MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT
TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ 5 TUỔI . 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu về bộ công cụ đánh giá sự phát triển ngôn ngữ và
giao tiếp của trẻ 5 tuổi. 5
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới. 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam. 10
1.2. Những vấn đề chung về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi Việt Nam . 13
1.2.1. Khái niệm chuẩn phát triển trẻ em. 13
1.2.2. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi Việt Nam. 13
1.3. Sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ 5 tuổi. 16
1.3.1. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi. 16
1.3.2. Sự phát triển giao tiếp của trẻ 5 tuổi. 19
1.4. Những vấn đề chung về đánh giá sự phát triển của trẻ. 20
1.4.1. Khái niệm đánh giá sự phát triển của trẻ . 20
1.4.2. Chức năng của đánh giá trong giáo dục mầm non . 21
1.4.3. Phân loại đánh giá. 21
1.4.4. Các phương pháp đánh giá trẻ mầm non:. 23
1.5. Bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non. 34
1.5.1. Khái niệm. 34
1.5.2. Cấu trúc bộ công cụ . 35
1.5.3. Bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ. 351.6. Bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi do Sở GD&ĐT tỉnh
Bình Dương triển khai. 44
Tiểu kết chương 1. 46
Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ SỰ
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ
5 TUỔI DO SỞ GD&ĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG TRIỂN
KHAI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH
PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG. 47
2.1. Tổ chức nghiên cứu. 47
2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu . 47
2.1.2. Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng . 48
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng bộ công cụ đánh giá sự phát
triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ 5 tuổi do Sở GD&ĐT tỉnh Bình
Dương triển khai. . 51
2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về vai trò của bộ
công cụ đánh giá sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ 5
tuổi do Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương triển khai . 51
2.2.2. Thực trạng nội dung bộ công cụ đánh giá sự phát triển ngôn ngữ
và giao tiếp của trẻ 5 tuổi do Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương triển
khai. .52
2.2.3. Thực trạng sử dụng bộ công cụ đánh giá sự phát triển ngôn ngữ và
giao tiếp của trẻ 5 tuổi do Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương triển khai. .54
2.2.4. Những thuận lợi, khó khăn khi sử dụng bộ công cụ đánh giá sự
phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ 5 tuổi do Sở GD&ĐT
tỉnh Bình Dương triển khai. . 68
2.2.5. Những đề xuất của CBQL và GVMN về việc sử dụng bộ công
cụ đánh giá sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ 5 tuổi do
Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương triển khai. . 802.3. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ cán bộ quản lí, giáo viên mầm non sửdụng bộ công cụ đánh giá sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ
5 tuổi do Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương triển khai. . 82
2.3.1. Cơ sở của việc đề xuất các biện pháp:. 82
2.3.2. Một số biện pháp hỗ trợ cán bộ quản lí, giáo viên mầm non sử
dụng BCC đánh giá sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ 5
tuổi do Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương triển khai. . 82
2.3.3. Kết quả khảo sát ý kiến tính khả thi của các biện pháp hỗ trợ
cán bộ quản lí, giáo viên mầm non sử dụng BCC đánh giá sự
phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ 5 tuổi do Sở GD&ĐT
tỉnh Bình Dương triển khai. . 90
Tiểu kết chương 2. 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 100
PHỤ LỤC
152 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng sử dụng bộ công cụ đánh giá sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ 5 tuổi tại tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẵn, nếu là phiếu cá nhân chỉ cần
chuẩn bị đủ theo sỉ số trẻ, còn phiếu của lớp thì mỗi mẫu chuẩn bị một phiếu”. Bên
cạnh đó lại có 13,3% tỉ lệ ở mức “khó”. Theo ý kiến của một số giáo viên cho biết
nguyên nhân giáo viên cho rằng bước này khó thực hiện là do các các cô mới dạy lớp
lá, chưa sử dụng BCC đánh giá sự phát triển của trẻ nên chưa biết các bảng biểu. Cô
Trần Ngọc L – Khối trưởng khối lá chia sẽ “mỗi lớp có một cô đã dạy lâu năm là cô
chính và một cô trẻ, thường thì cô chính chuẩn bị hồ sơ, sổ sách còn cô phụ chỉ giúp cô
chính, chưa nắm rõ các biểu mẫu, không thường xuyên chuẩn bị hồ sơ nên gặp khó
khăn”.
