Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng một số trường THCS quận gò vấp – TP HCM

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG THCS. 8

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 8

1.1.1.Trên thế giới. 8

1.1.2. Ở Việt Nam. 9

1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 11

1.2.1. Quản lý. 11

1.2.2. Kỹ năng. 12

1.2.3. Kỹ năng sống (life skills). 12

1.2.4. Giáo dục kỹ năng sống . 16

1.3. Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống. 17

1.3.1. Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống. 17

1.3.2. Nội dung giáo dục KNS cho học sinh THCS . 19

1.3.3. Những nguyên tắc tiến hành giáo dục KNS cho học sinh THCS. 24

1.3.4. Sự cần thiết cấp bách phải giáo dục kỹ năng sống . 25

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục KNS tại trường THCS. 28

1.4.1. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là gì?. 28

1.4.2. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống . 28

1.4.3. Quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống . 29

1.4.4. Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống . 29

1.4.5. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS: . 29

Tiểu kết chương 1. 39

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG

SỐNG CỦA HIỆU TRƯỞNG MỘT SỐ TRƯỜNG THCS Q.GÒ VẤP. 40

2.1. Khái quát đặc điểm một số trường THCS tại Quận Gò Vấp mà đề tài đã

khảo sát. 40

2.1.1. Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. 40

2.1.2. Trường THCS Gò Vấp . 41

2.1.3. Trường THCS Nguyễn Văn Nghi. 42

2.1.4. Trường THCS Trường Sơn. 43

2.2. Tổ chức nghiên cứu: Chọn mẫu – Dụng cụ – Cách tiến hành. 45

2.2.1. Chọn mẫu. 45

2.2.2. Dụng cụ. 45

2.2.3. Cách tiến hành . 45

pdf121 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng một số trường THCS quận gò vấp – TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Trỗi đã có nhiều thành tích đáng tự hào: 41  Trường nhận Huân chương lao động Hạng Nhất, Nhì, Ba. (Hạng Nhất: Năm 2003);  Trường nhận Bằng khen của Chính phủ năm 2009;  Đạt Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố nhiều năm liền;  Là đơn vị đầu tiên trong ngành Giáo dục – Đào tạo Quận Gò Vấp nhận Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục – Năm 2012;  Chi bộ đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh” liên tục nhiều năm liền từ năm 1995; Chi đoàn, Liên đội được xếp loại xuất sắc nhiều năm liền. Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi luôn nỗ lực không ngừng trong việc tạo môi trường sư phạm thân thiện, tạo điều kiện phát huy trí lực cho học sinh, chú trọng công tác giáo dục toàn diện, góp phần vào thành quả chung của ngành Giáo dục- Đào tạo Quận Gò Vấp. 2.1.2. Trường THCS Gò Vấp Đây là một trong những ngôi trường lâu đời ở Quận Gò Vấp được thành lập năm 1920. Sau nhiều lần đổi tên, nay trường mang tên Trường THCS Gò Vấp. Trường THCS Gò Vấp nằm trên địa bàn Phường 7 – Q.GV tiếp nhận học sinh phường 7, một số ít học sinh thuộc phường 01, 04, 05, 06 và 17. Hiện nay trường có tổng số 77 CB–GV–CNV với 1500 học sinh được chia thành 31 lớp. Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp và sự hỗ trợ của các đoàn thể địa phương, đơn vị kết nghĩa, của PHHS trong hoạt động giáo dục. Tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm. Nhiều năm qua, nhà trường có truyền thống dạy tốt – học tốt. Kết quả thi đua:  Trường đón nhận Huân chương lao động Hạng 3 - Năm 2005  Nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ là đơn vị có nhiều thành tích trong công tác giáo dục ba năm liên tục (NH 2007 – 2008 đến NH 2009 - 2010)  Liên tục nhiều năm nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.  