Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN . 1

MỤC LỤC . 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Lí do chọn đề tài.6

2. Mục đích nghiên cứu .8

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .8

4. Giả thuyết khoa học.8

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.8

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .9

7. Phương pháp nghiên cứu .9

8. Cấu trúc đề tài.11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP

GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON . 12

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .12

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước về giáo dục mầm non và quản lí hoạt động phốihợp.12

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước về giáo dục mầm non và quản lí hoạt động phốihợp.13

1.2. Một số khái niệm cơ bản .14

1.2.1. Quản lý, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường.14

1.2.2. Quản lí trường mầm non .20

1.2.3. Quản lí hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình .20

1.3. Hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở trường mầm non.21

1.3.1. Vai trò của nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục ở trường mầm non .21

1.3.2. Ý nghĩa của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình.26

1.3.3. Mục tiêu, nội dung của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở trườngmầm non .27

1.3.4. Hình thức, biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở trường mầm non .27

1.4. Quản lí hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở trường mầm non .29

1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình.29

1.4.2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình .29

1.4.3. Kiểm tra- đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình .303

1.4.4. Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình.31

1.4.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động phối hợp giữa nhà

trường và gia đình .32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ

TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 3 THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH . 35

2.1. Tổng quan Giáo dục mầm non ở Quận 3 Tp.HCM.35

2.1.1. Một số đặc điểm giáo dục tại Quận 3 Tp.HCM .35

2.1.2. Quy mô, cơ cấu .36

2.1.3. Chất lượng giáo dục .36

2.2. Thực trạng hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở một số trường

mầm non Quận 3.40

2.2.1. Thực trạng nội dung hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình.41

2.2.2. Thực trạng hình thức và biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình.50

2.3. Thực trạng quản lí hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở một số

trường mầm non Quận 3.59

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình 59

2.3.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình .62

2.3.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình.64

2.3.4. Thực trạng quản lí các điều kiện đảm bảo hoạt động phối hợp giữa nhà trường vàgia đình .68

2.4. Nguyên nhân của thực trạng.72

2.4.1. Nguyên nhân của ưu điểm.72

2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế.75

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP

GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 3,

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 80

3.1. Căn cứ đề xuất biện pháp.80

3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục mầm non Quận 3, Tp. HCM .80

3.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn .81

3.2. Một số biện pháp quản lí.82

3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về hoạt động phối hợp giữa nhà trường vàgia đình. .82

3.2.2. Nhóm biện pháp tăng cường xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và giađình.84

3.2.3. Nhóm biện pháp tăng cường tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường

và gia đình .854

3.2.4. Nhóm biện pháp tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà

trường và gia đình .86

3.2.5. Nhóm biện pháp đảm bảo các điều kiện cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường

và gia đình .87

3.3. Khảo nghiệm ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.88

3.3.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và cha mẹ trẻ về hoạt động

phối hợp giữa nhà trường và gia đình .89

3.3.2. Nhóm biện pháp tăng cường xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà

trường và gia đình .94

3.3.3. Nhóm biện pháp tăng tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và giađình.95

3.3.4. Nhóm biện pháp tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động

phối hợp giữa nhà trường và gia đình .97

3.3.5. Nhóm biện pháp tăng cường các điều kiện đảm bảo cho hoạt động phối hợp giữa

nhà trường và gia đình.99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 102

