám hiệu quản lý việc giáo dục KNTHXH sẽ giúp
kết quả đạt được cao hơn”, giáo viên 77,3%, CBQL 91,5%; “Công tác giáo dục KNTHXH sẽ bị
giáo viên xem nhẹ nếu không có sự quản lý của Ban giám hiệu”, giáo viên 56,7%, CBQL 97,9%;
“Giáo dục KNTHXH nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông nên bắt buộc phải có
sự quản lý của Ban giám hiệu”, giáo viên 52,3%, CBQL 95,8%.
Bảng 2.11. Thái độ của CBQL và giáo viên về các phát biểu liên quan đến công tác giáo
dục KNTHXH
Đối
tượng
Phát
biểu
Mức độ
Rất đồng ý Đồng ý Lưỡng lự
Không
đồng ý
Hoàn toàn
không đồng
ý
Tần
số
Tỉ lệ
%
Tần
số
Tỉ lệ
%
Tần
số
Tỉ lệ
%
Tần
số
Tỉ lệ
%
Tần
số
Tỉ lệ
%
Cán
bộ
quản
1 2 4.3 1 2.1 10 21.3 23 48.9 11 23.4
2 0 0 2 4.3 21 44.7 20 42.6 4 8.5
3 2 4.3 1 2.1 7 14.9 19 40.4 18 38.3
lý 4 25 53.2 21 44.7 0 0 0 0 1 2.1
5 23 48.9 20 42.6 3 6.4 1 2.1 0 0
6 1 2.1 2 4.3 9 19.1 26 55.3 9 19.1
7 21 44.7 24 51.1 0 0 2 4.3 0 0
8 28 59.6 17 36.2 2 4.3 0 0 0 0
Giáo
viên
1 18 12.0 47 31.3 22 14.7 45 30.0 18 12.0
2 5 3.3 17 11.3 34 22.7 66 44.0 28 18.7
3 5 3.3 12 8.0 23 15.3 73 48.7 37 24.7
4 7 4.7 78 52.0 38 25.3 24 16.0 3 2.0
5 29 19.3 87 58.0 26 17.3 7 4.7 1 0.7
6 6 4.0 18 12.0 34 22.7 66 44.0 26 17.3
7 18 12.0 62 41.3 52 34.7 18 12.0 0 0
8 47 31.3 75 50.0 23 15.3 5 3.3 0 0
[Xem chú thích ở phụ lục 5.A]
Kết quả cho thấy CBQL và giáo viên có đều có thái độ rất tích cực với việc quản lý công tác
giáo dục KNTHXH. Do đó, hầu hết đánh giá cao vai trò của Ban giám hiệu trong việc quản lý sự
thực hiện giáo dục KNTHXH của giáo viên và quản lý kết quả thực hiện.
Kết quả còn cho thấy một bộ phận khá lớn giáo viên đồng ý với phát biểu “Việc quản lý công
tác giáo dục KNTHXH là của Đoàn thanh niên”. Qua trao đổi trực tiếp, một số giáo viên cho rằng
việc giáo dục KNTHXH là hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Đoàn trường. Điều này cho thấy một
thái độ hết sức bàng quan của một bộ phận giáo viên vì công tác giáo dục KNTHXH không phải chỉ
do Đoàn thanh niên phụ trách mà theo chủ trương thì đây là một hoạt động của toàn thể các bộ
phận, các thành viên trong nhà trường cùng thực hiện.
- Nhóm 2: “Không đồng ý” bao gồm các phát biểu mà tỉ lệ lựa chọn “không đồng ý” và
“hoàn toàn không đồng ý” rất cao như: “Công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp không phải
của Ban giám hiệu”, giáo viên 73,4%, CBQL 78,7%; “Hiệu trưởng có đã quá nhiều việc phải quản
lý nên không cần phải quản lý công tác giáo dục KNTHXH”, giáo viên 62,7%, CBQL 51,1%; “Chỉ
cần giáo viên chủ nhiệm tự quản lý công tác giáo dục KNTHXH là đủ”, giáo viên 61,3%, CBQL
74,4%; “Việc quản lý công tác giáo dục KNTHXH là của Đoàn thanh niên”, giáo viên 42,0%,
CBQL 72,3%. Đây là nhóm các phát biểu mang tính tiêu cực. Đo đó, việc tỉ lệ giáo viên và CBQL
không đồng ý cao là một tín hiệu đáng mừng. Điều này cho thấy việc quản lý công tác giáo dục
KNTHXH của Ban giám hiệu được hầu hết giáo viên và CBQL đồng tình thực hiện.