Tiến hành đo trên trẻ theo phương pháp đã xây dựng
Đây là bước có tỉ lệ ở mức khó tương đối cao so với các bước khác (25%). Tỉ lệ ở
mức độ bình thường đạt 61.7% và chỉ có 12.5% đạt mức độ dễ. Điểm trung bình là
3.14 đạt mức trung bình. Qua số liệu thu được chúng ta nhận thấy phần lớn CBQL,
GVMN đều thực hiện được bước này. Những giáo viên biết cách sử dụng BCC, xác
định phương tiện, lựa chọn phương pháp đánh giá phong phú thì khi tiến hành đo trên
trẻ sẽ dễ dàng hơn. Theo ý kiến của một số giáo viên cho biết có những trường hợp
trong lớp có trẻ nhút nhát, không tích cực tham gia hoạt động sẽ rất khó để đánh giá,
đặt biệt nếu trẻ ít nói và không thích giao tiếp với người khác thì đánh giá sự phát triển
NN và GT lại càng khó hơn. Ngoài ra số lượng trẻ trong lớp đông cũng là nguyên nhân
gây khó khăn cho giáo viên quan sát, đánh giá trẻ. Cô Nguyễn Thị Thu H được phân
56
công dạy lớp lá từ năm học 2013 - 2014 cho biết “Vì trẻ trong lớp rất đông nên khi tổ
chức hoạt động cho trẻ tham gia, cô không thể quan sát hết để nắm chính xác khả năng
của trẻ”.
Đánh giá kết quả đạt trên trẻ, ghi kết quả kiểm tra của trẻ vào bảng theo
dõi sự phát triển của lớp, thống kê kết quả kiểm tra của lớp
Nhìn chung cả ba bước này, có tỉ lệ đánh giá gần giống nhau, điểm trung bình đều
đạt ở mức trung bình (từ 2.76 đến 2.78). Nếu ta cộng tỉ lệ ở mức bình thường và dễ lại
thì đạt tỉ lệ từ 85.8% đến 89.2%. Tỉ lệ này chứng hầu hết CBQL, GVMN cho rằng 3
bước: Đánh giá kết quả đạt trên trẻ, ghi kết quả kiểm tra của trẻ vào bảng theo dõi sự
phát triển của lớp, thống kê kết quả kiểm tra của lớp đều thực hiện tốt. Có khoảng 10%
- 11% tỉ lệ CBQL, GVMN mà phần lớn là những giáo viên mới dạy lớp 5 – 6 tuổi cho
rằng khó thực hiện. Một số giáo viên cho biết do họ chưa có kinh nghiệm quan sát trẻ,
chưa nắm chính xác khả năng của trẻ nên còn phân vân khi đánh giá kết quả trẻ đã đạt
hay chưa đạt. Theo Cô Trần Hoàng Nhật L giáo viên lớp lá 3 cho biết: “Em mới về
trường được phân công dạy lớp lá thay cho một cô nghĩ hậu sản. Em mới biết đến Bộ
chuẩn và được các cô chỉ cách đánh giá nhưng em chưa có kinh nghiệm nên còn lung
túng khi đánh giá kết quả của trẻ, chưa xác định trẻ đã đạt hay chưa đạt các chỉ số đề
ra để ghi vào bảng biểu”.
Điều chỉnh kế hoạch giáo dục
Bước điều chỉnh kế hoạch giáo dục có điểm trung bình là 3.11 đạt ở mức trung
bình. Đây là bước có tỉ lệ ở mức khó cao nhất 28.3% so với các bước khác. Tổng tỉ lệ
ở mức độ rất khó và khó chiếm 30%, mức độ bình thường là 49.2% và 20.8% ở mức
độ dễ.
Lập kế hoạch giáo dục là nhiệm vụ mà bất kì CBQL, GVMN nào cũng thực hiện
trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ, việc điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp
với trẻ sau khi có kết quả đánh giá thì hầu hết các CBQL, GVMN đều thực hiện được.
Một số giáo viên cho rằng nếu là những giáo viên chưa có kinh nghiệm trong công tác
thì việc lập kế hoạch đã khó nên việc điều chỉnh kế hoạch sau khi đánh giá lại gặp
nhiều khó khăn hơn. Qua trao đổi với một số CBQL, các cô cho biết: Những giáo viên
dạy lâu năm sẽ linh hoạt lựa chọn hoạt động phù hợp với trẻ và điều chỉnh kế hoạch dễ
57
dàng hơn. Một số giáo viên mới hay còn hạn chế về chuyên môn thì gặp khó khăn
không chỉ trong việc lập kế hoạch mà còn trong việc điều chỉnh kế hoạch sau khi đánh
giá.