1. Kết luận.102

2. Kiến nghị.104

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 107

PHỤ LỤC . 109

pdf137 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến 3.50). Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cũng cho thấy có 2 hình thức, biện pháp được CBQL và GV đánh giá đồng hạng cao nhất và thấp nhất cả về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện, đó là: Tuyên truyền các biện pháp chăm sóc, giáo dục đến cha mẹ qua bảng tin của trường, bản tuyên truyền y tế, xếp hạng (1); Tổ chức “Câu lạc bộ gia đình” để cha mẹ trẻ gặp gỡ, trao đổi, phổ biến kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ với nhau, xếp hạng (22). Hiện nay, hầu hết các trường tổ chức họp định kì với cha mẹ trẻ 3 lần/năm. Chính vì thế, việc phổ biến các nội dung hoạt động; phân công, phân nhiệm công việc; đánh giá kết quả hoạt động phối hợp hay tuyên truyền phổ biến mục tiêu, yêu cầu của việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong từng giai đoạn cụ thể không thể thực hiện hết trong buổi họp. Hầu hết giáo viên chỉ nhận xét sơ bộ về tình hình hoạt động chung của trẻ, chưa đi sâu vào việc bàn bạc, thống nhất hình thức, biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nên hiệu quả buổi họp chưa cao. 55 Sử dụng sổ liên lạc để trao đổi tình hình sức khỏe, học tập của trẻ được thực hiện thường xuyên vào cuối mỗi tháng. Tuy nhiên, nội dung trao đổi chỉ ở mức thông báo đến cha mẹ trẻ chỉ số về chiều cao, cân nặng và một vài nhận xét chung. Đây cũng là một khó khăn cho giáo viên và cha mẹ trẻ khi nhận xét trẻ mà không có các tiêu chí rõ ràng. Giáo viên thì nhận xét sơ sài và rất ít cha mẹ phản hồi lại với giáo viên. Hiện nay đã có các tiêu chí đánh giá trẻ theo từng giai đoạn, CBQL và GV cần áp dụng các tiêu chí đánh giá này để đánh giá trẻ theo tháng và gửi về cho cha mẹ trẻ vào cuối mỗi tháng để cả nhà trường và gia đình cùng biết được những gì trẻ đã đạt, những gì chưa đạt và tiếp tục phối hợp rèn thêm cho trẻ ở tháng tiếp theo. Đối với trẻ mầm non, cha mẹ trẻ quan tâm, lo lắng nhiều đến sức khỏe của trẻ nên việc trao đổi trực tiếp với giáo viên diễn ra thường xuyên vào giờ đón, trả trẻ nhưng quỹ thời gian này không nhiều hơn nữa số trẻ/ lớp tương đối đông nên giáo viên chỉ có thể trao đổi với cha mẹ trẻ những vấn đề cần thiết. Việc trao đổi qua thư từ, điện thoại hay email chỉ có thể thực hiện được sau giờ làm việc ở trường. Đây cũng là một áp lực trong công việc của giáo viên mầm non. Hiện nay, với sự bùng nổ của các cuộc cách mạng khoa học, công nghệ thông tin, nguồn thông tin truyền đi từ nhà trường đến với gia đình trẻ và ngược lại từ gia đình trẻ đến với nhà trường theo nhiều kênh khác nhau. Chính vì vậy, việc trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình thuận lợi hơn, dễ dàng hơn, góp phần đẩy mạnh chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường và gia đình. Việc sử dụng Website trong thông tin, tuyên truyền được Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT quan tâm nhiều và đã triển khai hỗ trợ đồng loạt đến các trường tuy nhiên để cập nhật thông tin, nội dung, hình ảnh hay trao đổi qua diễn đàn chưa được các trường thực hiện thường xuyên do thiếu nhân lực và kinh phí. Các buổi tổ chức tư vấn, hội thảo, mời chuyên gia về nói chuyện; giao lưu trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ và tâm lí trẻ rất ít được các trường thực hiện do thiếu kinh phí, hạn chế về thời gian và cơ sở vật chất. Ngay cả các hội thi trong các chủ đề cần có sự