- Nhóm 3: “Mức độ lưỡng lự” bao gồm các phát biểu mà tỉ lệ lựa chọn mức độ “lưỡng lự”
khá cao như: “Hiệu trưởng có đã quá nhiều việc phải quản lý nên không cần phải quản lý công tác
giáo dục KNTHXH”, CBQL 44,7%. Như vậy, vẫn có một bộ phận lớn CBQL còn chưa nhận thức rõ
được vai trò quan trọng của chính mình trong việc quản lý công tác này trong khi công tác giáo dục
KNTHXH là mới và cấp thiết cho học sinh. Điều này có thể gây khó khăn cho việc triển khai thực
hiện công tác giáo dục KNTHXH. Có thể dẫn đến công tác này cũng được thực hiện nhưng thực
hiện chỉ mang tính hình thức.
c. Quan điểm của CBQL về những yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục
KNTHXH và các yêu cầu cần ưu tiên thực hiện để quản lý tốt công tác giáo dục KNTHXH
Để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục KNTHXH, chúng tôi đưa ra 12
yếu tố để khảo sát CBQL. Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.2. Những yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục
KNTHXH
[Xem chú thích ở phụ lục 5.B]
Biểu đồ trên cho thấy hầu hết các yếu tố đều có điểm trung bình lớn hơn 4,00. Trong đó, yếu
tố “Sự chỉ đạo sâu sát của các cấp quản lý giáo dục về công tác giáo dục KNTHXH” và “Sự phối
hợp đồng bộ giữa BGH, TLTN, TTCM, giáo viên trong công tác giáo dục KNTHXH” có ĐTB =
4,81 đạt mức cao nhất. Theo sau là yếu tố “Khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học tích cực” xếp hạng 3, với ĐTB = 4,68 và yếu tố “Sự quan tâm của học sinh”
3.6
3.8
4
4.2
4.4
4.6
4.8
5
YT1 YT2 YT3 YT4 YT5 YT6 YT7 YT8 YT9 YT10 YT11 YT12
Series 1 4.49 4.53 4.32 4.47 4.81 4.81 4.47 4.6 4.68 4.06 4.47 4.6
Đ
iể
m
t
ru
ng
b
ìn
h
Yếu tố
và “Phản ứng của xã hội trước chủ trương của ngành về công tác giáo dục KNTHXH” xếp hạng 4
với ĐTB = 4,60.
Theo các CBQL, sự chỉ đạo của các cấp quản lý và sự phối hợp đồng bộ giữa BGH, Trợ lý
thanh niên, Tổ trưởng chuyên môn tác động rất nhiều đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục
KNTHXH. Tiếp theo đó là khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học tích cực của giáo viên. Điều này cho thấy CBQL đã nhận thức được vấn đề cốt lõi, cần thiết để
thực hiện công tác giáo dục KNTHXH là khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học tích cực của giáo viên.
- Sự phối hợp giữa các đơn vị liên ngành trong hoạt động giáo dục KNTHXH tuy có điểm
trung bình khá cao (ĐTB = 4,02) nhưng xếp hạng 12/12. Điều này cho thấy CBQL sự phối hợp giữa
các đơn vị liên ngành tác động nhiều đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục KNTHXH nhưng ở
mức thấp hơn các yếu tố khác. Có lẽ các yếu tố khác tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục
KNTHXH cho học sinh hơn là “sự phối hợp các đơn vị liên ngành”.
Khảo sát những yêu cầu cần ưu tiên trong công tác giáo dục KNTHXH, kết quả trình bày ở
biểu đồ 2.3.
Biểu đồ 2.3.
Các yêu cầu cần ưu tiên trong việc công tác giáo dục KNTHXH
[Xem chú thích ở phụ lục 5.C]
Xem xét các yêu cầu cho thấy hầu hết CBQL cho là cần ưu tiên yêu cầu 2 (Tổ chức nhân sự
phù hợp để thực hiện công tác giáo dục KNTHXH), yêu cầu 3 (Chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục
KNTHXH một cách rõ ràng), yêu cầu 8 (Đội ngũ GV nhận thức tốt về tầm quan trọng của giáo dục
KNTHXH), yêu cầu 9 (Giáo viên Văn, Sử, Địa, Sinh, GDCD, GVCN, TLTN phải được tập huấn về
giáo dục KNTHXH), yêu cầu 10 (Tuyên truyền cho GV, HS, phụ huynh tầm quan trọng, tính cấp
thiết của giáo dục KNTHXH) với ĐTB từ 0,96 trở lên, trong đó yêu cầu 3 đạt mức ưu tiên tối đa với
0.74
0.96
1
0.68
0.47
0.77
0.6
0.98 0.98 0.98
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
YC1 YC2 YC3 YC4 YC5 YC6 YC7 YC8 YC9 YC10
Đ
iể
m
t
ru
ng
b
ìn
h
Các yêu cầu
ĐTB = 1. Các yêu cầu còn lại được ưu tiên ở mức thấp hơn. Trong đó thấp nhất là yêu cầu 5 (Xây
dựng chuẩn đánh giá công tác giáo dục KNTHXH) với ĐTB = 0,47.
2.3.2.2. Thực trạng việc thực hiện những chức năng quản lý và những hành động quản lý
công tác giáo dục KNTHXH
a. Thực trạng việc thực hiện những chức năng quản lý công tác giáo dục KNTHXH
Lập kế hoạch công tác giáo dục KNTHXH
Khảo sát mức độ thực hiện công tác lập kế hoạch của Ban giám hiệu để quản lý công tác giáo
dục KNTHXH, kết quả thể hiện ở bảng 2.12.
Bảng 2.12. Đánh giá công tác lập kế hoạch thực hiện giáo dục KNTHXH
STT Mức độ CBQL Giáo viên
Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %
1 Tốt 13 22.7 27 18.0
2 Khá 28 59.6 64 42.7
3 Trung bình 6 12.8 57 38.0
4 Yếu 0 0 2 1.3
5 Kém 0 0 0 0
Phần lớn CBQL và giáo viên cho là công tác lập kế hoạch của nhà trường nhằm quản lý giáo
dục KNTHXH được thực hiện ở mức khá trở lên. Cụ thể có 82,3% CBQL và 60,7% giáo viên đánh
giá công tác lập kế hoạch được thực hiện khá hoặc tốt. Trong đó, mức tốt được CBQL và giáo viên
lựa chọn với tỉ lệ lần lượt là 22,7% và 18,0%. Tuy nhiên, vẫn có một số CBQL cho là công tác lập
kế hoạch chỉ đạt mức trung bình, 12,8%. Đồng thời cũng có một bộ phận khá lớn giáo viên cho rằng
công tác lập kế hoạch chỉ đạt ở mức độ trung bình, chiếm tỉ lệ 38.0%, thậm chí có 1,3% cho là đạt
mức yếu.
Để giải thích cho điều này, chúng tôi khảo sát giáo viên và CBQL một số biểu hiện để xem
giáo viên có nắm rõ nhiệm vụ của mình khi thực hiện công tác giáo dục KNTHXH và và có gặp khó
khăn gì về phương pháp cũng như hình thức giáo dục KNTHXH hay không. Kết quả thể hiện ở
bảng 2.13.
Bảng 2.13. Mức độ nắm rõ nhiệm vụ thực hiện trong công tác giáo dục KNTHXH của
giáo viên
STT
Mức độ
CBQL Giáo viên
Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %
1 Rất thường xuyên 2 4.3 1 0.7
2 Thường xuyên 6 12.8 45 30.0
3 Thỉnh thoảng 34 72.3 53 35.3
4 Không 5 10.6 44 29.3
5 Hoàn toàn không 0 0 7 4.7
Có khá nhiều giáo viên cho là không nắm rõ nhiệm vụ khi thực hiện công tác giáo dục
KNTHXH, chiếm tỉ lệ 34,0% và cũng có đến 35,3% giáo viên thỉnh thoảng nắm rõ nhiệm vụ. Trong
khi đó, theo CBQL thì có 10,6% giáo viên không nắm rõ nhiệm vụ và 72,3% thỉnh thoảng. Chính
điều này một phần làm cho 38,0% giáo viên đánh giá công tác lập kế hoạch của quản lý chỉ ở mức
trung bình. Khi được phỏng vấn, Thầy TNN ở trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa cho biết “Tôi rất
mơ hồ về những việc mình phải làm trong công tác giáo dục KNTHXH của nhà trường” [phụ lục
2.B]. Hơn nữa khi xem xét một kế hoạch cụ thể của trường BTX cho thấy: nhiệm vụ của giáo viên,
trợ lý thanh niên chưa được nêu cụ thể; kế hoạch còn mang tính bao quát, chỉ yêu cầu giáo viên
chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh nhưng không đề cập đến các việc mà giáo
viên phải làm để rèn luyện các kỹ năng đó. Nói cách khác, kế hoạch chưa đề cập trực tiếp vào việc
rèn luyện KNTHXH cho học sinh.