Theo kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết CBQL, GVMN đều sử
dụng được BCC theo các bước trên. Trong 7 bước sử dụng BCC, bước “Tiến hành đo
trên trẻ theo phương pháp đã xây dựng” và “Điều chỉnh kế hoạch giáo dục” được đánh
giá là khó thực hiện hơn các bước khác. Các giáo viên đã lựa chọn phương pháp đánh
giá trẻ theo từng chỉ số thuộc lĩnh vực NN và GT nhưng do số lượng trẻ trong lớp quá
đông, giáo viên không theo dõi, đánh giá chính xác mức độ của tất cả trẻ. Hoặc do
giáo viên lựa chọn phương pháp theo dõi chưa phù hợp với chỉ số cần đánh giá, chưa
linh hoạt lựa chọn phương pháp đánh giá trẻ trong các hoạt động. Cô N. T. H giáo viên
trường mẫu giáo Sơn Ca chia sẽ cách cô sử dụng BCC theo dõi, đánh giá sự phát triển
NN và GT của trẻ trong lớp “Tôi xác định phương pháp theo dõi đánh giá, quan sát trẻ
khi nào, ở đâu, trẻ tham gia hoạt động nào,chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cần thiết. Khi trẻ
hoạt động thì tôi quan sát trẻ có đạt được chỉ số đó hay không. Sau mỗi đợt đánh giá,
chúng tôi phải điều chỉnh kế hoạch lại cho phù hợp với mức độ của trẻ”.
CBQL, GVMN muốn theo dõi, đánh giá sự phát triển NN và GT của trẻ thì phải
biết thiết kế và sử dụng BCC đánh giá theo từng chỉ số thuộc lĩnh vực phát triển NN và
GT của BCPTTENT.Chúng tôi tiến hành khảo sát về mức độ thiết kế công cụ đánh giá
trẻ theo các chỉ số thuộc lĩnh vực phát triển NN và GT. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thiết kế công cụ đánh giá trẻ theo các chỉ số thuộc lĩnh
vực phát triển NN và GT của trẻ 5 tuổi
TT Các bước thiết kế công cụ
Tỉ lệ (%) Điểm
trung
bình
Rất
khó
Khó
Bình
thường
Dễ
Rất
dễ
1 Xác định minh chứng
“đạt”, “chưa đạt”
1.7 30.8 65.0 2.5 0 3.32
2 Xác định phương pháp
theo dõi, đánh giá
2.5 20.8 70.0 6.7 0 3.19
3 Xác định phương tiện thực
hiện
0.8 15.0 74.2 10.0 0 3.07
58
Bảng 2.6 cho thấy điểm trung bình từ 3.07 đến 3.32 đạt ở mức độ trung bình. Các
bước khảo sát có tỉ lệ ở mức bình thường cao hơn nhiều so với các mức độ khác (từ
65.0% đến 74.2%). Kết quả này cho thấy CBQL, GVMN đều biết xác định minh
chứng “đạt”, “chưa đạt”; Xác định phương tiện thực hiện và xác định phương pháp
theo dõi, đánh giá trẻ. Giáo viên muốn sử dụng BCC theo dõi, đánh giá trẻ ở một chỉ
số nào đó, trước hết phải nắm được các minh chứng đạt và chưa đạt của chỉ số đó, trên
cơ sở đó xác định phương tiện thực hiện, lựa chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp
với từng chỉ số.
Các bước khảo sát ở trên đều có tỉ lệ ở mức bình thường là chủ yếu, nhưng tỉ lệ ở
mức độ khó cũng chiếm từ 15% đến 30%, đặc biệc là ở bước “Xác định minh chứng
“đạt”, “chưa đạt” ” chiếm đến 30%. Tỉ lệ này cho thấy, giáo viên còn lúng túng, chưa
xác định được trẻ đã đạt được hay chưa đạt được chỉ số đã đặt ra. Theo chia sẽ của cô
Trần Thu M cho biết: khi theo dõi, đánh giá trẻ theo chỉ số “Nhận ra được sắc thái biểu
cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi” (Chỉ số 61). Nếu trẻ không
nhận ra hai cảm xúc qua lời nói của người khác thì đánh giá đạt hay chưa đạt”.
Còn ở bước “Xác định phương pháp theo dõi, đánh giá” có tỉ lệ mức độ “khó” là
20.8 thấp hơn so với bước “Xác định minh chứng đạt, chưa đạt”. Qua trao đổi trực
tiếp với giáo viên, chúng tôi nhận thấy phần lớn giáo viên thường xuyên lựa chọn
phương pháp trò chuyện, quan sát và nhận xét sản phẩm của trẻ để đánh giá hầu hết
các chỉ số. Còn lại những phương pháp khác như bài tập, bảng liệt kê, trắc nghiệm để
đánh giá trẻ cho phù hợp với các chỉ số thì giáo viên cho là khó thực hiện.