Chi bộ đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh” liên tục nhiều năm liền từ năm 1995; Chi đoàn, Liên đội được xếp loại xuất sắc nhiều năm liền. 42 Để đạt được những thành tích đáng tự hào trên, tập thể sư phạm nhà trường đã phải cố gắng vượt qua nhiều khó khăn như cơ sở vật chất chật hẹp, không đủ phòng chức năng, phòng bộ môn gần như không có để phục vụ giảng dạy, nhất là các môn năng khiếu,hay như trường gần chợ nên hiệu quả giáo dục đạo đức phần nào bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, mặc dù đa số phụ huynh thuộc thành phần lao động phổ thông, một số ít là gia đình công chức - viên chức nhưng hầu hết phụ huynh đều quan tâm việc học tập, sinh hoạt của con em mình. Học sinh đa phần có ý thức học tập tốt, ngoài ra các em còn bíết rèn luyện kỹ năng giao tiếp khá tốt. 2.1.3. Trường THCS Nguyễn Văn Nghi Trường THCS Nguyễn Văn Nghi được thành lập năm 2001 nằm trên địa bàn Phường 5 Quận Gò Vấp, môi trường dân cư xung quanh trường đông, phức tạp, đa số là dân tạm trú. Vào những ngày đầu thành lập, thầy và trò trường THCS Nguyễn Văn Nghi đã gặp nhiều khó khăn khi chưa có trường lớp ổn định, phải đi học nhờ ở trường Biên phòng hoặc trường tiểu học Hanh Thông với điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn. Đến năm 2005, Trường Nguyễn Văn Nghi được xây dựng xong trên vị trí cũ của Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Từ đó đến nay, tập thể CB – GV – CNV và học sinh Trường Nguyễn Văn Nghi luôn nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp góp phần từng bước hướng đến xây dựng thành công môi trường thân thiện, học sinh tích cực. Bên cạnh những thuận lợi của một ngôi trường mới xây, trường Nguyễn Văn Nghi cũng có những khó khăn, như: khuôn viên trường nhỏ hẹp, trường nằm trong hẻm, lối vào trường nhỏ; Số lượng học sinh quá đông so với khuôn viên trường; cơ sở vật chất một số đã xuống cấp; phần đông bố mẹ còn thiếu quan tâm trong việc học tập và rèn đạo đức cho con em; ý thức học tập của học sinh chưa caoThế nhưng tập thể thầy và trò nhà trường đã nỗ lực không ngừng để đạt được những thành tích đáng tự hào:  Chi bộ đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh” nhiều năm liền 43  Trường đạt danh hiệu : Tập thể lao động tiên tiến năm học 2009 – 2010, 2010-2011 và đạt Tập thể lao động xuất sắc năm học 2011-2012.  Liên đội được đánh giá tốt nhiều năm liền.  Tổ chức được nhiều buổi giao lưu chuyên đề “kỹ năng sống”: giao lưu với thạc sĩ Hà Trung Thành thuộc Công ty đầu tư & phát triển giáo dục Sài Gòn TP.HCM, chuyên đề “kỹ năng giao tiếp học đường” và chuyên đề “Gia đình và chữ Hiếu” do thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu trường ĐHSP TP.HCM báo cáo trong CB – GV – CNV và học sinh.; Tổ chức tốt hộp thư ”Điều em muốn nói”, “Tâm sự tuổi teen”,và nhiều phong trào bổ ích khác. 2.1.4. Trường THCS Trường Sơn Trường THCS Trường Sơn tọa lạc tại số 43 Đường Nguyễn Văn Bảo, Phường 04, Quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh đối diện Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh. Trường được chuyển từ hệ Bán công sang hệ Công lập từ năm học 2006- 2007 nên năng lực học sinh ở đầu vào tương đối tốt hơn khi trường còn thuộc hệ Bán công. Trường THCS Trường Sơn có tổng cộng 20 phòng học và phòng chức năng với tổng số học sinh là 742 em được xếp vào 17 lớp. Trong năm học 2011 – 2012 , nhà trường có tổng số CB – GV – CNV là 46, trong đó: BGH : 02 (goàm 01 Hieäu tröôûng vaø 01 Phoù Hieäu tröôûng) Giaùo vieân : 30 (Bieân cheá: 27 – Hôïp ñoàng:3) CNV : 14 Tập thể Ban giám hiệu đoàn kết, thống nhất về mục tiêu kế hoạch giáo dục của nhà trường, có phân công, phân việc rõ ràng, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực có kinh nghiệm trong quản lý và điều hành công việc. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ đạt và trên chuẩn, luôn học hỏi và có sự hợp tác giữa đồng nghiệp và tổ trưởng chuyên môn về đổi mới phương pháp và xây dựng nếp học tích cực cho học sinh. Nhìn chung, tập thể giáo viên là đội ngũ sư phạm khá vững vàng về chuyên môn, có ý thức trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng. Tổng phụ trách có ý thức trách nhiệm, luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức hình thành 44 nhân cách cho học sinh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, nề nếp học tập, sinh hoạt của học sinh từng bước ổn định, lễ phép biết vâng lời thầy cô, có ý thức thực hiện nội quy của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, trường THCS Trường Sơn vẫn có những khó khăn như:  Năng lực chuyên môn và quản lý lớp của giáo viên chưa đồng đều cho tất cả các bộ môn trong nhà trường;  Do nhà trường có nhiều năm thuộc hệ bán công, đầu vào có chất lượng văn hoá thấp nên giáo viên chưa mạnh dạn trong việc phát huy trí lực và tư duy độc lập của học sinh;  Đối tượng học sinh từ các nơi chuyển đến do đó trình độ không đồng đều, phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục con em mình...  Diện tích trường nhỏ, sân trường chật hẹp, không đủ sân chơi cho học sinh nên có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng học tập, sinh họat của học sinh;  Đối diện trường là Trường ĐH Công nghiệp với một lực lượng sinh viên quá tải, đủ mọi trình độ, chưa được quản lý chặt chẽ, chưa tạo được môi trường sư phạm và tính an toàn trước cổng trường làm hạn chế hiệu quả công tác chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Dù còn nhiều khó khăn, tập thể CB – GV – CNV trường THCS Trường Sơn vẫn luôn phấn đấu không ngừng để đưa chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng đi lên. Kết quả:  Trường đạt danh hiệu Lao động tiên tiến cấp Quận Năm học 2008 – 2009, 2010 – 2011, 2011 – 2012.  Chi bộ đạt danh hiệu “ Trong sạch vững mạnh” nhiều năm liền.  Công đoàn nhận Bằng khen Công đoàn vững mạnh xuất sắc của Liên đoàn lao động Thành phố.  Chi đoàn nhận Bằng khen của Thành đoàn.  Liên đội nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn. 45 Trường THCS Trường Sơn với mục tiêu chiến lược là “Nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng môi trường thân thiện; Nâng cao năng lực cho Cán bộ quản lý cũng như năng lực sư phạm của giáo viên; Phát huy tối đa tính tích cực chủ động của học sinh” mang sứ mạng “Thực hiện tốt, thường xuyên và liên tục việc xây dựng Trường học thân thiện – Học sinh tích cực, tạo môi trường thuận lợi cho học sinh học tập, vui chơi tích cực, góp phần hình thành nhân cách con người mới năng động, sáng tạo.” 2.2. Tổ chức nghiên cứu: Chọn mẫu – Dụng cụ – Cách tiến hành 2.2.1. Chọn mẫu Trên địa bàn Quận Gò Vấp có 13 trường THCS, tác giả nhận thấy 4 trường: Nguyễn Văn Trỗi, Gò Vấp, Nguyễn Văn Nghi và Trường Sơn thể hiện khá rõ nét sự khác biệt về điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, Điều này sẽ giúp việc nhận định về thực trạng được khái quát hơn. Tác giả chọn mẫu khảo sát từ 30 đến 60 giáo viên và 100 học sinh ở mỗi trường. 2.2.2. Dụng cụ Để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của một số trường THCS trên địa bàn Quận Gò Vấp, tác giả đã sử dụng ba phiếu khảo sát dành cho ba đối tượng: Hiệu trưởng – Phó hiệu trưởng và Giáo viên – Học sinh. 2.2.3. Cách tiến hành - Tiến hành điều tra qua phiếu khảo sát dành cho ba đối tượng nói trên. - Thực hiện phỏng vấn trực tiếp. - Tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề. 2.3. Kết quả khảo sát 2.3.1. Kết quả tổng quát các tham số nghiên cứu của CB–GV–CNV và học sinh - Tổng số phiếu phát ra: 580 phiếu + Giáo viên: 190 phiếu + Học sinh: 390 phiếu - Tổng số phiếu thu về: 46 + Giáo viên: 178 phiếu , trong đó:  Trình độ thạc sỹ: 03 phiếu  Trình độ cử nhân đại học: 155 phiếu  Trình độ cử nhân cao đẳng: 20 phiếu + Học sinh: 367 phiếu, trong đó:  Lớp 8: 81 phiếu  