Khảo sát mức độ gặp khó khăn về phương pháp và hình thức giáo dục KNTHXH cùng với
mức độ thực hiện một số công tác liên quan đến việc lập kế hoạch giáo dục KNTHXH, kết quả thể
hiện ở bảng 2.14.
Bảng 2.14. Mức độ các biểu hiện và mức độ thực hiện các công tác liên quan đến việc
lập kế hoạch
Nội
dung
Đối
tượng
Mức độ
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
Hoàn
toàn
không
Tần
số
Tỉ lệ
%
Tần
số
Tỉ lệ
%
Tần
số
Tỉ lệ
%
Tần
số
Tỉ lệ
%
Tần
số
Tỉ lệ
%
1
CBQL 7 14.9 29 61.7 10 21.3 1 2.1 0 0
Giáo viên 13 8.7 58 38.7 69 46.0 10 6.7 0 0
2
CBQL 2 4.3 6 12.8 37 78.7 2 4.3 0 0
Giáo viên 14 9.3 48 32.0 80 53.3 8 5.3 0 0
3 CBQL 3 6.4 3 6.4 40.0 85.1 1 2.1 0 0
[Xem chú thích ở phụ lục 5.D]
Kết quả khảo sát cho thấy đa số giáo viên thường xuyên gặp khó khăn về phương pháp và
hình thức giáo dục KNTHXH, chiếm tỉ lệ 45,4% và cũng có đến 46,0% giáo viên thỉnh thoảng gặp
khó khăn này. Trong khi đó, theo CBQL thì tỉ lệ này ở giáo viên lần lượt là 76,6% và 21,3%. Điều
này cho thấy một bộ phận rất lớn giáo viên thường xuyên gặp khó khăn về phương pháp và hình
thức giáo dục KNTHXH. Điều này có thể là do công tác lập kế hoạch tập huấn cho giáo viên chưa
được quan tâm đúng mức và chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng về nhân sự để đáp ứng nhu cầu của công
tác giáo dục KNTHXH. Cũng chính vì vậy có đến 38,0% giáo viên đánh giá công tác lập kế hoạch
của quản lý chỉ ở mức trung bình.
Kết quả cũng cho thấy có 78,7% CBQL cho thỉnh thoảng bồi dưỡng giáo viên kỹ năng ứng
dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, thậm
chí có CBQL không thực hiện hoạt động này. Tỉ lệ này ở giáo viên lần lượt là 53,3% và 5,3%. Tỉ lệ
này khá phù hợp với kết quả khảo sát mức độ thực hiện công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các
phần mềm tin học phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy: đa số CBQL và giáo viên cho
là công công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học phục vụ cho việc đổi mới
phương pháp giảng dạy thỉnh thoảng mới thực hiện, với tỉ lệ khác cao: 85,3% đối với CBQL, và
60,0% đối với giáo viên.
Khảo sát về mức độ thường xuyên thực hiện công tác tập huấn chuyên môn về giáo dục
KNTHXH cho giáo viên cho thấy: chỉ có 6,4% CBQL và 25,4% giáo viên cho là trường mình thực
hiện thường xuyên công tác tập huấn chuyên môn về giáo dục KNTHXH cho giáo viên. Trong khi
đó, có đến 80,9% CBQL cho rằng trường chưa tập huấn cho giáo viên và 67,3% giáo viên cho rằng
trường không thực hiện hoặc chỉ thỉnh thoảng thực hiện. Qua trao đổi trực tiếp với giáo viên Lý Thị
A, trường THPT Nguyễn Trãi cho biết “Trường chỉ có kế hoạch tập huấn cho một vài giáo viên chủ
chốt để giáo viên về tập huấn lại cho toàn thể giáo viên nhưng việc tập huấn lại này mang hình
thức”. Chính vì vậy, nhiều giáo viên khi vào thực tế giảng dạy KNTHXH bị lúng túng [phụ lục 5.B].
