Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên lớp 10 ở các trung tâm giáo dục thường xuyên – kỹ thuật – hướng nghiệp, tỉnh Bình Dương

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN . 1

MỤC LỤC . 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 4

MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài.5

2. Mục đích nghiên cứu .7

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .7

4. Giả thuyết khoa học.7

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.8

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .8

7. Phương pháp nghiên cứu .8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở

CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN – KỸ THUẬT – HƯỚNGNGHIỆP . 10

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .10

1.1.1. Nghiên cứu quản lý hoạt động học tập ở nước ngoài.10

1.1.2. Nghiên cứu quản lý hoạt động học tập ở Việt Nam.12

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.14

1.2.1. Quản lý .14

1.2.2. Quản lý giáo dục .15

1.2.3. Quản lý trường học.16

1.2.4. Quản lý hoạt động học tập.18

1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học.19

1.3. Hoạt động học tập của HV ở TTGDTX-KT-HN .19

1.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập.19

1.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách của HV ở TTGDTX – KT – HN.24

1.4. Công tác quản lý hoạt động học tập của HV ở Trung tâm GDTX – KT – HN .25

1.4.1 Chức năng quản lý hoạt động học tập của HV ở TTGDTX – KT – HN .25

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động học tập của HV ở TTGDTX – KT – HN.27

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập của HV ở TTGDTX-KTHN 28

1.5.1. Các yếu tố bên trong.29

1.5.2. Các yếu tố bên ngoài học viên .303

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC

VIÊN LỚP 10 Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN – KỸ

THUẬT – HƯỚNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG. 32

2.1. Một số đặc điểm giáo dục tại tỉnh Bình Dương.32

2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.35

2.2.1. Mục đích của bảng hỏi .35

2.2.2. Nội dung bảng hỏi .35

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động học của HV lớp 10 các ở Trung tâm GDTX – KT

– HN thuộc tỉnh Bình Dương (theo đánh giá của CBQL .37

và GV) .37

2.3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý và GV về thực trạng quản lý hoạt động học của của

HV ở TTGDTX – KT – HN Tỉnh Bình Dương. .37

2.3.2. Đánh giá chung của HV về thực trạng quản lý hoạt động học tập của HV ở

TTGDTX – KT – HN tỉnh Bình Dương.57

2.4. Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động học tập của HV lớp 10 tại các TTGDTX –

KT – HN tỉnh Bình Dương.67

2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .67

2.4.2. Biện pháp nhằm cải tiến hiệu quả quản lý hoạt động học tập của HV lớp 10 tại

các Trung tâm GDTX – KT – HN tỉnh Bình Dương .69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 72

