Luận văn Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.8

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.8

1.2. Một số khái niệm cơ bản .12

1.2.1. Quản lý .12

1.2.2. Quản lý giáo dục.14

1.2.3. Đội ngũ giáo viên (ĐNGV).15

1.2.4. Quản lý đội ngũ giáo viên .16

1.3. Lý luận về đội ngũ giáo viên trường tiểu học.17

1.3.1. Vị trí vai trò, tầm quan trọng của bậc tiểu học.17

1.3.2. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học.19

1.3.3. Mục tiêu và nội dung của giáo dục tiểu học.19

1.3.4. Giáo viên tiểu học – vai trò, nhiệm vụ và chức năng cơ bản .20

1.3.5. Các quan niệm về giáo dục tiểu học bán trú (THBT) .24

1.3.6. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (CNNGVTH).27

1.3.7. Mục tiêu, nội dung và phương hướng xây dựng đội ngũ giáo viên các

trường tiểu học – tiểu học bán trú .30

1.4. Nội dung công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường tiểu học bán trú.32

1.4.1. Quản lý về số lượng giáo viên.32

pdf109 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đội ngũ giáo viên cần đáp ứng các yêu cầu sau : - Phải xem đây là yêu cầu có tính chiến lược ; phải xây dựng được phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong tập thể giáo viên ; - Cần thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, chuyên môn, nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra trong thực tiễn ; - Chú ý trình độ của công tác đào tạo - bồi dưỡng, có tính đến thành tựu mới nhất của khoa học và kinh nghiệm thực tiễn ; - Phải có kế hoạch đảm bảo tính liên tục, có hệ thống và trách nhiệm nâng cao trình độ ngiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong suốt thời kỳ hoạt động sư phạm ; - Chú ý đến trình độ đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên. Từ đó xác định nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Có thể phối hợp bồi dưỡng với đào tạo ngắn hạn với dài hạn, tập trung với bán tập trung và tại chức ; phi chính quy với chính quy ; giáo viên nòng cốt với giáo viên dự nguồn, dần dần tiến tới chính quy và hiện đại ; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng với sàng lọc và bổ nhiệm giáo viên. 36 1.4.6. Quản lý về sử dụng đội ngũ giáo viên  Phân công công tác : Phân công công tác là giao trách nhiệm cho một giáo viên nào đó thực hiện hoặc đảm trách một công việc có mục đích cụ thể, rõ ràng, trong thời gian nhất định. Người phân công phải có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đôn đốc, kịp thời uốn nắn những sai lệch nhằm giúp giáo viên được phân công hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.  Quản lý các mặt hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của giáo viên : Hiệu trưởng có quyền quản lý trực tiếp các mặt hoạt động của giáo viên. Đầu năm học, hiệu trưởng phân công chuyên môn cho tất cả các cán bộ - giáo viên – công nhân viên trong nhà trường và yêu cầu mọi người xây dựng kế hoạch hoạt động của mình dựa trên các nhiệm vụ đã được phân công. Hàng năm hiệu trưởng tổ chức đánh giá phân loại khả năng giảng dạy và những công tác khác của giáo viên trong nhà trường dựa trên kết quả hoạt động, NCKH, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ý kiến đánh giá của tổ bộ môn. 37 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC BÁN TRÚ Ở THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT – TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Thủ Dầu Một:[35] Thị xã Thủ Dầu Một là tỉnh lỵ của Tỉnh Bình Dương, một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Thị xã Thủ Dầu Một cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km – một trung tâm chính trị, kinh tế , văn hóa – xã hội; là đầu mối giao thông và giao lưu lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, có nhiều tiềm năng về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Toàn thị xã Thủ Dầu Một hiện có 11.866,61 ha diện tích tự nhiên và đến 31/12/2010 có 244.277 nhân khẩu, trong đó dân tộc Kinh chiếm 97,57%; dân tộc ít người chiếm 2,43 %; có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường và 3 xã. Địa giới hành chính như sau: Phía Bắc giáp huyện Bến Cát (Tỉnh Bình Dương); phía Đông giáp huyện Tân Uyên (Tỉnh Bình Dương); phía Nam giáp huyện Thuận An (Tỉnh Bình Dương) và phía Tây giáp huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh). Thị xã Thủ Dầu Một được chính phủ công nhận là đô thị loại 3 từ 23/1/2007 (theo Quyết định số 115/QĐ-BXD của Bộ xây dựng), nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cơ cấu kinh tế là công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp. Là địa phương đã và đang có chuyển biến sâu rộng trong các mặt kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh về nhiều mặt của Tỉnh. Vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong Tỉnh, miền Đông Nam Bộ và cả nước. Có nhiều tuyến giao lộ huyết 38 mạch của quốc gia chạy qua như Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á, đây là mạng lưới giao thông và giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội. (Theo “Đề án thành lập Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương”). Những thành tựu về phát triển kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi và tác động tích cực đến các mặt Văn hóa – Xã hội tại địa phương trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 2.1.2. Tổng quan tình hình giáo dục ở Thị xã Thủ Dầu Một [35], [36] Sự nghiệp giáo dục – đào tạo tiếp tục được đầu tư phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay, trên địa bàn thị xã có 65 trường công lập các cấp: Có 2.450 cán bộ, viên chức thuộc 7 trường Đại học – Trung học chuyên nghiệp, 5 trường Trung học phổ thông, 11 trường Trung học cơ sở, 21 trường Tiểu học và 21 trường Mầm non. Nhìn chung, mạng lưới trường – lớp học đã được bố trí đều khắp, thuận lợi cho việc đi lại học tập của học sinh và giáo viên. Chủ trương xã hội hóa giáo dục được triển khai thực hiện có kết quả, đặc biệt ở các cấp học mầm non và tiểu học. 14/14 xã, phường có trường mầm non, tiểu học và trường trung học cơ sở, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn thị xã. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn các cấp: Mầm non : 99,4 %; Tiểu học: 100%; THCS: 100%; THPT: 100%; trên chuẩn THCS: 68,57%; trên chuẩn THPT là 2,1 %. Số cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chiếm 0,3% so với tổng số đội ngũ giáo viên. Thị xã Thủ Dầu Một hiện có 53 trường về bậc học phổ thông từ mầm non đến THCS, cụ thể như sau : - Giáo dục Mầm non : có 21 trường với 173 lớp/ 5902 học sinh. - Giáo dục Tiểu học : có 21 trường (12 trường 1 buổi; 9 trường 2 buổi, bán trú) với 503 lớp/ 17372 học sinh. 39 - Giáo dục THCS : có 11 trường với 259 lớp/ 10.352 học sinh. Hiện nay cơ sở vật chất trường lớp của ngành giáo dục về cơ bản đã đáp ứng tương đối nhu cầu dạy và học. Về đội ngũ cụ thể như sau: - Giáo dục Mầm non : có 416 giáo viên – Trong đó CBQL 55/55 nữ - Giáo dục Tiểu học : có 666 giáo viên – Trong đó CBQL 52/36 nữ - Trường Tiểu học bán trú (9 trường) : có 301giáo viên – Trong đó CBQL 34/31nữ - Giáo dục THCS : có 479 giáo viên – Trong đó CBQL 27/13 nữ. Số trường tiểu học công lập chiếm 87,5% tổng số trường tiểu học. Sỉ số bình quân hiện nay 35 HS/lớp. Thị xã Thủ Dầu Một đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đáp ứng yêu cầu phổ cập cho mọi đối tượng học sinh trên địa bàn. Bảng 2.1: Thống kê số trường, số lớp tiểu học giai đoạn 2007-2012 [27] Năm học Tổng số trường Tổng số lớp Tổng số HS 2007-2008 20 414 13111/6323 nữ 2008-2009 19 419 13429/6574 nữ 2009-2010 21 462 15655/7487 nữ 2010-2011 21 484 16643/8179 nữ 2011-2012 21 503 17372/8715 nữ (Nguồn PGD-ĐT Thị xã Thủ Dầu Một) 40 Bảng 2.2: Thống kê số liệu lớp, trường và HS các trường TH và THBT năm học 2011-2012 [27] Số lượng 1 buổi/ngày 2 buổi, BT/ ngày Cộng Lớp 297 206 503 HS 10162 7210 17372 Trường 12 9 21 1 buổi 57% 2 buổi, BT 43% Trường TH 1 buổi và THBT NH 2011-2012 Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng các trường TH và THBT năm 2011-2012 41 Bảng 2.3: Thống kê số trường, số lớp các trường tiểu học từ năm 2007-2012 Năm học Tổng số trường Tổng số lớp Tổng số HS 2007-2008 4 62 2176 2008-2009 6 74 2658 2009-2010 6 85 2976 2010-2011 7 121 4236 2011-2012 9 206 7210 (Nguồn Phòng GD-ĐT Thị xã Thủ Dầu Một) Bảng 2.4: Thống kê số lượng trường,lớp TH của Thị xã Thủ Dầu Một Năm học Tổng số trường Tổng số lớp 2007-2008 20 414 2008-2009 19 419 2009-2010 21 462 2010-2011 21 484 2011-2012 21 503 42 Biểu đồ 2.2: Thống kê số trường giai đoạn 2007-2012 20 19 21 21 21 2007-2008 2007-2009 2007-2010 2007-2011 2007-2012 Số trường Biểu đồ 2.3: Thống kê số lớp giai đoạn 2007-2012 414 419 462 484 503 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Số lớp 43 2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương 2.1.3.1. Những yếu tố tích cực Những năm qua, thị xã Thủ Dầu Một có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một có nhiều tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua, đây là mạng lưới giao thông hoàn chỉnh rất thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội – giáo dục. Thị xã Thủ Dầu Một nằm ở trung tâm của Tỉnh Bình Dương, giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai; là những nơi có phong trào giáo dục phát triển rất tốt nên có nhiều ảnh hưởng đến giáo dục ở thị xã Thủ Dầu Một một cách tích cực. Tác động tốt đến việc đi lại học tập của giáo viên và cán bộ quản lý. Trong địa phận thị xã Thủ Dầu Một có nhiều trường Đại học như : Đại học Bình Dương, Đại học quốc tế Miền Đông, Đại học quốc tế Việt Đức. Đặc biệt có trường Đại học Thủ Dầu Một có chuyên ngành sư phạm đã mang nhiều thuận lợi cho việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, các lớp chuyên môn nghiệp vụ cũng như động viên giáo viên tự tham gia các lớp học nâng chuẩn. Đội ngũ giáo viên của Thị xã Thủ Dầu Một hiện nay có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có uy tín đối với học sinh, đồng nghiệp và xã hội; chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước được khẳng định; đa số giáo viên đã tiếp cận được với phương pháp giảng dạy hiện đại, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng giáo án điện tử và đầu tư trong NCKH (viết SKKN) ; đặc biệt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, cùng với sự quan tâm tích cực của các cấp và lãnh đạo các trường, bản thân đội ngũ giáo viên rất cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình. 44 Sự năng động của giáo viên qua việc trao đổi thông tin với cụm chuyên môn trong địa bàn thị xã Thủ Dầu Một và các huyện, thị trong tỉnh giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao tay nghề giáo viên. 2.1.3.2. Những tác động tiêu cực Do cơ cấu kinh tế thương mại, dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp được xác định là mục tiêu phát triển kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương và thị xã Thủ Dầu Một có sự phát triển mạnh mẽ đã thu hút hàng trăm ngàn lao động đến làm ăn và sinh sống. Từ đó đã gây áp lực trong việc tuyển sinh hàng năm của ngành giáo dục và đào tạo thị xã Thủ Dầu Một. Theo “Thông tư liên tịch số: 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV về việc hướng dẫn qui định biên chế viên chức ở các cơ sở Giáo dục phổ thông công lập”, tỉ lệ 1,2 gv/lớp đối với trường tiểu học 1 buổi và 1,5 gv/ lớp đối với trường tiểu học bán trú và 2 buổi/ngày nhưng đối với thị xã Thủ Dầu Một thì chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Vẫn còn tình trạng một số ít giáo viên đạt chuẩn nhưng mức chuẩn còn thấp như (9+3) hoặc 12+2, do lớn tuổi và có tư tưởng còn vài năm nữa sẽ nghỉ hưu nên ngại hoặc không muốn đi học để nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Mà bậc học tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân trong khi đó đội ngũ giáo viên không được đào tạo và huấn luyện đúng cách sẽ tạo ra nhiều khó khăn, bất cập để phát triển giáo dục. Khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học của giáo viên cũng còn nhiều hạn chế. Có nhiều giáo viên không sử dụng thành thạo và không truy cập thông tin trên mạng tốt để phục vụ trong giảng dạy. Tóm lại, nhà quản lý và các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục cần chú ý đến các vấn đề còn yếu của hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nhằm mục đích nâng cao dần chất lượng của từng cá nhân của từng cá nhân và của đội ngũ, trên cơ sở đó giúp họ hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ 45 của người thầy giáo, tiến tới việc tự hoàn thiện, tự thích nghi và phát triển của bản thân mỗi giáo viên trong tiến trình chung của toàn xã hội. 2.2. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học – tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương 2.2.1. Thực trạng về số lượng giáo viên:[27] 2.2.2.1. Số lượng GVTHBT được thống kê qua 5 năm (từ 2007-2012)  Số lượng giáo viên THBT từ năm 2007-2012 theo báo cáo chính thức của Phòng GD&ĐT Bảng 2.5a: Thống kê số lượng tổng thể GVTHBT từ năm 2007-2012 Năm học TS Trường TH bán trú TSGV Số lớp Tỉ lệ GV/lớp 2007-2008 4 81 62 1,3 2008-2009 6 99 74 1,3 2009-2010 6 114 85 1,34 2010-2011 7 158 121 1,3 2011-2012 9 267 206 1,3 ( Nguồn : Phòng Giáo dục và đào tạo Thị xã TDM) Theo bảng khảo sát 2.5a cho chúng ta thấy, tỉ lệ GV THBT từ năm 2007 đến 2012 tỉ lệ gv/lớp dao động từ 1,3 – 1,34 gv/lớp. Riêng năm học 2009- 2010 tỉ lệ gv/lớp ở mức cao nhất 1,34 gv/lớp. Như vậy tỉ lệ giáo viên/lớp của trường THBT ở Thị xã Thủ Dầu Một còn thiếu so với quy định của Bộ GD&ĐT (tỉ lệ giáo viên/lớp đối với trường tiểu học 2 buổi và bán trú là 1,5). 46  Số lượng GVTHBT năm học 2011-2012 theo khách thể nghiên cứu Qua khảo sát ý kiến về số lượng giáo viên hiện nay, kết quả được thể hiện ở bảng 2.5b và 2.5c sau đây: Bảng 2.5b: Nhận xét về số lượng giáo viên của 73 CBQL Khảo sát ý kiến về đội ngũ GV Số lượng CBQL Số lượng ý kiến % Đủ 64 87,7 Thiếu 7 9,6 Thừa 2 2,7 Tổng 73 100 Bảng 2.5c: Nhận xét về số lượng giáo viên của 227 giáo viên Khảo sát ý kiến về đội ngũ GV Số lượng GV Số lượng ý kiến % Đủ 178 78,4 Thiếu 42 18,5 Thừa 7 3,1 Tổng 227 100,0 Theo kết quả khảo sát của bảng 2.5b và 2.5c cho thấy 87,7% CBQL và 78,4 % ý kiến của GV cho rằng hiện nay số lượng GV là đủ. Chỉ có 9,6% CBQL và 18,5% GV cho rằng số lượng giáo viên là thiếu cũng như 2,7% CBQL và 3,1% GV cho rằng số lượng giáo viên hiện tại là thừa. Mặt khác khi phỏng vấn các chuyên viên của Phòng GDĐT Thị xã Thủ Dầu Một thì số lượng giáo viên đứng lớp là tương đối đủ nhưng giáo viên dự khuyết và giáo viên bộ môn (thể dục, họa, mỹ thuật, tin học, nhạc,...) hoặc những giáo viên dạy những bộ môn năng khiếu thì thiếu nhiều. Vì đa số giáo viên năng khiếu như nhạc, họa, ngoại ngữ tâm lý là thích dạy các trường THCS hoặc THPT. Tuy nhiên do cơ cấu của một số ít trường 47 vẫn có tình trạng thừa giáo viên dạy bộ môn. Qua tìm hiểu thực trạng các trường THBT tại thị xã Thủ Dầu Một có một số giáo viên bộ môn do nhu cầu công tác hoặc dư giáo viên nên phải làm công tác kiêm nhiệm (chữ thập đỏ, y tế...) hoặc làm chéo ban (giáo viên làm công tác văn thư hoặc Tổng phụ trách Đội,...) dẫn đến tình trạng chất lượng công việc đôi lúc không thật sự tốt vì trái chuyên môn. 2.2.1.2. Số lượng giáo viên tiểu học được thống kê qua 5 năm (từ 2007-2012) Bảng 2.6a: Thống kê số lượng tổng thể GVTH từ năm 2007-2012 Năm học TS giáo viên Số lớp Tỉ lệ GV/lớp 2007-2008 542 414 1,3 2008-2009 563 419 1,3 2009-2010 614 462 1,3 2010-2011 603 484 1,2 2011-2012 666 503 1,3 ( Nguồn : Phòng Giáo dục và đào tạo Thị xã TDM) Do tình hình giáo dục tiểu học hiện nay ở Thị xã Thủ Dầu Một có hai hình thức : Trường tiểu học dạy – học 1 buổi/ ngày và Trường tiểu học dạy – học 2 buổi/ ngày và bán trú. (12 trường 1 buổi/ ngày; 9 trường 2 buổi, bán trú/ ngày). Theo bảng thống kê 2.6a, tổng thể GV/ lớp (kể cả giáo viên bán trú và bộ môn) ở Thị xã Thủ Dầu Một từ năm 2007-2008 đến 2011-2012 là 1,3 nhưng riêng năm học 2010-2011 tỉ lệ giảm xuống chỉ còn 1,2. So với tỷ lệ chung, tỷ lệ bình quân đạt 1,2 – 1,3 giáo viên/ lớp đã vượt định mức 1,20 giáo viên/ lớp đối với các trường học một buổi, song so với yêu cầu dạy học hai buổi/ ngày và bán trú thì mới chỉ đạt được 86,7% nhu 48 cầu về số lượng giáo viên (theo điều lệ trường tiểu học có quy định đối với các trường học bán trú và 2 buổi/ngày tỉ lệ là 1,5 giáo viên/lớp). Bảng 2.6b: Thống kê số lượng