tham gia của cha mẹ trẻ cũng chỉ dừng ở mức mỗi khối lớp cử một vài gia đình tham gia. Mỗi hình thức, biện pháp phối hợp đều có tính ưu việt và hạn chế riêng, chính vì vậy cần phải linh hoạt khi sử dụng từng biện pháp và kết hợp khéo léo để phát huy hết tác dụng của chúng. Bà N.T.T.V (hiệu trưởng trường mầm non tuổi Thơ 8) đã nhận định: không có biện pháp nào là quan trọng nhất mà quan trọng là biết phối hợp các biện pháp thật linh hoạt 56 và thường xuyên là tốt nhất. Biện pháp phối hợp dễ nhận thấy nhất đó chính là trao đổi trực tiếp và tổ chức các hoạt động, lễ hội thiết thực để thu hút phụ huynh. Bảng 2.8. Đánh giá của phụ huynh về mức độ thực hiện hoạt động phối hợp cụ thể giữa nhà trường và gia đình Stt Công việc Mức độ thực hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Chủ động liên hệ với nhà trường để nắm vững mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ; 0.57 0.49 5 2 Tham gia các hoạt động chăm sóc, giáo dục do nhà trường tổ chức; 0.61 0.48 2 3 Thường xuyên gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm để biết tình hình sức khỏe, học tập của con em mình; 0.86 0.34 1 4 Nhận thức đúng trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em; 0.60 0.49 3 5 Chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo yêu cầu, chế độ sinh hoạt giống như ở trường; 0.56 0.49 7 6 Rèn kỹ năng cho trẻ theo đúng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của trẻ; 0.59 0.49 4 7 Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức và đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường; 0.57 0.49 6 8 Thực hiện tốt các công việc của Hội cha mẹ trẻ phân công để hỗ trợ nhà trường. 0.49 0.50 8 Kết quả của bảng 2.8 cho thấy đánh giá của phụ huynh về mức độ thực hiện hoạt động phối hợp cụ thể giữa nhà trường và gia đình ở mức “ít” (ĐTB từ 0.49 đến 0.86). Xếp theo thứ hạng từ cao xuống thấp như sau: Thường xuyên gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm để biết tình hình sức khỏe, học tập của con em mình (ĐTB = 0.86), xếp hạng (1); Tham gia các hoạt 57 động chăm sóc, giáo dục do nhà trường tổ chức (ĐTB = 0.61), xếp hạng (2); Nhận thức đúng trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em (ĐTB = 0.60), xếp hạng (3); Rèn kỹ năng cho trẻ theo đúng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của trẻ (ĐTB = 0.59), xếp hạng (4); Chủ động liên hệ với nhà trường để nắm vững mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ (ĐTB = 0.57), xếp hạng (5); Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức và đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường (ĐTB = 0.57), xếp hạng (6); Chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo yêu cầu, chế độ sinh hoạt giống như ở trường (ĐTB = 0.56), xếp hạng (7); Thực hiện tốt các công việc của Hội cha mẹ trẻ phân công để hỗ trợ nhà trường (ĐTB = 0.49), xếp hạng (8). Kết quả khảo sát cho thấy, các hoạt động phối hợp với nhà trường từ phía phụ huynh còn hạn chế, mức độ tham gia ít.Tuy nhận thức rõ về tầm quan trọng, vai trò của gia đình trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhưng mức độ cha mẹ trẻ tham gia vào những hoạt động đó rất hạn chế. Cha mẹ trẻ thường chỉ quan tâm đến việc trao đổi thường xuyên với giáo viên để biết được cụ thể tình trạng sức khỏe của trẻ nhưng để có một chế độ sinh hoạt cho trẻ ở nhà giống như ở trường rất khó thực hiện. Thực tế, có những việc ở nhà cha mẹ làm trái ngược với ở trường ví dụ như: Ở trường cô dạy trẻ kĩ năng tự phục vụ (tự xúc ăn, tự đi dép, tự