Điều này càng được khẳng định hơn khi chúng tôi khảo sát mức độ áp dụng các biện pháp
để quản lý công tác giáo dục KNTHXH.
Biện pháp “bồi dưỡng chuyên môn KNTHXH cho những giáo viên” chỉ được CBQL áp dụng
ở mức trung bình với ĐTB = 2,53. Nhưng có tín hiệu tích cực ở việc CBQL tập trung mua sắm
phương tiện, trang thiết bị hiện đại để phục vụ giảng dạy, xếp hạng 1 với ĐTB = 3,77. Còn biện
Giáo viên 10 6.7 39 26.0 90 60.0 11 7.3 0 0
4
CBQL 0 0 3 6.4 6 12.8 28 59.6 10 21.3
Giáo viên 4 2.7 34 22.7 56 37.3 45 30.0 11 7.3
pháp “xây dựng phòng học chuyên biệt giáo dục KNTHXH” được CBQL áp dụng thấp nhất, xếp
hạng 10/10 với ĐTB = 1,81.
Mức độ áp dụng các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn về KNTHXH cho giáo viên của
CBQL ngược lại với quan niệm của giáo viên và của chính CBQL. Mặt khác, mức độ áp dụng biện
pháp “xây dựng phòng học chuyên biệt giáo dục KNTHXH” lại thống nhất hoàn toàn với quan
niệm. Thật vậy, khi yêu cầu xếp hạng các hành động cụ thể trong công tác giáo dục KNTHXH
chúng tôi có được kết quả ở bảng 2.15.
Bảng 2.15. Mức độ áp dụng các biện pháp và xếp hạng các hành động liên quan đến
công tác xây dựng kế hoạch giáo dục KNTHXH
TT
Biện pháp và hành
động
Biện pháp Hành động
CBQL Giáo viên CBQL Giáo viên
ĐTB
Xếp
hạng
ĐTB
Xếp
hạng
ĐTB
Xếp
hạng
ĐTB
Xếp
hạng
1
Bồi dưỡng chuyên môn
KNTHXH cho những
giáo viên quan tâm
2.53 7 3.11 6 1.98 1 2.80 1
2
Mua sắm phương tiện,
trang thiết bị hiện đại
phục vụ giảng dạy
3.77 1 3.47 1 5.38 5 5.27 5
3
Xây dựng phòng học
chuyên biệt giáo dục
KNTHXH
1.81 10 2.26 10 8.53 9 6.93 8
Mặc dù việc lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa được thực hiện tốt
nhưng cả CBQL và giáo viên đều cho rằng bồi dưỡng chuyên môn KNTHXH cho giáo viên là quan
trọng nhất, xếp hạng 1 với ĐTB = 2,80. Trong khi đó, hành động “mua sắm phương tiện, trang thiết
bị hiện đại phục vụ giảng dạy” xếp hạng 5/10 và hành động “xây dựng phòng học chuyên biệt giáo
dục KNTHXH” xếp hạng 8/10. Như vậy nguồn lực chính để thực hiện công tác giáo dục KNTHXH
đã được CBQL và giáo viên xác định là tất cả giáo viên và những giáo viên đó cần phải được tập
huấn, bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục KNTHXH. Các phương tiện và trang thiết bị hiện đại
được cũng hết sức cần thiết nhưng ở mức độ thấp hơn; việc xây dựng phòng học chuyên biệt giáo
dục KNTHXH không được ưu tiên. Qua trao đổi trực tiếp với giáo viên và CBQL, chúng tôi biết
được nhiều trường đang gặp khó khăn về phòng học, có lớp lên đến hơn 50 học sinh. Do đó, việc
lập kế hoạch để xây dựng phòng học chuyên biệt giáo dục KNTHXH được cho là khó thực hiện.