Đề tài cũng đã tiến hành khảo sát tần suất sử dụng các phương pháp theo dõi,
đánh giá trẻ như sau:
59
Bảng 2.7. Tần suất sử dụng phương pháp đánh giá sự phát triển NN và GT của
trẻ 5 tuổi
ST
T
Phương pháp Tỉ lệ (%)
Điểm
trung
bình
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Ít khi
Không
bao giờ
1 Quan sát 35.0 61.7 3.3 0 0 4.32
2 Bảng liệt kê 1.7 32.5 53.3 11.7 0.8 3.23
3 Trò chuyện 32.5 60.8 6.7 0 0 4.26
4 Bài tập đánh giá do
giáo viên thiết kế
5.8 70.2 22.3 1.7 0 3.79
5 Phân tích sản phẩm
của trẻ
9.2 76.7 13.3 0.8 0 3.94
6 Trắc nghiệm 3.3 20.0 50.0 20.0 6.7 2.93
Trong sáu phương pháp khảo sát ở bảng 2.7, ta thấy có bốn phương pháp có
điểm trung bình đạt mức cao từ 3.79 đến 4.32. Trong đó, hai phương pháp quan sát và
trò chuyện có điểm trung bình cao hơn so với các phương pháp khác (4.32 và 4.26) và
tổng tỉ lệ ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên chiếm hơn 90%. Tỉ lệ này
chứng tỏ CBQL, GVMN sử dụng phương pháp quan sát và trò chuyện để đánh giá trẻ
là chủ yếu, bởi lẽ họ có thể đánh giá trẻ theo các chỉ số của lĩnh vực NN và GT ở tất cả
các thời điểm, ở mọi lúc mọi nơi như khi trẻ học, trẻ chơi, hay trong hoạt động sinh
hoạt hằng ngày của trẻ. Giáo viên quan sát tất cả các hoạt động của trẻ ở trường mầm
non như: hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động sinh hoạt Chẳng hạn như
quan sát trẻ chơi ở góc phân vai, theo dõi trẻ biết thỏa thuận vai chơi với bạn, ccho5n
đồ chơi, trẻ giao tiếp với trẻ khácHoặc trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, câu
chuyện đã học xem trẻ có nắm nội dung của bài thơ, câu chuyện hay không để đánh
giá các chỉ số từ chỉ số 64 đến chỉ số 71. Giáo viên có thể dựa vào các sản phẩm của
trẻ như tranh vẽ, sản phẩm nặn hoặc sản phẩm thu được ở các góc chơi như album
hình ảnh do trẻ làm, thiệp chúc mừng để đánh giá các chỉ số như chỉ số 80, 81, 87 đến
chỉ số 90.
60
Hai phương pháp cũng có điểm trung bình đạt mức cao nhưng thấp hơn so với
phương pháp quan sát và trò chuyện là phương pháp sử dụng bài tập do giáo viên thiết
kế và phân tích sản phẩm của trẻ (3.79 và 3.94), có tỉ lệ ở mức độ thường xuyên trên
70% nhưng lại có tỉ lệ ở mức thỉnh thoảng không nhỏ, đặc biệt là phương pháp bài tập
(22.3%). Tỉ lệ này cho thấy giáo viên cũng có sử dụng các sản phẩm của trẻ để đánh
giá sự phát triển NN và GT của trẻ nhưng rất ít. Theo ý kiến của một số giáo viên cho
biết: giáo viên dựa vào các hoạt động hàng ngày của trẻ và tận dụng các đồ dùng có
sẵn ở các hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời hay sản phẩm của trẻ, chỉ
sử dụng phương pháp bài tập để đánh giá những chỉ số nào cần thiết. Nếu sử dụng
phương pháp bài tập, giáo viên phải thiết kế bài tập riêng để đánh giá trẻ.
Hai phương pháp có điểm trung bình thấp nhất 3.23 và 2.93 đạt mức độ trung
bình là phương pháp bảng liệt kê và phương pháp trắc nghiệm. Cả hai phương pháp
này có tỉ lệ ở mức độ thường xuyên thấp nhưng có tỉ lệ ở mức độ thỉnh thoảng và mức
độ ít khi cao hơn so với các phương pháp khác. Phương pháp bảng liệt kê có tỉ lệ ở
mức thỉnh thoảng là 53.3%, phương pháp trắc nghiệm là 50.0%. Tỉ lệ trên cho thấy
hai phương pháp này không được giáo viên sử dụng nhiều để đánh giá sự phát triển
NN và GT của trẻ. Giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng phương pháp bảng liệt
kê, phương pháp trắc nghiệm. Đặc biệt là phương pháp trắc nghiệm có tỉ lệ ở mức độ ít
khi là 20.0% và không bao giờ là 6.7%, tổng tỉ lệ của hai mức độ này là là 26.7% hơn
¼ mẫu nghiên cứu. Con số này cần phải quan tâm và tìm hiểu nguyên nhân vì sao giáo
viên ít sử dụng hai phương pháp này. Có những giáo viên chưa bao giờ sử dụng
phương pháp trắc nghiệm để đánh giá trẻ. Qua trao đổi trực tiếp với một số giáo viên,
họ cho biết nếu sử dụng phương pháp trắc nghiệm, bảng liệt kê đánh giá trẻ, giáo viên
phải tổ chức hoạt động riêng, chuẩn bị bài tập, đồ dùng, đồ chơi và kỹ thuật thực hiện
rất khó nhưng chưa được bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn.