Lớp 7: 139 phiếu  Lớp 6: 145 phiếu Ghi chú: Một số từ viết tắt trong các bảng: - ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn - TB: trung bình - N: số khách thể tham gia nghiên cứu • Tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi. Theo kết quả này, có thể quy định về các mức như sau: Thang 5 mức: * Trung bình cộng từ 4,5 đến 5,0: mức cao * Trung bình cộng từ 3,50 đến 4,49: mức khá cao * Trung bình cộng từ 2,50 đến 3,49: mức trung bình * Trung bình cộng dưới 2,49: mức kém Thang 3 mức * trung bình cộng từ 2,5 đến 3,0: mức cao/tốt * trung bình cộng từ 2,0 đến 2,49: mức khá cao/khá tốt * trung bình cộng từ 1,50 đến 2,49: mức trung bình * trung bình cộng dưới 1,50: mức kém 2.3.2. Thực trạng quản lý nhận thức về hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong mục tiêu giáo dục của nhà trường THCS Như phần tác giả trình bày phía trên, hoạt động giáo dục kỹ năng sống cần được các nhà giáo dục chú trọng và phải được tổ chức một cách khoa học và có hiệu 47 quả. Để làm được như thế, đòi hỏi người giáo viên phải có nhận thức sâu sắc về khái niệm kỹ năng sống, vị trí, vai trò và mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong mục tiêu giáo dục của nhà trường; bên cạnh đó, học sinh phải nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống để từ đó có thái độ học tập, rèn luyện tích cực nhằm tăng cường kỹ năng sống cho bản thân. 2.3.2.1. Quản lý nhận thức về khái niệm kỹ năng sống của giáo viên và học sinh Ý kiến chọn lựa của giáo viên và học sinh đối với các nội dung liên quan đến khái niệm kỹ năng sống trong phiếu khảo sát thể hiện nhận thức của giáo viên và học sinh trong trường THCS về kỹ năng sống. Bảng 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức về khái niệm kỹ năng sống của giáo viên Nội dung Ý kiến Tần số Tỷ lệ Là kỹ năng tối thiểu của con người để tồn tại 7 4.0 % Là phẩm chất và năng lực của con người sống trong xã hội. 10 5.6 % Là khả năng con người có thể tham gia vào tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội. 15 8.4 % Là những kỹ năng giúp con người thực hiện hoạt động có kết quả. 16 9.0 % Là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống. 128 71.9 % Chưa tìm hiểu 2 1,1 % Tổng 178 100% 48 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức về khái niệm kỹ năng sống của học sinh Nội dung Ý kiến Tần số Tỷ lệ Không trả lời 7 1,9 % Em không biết gì về kỹ năng sống 1 0,3 % Là phẩm chất và năng lực của con người sống trong xã hội 13 3,5 % Là khả năng con người có thể tham gia vào tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội 12 3,3 % Là những kỹ năng giúp con người thực hiện hoạt động có kết quả 24 6,5 % Là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống 310 84,5 % Tổng 367 100 % Căn cứ vào bảng 2.1 ta nhận thấy: Tỷ lệ giáo viên có nhận thức đúng về kỹ năng sống là 71.9 %, đây là một kết quả khá cao, chứng tỏ hiện nay đa số giáo viên đã có sự quan tâm đến hoạt động này. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số ý kiến lựa chọn những nội dung không phải là định nghĩa chính xác của kỹ năng sống, chiếm tỷ lệ 27%. Khi giáo viên là người “dẫn đường” cho trẻ nhưng vẫn chưa hiểu đầy đủ về hoạt động này sẽ khiến cho hiệu quả giáo dục bị ảnh hưởng. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, theo khảo sát, có hai giáo viên chưa tìm hiểu về kỹ năng sống. Kết quả trên cho thấy, giáo viên có nhận thức về kỹ năng sống khá cao nhưng nhận thức vẫn ở một chừng mực nhất định. Đối với học sinh THCS, căn cứ vào bảng 2.2, có 84.5% cho ý kiến đúng, còn lại 13.3% học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về kỹ năng sống. Ngoài ra, vẫn còn 1.9% học sinh không trả lời và 0.3% học sinh không biết gì về kỹ năng sống. Điều này chứng tỏ vẫn còn một số học sinh chưa quan tâm đến kỹ năng sống. 49 