Tóm lại, công tác lập kế hoạch của CBQL chưa thực hiện tốt khâu xác định các nguồn lực,
đặc biệt là nguồn lực về con người và phương pháp tiến hành giáo dục KNTHXH. CBQL còn thờ ơ
với công tác hoạch định nhân sự, công tác tập huấn, trang bị, bồi dưỡng kiến thức, phương pháp,
phương tiện cho giáo viên còn chưa được chú trọng. Điều này gây trở ngại rất lớn cho việc triển
khai thực hiện công tác giáo dục KNTHXH của Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng và Sở Giáo dục
và Đào tạo TPHCM nói riêng.
Tổ chức thực hiện công tác giáo dục KNTHXH
Tìm hiểu mức độ thực hiện công tác tổ chức của Ban giám hiệu để quản lý công tác giáo dục
KNTHXH, kết quả được thể hiện ở bảng 2.16.
Bảng 2.16. Đánh giá công tác thực hiện giáo dục KNTHXH
STT
Mức độ
CBQL Giáo viên
Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %
1 Tốt 9 19.1 15 10.0
2 Khá 34 72.3 60 40.0
3 Trung bình 4 8.5 66 44.0
4 Yếu 0 0 9 6.0
5 Kém 0 0 0 0
Bảng trên cho thấy phần lớn CBQL và giáo viên cho là công tác tổ chức của CBQL nhằm
quản lý giáo dục KNTHXH được thực hiện ở mức khá, tốt. Cụ thể có 91,4% CBQL và 50,0% giáo
viên đánh giá công tác tổ chức được thực hiện khá hoặc tốt.
Tuy nhiên, vẫn có một số CBQL cho là công tác lập kế hoạch chỉ đạt mức trung bình, chiếm
tỉ lệ 8,5%. Đồng thời cũng có một bộ phận khá lớn giáo viên cho rằng công tác tổ chức chỉ đạt ở
mức độ trung bình, chiếm tỉ lệ 44.0%, thậm chí có 6,0% cho là đạt mức yếu. Đây là con số đáng để
quan tâm về việc thực hiện các chức năng quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT
tại TPHCM.
Để giải thích tại sao có một bộ phận lớn giáo viên cho là công tác tổ chức của CBQL chỉ đạt
mức trung bình, kết quả được thể hiện ở bảng 2.17.
Bảng 2.17. Mức độ thực hiện hoạt động báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch giáo dục
KNTHXH
STT Mức độ CBQL Giáo viên
Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %
1 Rất thường xuyên 1 2.1 25 16.7
2 Thường xuyên 20 42.6 48 32.0
3 Thỉnh thoảng 22 46.8 50 33.3
4 Không 3 6.4 27 18.0
5 Hoàn toàn không 1 2.1 0 0
Có đến 44,7% CBQL và 48,7% giáo viên thường xuyên không biết báo cáo tình hình thực
hiện công tác giáo dục KNTHXH cho ai. Ở mức độ thỉnh thoảng có 46,8% CBQL và 33,3% giáo
viên lựa chọn. Trong khi đó, có rất ít giáo viên khẳng định không gặp tình trạng này, chỉ 18.0%.
Điều này cho thấy, công tác tổ chức của CBQL được chính CBQL đánh giá có phần chủ quan vì với
tỉ lệ lớn giáo viên không biết báo cáo tình hình thực hiện cho ai chứng tỏ công tác tổ chức của
CBQL chưa tốt, việc sắp xếp nguồn lực chưa khoa học, việc phân định chức năng và nhiệm vụ chưa
rõ ràng.
Qua trao đổi trực tiếp với giáo viên chúng tôi biết được, chức năng tiếp nhận những báo cáo
tình hình thực hiện công tác giáo dục KNTHXH chưa được CBQL phân công cho bộ phận nào. Có
giáo viên báo cáo cho tổ trưởng chuyên môn, có giáo viên báo cáo cho Phó hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn, có giáo viên báo cáo cho Phó hiệu trưởng phụ trách kỷ luật, cũng có giáo viên lại báo
cáo cho Hiệu trưởng, Nhìn chung, việc phân định chức năng tiếp nhận báo cáo chưa được thực
hiện hoặc thực hiện chưa rõ ràng.