đánh răng, tự lựa chọn trang phục) nhưng ở nhà trẻ thường được cha mẹ làm hộ hoặc ép trẻ làm theo ý của mình đặc biệt với những gia đình có người giúp việc thì kết quả rèn kĩ năng cho trẻ cũng như kết quả của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình không cao. Để huy động được nhiều cha mẹ trẻ tham gia vào hoạt động của nhà trường, CBQL và GV cần phải thay đổi hình thức, biện pháp hoạt động nhằm thu hút cha mẹ trẻ tham gia thường xuyên trên tinh thần tự nguyện. Bảng 2.9. Đánh giá của phụ huynh về biện pháp, hình thức trao đổi thông tin, liên lạc giữa nhà trường và gia đình Stt Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Tổ chức họp với cha mẹ trẻ em thường kỳ; 2.49 1.37 3 1.99 1.88 3 2 Sử dụng sổ liên lạc; 2.79 1.35 2 2.19 1.91 2 58 3 Trao đổi qua thư từ, điện thọai, email, website; 2.01 1.42 6 1.53 1.72 6 4 Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ; 2.88 1.26 1 2.22 1.88 1 5 Đưa thông tin yêu cầu đến cha mẹ trẻ thông qua trẻ; 2.26 1.47 5 1.85 1.82 4 6 Giáo viên chủ nhiệm đến nhà thăm và trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ; 1.53 1.38 7 1.39 1.68 7 7 Mời cha mẹ trẻ đến trường để trao đổi trực tiếp. 2.49 1.37 4 1.89 1.85 5 Kết quả của bảng 2.9 cho thấy đánh giá của phụ huynh về phương pháp, hình thức thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình có mức độ thực hiện từ “không thường xuyên” đến “thường xuyên” (ĐTB từ 1.53 đến 2.88) và kết quả thực hiện “trung bình” (ĐTB từ 1.39 đến 2.22). • Về mức độ thực hiện Đa số phụ huynh đánh giá mức độ thực hiện về phương pháp, hình thức trao đổi thông tin, liên lạc giữa nhà trường và gia đình theo thứ hạng: Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ (ĐTB = 2.88), xếp hạng (1); Sử dụng sổ liên lạc (ĐTB = 2.79), xếp hạng (2). Các phương pháp, hình thức thực hiện hoạt động phối hợp thực hiện “không thường xuyên” là: Tổ chức họp với cha mẹ trẻ em thường kỳ (ĐTB = 2.49), xếp hạng (3); Mời cha mẹ trẻ đến trường để trao đổi trực tiếp (ĐTB = 2.49), xếp hạng (4); Đưa thông tin yêu cầu đến cha mẹ trẻ thông qua trẻ (ĐTB = 2.26), xếp hạng (5); Trao đổi qua thư từ, điện thọai, email, website(ĐTB = 2.01), xếp hạng (6) và Giáo viên chủ nhiệm đến nhà thăm và trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ (ĐTB = 1.53), xếp hạng (7). • Về kết quả thực hiện Kết quả đánh giá của đa số phụ huynh về phương pháp, hình thức trao đổi thông tin, liên lạc giữa nhà trường và gia đình như sau: Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ (ĐTB = 2.22), xếp hạng (1); Sử dụng sổ liên lạc (ĐTB = 2.19), xếp hạng (2); Tổ chức họp 59 với cha mẹ trẻ em thường kỳ (ĐTB = 1.99), xếp hạng (3); Đưa thông tin yêu cầu đến cha mẹ trẻ thông qua trẻ (ĐTB = 1.82), xếp hạng (4); Mời cha mẹ trẻ đến trường để trao đổi trực tiếp (ĐTB = 1.89), xếp hạng (5); Trao đổi qua thư từ, điện thọai, email, website(ĐTB = 1.53), xếp hạng (6) và Giáo viên chủ nhiệm đến nhà thăm và trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ (ĐTB = 1.39), xếp hạng (7). Tuy có sự tương đồng giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện về các hình thức, biện pháp phối hợp nhưng kết quả thực hiện đều “trung bình”, không có kết quả nào được đánh giá “khá”. Thực tế ở các trường hiện nay hình thức, biện pháp phối hợp được sử dụng thường xuyên và hiệu quả là sử dụng sổ liên lạc và gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ. Kết quả khảo sát thể hiện đúng thực tế các biện pháp, hình thức trao đổi thông tin với phụ huynh của các trường mầm