giáo viên dạy lớp từ năm 2007-2012 Năm học Số GVdạy lớp Số lớp Tỉ lệ GV/lớp 2007-2008 419 414 1,01 2008-2009 432 419 1,03 2009-2010 478 462 1,03 2010-2011 503 484 1,03 2011-2012 531 503 1,06 ( Nguồn : Phòng Giáo dục và đào tạo Thị xã TDM) Theo bảng thống kê 2.6b: Tỉ lệ bình quân giáo viên từ năm 2007-2010 có tăng lên nhưng không đáng kể: từ 1,01 đến 1,03. Tuy nhiên đến năm học 2011-2012 đã tăng từ 1,03 lên 1,06. Điều này cho thấy sự cố gắng và từng bước đáp ứng nhu cầu về số lượng giáo viên ở Thị xã Thủ Dầu Một. Tuy vậy cũng theo bảng thống kê trên cho thấy, mặc dù giáo viên trực tiếp đứng lớp là đủ nhưng khi có các trường hợp đột xuất xảy ra như: giáo viên bệnh, có việc gia đình hay nghỉ hộ sản thì không có giáo viên dự khuyết để thay thế. Đây cũng là một thực tế hết sức khó khăn cho Ngành giáo dục Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một. Hiện tại các nhà quản lý ở Thị xã Thủ Dầu Một đã từng bước ổn định về mặt số lượng của đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú để dần đảm bảo đủ nhu cầu về số lượng giáo viên. 49 2.2.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giáo viên 2.2.2.1. Cơ cấu về giới  Cơ cấu giáo viên nam và nữ ở các trường THBT theo khách thể nghiên cứu: Bảng 2.7: Bảng khảo sát về số lượng nam/ nữ của đội ngũ giáo viên Nhóm khảo sát TS Nam % Nữ % CBQL 73 9 12,3 64 87,7 GV 227 27 11,9 200 88,1 Theo bảng khảo sát 2.7, kết quả cho thấy tỉ lệ giữa giáo viên nam và giáo viên nữ có sự chênh lệch rất cao. Giáo viên nữ chiếm tỉ lệ từ 87,7-88,1%. Trong khi đó tỉ lệ giáo viên nam chỉ chiếm có 11,9 – 12,3%. Điều này cho thấy cần phải có kế hoạch để cải thiện sự mất cân đối về cơ cấu nam, nữ giáo viên. Biểu đồ 2.4: Thống kê số lượng nam và nữ GVTHBT theo phiếu khảo sát Nữ 88% Nam 12% 0% 0% 50 So sánh biểu đồ 2.5: Số lượng GV giữa hai giới nam và nữ ta thấy số lượng nữ CBQL THBT chiếm 87,7% và GVTHBT chiếm 88,1%. Số lượng nam rất thấp và đa phần là dạy bộ môn hoặc làm công tác quản lý. Rất ít giáo viên nam đứng lớp. So sánh giữa nam và nữ GVTH nói chung và GVTHBT nói riêng, ta thấy tỉ lệ đội ngũ nữ GVTH dao động từ 81,9 – 83,9% còn GVTHBT thì có tỉ lệ cao hơn, chiếm tỉ lệ từ 87,7 – 88,1%.  Cơ cấu về giới của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học từ 2007 – 2012 được thống kê từ phòng GD&ĐT Bảng 2.8: Thống kê cơ cấu về giới của đội ngũ GVTH từ năm 2007 – 2012 Năm học TS GV Nữ % Nam % 2007 – 2008 549 452 82,3 97 17,7 2008 – 2009 560 463 82,7 97 17,3 2009 – 2010 614 503 81,9 111 18,1 2010 – 2011 603 506 83,9 97 16,1 2011 – 2012 666 555 83,3 111 16,7 ( Nguồn Phòng GD&ĐT Thị xã Thủ Dầu Một) 51 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ cơ cấu về giới của đội ngũ giáo viên nam, nữ đối với tổng GVTH từ năm 2007 – 2012 549 560 614 603 666 452 463 503 506 555 97 97 111 97 111 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 TSGV GV nữ GV nam Theo thống kê của Phòng GD&ĐT thì hiện tại đội ngũ giáo viên ở Thị xã Thủ Dầu Một đang ở tình trạng bị “nữ hóa”. Theo biểu đồ 2.4 thì trong 5 năm qua số lượng giáo viên nữ luôn luôn cao hơn nhiều so với số giáo viên nam. Chiếm tỉ lệ từ 81,9% đến 83,9%. So với từng năm học thì chúng ta thấy năm học 2009 – 2010 có tỉ lệ thấp nhất trong 5 năm qua (81,9%). 