Kết quả khảo sát này rất phù hợp với kết quả khảo sát ở bảng 2.6, theo một số giáo
viên đánh giá việc xác định phương pháp theo dõi, đánh giá trẻ dễ thực hiện bằng cách
lựa chọn phương pháp quan sát, trò chuyện, phân tích sản phẩm của trẻ.
Sau khi điều tra mức độ các bước sử dụng BCC và tần suất sử dụng các phương
pháp theo dõi, đánh giá của CBQL, GVMN, chúng tôi tiến hành điều tra CBQL,
61
GVMN về mức độ phù hợp của các thời điểm được lựa chọn để theo dõi, đánh giá sự
phát triển NN và GT, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Mức độ phù hợp của các thời điểm để theo dõi, đánh giá sự phát triển
NN và GT của trẻ 5 tuổi
TT Thời điểm
Tỉ lệ (%)
Điểm
trung
bình
Rất
phù
hợp
Phù
hợp
Phân
vân
Không
phù
hợp
Hoàn toàn
không phù
hợp
1 Đón trẻ 5.0 60.8 16.7 16.7 0.8 3.53
2 Hoạt động học 31.7 65.8 2.5 0 0 4.29
3 Hoạt động vui chơi 22.5 73.3 3.3 0.8 0 4.18
4 Hoạt động ngoài trời 15.0 75.8 8.3 0.8 0 4.05
5 Vệ sinh, ăn, ngủ 4.2 57.5 19.2 18.3 0.8 3.46
6 Hoạt động theo ý
thích
8.3 72.5 14.2 5.0 0 3.84
7 Trả trẻ 5.0 60.8 16.7 16.7 0.8 3.53
8 Ở gia đình 17.5 62.5 15.0 5.0 0 3.93
9 Ở các nơi khác vào
ngày nghỉ
9.2 61.5 23.3 9.2 0.8 3.77
Điểm trung bình chung 3.83
Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy mức độ phù hợp của các thời điểm có điểm trung bình
chung là 3.83 đạt mức cao. Các thời điểm như hoạt động học, hoạt động góc, hoạt
động ngoài trời có tỉ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý cao, còn các thời điểm: hoạt động
đón trẻ; vệ sinh, ăn ngủ; trả trẻ thấp hơn so với các thời điểm khác. Hầu hết các thời
điểm có tỉ lệ ở mức độ phù hợp trên 50%. Số liệu này cho thấy các thời điểm trên đều
phù hợp để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ. CBQL, GVMN đánh
giá trẻ mọi lúc mọi nơi, Có thể số liệu cụ thể của các thời điểm như sau:
62
Các thời điểm (2,3,4) tổng tỉ lệ ở 2 mức rất phù hợp và phù hợp cao chiếm 90%.
Riêng “hoạt động học” và “hoạt động góc” có khoảng ¼ mẫu nghiên cứu cho là rất
phù hợp. Đây là những thời điểm được giáo viên lựa chọn là thời điểm phù hợp để
đánh giá sự phát triển NN và GT của trẻ. Vì vậy giáo viên thường xuyên sử dụng
những thời điểm này để quan sát, theo dõi, đánh giá trẻ nhiều nhất. Đặc biệt là “hoạt
động học” tỉ lệ ở mức rất phù hợp và phù hợp chiếm đến 97.5% gần như là tuyệt đối.
Như vậy có thể nhận thấy, giáo viên chọn “hoạt động học” làm thời điểm cho trẻ tham
gia để đánh giá sự phát triển NN và GT của trẻ là chính. Theo nhận xét của một số
giáo viên thì trong thời điểm này trẻ rất hứng thú tham gia và tích cực đóng góp ý kiến.
Mặt khác, đây là lúc các bé ổn định dễ quan sát hơn, có sẵn đồ dùng, đồ chơi phong
phú có thể sử dụng cho trẻ chơi không phải chuẩn bị thêm đồ dùng để đánh giá trẻ
riêng. Theo cô Lê Thanh D chia sẽ: “Nếu cô muốn đánh giá theo chỉ số “Điều chỉnh
giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp” cô có thể sử dụng giờ làm
quen văn học cho trẻ đóng kịch. Hay khi trẻ tham gia hoạt động ở góc, chơi phân vai,
chơi ở góc thư viện cô có thể đánh giá các chỉ số như: “Nghe hiểu và thực hiện được
các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động” (Chỉ số 62); “Hỏi lại hoặc có những biểu
hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói” (Chỉ số 76); “Thể
hiện sự thích thú với sách” (Chỉ số 80).