non hiện nay. Hình thức, biện pháp nhiều nhưng lượng thông tin đến với cha mẹ trẻ còn rất ít. 2.3. Thực trạng quản lí hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở một số trường mầm non Quận 3 2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình Quản lí hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình là một bộ phận của quản lí nhà trường nhằm góp phần tích cực, hiệu quả vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động phối hợp không những tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phối hợp mà còn góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL và GV về xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình Stt Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Khảo sát tình hình thực tế hoạt động phối hợp của trường; 2.99 0.72 9 3.20 0.77 9 2 Xác định mục tiêu phối hợp; 3.03 0.61 6 3.28 0.71 5 3 Xây dựng nội dung phối hợp; 3.04 0.68 5 3.32 0.74 3 4 Lựa chọn các biện pháp phù hợp; 3.01 0.63 7 3.37 0.82 1 60 Stt Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 5 Xác định nguồn lực cho hoạt động phối hợp; 3.00 0.65 8 3.29 0.83 4 6 Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn (năm, học kì, tháng, tuần); 3.17 0.70 4 3.26 0.91 8 7 Thông qua kế hoạch trong toàn hội đồng sư phạm nhà trường; 3.24 0.75 2 3.28 0.91 5 8 Tiếp nhận ý kiến đóng góp từ hội đồng nhà trường; 3.28 0.75 1 3.34 0.90 2 9 Chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch. 3.18 0.79 3 3.28 0.91 5 Kết quả bảng 2.10 cho thấy việc xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình được CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB từ 2.99 đến 3.28). Tuy có chênh lệch về thứ hạng giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện nhưng kết quả thực hiện cũng được CBQL và GV đánh giá “khá” (ĐTB từ 3.20 đến 3.37). Cụ thể: • Về mức độ thực hiện Kết quả đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình xếp theo thứ hạng từ cao xuống thấp như sau: Tiếp nhận ý kiến đóng góp từ hội đồng nhà trường (ĐTB = 3.28), xếp hạng (1); Thông qua kế hoạch trong toàn hội đồng sư phạm nhà trường (ĐTB = 3.24), xếp hạng (2); Chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch (ĐTB = 3.18), xếp hạng (3); Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn (năm, học kì, tháng, tuần) (ĐTB = 3.17), xếp hạng (4); Xây dựng nội dung phối hợp (ĐTB = 3.04), xếp hạng (5); Xác định mục tiêu phối hợp (ĐTB = 3.03), xếp hạng (6); Lựa chọn các biện pháp phù hợp (ĐTB = 3.01), xếp hạng (7); Xác định nguồn lực cho hoạt động phối hợp (ĐTB = 3.00), xếp hạng (8) ; Khảo sát tình hình thực tế hoạt động phối hợp của trường (ĐTB = 2.99), xếp hạng (9). • Về kết quả thực hiện 61 Kết quả đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình xếp theo thứ hạng từ cao xuống thấp như sau: Lựa chọn các biện pháp phù hợp (ĐTB = 3.37), xếp hạng (1); Tiếp nhận ý kiến đóng góp từ hội đồng nhà trường (ĐTB = 3.34), xếp hạng (2); Xây dựng nội dung phối hợp (ĐTB = 3.32), xếp hạng (3); Xác định nguồn lực cho hoạt động phối hợp (ĐTB = 3.29), xếp hạng (4); Xác định mục tiêu phối hợp (ĐTB = 3.28), xếp hạng (5); Thông qua kế hoạch trong toàn hội đồng sư phạm nhà trường (ĐTB = 3.28), xếp hạng (5); Chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch (ĐTB = 3.28), xếp hạng (5); Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn (năm, học kì, tháng, tuần) (ĐTB = 3.26), xếp hạng (8); Khảo sát tình hình thực tế hoạt động phối hợp của trường (ĐTB = 3.20), xếp hạng (9). Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết ý kiến đánh giá của CBQL, GV về công tác xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp của các trường được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, theo đúng quy trình. Từ bước khảo sát thực tế, xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, lựa chọn biện pháp, xác định nguồn lực đến việc xây dựng kế hoạch, thông qua kế hoạch, tiếp nhận ý kiến đóng góp và cuối cùng là chỉnh sửa hoàn thiện đều được công khai trong hội đồng. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tiếp theo diễn ra đúng hướng và hiệu quả. Khảo sát thực tế tình hình hoạt động phối hợp của trường để biết được kết quả thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình của năm học trước có những điểm mạnh gì, còn hạn chế gì để phát huy mặt tốt, khắc phục hạn chế cho năm học mới; đặc điểm tình hình chung về nhận thức, trình độ, kinh tế, gia đình trẻ, Ban đại diện cha mẹ trẻ cũ đã phát huy hết vai trò trong hoạt động phối hợp chưa, cần thay thế hay giữ nguyên; những giáo viên nào đã thực hiện tốt hoạt động phối hợp với cha mẹ trẻ. Thực tế, công việc này chỉ được được thực hiện chung chung, chưa đi sâu tìm hiểu, phân tích kĩ từng nội dung nên chưa đưa ra được những biện pháp khả thi hơn. Việc lựa chọn nguồn giáo viên cho hoạt động phối hợp cũng rất khó thực hiện. Trao đổi trực tiếp với một số CBQL, các thầy cô cho biết lí do những năm gần đây, số lượng giáo viên mầm non ở một số trường chưa đủ đáp ứng công việc, hơn nữa số giáo viên trẻ mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm nhưng lại không được bồi dưỡng kĩ năng tổ chức, phổ biến, tuyên truyền, trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ trước khi nhận lớp mà chủ yếu vừa làm vừa học hỏi từ những người đi trước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chưa thu hút được nhiều cha mẹ trẻ tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường. Nhìn chung công tác xây dựng 62 kế hoạch được thực hiện đồng bộ từ CBQL đến GV nhưng hầu hết chưa chi tiết, còn chung chung và thiếu sự đột phá trong các hình thức và biện pháp thực hiện. 2.3.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình Để khảo sát thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình, chúng tôi đưa ra 9 nội dung cơ bản để khảo sát hai đối tượng là CBQL và GV. Kết quả khảo sát như sau: Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL và GV về tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình Stt Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Phổ biến kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình; 3.08 0.75 1 3.29 0.82 1 2 Xây dựng cơ chế phối hợp; 2.90 0.72 9 3.12 0.83 9 3 Lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm, khả năng tham gia hoạt động phối hợp; 2.98 0.76 4 3.26 0.86 3 4 Tổ chức, phân công nhiệm vụ phối hợp giữa nhà trường và gia đình cho các thành viên trong nhà trường; 2.94 0.76 6 3.27 0.84 2 5 Hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động phối hợp cho giáo viên và từng bộ phận; 2.99 0.80 2 3.19 0.86 6 6 Duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp của giáo viên 2.99 0.81 2 3.26 0.85 3 63 Stt Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng và từng bộ phận; 7 Triển khai kế hoạch phân bổ kinh phí cho hoạt động phối hợp; 2.91 0.85 8 3.14 0.87 8 8 Phân công người phụ trách, giám sát; 2.95 0.87 5 3.17 0.89 7 9 Tổ chức các chuyên đề, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình. 2.92 0.81 7 3.22 0.84 5 Kết quả bảng 2.11 cho thấy