Để kháo sát thực tiễn việc thực hiện chức năng tổ chức, chúng tôi đưa ra các nhiệm vụ cụ thể
liên quan đến chức năng này. Kết quả tổng hợp ở bảng 2.18.
Bảng 2.18. Mức độ CBQL thực hiện các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến chức năng tổ
chức
STT Biện pháp và nội dung
Mức độ (Tỉ lệ %)
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
Hoàn
toàn
không
1
Tổ chức tập huấn cho giáo viên
các phương pháp và hình thức
giáo dục KNTHXH
0 6.4 25.5 59.6 8.5
2 Công tác tập huấn chuyên môn 0 6.4 12.8 59.6 21.3
về giáo dục KNTHXH cho giáo
viên
3
BGH tìm hiểu nhu cầu về trang
thiết bị cần thiết cho việc đổi
mới phương pháp giảng dạy
46.8 46.8 4.3 0 0
4
Lấy ý kiến của giáo viên về các
trang thiết bị cần thiết cho việc
giáo dục KNTHXH trong bộ
môn giáo viên phụ trách
2.1 17.0 27.7 38.3 14.9
Về mặt tổ chức tập huấn công tác giáo dục KNTHXH cho giáo viên, kết quả cho thấy chỉ có
6,4% CBQL cho là trường mình thường xuyên tổ chức tập huấn cho giáo viên các phương pháp và
hình thức giáo dục KNTHXH và 25,5% cho là chỉ thỉnh thoảng thực hiện. Trong khi đó, tỉ lệ CBQL
không thực hiện khá lớn (68,1%).
Xét biện pháp này ở góc độ khác, nội dung “Công tác tập huấn chuyên môn về giáo dục
KNTHXH cho giáo viên” được số lượng CBQL thực hiện thường xuyên khá thấp (6,4%) và có
12,8% cho là chỉ thỉnh thoảng thực hiện. Tỉ lệ CBQL không thực hiện khá cao (80,9%), trong đó tỉ
lệ hoàn toàn không thực hiện lên đến 21,3%.
Nhìn vào sự lựa chọn của CBQL đối với các mức độ thực hiện cho thấy những “gam màu
tối” trong bức tranh tổ chức tập huấn chuyên môn giáo dục KNTHXH cho giáo viên. Khi công tác
tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên không được quan tâm thì hiển nhiên là giáo viên sẽ gặp
rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện giáo dục KNTHXH. Các CBQL khi đó sẽ khó xác định
chức năng, nhiệm vụ và quy trình làm việc cho từng giáo viên khi mà giáo viên chưa có kiến thức
về giáo dục KNTHXH. Thêm vào đó, CBQL sẽ khó mô tả công việc cho từng chức danh trong công
tác giáo dục KNTHXH vì các giáo viên nắm giữ các chức năng đó có thể không nắm các vấn đề cơ
bản về công tác giáo dục KNTHXH.
Khảo sát công tác tìm hiểu của CBQL về nhu cầu trang thiết bị cần thiết cho việc đổi mới
phương pháp giảng dạy và cụ thể là cho KNTHXH ở từng môn mà giáo viên phụ trách, kết quả cho
thấy hầu hết Ban giám hiệu đều thường xuyên hiểu nhu cầu về trang thiết bị cần thiết cho việc đổi
mới phương pháp giảng dạy (93,6%). Đây là tín hiệu tích cực, thuận lợi trong việc thực hiện đổi
mới phương pháp giảng dạy.
Trong khi đó, ở việc lấy ý kiến của giáo viên về các trang thiết bị cần thiết cho việc giáo dục
KNTHXH trong bộ môn giáo viên phụ trách thì số lượng lớn CBQL không thực hiện (53,2%). Con
số này có vẻ mâu thuẫn với nhận định ở trên. Tuy nhiên, qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên
thực hiện công tác giáo dục KNTHXH, giáo viên cho rằng việc tìm hiểu các trang thiết bị để đổi
mới phương pháp dạy học có được Ban giám hiệu thực hiện nhưng ít khi nào Ban Giám hiệu hỏi
việc giáo dục KNTHXH ở từng môn cụ thể cần những thiết bị gì? Điều này có thể dẫn đến việc có
môn thì thừa trang thiết bị nhưng không sử dụng được vì không phù hợp, có môn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_04_7869371054_0264_1872663.pdf