1. Kết luận.72

2. Kiến nghị.74

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78

PHỤ LỤC . 82

pdf98 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên lớp 10 ở các trung tâm giáo dục thường xuyên – kỹ thuật – hướng nghiệp, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể như sau: Trung tâm N % Không trả lời 79 8,5 Trung tâm GDTX tỉnh 235 25,2 Trung tâm GDTX – KT – HN Bến Cát 188 20,2 Trung tâm GDTX – KT – HN Tân Uyên 75 8,1 Trung tâm GDTX – KT – HN Phú Giáo 84 9,0 Trung tâm GDTX – KT – HN Thuận An 92 9,9 Trung tâm GDTX – KT – HN Dĩ An 99 10,6 Trung tâm GDTX – KT – HN Dầu Tiếng. 79 8,5 37 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động học của HV lớp 10 các ở Trung tâm GDTX – KT – HN thuộc tỉnh Bình Dương (theo đánh giá của CBQL và GV) Trong các kết quả khảo sát dưới đây, tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi. Theo kết quả này, có thể quy định về các mức như sau: – Từ 4,5 đến 5: rất cần thiết / rất cao – Từ 3,5 đến 4,4: cần thiết / cao – Từ 2,5 đến 3,4: ít cần thiết / khá cao – Dưới 2,4: không cần thiết / thấp 2.3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý và GV về thực trạng quản lý hoạt động học của của HV ở TTGDTX – KT – HN Tỉnh Bình Dương. 2.3.1.1. Đánh giá chung của CBQL và GV về thực trạng quản lý hoạt động học của của HV ở TTGDTX – KT – HN Tỉnh Bình Dương Bảng 2.1. Đánh giá của GV về mức độ thực hiện hoạt động học tập ở trung tâm GDTX Hoạt động học tập TB ĐLTC Thứ bậc 1. Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HV 4,64 0,66 1 2. Học tập trên lớp theo chương trình chính khóa 4,63 0,77 2 3. Hoạt động ngoài giờ (ngoại khóa, tham quan di tích lịch sử) 3,02 1,04 10 4.Thực hành, thí nghiệm 3,21 1,06 9 5. Học kỹ năng học tập 3,77 0,97 7 6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá 4,38 0,80 3 7. Dạy bồi dưỡng HV giỏi và phụ đạo HV khá 3,39 1,09 8 8. Hoạt động quản lý HV 4,11 0,95 5 9. Tìm hiểu, biên sọan và tổng hợp thông tin (bài dạy) 4,09 0,96 6 10. Hoạt động tổ chức thi cử 4,28 0,94 4 Kết quả bảng 2.1 cho thấy đánh giá của GV về mức độ thực hiện hoạt động học tập ở trung tâm GDTX theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: hoạt động dạy của GV 38 và hoạt động học của HV (thứ bậc 1); học tập trên lớp theo chương trình chính khóa (thứ bậc 2); tổ chức kiểm tra, đánh giá (thứ bậc 3); Hoạt động tổ chức thi cử (thứ bậc 4); hoạt động quản lý HV (thứ bậc 5); tìm hiểu, biên sọan và tổng hợp thông tin (bài dạy) (thứ bậc 6); kỹ năng học tập (thứ bậc 7); dạy bồi dưỡng HV giỏi và phụ đạo HV khá ( thứ bậc 8); thực hành, thí nghiệm ( thứ bậc 9); hoạt động ngoài giờ (ngoại khóa, tham quan di tích lịch sử) (thứ bậc 10). Như vậy, GV của các trung tâm GDTX cho rằng thực hiện các hoạt động chung của giảng dạy là cao nhất; kế tiếp là những hoạt động giảng dạy có liên quan đến giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất, hướng nghiệp và kỹ năng học tập cho HV; sau đó là những hoạt động có liên quan đến kỹ năng sống, thể dục thể thao, văn nghệ, hoạt động xã hội, hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục quốc phòng. Có thể nói, các hoạt động giảng dạy này phù hợp với yêu cầu của một trung tâm GDTX, giáo dục toàn diện, nhưng có những nội dung cần được ưu tiên. Kết quả khảo sát Đánh giá của GV về mức độ thực hiện hoạt động học tập ở trung tâm GDTX cụ thể như sau: + Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HV (thứ bậc 1); + Học tập trên lớp theo chương trình chính khóa (thứ bậc 2); + Tổ chức kiểm tra, đánh giá (thứ bậc 3); + Hoạt động tổ chức thi cử (thứ bậc 4); Ở nội dung đầu tiên và nội