Các thời điểm (1,5,6,7) cũng có tỉ lệ phù hợp và rất phù hợp từ 60% đến 80%
nhưng lại có tỉ lệ ở mức không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp cao hơn so với
các thời điểm khác. Một số giáo viên đánh giá những thời điểm này là phù hợp và lựa
chọn làm thời điểm đánh giá sự phát triển NN và GT của trẻ. Một số giáo viên lại cho
là không phù hợp và ít sử dụng hơn. Họ giải thích lí do không phù hợp là do đây là lúc
giáo viên tập trung vào cho trẻ ăn, chuẩn bị cho trẻ ngủ, thay quần áo vệ sinh cho
chuẩn bị trả bé, làm rất nhiều việc không quan tâm đến việc đánh giá trẻ theo các chỉ
số nữa. Bên cạnh đó, những thời điểm này còn có tỉ lệ ở mức phân vân cao từ 14.2%
đến 19.2%. Một số giáo viên còn phân vân chưa xác định được các hoạt động đó có
phù hợp cho việc đánh giá sự phát triển NN và GT của trẻ. Theo các giáo viên cho biết
họ có thể đánh giá sự phát triển NN và GT của trẻ ở mọi thời điểm, có chỉ số cần quan
sát trẻ khi trẻ trẻ học, trẻ chơi. Nhưng có những chỉ số cần quan sát trẻ nói chuyện
63
cùng cô giáo và các bạn khi ăn, vệ sinhCô Lê Ngọc T cho biết: “Tôi chọn ở mức độ
phân vân vì tôi thấy thời điểm ăn, vệ sinh so với những thời điểm khác thì nó không
phù hợp bằng và ít được lựa chọn làm thời điểm theo dõi, đánh giá sự phát triển NN và
GT của trẻ”. Cô Trần Thị L – giáo viên lớp lá 3 cho biết: “mình phân vân vì thời điểm
đó chưa phù hợp và giáo viên có thể quan sát trẻ ở những thời điểm khác nhau”.
Riêng đối với hai thời điểm “ở gia đình” và “ở các nơi khác vào ngày nghỉ” có tỉ
lệ đồng ý rất cao từ 80% và 70.7% nhưng cũng có tỉ lệ phân vân cao, đặc biệt là thời
điểm “ở các nơi khác vào ngày nghỉ” có đến 23.3%. Tỉ lệ trên cho thấy, thời điểm này
được đánh giá là phù hợp và được lựa chọn làm thời điểm đánh giá sự phát triển NN
và GT của trẻ. Chúng ta có thể thấy đây là những thời điểm trẻ được vui chơi thoải
mái, thể hiện đúng khả năng của bản thân, trẻ tự do trao đổi ý kiến với mọi người trong
gia đình. Đặc biệt đối với những trẻ nhút nhát không dám thể hiện bản thân ở lớp thì
đây là lúc thuận tiện nhất để đánh giá sự phát triển NN và GT của trẻ. Giáo viên có thể
trao đổi với phụ huynh, dựa vào thông tin vể tình hình của trẻ do phụ huynh cung cấp
để đánh giá trẻ. Nhưng một số giáo viên cho rằng cũng có thể dựa vào thông tin do
phụ huynh cung cấp nhưng sẽ không chính xác bằng giáo viên theo dõi trực tiếp trẻ
trên lớp.
Bảng 2.8 cho thấy, phần lớn CBQL, GVMN đã sử dụng BCC đánh giá sự phát
triển NN và GT của trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Ở mỗi thời điểm giáo viên đều có thể theo
dõi, đánh giá sự phát triển NN và GT của trẻ. Tùy theo từng chỉ số mà giáo viên lựa
chọn thời điểm theo dõi, đánh giá cho phù hợp. Đối với những chỉ số cần theo dõi
đánh giá ở các thời điểm: “ở gia đình” và “ở các nơi khác vào ngày nghỉ” giáo viên có
thể trao đổi với phụ huynh để thu thập thông tin về trẻ. Giáo viên cần theo dõi, đánh
giá sự phát triển NN và GT của trẻ ở tất cả các thời điểm để xác định nhu cầu, hứng
thú, khả năng của từng trẻ để giáo viên có thể lựa chọn những tác động giáo dục phù
hợp. Đồng thời giáo viên có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình
giáo dục của mình để từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động giáo dục sao cho phù
hợp với trẻ.