52 Sự nữ hóa diễn ra trong nhiều năm và với hiện trạng trên không thể coi là điều bình thường cho việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục. Với số lượng giáo viên nam quá ít, trong khi đó các em học sinh tiểu học bán trú học tập, ăn – ngủ trưa và vui chơi ở trường cả ngày, các em chủ yếu được học tập với các giáo viên nữ. Như vậy đối với các em học sinh nam có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành, cân bằng tâm lý và phát triển toàn diện nhân cách của các em. (Ảnh hưởng đến sự nữ tính hóa của các em học sinh nam). 2.2.2.2. Cơ cấu phân ngành theo chuyên môn Bảng 2.9a: Số liệu thống kê GVBM các trường THBT năm học 2011-2012 Năm học TSGVBM TD MT Nhạc NN TH 2011-2012 74 21 12 9 23 9 (Nguồn Phòng GD&ĐT Thị xã TDM) Qua số liệu thống kê của bảng 2.9a và qua phỏng vấn chuyên viên của phòng tổ chức cán bộ - Phòng GD&ĐT Thị xã Thủ Dầu Một, chúng tôi đã nhận được kết quả như sau: GVBM của các trường THBT được điều động tương đối đầy đủ hơn so với các trường TH khác. Tuy nhiên vẫn chỉ là ở mức độ đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy, nếu so với quy định của Bộ GD&ĐT thì vẫn còn thiếu. Bảng 2.9b: Số liệu thống kê GVBM các trường TH từ năm 2007-2012 Năm học TS lớp TSGVBM TD MT Nhạc NN TH 2007-2008 414 123 28 28 24 34 9 2008-2009 419 131 37 27 26 30 11 2009-2010 462 136 38 28 21 37 12 2010-2011 484 145 40 28 23 43 11 2011-2012 503 158 46 29 28 41 14 (Nguồn Phòng GD&ĐT Thị xã TDM) 53 Nhìn vào bảng 2.9b: Bảng thống kê GVBM từ năm 2007-2012 thì số lượng GV mỗi năm mỗi tăng (từ năm 2007 với số lượng GVBM là 123 GV đến năm 2012 với số lượng GVBM là 158 GV), tuy nhiên số lượng lớp và số lượng học sinh cũng tăng lên nhiều (từ 414 lớp tăng lên 503 lớp). Theo quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 quy định các môn học nhạc, họa, thể dục,...mỗi tiết/tuần cho tất cả các khối (riêng thể dục khối 1: 2 tiết/tuần), tin học và tiếng Anh 2 tiết/tuần. Các em học tăng cường tin học và tiếng Anh thêm 2 tiết/tuần, các môn năng khiếu khác 1tiết/tuần. Cũng theo qui định này tất cả các GV kể cả GVBM trường TH - THBT phải dạy đủ 23 tiết/ tuần. Theo bảng thống kê số 9 thì hiện nay GVBM còn thiếu nhiều giáo viên tiểu học giảng dạy bộ các môn năng khiếu như: tin học,thể dục, họa, tiếng Anh, ... Với tỉ lệ theo khảo sát chúng ta thấy giáo viên bộ môn trong 5 năm qua lãnh đạo Phòng GD&ĐT đã từng bước cơ bản đáp ứng tương đối nhu cầu về đội ngũ giáo viên của các trường. Với số liệu thống kê từ bảng 2.9a và 2.9b cho chúng ta thấy mặt dù GVBM các trường THBT có phần được phân công đầy đủ hơn nhưng nhìn tổng thể thì tình trạng thiếu giáo viên bộ môn rất nhiều. Các cấp lãnh đạo cần phải xem xét và có kế hoạch cụ thể để đảm bảo đủ số lượng giáo viên bộ môn. Tránh tình trạng giáo viên dạy quá nhiều tiết, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng dạy học của giáo viên. 2.2.3. Thực trạng về trình độ của đội ngũ giáo viên 2.2.3.1. Trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học bán trú theo khách thể nghiên cứu Một trong những điều kiện quyết định chất lượng giáo viên tiểu học bán trú là trình độ đào tạo giáo viên. Kết quả về trình độ giáo viên THBT ở Thị xã Thủ Dầu Một thể hiện ở bảng 2.10 như sau: 54 Bảng 2.10: Thống kê trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học bán trú theo khách thể nghiên cứu Đối tượng khảo sát ĐH CĐ 12+2; 9+3 TS % TS % TS % CBQL 58 79,5 10 13,7 5 6,8 GV 108 47,6 99 43,6 20 8,8 Về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên cơ bản đã đạt chuẩn, giáo viên có trình độ trên chuẩn tương đối cao (CBQL: 58 chiếm 79,5 %; GV: 108 chiếm 47,6%). Tuy nhiên chưa có giáo viên đạt trình độ sau đại học ở đội ngũ GVTH, cũng như vẫn còn một số ít giáo viên ở trình độ 9+3; 12+2,...). 