dung thứ 2: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HV được xếp thứ bậc 1 và Học tập trên lớp theo chương trình chính khóa được xếp thứ bậc 2 đã phản ánh thực tế hiện nay của giáo dục thường xuyên. Đây là nhu cầu tất yếu việc dạy và học được xác định hàng đầu. Tuy nhiên việc quản lý dạy và học vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: tình trạng thiếu GV vẫn còn, tuy không phải là thiếu nhiều nhưng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và kết quả học tập của HV. Việc hợp đồng GV thỉnh giảng cũng gây ảnh hưởng không lớn đến HV. GV thỉnh giảng thường xuyên thay đổi vì nhiều lý do khách quan, chủ quan, sự tận tình giảng dạy của GV thỉnh giảng còn hạn chế 39 Các Trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay việc giảng dạy và học tập chương trình trình chính khóa được các thầy cô và HV tập trung hình thức học tập và chương trình học tập được phổ thông hóa vì vậy chất lượng và kết quả học tập đang được nâng dần. Hiện nay tại tỉnh Bình Dương do yêu cầu về chất lượng của nguồn nhân lực mô hình GDTX theo hướng tổ chức dạy học tập trung đang được ưu tiên chính vì vậy hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HV là quan trọng. Khi việc dạy của GV đảm được khối lượng kiến thức quy định tận tâm, tận tụy, tận lực, sáng tạo trong công việc thì chất lượng giáo dục có cơ sở để bảo đảm. Mặt khác sự tiếp thu của HV đạt yêu cầu do GV đề ra thì chất lượng học sẽ được củng cố. Trên cơ sớ đó, sự kết hợp giữa thầy và trò trong giáo dục sẽ bảo đảm tốt, chất lượng giáo dục được nâng lên Đối với nội dung thứ 3 và thứ 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá (thứ bậc 3); hoạt động tổ chức thi cử (thứ bậc 4). Hai nội dung này sẽ bảo đảm việc phản ánh kết quả của hoạt động giáo dục. Hiện nay GDTX (nhất là chương trình GDTX cấp THCS,THPT ) đang có nhiều bất cập về chất lượng chính vì vậy việc tổ chức kiểm tra đánh giá thi cử thực hiện nghiêm túc, khoa học, sẽ giúp nhà quản lý cũng như GV đánh giá đúng thực chất giáo dục của GDTX. Hiện nay một số môn học tại TTGDTX được tổ chức kiểm tra và thi chung các môn như Toán, Lý, Hóa, Ngành Giáo dục Bình Dương chỉ đạo các TTGDTX tổ chức đổi mới kiểm tra đánh giá và thi cử đã đem lại một số kết quả khả quan, đánh giá thực chất năng lực của HV qua đó sẽ thu được chất lượng đào tạo HV qua đó nguồn nhân lực cao, trên cơ sở đó giáo dục có điều kiện phát triển và đóng góp cho xã hội. Việc quản lý HV tại các trung tâm GDTX chưa được chặt chẽ bởi vì đội ngũ giám thị hiện nay chưa đáp ứng cho tất cả các trung tâm GDTX, hiện nay việc thực hiện định biên cho giám thị thực hiện theo quy định của tỉnh cụ thể như sau: Việc tuyển GV làm công tác giám thị được thực hiện theo quyết định số 27/2011/QĐ – UBND tỉnh mỗi đơn vị Trung tâm được 2 giám thị. Tuy nhiên việc tuyển GV làm giám thị rất khó vì nhiều nguyên nhân: không có nguồn GV tuyển đầu vào nên phải tuyển GV làm giám thị do đó sự nhiệt tình của những người làm công tác này không 40 có vì vậy đội ngũ giám thị cũng góp phần trong việc nhắc nhở nề nếp đạo đức HV cũng chưa được quan tâm cũng gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của HV. Ngoài ra ngành giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương thực hiện việc tuyển GV được tính như sau: GV cấp THPT là 1.40 GV / lớp (theo công văn 205/HDLS – NV – GDDT ngày 21/3/2013 của Sở Nội vụ và Sở GDĐT Bình Dương.) Đối với hoạt động thực hành thí nghiệm của GV và HV xếp thứ 9 , hoạt động này hình như không có, các phòng chức năng của trung tâm đã có nhưng không có GV phụ trách nên việc làm thí nghiệm là