đánh giá của CBQL và GV về tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình mức độ thực hiện “thường xuyên” theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: Tiếp nhận ý kiến đóng góp từ hội đồng nhà trường (ĐTB = 3.28), xếp hạng (1); Thông qua kế hoạch trong toàn hội đồng sư phạm nhà trường (ĐTB = 3.24), xếp hạng (2); Duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp của giáo viên và từng bộ phận (ĐTB = 2.99), xếp hạng (2); Chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch, (ĐTB = 3.18), xếp hạng (3); Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn năm, học kì, tháng, tuần (ĐTB = 3.17), xếp hạng (4); Xây dựng nội dung phối hợp (ĐTB = 3.04), xếp hạng (5); Xác định mục tiêu phối hợp (ĐTB = 3.03), xếp hạng (6) Lựa chọn các biện pháp phù hợp (ĐTB = 3.01), xếp hạng (7); Xác định nguồn lực cho hoạt động phối hợp (ĐTB = 3.00), xếp hạng (8). Khảo sát tình hình thực tế hoạt động phối hợp của trường (ĐTB = 2.99), xếp hạng (9) và các kết quả thực hiện cũng đều ở mức “khá” (điểm trung bình dao động từ 3.28 đến 2.99). Kết quả khảo sát cũng cho thấy có chênh lệch về thứ hạng giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp trong đó có 3 nội dung đồng hạng giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện là: Phổ biến kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình, xếp thứ (1); Triển khai kế hoạch phân bổ kinh phí cho hoạt động 64 phối hợp, xếp thứ (8); Xây dựng cơ chế phối hợp, xếp thứ (9). Thực tế, hầu hết các trường đều thực hiện đúng quy trình triển khai kế hoạch. Sau khi kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và hội cha mẹ trẻ hoàn thiện và công bố đến toàn hội đồng trường, GV các lớp sẽ dựa vào kế hoạch chung của nhà trường và xây dựng kế hoạch riêng phù hợp với tình hình thực tế của mỗi lớp. Việc duyệt kế hoạch từng lớp của Ban giám hiệu được thực hiện 1 lần vào đầu năm học và có hướng dẫn GV bổ sung, hoàn thiện trước khi thực hiện. Hầu hết các trường thực hiện khá tốt công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhưng việc xây dựng cơ chế phối hợp vẫn còn mang tính hình thức và thực hiện chưa thường xuyên nên kết quả chưa cao. Kinh phí dành cho hoạt động phối hợp không nhiều nên việc bồi dưỡng kĩ năng cho GV còn hạn chế, chủ yếu được thực hiện thông qua việc họp hội đồng hoặc họp tổ chuyên môn. Ở các trường mầm non thì bộ phận giám sát hoạt động phối hợp giữa GV và cha mẹ trẻ chính là Ban giám hiệu. Bà N.T.T.V, hiệu trưởng trường mầm non Tuổi Thơ 8 đã chia sẻ kinh nghiệm của mình khi bồi dưỡng giáo viên trẻ, mới ra trường trước khi thực hiện công tác phối hợp với cha mẹ trẻ qua các công việc như: tập tiếp cận với nhiều tình huống sư phạm; học tập qua đồng nghiệp, anh chị đi trước về kỹ năng giao tiếp, cách chọn lọc và sử dụng vốn từ; biết cách sắp xếp ý, từ ngữ phù hợp với từng ngữ cảnh; tập lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm với những trao đổi của phụ huynh; nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng về mình để kịp thời điều chỉnh bản thân; không tự ý giải quyết những giải đáp, thắc mắc ngoài khả năng cho phép; sưu tầm các bài tuyên truyền ngắn gọn, dễ tiếp cận, đủ nội dung tuyên truyền, hình ảnh sinh động thu hút phụ huynh xem; tinh thần phối hợp, hỗ trợ nhau khi tổ chức các hội thi, lễ hội sự kiện hiệu quả, giúp phụ huynh thấy được ý nghĩa của việc phối hợp trong từng sự kiện, qua đó thấy được sự tiến bộ của trẻ qua từng giai đoạn phát triển trong năm. 2.3.