Để tìm hiểu nhận xét của CBQL, GVMN về việc sử dụng BCC khi đánh giá trẻ
ở các chỉ số thuộc lĩnh vực NN và GT ở mức độ nào, dễ hay khó? Chúng tôi tiến hành
64
khảo sát CBQL, GVMN về mức độ xây dựng công cụ đánh giá các chỉ số thuộc lĩnh
vực NN và GT. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.9. Mức độ xây dựng công cụ đánh giá các chỉ số thuộc lĩnh vực phát triển
NN và GT của trẻ 5 tuổi
TT Chỉ số
Tỉ lệ (%)
Rất khó Khó Trung bình Dễ Rất dễ
1 Chỉ số 1 0 6.7 61.7 30.8 0.8
2 Chỉ số 2 0 6.7 60.8 26.8 6.7
3 Chỉ số 3 1.7 20.8 57.7 18.2 1.7
4 Chỉ số 4 2.5 16.7 60.8 19.2 0.8
5 Chỉ số 5 4.2 26.7 51.7 15.0 2.5
6 Chỉ số 6 0.8 17.5 70.8 10.0 0.8
7 Chỉ số 7 0.8 14.2 66.8 15.8 2.5
8 Chỉ số 8 0 5.0 60.0 33.3 1.7
9 Chỉ số 9 1.7 14.2 66.8 15.8 1.7
10 Chỉ số 10 0.8 17.5 70.8 10.0 0.8
11 Chỉ số 11 2.5 16.7 60.8 19.2 0.8
12 Chỉ số 12 0 6.7 57.3 36.0 0
13 Chỉ số 13 2.5 16.7 60.8 19.2 0.8
14 Chỉ số 14 1.7 14.2 66.7 15.8 1.7
15 Chỉ số 15 0 6.7 60.3 33.0 0
16 Chỉ số 16 0.8 17.5 70.8 10.0 0.8
17 Chỉ số 17 0 6.7 60.3 33.0 0
18 Chỉ số 18 1.7 14.2 66.7 15.8 1.7
19 Chỉ số 19 0 6.7 60.3 33.0 0
20 Chỉ số 20 0.8 14.2 66.8 15.8 2.5
21 Chỉ số 21 2.5 4.2 60.3 33.0 0
22 Chỉ số 22 2.5 28.3 58.3 10.0 0.8
65
23 Chỉ số 23 6.7 0 66.3 27.0 0
24 Chỉ số 24 0 6.7 60.3 30.5 2.5
25 Chỉ số 25 0 6.7 60.3 26.3 6.7
26 Chỉ số 26 6.7 0 57.3 36.0 0
27 Chỉ số 27 4.2 25.3 59.7 10.0 0.8
28 Chỉ số 28 1.7 14.2 66.7 15.8 1.7
29 Chỉ số 29 2.5 16.7 60.8 19.2 0.8
30 Chỉ số 30 0.8 17.5 70.8 10.0 0.8
31 Chỉ số 31 1.7 14.2 66.7 15.8 1.7
Nhìn vào bảng 2.9 cho thấy phần lớn CBQL, GVMN nhận xét việc sử dụng BCC
để đánh giá trẻ theo các chỉ số thuộc lĩnh vực NN và GT ở mức độ trung bình là chủ
yếu. Theo ý kiến của giáo viên cho biết: phần lớn các chỉ số của lĩnh vực NN và GT,
giáo viên chỉ cần sử dụng phương pháp trò chuyện với trẻ và quan sát trẻ giao tiếp với
mọi người khi trẻ ở trường để đánh giá trẻ. Chẳng hạn như chỉ số 62: nghe hiểu và
thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động. Giáo viên chỉ cần yêu cầu trẻ
thực hiện 2,3 hành động như cất cặp,và đi vào lớp ngồi là có thể đánh giá trẻ theo chỉ
số 62. Có những chỉ số cần theo dõi trẻ ở các thời điểm như hoạt động học, hoạt động
góc, hoạt động ngoài trời như chỉ số 64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng
dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ. Giáo viên quan sát trẻ trong giờ học làm quen
tác phẩm văn học. Chỉ số 69: Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trog hoạt
động, giáo viên quan sát trẻ chơi trò chơi phân vai, trò chơi ở góc xây dựng. Nhưng
các chỉ số khó như chỉ số 22: Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc,
nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân và chỉ số 27: Biết ý nghĩa một số ký hiệu,
biểu tượng trong cuộc sống, giáo viên phải thiết kế bài tập, chuẩn bị thêm đồ dùng, đồ
chơi cho phù hợp với chỉ số. Các giáo viên đều nhận định “Khó” là do giáo viên phải
tiếp xúc trực tiếp với từng trẻ, đưa ra yêu cầu cho trẻ và cần chuẩn bị thêm đồ dùng, đồ
chơi riêng mới đánh giá chính xác, không tận dụng những cái đã có sẵn được.