2.3.2.2. Quản lý nhận thức về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Khảo sát ý kiến của giáo viên đối với sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên bốn mức độ là rất cần thiết, cần thiết, không cần, không quan tâm. Kết quả thu được như sau: 153, 86% 12, 7% 0, 0% 13, 7% Rất cần thiết Cần thiết Không cần Không quan tâm Khảo sát ý kiến của học sinh đối với mức độ quân tâm đến giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THCS trên bốn mức độ là rất quan tâm, quan tâm, ít quan tâm, không quan tâm. Kết quả thu được như sau: 153, 42% 183, 50% 19, 5% 12, 3% Rất quan tâm Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm Biểu đồ 2.1. Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ quan tâm của học sinh đối với việc rèn luyện các kỹ năng sống trong nhà trường 50 Với tỷ lệ 86% ý kiến giáo viên cho rằng việc giáo dục kỹ năng sống là rất cần thiết. Điều này chứng tỏ, giáo viên đã nhận thức được vị trí, vai trò có ích của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày. Cùng với tỷ lệ 6.7% ý kiến giáo viên nhận định việc giáo dục kỹ năng sống là cần thiết, ta có hầu hết giáo viên (92.7%) nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng trong trường THCS , vì khi được trang bị đầy đủ kỹ năng sống các em sẽ hình thành lý tưởng và động cơ học tập đúng đắn, đạt hiệu quả cao trong học tập và sẽ tự tin giải quyết các vấn đề mà các em phải đối mặt một cách tích cực. Ngoài ra, với chủ trương tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào từng bộ môn văn hóa của Bộ giáo dục và đào tạo đã tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngay trong quá trình giảng dạy. Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp giáo viên, tác giả nhận thấy vẫn còn trường hợp giáo viên chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống, vì họ cho rằng cần dành thời gian để giải quyết kiến thức trong nội dung bài dạy theo yêu cầu chương trình vì đây là điều cần thiết để các em đạt điểm số cao trong các kỳ kiểm tra. Đối với học sinh, mức độ quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường được thể hiện qua Biểu đồ 2.2. Kết quả thu được cho thấy, đa số các em không còn thờ ơ với hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường vì tính giá trị và tính cấp thiết của hoạt động này đối với các em. Thế nhưng vẫn còn trường hợp giáo viên chưa quan tâm đến hoạt động này (chiếm 7.3%) vì cho rằng hiện nay cách đánh giá kết quả học tập của học sinh còn dựa nhiều vào kiến thức hàn lâm, chưa chú trọng yếu tố thực hành nên nếu dành thời gian để giáo dục kỹ năng sống sẽ làm ảnh hưởng đến điểm số môn văn hóa của học sinh. Đối với học sinh cũng vậy, vẫn còn một số học sinh ít quan tâm (chiếm tỷ lệ 5.2%) hoặc không quan tâm (chiếm tỷ lệ 3.2%) đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Với suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ giáo viên, học sinh như thế cho nên hiện tượng học từ chương, áp đặt, chạy theo thành tích vẫn còn diễn ra khiến cho học sinh không thể phát huy tính tư duy sáng tạo, kỹ năng hoạt 51 động nhóm, kỹ năng phân tích, và các kỹ năng quan trọng khác. Đi sâu vào tìm hiểu mức độ cần thiết của 14 kỹ năng sống mà tác giả đã trình bày ở phần cơ sở lý luận. Kết quả như trong bảng 2.3. Bảng 2.3. Đánh giá mức độ cần thiết của việc rèn luyện các kỹ năng sống trong nhà trường của giáo viên và học sinh Stt Nội dung Ý kiến Học sinh Giáo viên TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc 1 Kỹ năng tự nhận thức (kỹ năng biết về bản thân) 4,60 0,64 2 4,80 0,39 1 2 Kỹ năng xác định giá trị (Biết tự đánh giá đúng bản thân về mặt tốt và mặt xấu) 4,58 0,68 4 4,19 0,82 13 3 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 4,26 0,87 11 4,56 0,61 5 4 Kỹ năng giao tiếp (ứng xử với gia đình, thầy cô, bạn bè,) 4,60 