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình Kiểm tra đánh giá là một trong những khâu không thể thiếu trong bất kì một quy trình quản lí nào. Để khảo sát “Thực trạng quản lí việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình” ở một số trường mầm non Quận 3, chúng tôi đưa ra 9 nội dung cơ bản và tiến hành khảo sát trên 2 đối tượng là CBQL và GV. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.12. 65 Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và GV về kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình Stt Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Xác định nội dung kiểm tra hoạt động phối hợp; 2.91 0.71 7 3.20 0.85 7 2 Xác định hình thức, biện pháp kiểm tra hoạt động phối hợp; 2.91 0.74 7 3.21 0.87 6 3 Quy định các tiêu chí đánh giá hoạt động phối hợp; 2.94 0.77 5 3.23 0.82 4 4 Phân công lực lượng kiểm tra hoạt động phối hợp; 2.93 0.77 6 3.23 0.86 4 5 Theo dõi, giám sát trực tiếp hoạt động phối hợp, 2.98 0.75 4 3.25 0.82 2 6 Đánh giá hoạt động phối hợp theo kế hoạch; 2.99 0.75 2 3.20 0.89 7 7 Đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình thông qua kết quả chăm sóc, giáo dục của giáo viên; 3.04 0.80 1 3.24 0.81 3 8 Đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình qua nhận xét của cấp trên và các lực lượng ngoài xã hội; 2.91 0.72 7 3.19 0.82 9 9 Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời 2.99 0.78 2 3.27 0.82 1 66 Stt Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng điều chỉnh cho giai đoạn tiếp theo. Kết quả bảng 2.12 cho thấy đánh giá của CBQL và GV về 9 nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình cụ thể như sau: • Xác định nội dung kiểm tra hoạt động phối hợp Việc “Xác định nội dung kiểm tra hoạt động phối hợp” ở các trường nhìn chung đầy đủ và chi tiết. Các CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 2.91) và có kết quả thực hiện “khá” (ĐTB = 3.20). Nhờ xác định nội dung kiểm tra hoạt động phối hợp đầy đủ, sát với thực tế của trường nên hoạt động kiểm tra dễ dàng hơn, đảm bảo khách quan, công bằng trong đánh giá. • Xác định hình thức, biện pháp kiểm tra hoạt động phối hợp Đa số CBQL, GV đều thống nhất đánh giá việc xác định hình thức, biện pháp kiểm tra hoạt động phối hợp có mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 2.91) và kết quả thực hiện “khá” (ĐTB = 3.21). Có nhiều hình thức, biện pháp kiểm tra đánh giá, việc chọn lựa hình thức, biện pháp phù hợp sẽ giảm áp lực cho CBQL, GV trong quá trình thực thi công việc đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận kiểm tra, đánh giá. • Quy định các tiêu chí đánh giá hoạt động phối hợp Liệt kê đầy đủ nội dung kiểm tra, đánh giá giúp việc quy định các tiêu chí đánh giá hoạt động phối hợp thực hiện dễ dàng hơn. Ý kiến của 80.6% CBQL, GV đều cho rằng việc “Quy định các tiêu chí đánh giá hoạt động phối hợp” được thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 2.94) có kết quả thực hiện “khá” (ĐTB = 3.23). Các tiêu chí đánh giá phù hợp với điều kiện của trường, lớp đảm bảo tính chính xác và công bằng khi đánh giá. • Phân công lực lượng kiểm tra hoạt động phối hợp Bảng 2.12 cho thấy việc “Phân công lực lượng kiểm tra hoạt động phối hợp” được CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 2.93) và kết quả thực hiện “khá” (ĐTB = 3.23). Ở các trường mầm non, việc phân công lực lượng kiểm tra hoạt động phối hợp như sau: Ban giám hiệu kiểm tra toàn bộ quá trình thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_11_0068850186_2054_1871542.pdf
Tài liệu liên quan