rất ít. Mặc dù đang thực hiện phổ thông hóa giáo dục thường xuyên tuy nhiện việc đầu tư trang thiết bị cho các phòng chức năng vẫn chưa thực hiện đồng bộ. Đa số các TTGDTX được đầu tư cơ sở vật chất cho các phòng thực hành thí nghiệm, bởi vì chương trình học của GDTX là học như chương trình phổ thông. Nhưng công tác tuyển GV làm công tác thí nghiệm thực hành thật sự là việc làm không dễ. Với các hoạt động ngoại khóa được xếp thứ 10 thực chất tại các trung tâm GDTX các hoạt động này rất ít hầu như là không có bởi vì các em HV không có thời gian tham gia hoạt động theo chủ đề, chủ điểm của hoạt động này. Bảng 2.2. Đánh giá của GV về mức độ quản lý của Giám đốc trung tâm về hoạt động học tập ở trung tâm GDTX Hoạt động học tập ở trung tâm GDTX TB ĐLTC Thứ bậc 1. Hoạt động học của HV 4,11 0,81 2 2. Học tập trên lớp theo chương trình chính khóa 4,09 0,81 3 3. Hoạt động ngoài giờ (ngoại khóa, tham quan di tích lịch sử) 3,10 1,16 12 4. Học thực hành, thí nghiệm 3,25 1,09 11 5. Học thể dục thể thao, văn nghệ 3,58 1,06 10 6. Học đạo đức cho HV 3,85 0,97 4 7. Học kỹ năng sống 3,72 0,97 7 8. Học kỹ năng học tập 3,76 1,01 6 9. Học hướng nghiệp 3,65 1,00 8 10. Học bồi dưỡng của HV giỏi và phụ đạo của HV khá 3,39 1,25 9 41 11. Rèn luyện các mặt mang tính giáo dục cho HV 3,81 0,91 5 12. Học viên tham gia thi cử 4,24 0,93 1 13. Học giáo dục quốc phòng 2,60 1,30 13 Kết quả bảng 2.2 cho thấy đánh giá của GV về mức độ quản lý hiệu quả của Giám đốc hoạt động học tập ở trung tâm GDTX theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: Học viên tham gia thi cử (thứ bậc 1); hoạt động học của HV (thứ bậc 2); học tập trên lớp theo chương trình chính khóa (thứ bậc 3); ; hoạt động đạo đức cho HV (thứ bậc 4); rèn luyện các mặt mang tính giáo dục cho HV (thứ bậc 5); học kỹ năng học tập (thứ bậc 6); học kỹ năng sống (thứ bậc 7); học hướng nghiệp cho HV (thứ bậc 8); học dạy bồi dưỡng HV giỏi và phụ đạo HV khá (thứ bậ 9) ; học thể dục thể thao, văn nghệ (thứ bậc 10); thực hành, thí nghiệm (thứ bậc 11); hoạt động ngoài giờ (ngoại khóa, tham quan di tích lịch sử) (thứ bậc 12) và giáo dục quốc phòng (thứ bậc 13). Như vậy qua khảo sát mức độ quản lý hiệu quả của Giám đốc trong hoạt động học tập ta thấy rằng để nâng cao chất lượng thì Học viên tham gia thi cử (thứ bậc 1); hoạt động học của HV (thứ bậc 2); học tập trên lớp theo chương trình chính khóa (thứ bậc 3); ; hoạt động đạo đức cho HV (thứ bậc 4); rèn luyện các mặt mang tính giáo dục cho HV (thứ bậc 5) đúng tinh thần giáo dục thường xuyên, bởi lẽ giáo dục thường xuyên là giáo dục mở, tạo điều kiện tốt nhất để mọi người có thể tham gia học tập với nhiều hình thức khác nhau (học tập trung, tự học có hướng dẫn, học từ xa), vì vậy công tác tổ chức thi cử, kiểm tra đánh giá giữ vai trò quan trọng, nếu việc thi cử, kiểm tra đánh giá nghiêm túc, chất lượng sẽ phản ánh được kết quả học tập của người học và ngược lại. Hoạt động dạy và học của GV và HV đây là một hoạt động chính tại Trung tâm GDTX đó chính là điều đương nhiên vì HV đã yếu nên việc học tập và giảng dạy được đưa lên hàng đầu. Việc thực hiện các hoạt động thực hành, thí nghiệm; hoạt động ngoài giờ, ngoại khóa, tham quan di tích lịch sử và Giáo dục quốc phòng ở các trung tâm GDTX trong tỉnh chưa thực hiện đúng mức. 42 Điều quan trọng là đội ngũ GV chưa được bổ sung theo đúng định biên chính vì vậy việc thiếu GV cho các hoạt động thí nghiệm, giáo dục quốc phòng, giám thị chưa có nên chưa thực hiện được. Bảng 2.3. Đánh giá của GV về Giám đốc quản lý hoạt động học ở trung tâm GDTX của Giám đốc Hoạt động học ở trung tâm GDTX TB ĐLTC Thứ bậc 1. Giám đốc (GĐ) xây dựng kế hoạch hoạt động giảng dạy từng tháng, học kỳ hợp lý, khoa học. 4,49 0,81 1 2. Phân công chuyên môn hợp lý để phát huy năng lực của GV. 4,37 0,85 4 3. Sự tham gia của thầy và trò. 4,20 0,92 10 4. Triển khai phối hợp của GV và các đòan thể trong nhà trường. 