0,64 3 4,76 0,45 2 5 Kỹ năng lắng nghe tích cực (Biết tiếp thu những điều đúng và biết bỏ những điều sai, biết tập trung chú ý để nghe) 4,58 0,68 5 4,61 0,52 4 6 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông (tình yêu thương, sự chia sẻ với mọi người) 4,28 0,83 10 4,47 0,74 9 7 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 4,63 0,71 1 4,49 0,70 8 8 Kỹ năng hợp tác 4,55 0,71 6 4,52 0,56 7 9 Kỹ năng tư duy sáng tạo 4,35 0,84 9 4,69 0,48 3 10 Kỹ năng ra quyết định (Biết phân tích và chọn cái đúng) 4,16 0,83 13 4,21 0,92 12 11 Kỹ năng kiên định 4,25 0,83 12 4,19 0,90 14 12 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 4,40 0,83 8 4,53 0,72 6 13 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 4,42 0,80 7 4,37 0,74 10 14 Kỹ năng quản lý thời gian 4,10 0,95 14 4,32 0,88 11 52 Kết quả cho thấy đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của kỹ năng sống đối với học sinh THCS theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: Kỹ năng tự nhận thức (thứ bậc 1); Kỹ năng giao tiếp (thứ bậc 2); Kỹ năng tư duy sáng tạo (thứ bậc 3); Kỹ năng lắng nghe tích cực (thứ bậc 4); Kỹ năng thể hiện sự tự tin (thứ bậc 5); Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm (thứ bậc 6); Kỹ năng hợp tác (thứ bậc 7); Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn (thứ bậc 8); Kỹ năng thể hiện sự cảm thông (thứ bậc 9); Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin (thứ bậc 10); Kỹ năng quản lý thời gian (thứ bậc 11) ; Kỹ năng ra quyết định (thứ bậc 12); Kỹ năng xác định giá trị (thứ bậc 13) và Kỹ năng kiên định (thứ bậc 14). Như vậy giáo viên đánh giá các kỹ năng liên quan đến học tập và giao tiếp của học sinh như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng hợp tác là những kỹ năng rất cần thiết cho học sinh. Các kỹ năng này rất cần thiết trong quá trình học tập của học sinh, giúp các em từng bước hình thành được tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong mọi hoạt động. Các kỹ năng còn lại cũng được đánh giá là cần thiết đối với học sinh. Điều này phản ánh rõ nét nhận thức đúng đắn của giáo viên về việc giáo dục các kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách cho học sinh THCS. Đối với học sinh, mức độ cần thiết đối với việc rèn luyện các kỹ năng sống theo các thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn (thứ bậc 1); Kỹ năng tự nhận thức (thứ bậc 2); Kỹ năng giao tiếp (thứ bậc 3); Kỹ năng xác định giá trị (thứ bậc 4); Kỹ năng lắng nghe tích cực (thứ bậc 5); Kỹ năng hợp tác (thứ bậc 6); Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin (thứ bậc 7); Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm (thứ bậc 8); Kỹ năng tư duy sáng tạo (thứ bậc 9); Kỹ năng thể hiện sự cảm thông (thứ bậc 10); Kỹ năng thể hiện sự tự tin (thứ bậc 11) ; Kỹ năng kiên định (thứ bậc 12); Kỹ năng ra quyết định (thứ bậc 13) và Kỹ năng quản lý thời gian (thứ bậc 14). Cũng tương tự giáo viên, học sinh xác định các kỹ năng học tập và giao tiếp là những kỹ năng rất cần thiết, như: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ 53 năng hợp tác. Tuy nhiên việc các em chọn kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và kỹ năng xác định giá trị là 2 trong 6 kỹ năng rất cần thiết thể hiện nhu cầu được giải quyết các mâu thuẫn thường ngày một cách tích cực và nhu cầu đánh giá đúng bản thân mình là cấp thiết. Mặc dù nhận thức của giáo viên và học sinh về sự cần thiết của từng kỹ năng sống chưa thật sự tương đồng nhưng nhìn chung cả giáo viên và học sinh đều đánh giá vị trí và vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THCS từ mức khá cao (trung bình cộng từ 3,50 đến 4,49) đến mức cao (trung bình cộng từ 4,5 đến 5,0). Kết quả thể hiện cụ thể trong bảng 2.3. Kết quả trên đã thể hiện nhận thức đúng đắn của đội ngũ giáo viên