2.2.3.2.Trình độ đào tạo của tổng giáo viên tiểu học Phân tích trình độ đào tạo giáo viên tiểu học của thị xã Thủ Dầu Một được thể hiện trong bảng 2.11a như sau: Bảng 2.11a: Trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học năm học 2011 – 2012 Trình độ GVDL TD MT Nhạc TA Tin học Tổng cộng 9+3 14 0 0 0 0 0 14 12+2 118 10 1 2 0 0 131 CĐ 182 21 11 9 20 5 248 ĐH 207 9 17 11 22 7 273 TC 521 40 29 22 42 12 666 (Nguồn PGD&ĐT Thị xã Thủ Dầu Một) 55 Bảng 2.11b: Trình độ tin học và ngoại ngữ của GVTH năm học 2011-2012 Năm học TS Tin học Ngoại ngữ A B KTV-ĐH A B C 2011-2012 666 448 49 5 170 72 1 (Nguồn PGD&ĐT Thị xã Thủ Dầu Một) Tính đến năm học 2011 – 2012 thì trình độ đội ngũ giáo viên của cấp tiểu học còn nhiều vẫn còn rất nhiều bất cập. GVDL vẫn còn ở trình độ 9+3 và 12+2 ( 145/521 GV chiếm 27,8%), Trình độ CĐ và ĐH tuy cao (389/521 GV chiếm 74,7%) tuy nhiên chưa có GV đạt trình độ sao đại học. 2.2.3.3. Trình độ theo đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ Qua tìm hiểu và nghiên cứu về việc kiểm tra đánh giá giáo viên hàng năm của Phòng GD&ĐT Thị xã Thủ Dầu Một; chúng tôi đã nhận được bảng tổng kết và thống kê đánh giá trình độ theo CMNV của đội ngũ GVTHBT từ năm 2007 – 2012 như sau: Bảng 2.12a: Bảng đánh giá trình độ theo CMNV của GVTHBT từ 2007-2012 Năm học TS GVBT Kết quả đánh giá xếp loại CMNV Tốt % Khá % TB % Yếu % 2007 – 2008 81 51 62,9 28 34,6 2 2,5 0 0 2008 – 2009 99 60 60,6 37 37,4 2 2 0 0 2009 – 2010 114 72 63,2 39 34,2 3 2,6 0 0 2010 – 2011 158 98 62,1 57 36,1 3 1,9 0 0 2011 – 2012 227 156 68,7 69 30,4 2 0,9 0 0 Theo bảng 2.12 a chúng ta thấy, trong năm 5 qua đội ngũ giáo viên THBT được đánh giá xếp loại CMNV cuối năm đạt loại tốt rất cao, từ 60,6 – 68,7%; loại khá từ 30,4 – 37,4%; tuy vậy vẫn còn loại trung bình nhưng rất ít 56 vì các giáo viên đều phấn đấu để ngày càng học tập để nâng cao trình độ và cả chuyên môn nghiệp vụ. Bảng 2.12b: Bảng đánh giá trình độ theo chuyên môn nghiệp vụ của tổng GVTH từ 2007-2012 Năm học TSGV Kết quả đánh giá xếp loại CMNV Tốt % Khá % TB % Yếu % 2007 – 2008 549 327 59,6 210 38,3 12 2,1 0 0 2008 – 2009 560 378 67,5 178 31,7 5 0,8 0 0 2009 – 2010 614 389 63,4 201 32,7 23 3,7 1 0,2 2010 – 2011 603 355 58,9 239 39,6 9 1,5 0 0 2011 – 2012 666 415 62,3 244 36,6 7 1,1 0 0 ( Nguồn Phòng GD&ĐT Thị xã TDM) Trong 5 năm qua, trình độ qua đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của Phòng GD&ĐT, tỉ lệ giáo viên được đánh giá tốt dao động từ 58,9% đến 67,5 %, và không có giáo viên bị đánh giá kém. Riêng năm học 2008-2009 có số lượng giáo viên được đánh giá loại tốt ở mức cao nhất (67,5%). Ở năm học 2009-2010 có 1 giáo viên lại được đánh giá mức độ yếu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_21_7962000112_0965_1869295.pdf
Tài liệu liên quan