4,25 0,87 8 5. GĐ giám sát chặt chẽ tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả. 4,34 0,82 5 6. Tinh thần trách nhiệm của GV và các đoàn thể. 4,41 0,83 2 7. GĐ theo dõi kết quả thi đua giữa các lớp hàng tuần. 4,18 0,98 11 8. Giám đốc có kế hoạch trong trong công tác quản lý học tập của học viên. 4,39 0,86 3 9.Giám đốc thường xuyên đổi mới phương pháp quản lý trong chỉ đạo công tác chuyên môn, hoạt động giảng dạy. 4,11 1,00 13 10. GĐ năng nổ, tích cực. 4,30 0,81 6 11. Tạo sự nhất trí cao giữa GĐ và tổ chuyên môn. 4,30 0,84 7 12. Giám đốc có chiến lược phát triển nhà trường. 4,14 0,90 12 13. Nghiêm túc chế độ giám sát, phê bình, khen thưởng. 4,20 0,90 9 43 Kết quả bảng 2.3 cho thấy đánh giá của GV về quản lý hoạt động học ở trung tâm GDTX của giám đốc theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: giám đốc (GĐ) xây dựng kế họach hoạt động giảng dạy từng tháng, học kỳ hợp lý, khoa học (thứ bậc 1); tinh thần trách nhiệm của GV và các đoàn thể (thứ bậc 2); lãnh đạo nhà trường có kế họach trong công tác quản lý (thứ bậc 3);; phân công chuyên môn hợp lý để phát huy năng lực của GV (thứ bậc 4); GĐ giám sát chặt chẽ tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả (thứ bậc 5); GĐ năng nổ, tích cực (thứ bậc 6); tạo sự nhất trí cao giữa GĐ và tổ chuyên môn (thứ bậc 7); được sự chỉ đạo, triển khai hợp lý của GĐ và các đoàn thể trong nhà trường (thứ bậc 8); nghiêm túc chế độ giám sát, phê bình, khen thưởng (thứ bậc 9); sự tham gia tích cực của thầy và trò (thứ bậc 10); GĐ theo dõi kết quả thi đua giữa các lớp hàng tuần (thứ bậc 11); có chiến lược phát triển nhà trường (thứ bậc 12); thường xuyên đổi mới phương pháp quản lý trong chỉ đạo công tác chuyên môn, hoạt động giảng dạy (thứ bậc 13); Ta biết khoản 5, Điều 13 của Quyết định 01/2007/QĐ – BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên có nội dung như sau: nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên đó là: + Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thành các nhiệm vụ của trung tâm. + Quản lý cơ sở vật chất và các tài sản của trung tâm. + Quản lý nhân viên, GV và HV của trung tâm. + Bổ nhiệm các trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng, tổ phó; thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chuyên môn, nghiệp vụ. + Quản lý tài chính, quyết định thu chi và phân phối các thành quả lao động, thực hành kỹ thuật, dịch vụ theo quy định. + Ký học bạ, các giấy chứng nhận trình độ học lực và kỹ thuật, nghề nghiệp, chứng chỉ giáo dục thường xuyên cho HV học tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Được hưởng các chế độ theo quy định. 44 Qua quy định trên ta thấy việc lập kế hoạch giáo dục của giám đốc trung tâm vô cùng quan trọng, kế hoạch giáo dục của trung tâm được xây dựng theo từng năm học trên tinh thần hướng dẫn của Bộ GDĐT, chỉ đạo của Sở GDĐT và thực tế của địa phương. Kế hoạch giáo dục của giám đốc trung tâm phản ánh đầy đủ quá trình triển khai hoạt động giáo dục theo yêu cầu phát triển giáo dục địa phương trong điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ (CB,GV,HV) mà trung tâm có được. Ngoài việc xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm, giám đốc trung tâm còn phải xây dựng kế hoạch giáo dục theo nhiệm kỳ công tác nhằm bảo đảm tính