Theo kết quả giáo viên đánh giá trẻ ở các chỉ số thuộc lĩnh vực NN và GT thì
phần lớn các chỉ số đều có tỉ lệ trẻ ”đạt” cao (theo biểu mẫu đánh giá cá nhân). Cô
66
Trần Ngọc Thủy T cho biết: ”Khoảng 90% trẻ trong lớp ”đạt” các chỉ số, còn vài trẻ
yếu do trẻ chưa mạnh dạn trong giao tiếp, ít nói, chưa tích cực hoạt động chưa đạt ở
một vài chỉ số. Kết quả này phù hợp với kết quả khảo sát ở bảng 2.4 đã nhận định các
chỉ số phù hợp với trẻ (trên 80%). Như vậy, chúng ta có thể nhận định các chỉ số thuộc
lĩnh vực NN và GT phù hợp với trẻ và CBQL, GVMN đều biết sử dụng BCC, lực
chọn phương pháp và thời điểm thích hợp với từng chỉ số để theo dõi, đánh giá sự phát
triển NN và GT của trẻ.
Sau khi tìm hiểu thực trạng sử dụng BCC, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ
hiệu quả sử dụng BCC đánh giá sự phát triển NN và GT của CBQL, GVMN và thu
được kết quả như sau:
Bảng 2.10. Mức độ hiệu quả sử dụng BCC đánh giá sự phát triển NN và GT của
trẻ 5 tuổi
Mức độ Tỉ lệ (%) Điểm trung bình
Rất hiệu quả 11.7
3.80
Hiệu quả 63.3
Bình thường 18.3
Ít hiệu quả 6.7
Không hiệu quả 0
Bảng 2.10 cho thấy mức độ hiệu quả của việc sử dụng BCC đánh giá sự phát
triển GT và GT của trẻ ở mức độ cao có điểm trung bình 3.80 đạt mức độ cao. Tổng tỉ
lệ ở mức độ hiệu quả và rất hiệu quả là 75%. Hầu hết CBQL, GVMN được thăm dò
cho rằng: Các chỉ số thuộc lĩnh vực NN và GT rất dễ thực hiện, giáo viên sử dụng
những công cụ như quan sát, trò chuyện trong giao tiếp hàng ngày của trẻ và thông qua
các hoạt động học, hoạt động vui chơi của trẻ để đánh giá các chỉ số. Vì vậy, việc sử
dụng BCC của giáo viên đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả rất tốt cho công tác chăm sóc
giáo dục trẻ. Đúng với nhận định ban đầu khi thực trạng khảo sát về nhận thức của
CBQL, GVMN về vai trò BCC và mức độ quan tâm cùa CBQL, GVMN đến BCC
(bảng 2.2 và 2.3).
67
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu vẫn còn 18.3% tỉ lệ ở mức độ bình thường
và 6.7% ở mức độ ít hiệu quả. Con số này tuy không lớn nhưng cũng là một con số
khiến ta không thể lạc quan với thực trạng sử dụng BCC đánh giá sự phát triển NN và
GT của trẻ hiện nay.
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng BCC của giáo viên, chúng tôi đã trao đổi
trực tiếp với một số CBQL, GVMN những vấn đề như: trẻ có tham gia thực hiện
những công cụ do giáo viên xây dựng để đánh giá không? Trẻ có thực hiện đúng
những công cụ do giáo viên xây dựng không? Giáo viên xây dựng công cụ có đánh giá
được trẻ theo những chỉ số thuộc lĩnh vực NN và GT không? Một số giáo viên đều
nhận định rằng phần lớn những công cụ do giáo viên xây dựng đều được trẻ tham gia
thực hiện theo đúng mục đích của giáo viên. Vì vậy giáo viên có thể đánh giá được trẻ
theo những chỉ số thuộc lĩnh vực NN và GT. Theo ý kiến của một số CBQL là Hiệu
phó chuyên môn của trường mầm non cho biết: Mặt dù trẻ đều thực hiện những công
cụ do giáo viên xây dựng và giáo viên có thể đánh giá trẻ dựa vào công cụ đó nhưng
công cụ chưa đa dạng, chưa kích thích tất cả trẻ tham gia thực hiện. Đồng thời, giáo
viên gặp nhiều khó khăn khi sử dụng BCC làm cho hiệu quả sử dụng BCC của giáo
viên chưa cao như: Một số trẻ nhút nhát ít tham gia vào hoạt động, trẻ ít giao tiếp với
mọi người hoặc trẻ có tham gia chơi nhưng không tích cực nên có những công cụ giáo
viên xây dựng nhưng chưa phù hợp với những trẻ này. Ví dụ khi đánh giá chỉ số 61
(Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, sợ hãi), giáo viên
yêu cầu trẻ thể hiện cảm xúc của trẻ theo yêu cầu của cô. Nếu trẻ không dám thể hiện
thì trẻ không đạt chỉ số này. Vì vậy giáo viên có thể sử dụng phương pháp khác như
cho trẻ vẽ hình khuôn mặt thể hiện cảm xúc và thể hiện theo hình vẽ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2015_01_26_7120808920_0676_1872766.pdf