và học sinh của một số trường THCS tại Quận Gò Vấp đối với vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường THCS. 2.3.2.3. Quản lý nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNS Các hoạt động giáo dục và lực lượng tham gia giáo dục đóng vai trò quan trọng vào kết quả giáo dục, do đó nếu người hiệu trưởng định hướng được cho giáo viên xác định đúng các yếu tố này sẽ tạo được hiệu quả tích cực trong công tác giáo dục, nhất là trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống . Thực hiện khảo sát trên giáo viên về lực lượng thực hiện hiệu quả việc giáo dục kỹ năng sống, tác giả thu nhận được kết quả như trong bảng 2.4. Bảng 2.4. Đánh giá của giáo viên về bộ phận (lực lượng) nào trong nhà trường thực hiện việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là hiệu quả Lực lượng TB ĐLTC Thứ bậc Hiệu trưởng 2,53 0,81 6 Tổ chức Đoàn Đội 2,92 0,41 2 Tổng phụ trách đội 2,78 0,59 4 Giáo viên chủ nhiệm 2,93 0,24 1 Giáo viên bộ môn 2,75 0,53 5 Phụ huynh 2,81 0,59 3 54 Thông qua kết quả được ghi nhận tại Bảng 2.4, quan sát cột trung bình cộng, ta dễ dàng nhận ra giáo viên đã có nhận thức rất đầy đủ về lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Các lực lượng từ GVCN, GVBM, Đoàn thể, Phụ huynh đến Hiệu trưởng đều được đánh giá ở mức khá cao trong việc tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Tuy nhiên, việc giáo viên chỉ xếp Hiệu trưởng ở vị trí thứ 6 là vị trí cuối cùng trong 6 thứ bậc là một điều đáng suy ngẫm. Điều này chứng tỏ vẫn còn tình trạng ở vào một số trường hợp người hiệu trưởng chưa thể hiện tốt vai trò chỉ đạo, định hướng, còn giao khoán GVCN, tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường. Theo nhận định của học sinh về lực lượng tham gia thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là hiệu quả thì có đến 85% học sinh (312/367 phiếu) đều xác định Gia đình, Nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội đều là các lực lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiệu quả, không chỉ có đơn phương bất kỳ một lực lượng nào. (Biểu đồ 2.3) Biểu đồ 2.3. Nhận thức của học sinh về lực lượng giáo dục kỹ năng sống 29 4 14 8 312 0 50 100 150 200 250 300 350 Không trả lời Gia đình Nhà trường Tổ chức đoàn thể xã hội như Đoàn, Đội Tất cả các ý nêu trên Series1 Qua kết quả trên, chứng tỏ học sinh cần được giáo dục kỹ năng sống ngay trong môi trường mà các em đang vui chơi, sinh sống. Tất cả các lực lượng có mặt trong môi trường sinh hoạt hàng ngày của các em cần có sự phối hợp chặt chẽ, hài 55 hòa trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em, từng bước giáo dục cho các em phát triển toàn diện. Về các hoạt động giáo dục, như trên đã trình bày, đây là một yếu tố quan trọng nên nhận thức của giáo viên về vấn đề này cần phải được rõ ràng để giáo viên thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Sau đây là Bảng 2.5 - Bảng đánh giá mức độ góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống của các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên về hoạt động nào có thể góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Các hoạt động góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống TB ĐLTC Thứ bậc Giáo dục hướng nghiệp 2,73 0,60 9 Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp 2,89 0,36 1 Hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp 2,84 0,51 3 Lồng ghép kĩ năng vào việc dạy kiến thức 2,73 0,51 8 Nội dung mỗi môn học đều có khả năng dạy kĩ năng sống 2,54 0,60 12 Hoạt động hình thành kĩ năng suy luận, phán đoán 2,65 0,62 10 Hoạt động hình thành kĩ năng giao tiếp 2,74 0,56 7 Phong trào Đoàn Đội 2,87 0,42 2 Hoạt đông vui chơi 2,82 0,47 5 Hoạt động văn nghệ 2,65

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_18_1299387959_4022_1869241.pdf
Tài liệu liên quan