khoa học trong tổ chức các hoạt động giáo dục, định hướng được sự phát triển, bảo đảm đạt được các mục tiêu đề ra Mặt khác công tác quản lý đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính, chuyên môn, công tác chỉ đạo, thi đua. của giám đốc ttrung tâm cũng rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo trong công tác quản lý, bảo đảm được sự thống nhất đội ngũ, phân công hợp lý, triển khai các hoạt động bảo đảm tính khoa học, chất lượng của mọi mặt công tác bảo đảm bền vững, phát triển. Các số liệu khảo sát ở bảng 2.3 đã phản ánh thực tế quản lý giáo dục thường xuyên trong thời điểm hiện nay khi trung tâm còn gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức và hoạt động, giám đốc trung tâm giữ vai trò quan trọng. Trung tâm nào giám đốc nắm bắt được tình hình thực tế địa phương, năng động, sáng tạo, thực hiện tốt và đầy đủ các chức nhiệm vụ GDTX của trung tâm thì trung tâm đó phát triển và ngược lại. Đối với Bình Dương bảng 2.3 đã phản ánh đúng thực tế GDTX trong những năm qua. Theo đánh giá chung của ngành giáo dục các Trung tâm GDTX có kế hoạch giáo dục tốt, bảo đảm nguyên tắc quản lý đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ giáo dục thường xuyên thì chất lượng giáo dục các năm luôn được củng cố và phát triển. Bảng 2.4. Đánh giá của GV về lý do quản lý hoạt động học ở trung tâm GDTX chưa hiệu quả Lý do TB ĐLTC Thứ bậc 45 1. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được cho các hoạt động. 3,74 1,18 4 2. Đội ngũ GV chất lượng chưa cao. 2,94 1,44 26 3. GV chưa nhiệt tình với công việc. 2,98 1,37 25 4. GV có suy nghĩ làm cho xong, có tính chất đối phó. 3,02 1,38 24 5. Số lượng GV trong trường quá đông. 2,47 1,31 30 6. Ban giám đốc không thể giám sát từng hoạt động của GV. 2,74 1,37 29 7. Trách nhiệm của từng GV chưa cao. 2,86 1,26 27 8. Đội ngũ quản lý chưa đi sâu sát để kiểm tra hoạt động giảng dạy của GV. 2,86 1,30 28 9. Đầu vào của HV thấp. 4,17 1,20 2 10. Chưa có kế hoạch cụ thể. 2,94 1,33 27 11. Phương thức quản lý còn nặng về hình thức. 3,17 1,27 17 12. Việc bồi dưỡng đội ngũ HV giỏi chưa được tập thể GV hưởng ứng nhiệt tình. 3,05 1,21 22 13. Chưa đổi mới phương pháp quản lý. 3,54 1,14 7 14. Việc quản lý còn gặp khó khăn do chương trình quá nặng 3,53 1,14 8 15. Nhiều môn học chưa được gắn liền với thực tế. 3,35 1,23 13 16. Năng lực về chuyên môn của GV cần cao hơn. 3,31 1,20 15 17. Đội ngũ GV cần đào tạo chính quy. 3,35 1,30 14 18. Chưa xử lý nặng những HV vi phạm kỷ luật. 3,47 1,21 10 19. HV yếu nhiều. 4,30 0,99 1 20. GV chưa nắm được trình độ của HV. 3,06 1,27 21 21. Thực trạng thi đua giữa các lớp vẫn còn một số bất cập. 3,52 1,11 9 46 22. Phân công chuyên môn chưa hợp lý. 2,88 1,31 28 23. Chưa dạy học bằng CNTT. 3,23 1,41 16 24. GV đôi khi chưa nghiêm khắc với HV. 3,42 1,17 11 25. Sự kết hợp giữa GV và phụ huynh còn gặp khó khăn. 3,82 1,09 3 26. Sinh hoạt dưới cờ trong tuần chưa hiệu quả, chưa đi vào trọng tâm, chưa thiết thực. 3,12 1,30 18 27. Hoạt động hướng nghiệp ngoài giờ chưa thật tốt. 3,42 1,24 12 28. Trong việc bồi dưỡng HV giỏi nên phân công mỗi GV theo 1 chuyên đề phù hợp. 3,63 1,23 6 29. Phân công giáo viên chưa hợp lý. 3,08 1,23 19 30. Còn định kiến trong khen, phê GV. 3,03 1,25 23 31. Nhà trường cần tăng cường các mối quan hệ với các cơ quan ban ngành có liên quan. 3,66 1,19 5 32. Thiếu nhân sự trong quản lý. 3,07 1,40 20 Kết quả bảng 2.4 cho thấy đánh giá của GV về lý do quản lý hoạt động học ở các TTGDTX – KT – HN chưa hiệu quả theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: HV yếu nhiều (thứ bậc 1); Đầu vào của HV thấp (thứ bậc 2); sự kết hợp giữa GV và phụ huynh còn gặp khó khăn (thứ bậc 3); cơ sở vật chất chưa đáp ứng được cho các hoạt động (thứ bậc 4); nhà trường cần tăng cường các mối quan hệ với các cơ quan ban ngành có liên quan (thứ bậc 5); trong việc bồi dưỡng HV giỏi nên phân công mỗi GV theo 1 chuyên đề phù hợp (thứ bậc 6); cần đổi mới phương pháp quản lý (thứ bậc 7); việc quản lý còn gặp khó khăn do áp lực công việc của GV và áp lực của HV (vì chương trình quá nặng) (thứ bậc 8); thực trạng thi đua giữa các lớp vẫn còn một số bất cập (thứ bậc 9); chưa xử lý nặng những HV vi phạm có hệ thống (thứ bậc 10); GV đôi khi chưa nghiêm khắc với HV (thứ bậc 11); hoạt động hướng nghiệp ngoài giờ chưa thật tốt vì chương trình quá nặng (thứ bậc 12); nhiều môn học chưa được gắn liền với thực tế (thứ bậc 13); đội ngũ GV cần đào tạo chính quy (thứ bậc 14); năng lực về chuyên môn của GV cần cao hơn (thứ bậc 15); dạy học bằng CNTT (thứ 47 bậc 16); phương thức quản lý còn nặng về hình thức (thứ bậc 17); sinh hoạt dưới cờ trong tuần chưa hiệu quả, chưa đi vào trọng tâm, chưa thiết thực (thứ bậc 18); phân công chưa hợp lý (thứ bậc 19); thiếu nhân sự trong quản lý (thứ bậc 20); GV chưa nắm được trình độ của HV (thứ bậc 21); Việc bồi dưỡng đội ngũ HV giỏi chưa được tập thể GV hưởng ứng nhiệt tình (thứ bậc 22); còn định kiến trong khen, phê GV (thứ bậc 23); GV có suy nghĩ làm cho xong, có tính chất đối phó (thứ bậc 24); GV chưa nhiệt tình với công việc (thứ bậc 25); Đội ngũ GV chất lượng chưa cao (thứ bậc 26); Trách nhiệm của từng GV chưa cao (thứ bậc 27); đội ngũ quản lý chưa đi sâu sát để kiểm tra hoạt động giảng dạy của GV (thứ bậc 28); ban giám đốc không thể biết từng hoạt động của GV (thứ bậc 29) và số lượng GV trong trường quá đông (thứ bậc 30). Qua kết quả ở bảng 2.4 số liệu đã phản ánh đúng thực trạng chung của quản lý GDTX hiện nay khi mà GDTX còn quan tâm quá nhiều đến công tác tổ chức giảng dạy các lớp bổ túc văn hóa (GDTX cấp THCS, THPT). Trong tương lai khi GDTX thực hiện đúng và đầy đủ chức năng nhiệm vụ của nó thì sự phản ánh trên chỉ là phản ánh một phần của giáo dục thường xuyên (Điều 3 khoản 1 mục d QĐ 01) Với thực trạng theo khảo sát tại bảng 2.4, HV lớp 10 GDTX Bình Dương chất lượng thấp, nguyên nhân HV khối lớp này là HV diện phân luồng sau THCS không trúng tuyển vào các trường THPT, phần lớn còn lại là công nhân ở các khu công nghiệp có thời gian ngừng học tập khá lâu, kiến thức hổng, thời gian đầu tư cho học tập ít nên chất lượng học lực rất thấp. Ngoài thực tế chủ quan ở trên chất lượng GDTX lớp 10 còn chịu nhiều tác động khách quan như: công tác phối hợp giữa trung tâm với gia đình HV còn yếu, đặc biệt với đối tượng công nhân thì việc phối hợp giáo dục với gia đình hầu như không có. Mặc khác GV tham gia giảng dạy ở các trung tâm GDTX còn trẻ, thiếu kinh nghiệm một số chưa tận tụy với GDTX đã ảnh hưởng không ít đến công tác quản lý giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý chưa sâu sát đến việc giảng dạy của GV và học tập của HV, việc kiểm tra giáo án, thao giảng dự giờ còn hạn chế đã ảnh hướng đến chất lượng của HV. Bên cạnh đó ban giám đốc của một số trung tâm chưa thực sự sâu sát và nắm bắt toàn diện các hoạt động dạy học của GV nên không phản ánh đúng thực tế 48 chất lượng quản lý hoạt động học tập của HV lớp 10 tại các TTGDTX – KT – HN tỉnh Bình Dương. Bảng 2.5. Đánh giá của GV về những việc giám đốc cần làm để việc học tập hiệu quả hơn Những việc cần làm TB ĐLTC Thứ bậc 1. Tìm hiểu năng lực và nguyện vọng của GV để phân công chuyên môn hợp lý và có hiệu quả 4,53 0,86 11 2. Động viên khen thưởng kịp thời các GV hoàn thành nhiệm vụ 4,64 0,75 1 3. Phê bình, kỷ luật đúng lúc GV chưa hoàn thành nhiệm vụ 4,46 0,89 23 4. Xây dựng nề nếp, ý thức học tập của HV 4,53 0,93 12 5. Tinh thông công việc 4,45 0,77 24 6. Nhiệt tình, năng nổ, chịu khó 4,52 0,73 17 7. Chỉ đạo, triển khai công việc kịp thời 4,59 0,79 3 8. Quan tâm nhiều đến GV về mọi mặt 4,45 1,02 25 9. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của GV 4,47 0,90 22 10. Công bằng 4,52 0,89 15 11. Tạo tinh thần đoàn kết gắn bó 4,56 0,90 8 12. Đề ra kế họach giảng dạy cho GV thật cụ thể, chi tiết 4,41 0,94 31 13. Quản lý giờ giấc chặt chẽ 4,58 0,80 5 14. Nắm sát kết quả giảng dạy của GV 4,57 0,81 6 15. Hỗ trợ việc giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn cho GV 4,48 0,87 20 16. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho GV nhiều hơn 4,45 0,95 26 17. Tạo phong trào thi đua học tập tốt trong HV 4,39 0,89 33 49 18. Tạo phong trào thi đua dạy tốt trong GV 4,48 0,91 21 19. Có nhiều biện pháp kích thích lao động của GV 4,38 0,93 34 20. Tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong hoạt động giảng dạy 4,49 0,92 19 21. Cần đổi mới việc quản lý thi, đề thi, xử lý điểm 4,24 1,01 38 22. Phải biết lắng nghe để rút kinh nghiệm và thật kiên quyết trong quyết định 4,40 0,91 32 23. Tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ để kết hợp học và chơi, tổ chức tham quan 4,21 1,00 39 24. Người quản lý phải có phẩm chất đạo đức tốt và chuyên môn cao 4,64 0,80 2 25. Nắm bắt tình hình thực trạng của ngành giáo dục và giải pháp thực tiễn 4,54 0,88 10 26. Xây dựng kế họach phát triển 4,57 0,82 7 27. Tin tưởng vào đội ngũ GV, phải biết lắng nghe và phân tích cũng như tôn trọng tập thể 4,53 0,82 13 28. Có những nội quy, qui định chặt chẽ với đội ngũ GV nhất là GVCN 4,59 0,82 4 29. Giảm tải chương trình sách giáo khoa 4,28 0,79 36 30. Tổ chức những buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm cho GV. 4,38 0,80 35 31. Cần có những việc làm cụ thể để kích thích lao động 4,42 0,64 28 32. Người quản lý cần góp ý trực tiếp với GV về những thiếu sót của họ. 4,53 0,77 14 33. Tạo sân chơi lành mạnh cho HV. 4,56 0,64 9 34. Cần đổi mới phương pháp quản lý. 4,42 0,75 29 50 35. Cần chú trọng công tác bồi dưỡng HV giỏi các cấp. 4,26 0,92 37 36. Cần 1 đề cương ôn thi thống nhất cho tất cả các trường. 4,42 0,82 30 37. Tăng cường ứng dụng CNTT vào giảng dạy. 4,45 0,72 27 38. Quan tâm đến đội ngũ GV trẻ. 4,50 0,76 18 39. Kiện toàn và cụ thể hóa các quy định của ngành, của nhà nước. 4,52 0,71 16 Kết quả bảng 2.5 cho thấy đánh giá của GV về những việc giám đốc cần làm để việc học tập hiệu quả hơn theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: động viên khen thưởng kịp thời các GV hoàn thành nhiệm vụ (thứ bậc 1); người quản lý phải có phẩm chất đạo đức tốt và chuyên môn cao (thứ bậc 2); chỉ đạo, triển khai công việc kịp thời (thứ bậc 3); có những nội quy, qui định chặt chẽ với đội ngũ GV nhất là GVCN (thứ bậc 4); quản lý giờ giấc chặt chẽ (thứ bậc 5); nắm sát kết quả giảng dạy của GV (thứ bậc 6); xây dựng kế họach phát triển (thứ bậc 7); tạo tinh thần đoàn kết gắn bó (thứ bậc 8); tạo sân chơi lành mạnh cho HV (thứ bậc 9); nắm bắt tình hình thực trạng của ngành giáo dục và giải pháp thực tiễn (thứ bậc 10); tìm hiểu năng lực và nguyện vọng của GV để phân công chuyên môn hợp lý và có hiệu quả (thứ bậc 11); xây dựng nề nếp, ý thức học tập của HV (thứ bậc 12); tin tưởng vào đội ngũ GV, p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_11_9002119764_6432_1871551.pdf
Tài liệu liên quan