Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu. 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6

5. Phương pháp nghiên cứu. 6

6. Kết quả và tính ứng dụng của đề tài. 7

7. Kết cấu của luận văn . 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN . 8

1.1. Tổng quan về du lịch. 8

1.1.1. Khái niệm du lịch. 8

1.1.2. Phân loại các loại hình du lịch . 10

1.1.3. Đặc điểm của du lịch. 12

1.1.4. Vai trò của du lịch. 14

1.2. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện. 18

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện. 18

1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện. 20

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện. 21

1.2.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện. 28

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp

huyện . 30

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương . 34

pdf122 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợt khách du lịch năm 2018. Đó là do Đà Lạt tuy đang là điểm đến du lịch nổi tiếng trong nước, nhưng chưa tạo dựng được hình ảnh bên ngoài. Thực tế này đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp tiếp tục khai thác tốt nguồn khách nội địa và tăng cường mở rộng hội nhập quốc tế. Nếu so sánh số lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt với Sa Pa và Nha Trang, là các địa phương có các đặc điểm phát triển du lịch tương đối giống với Đà Lạt; thì cho thấy lượng du khách quốc tế đến với Đà Lạt còn tương đối thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do Đà Lạt còn ít khu du lịch, dịch vụ giải trí 49 mang tầm cỡ quốc tế. Khách du lịch nội địa vẫn là thị trường chính của du lịch Đà Lạt. Khách nội địa đến Đà Lạt tập trung nhiều ở các tỉnh, thành phố phía Nam như: TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai Đa số khách du lịch nội địa đến Đà Lạt nhằm nghỉ mát, tham quan các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, cùng với đó là tham dự các lễ hội mang tầm quốc gia, quốc tế. Ngoài lượng khách nội địa đến Đà Lạt thông qua tham quan còn có một lượng khách du lịch đến Đà Lạt là khách đi công vụ, hội nghị kết hợp du lịch. Trong thời gian sắp tới, thành phố chủ trương đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến tham quan, du lịch; đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhằm tăng số lượng khách du lịch nội địa. 2.2.2. Doanh thu du lịch Ngành du lịch là ngành mang lại lợi nhuận cao cho phát triển kinh tế và xã hội. Du lịch Đà Lạt với việc khai thác lợi thế sẵn có thực sự đã trở thành ngành có doanh thu cao và ngày càng tăng. Từ năm 2014, ngành du lịch Đà Lạt phục hồi nhanh chóng sau giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới giai đoạn 2008 - 2013, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển vào giai đoạn sau. Doanh thu chuyên ngành du lịch giai đoạn 2014 - 2018 tăng bình quân hàng năm đạt 9,2%. 0 20 40 60 80 2014 2015 2016 2017 2018 Dịch vụ Lữ hành Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu du lịch Đà Lạt giai đoạn 2014 - 2018 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2018 Tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh, song tỷ trọng đóng góp của du lịch vào khu vực dịch vụ, toàn nền kinh tế địa phương còn ở mức thấp. Đây là vấn đề cần 50 được chú trọng để đảm bảo phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. chưa khẳng định được vai trò động lực, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển; giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch không đáng kể, năng suất lao động ở mức độ trung bình; sức mua và giá cả dịch vụ du lịch, mức độ thỏa mãn của du kháchvẫn còn khiêm tốn... Nguyên nhân có nhiều nhưng đáng quan tâm nhất là dịch vụ du lịch chất lượng cao phát triển còn chậm; hàng hóa, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa hấp dẫn du khách; hoạt động du lịch chưa đáp ứng được cả mục tiêu du lịch, tham quan và mục tiêu công việc (trong khi các nơi khác đã chú ý đầu tư phát triển đồng đều cho các mục tiêu này); công tác quy hoạch du lịch chưa đồng bộ, thiếu điểm nhấn; các dự án đầu tư vào du lịch còn dàn trải, thiếu những dự án lớn, tiến độ thực hiện chậm; việc bảo tồn, khai thác danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch hiệu quả chưa cao, tình trạng xuống cấp còn xẩy ra; công tác quản lý các hoạt động liên quan đến du lịch chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả; môi trường du lịch có lúc, có nơi chưa thực sự lành mạnh; hệ thống hạ tầng du lịch, nhất là giao thông còn nhiều hạn chế; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch chất lượng cao Về cơ cấu doanh thu, có thể thấy doanh thu du lịch Đà Lạt chủ yếu vẫn là từ dịch vụ là chủ yếu. Điều này cho thấy, du lịch Đà Lạt hiện nay mới chỉ cung cấp chủ yếu các dịch vụ về ăn uống, lưu trú, giải trí vui chơi doanh thu từ lữ hành còn ít so với mặt bằng chung. Năm 2018, trong cơ cấu doanh thu, doanh thu dịch vụ chiếm tỷ lệ 65% tổng doanh thu của ngành. Doanh thu từ lữ hành chiếm tỷ lệ tương đối, chỉ chiếm 35%. Hoạt động lữ hành đã có những bước phát triển vượt bậc, tại thành phố hiện có 101 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, theo đó, năm qua các đơn vị lữ hành tại Đà Lạt đã đón tiếp và phục vụ cho nhiều lượt khách quốc tế, nội địa. 2.2.3. Lao động du lịch Nhìn chung, lực lượng lao động của ngành du lịch Đà Lạt tuy đông nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đang trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Thừa lao động lớn tuổi, chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu lao động được đào tạo cơ bản về ngoại ngữ. Chất lượng đội ngũ lao động quản lí của ngành du 51 lịch chưa cao, năng lực quản lí còn hạn chế, cơ cấu đào tạo chưa hợp lí, vẫn còn thiếu những người thực sự giỏi về chuyên môn, có thể hoạch định chiến lược kinh doanh của các đơn vị. Số lượng lao động trong ngành tăng theo từng năm nhưng tỷ lệ không nhiều. Chủ yếu là lao động phổ thông, trung cấp, do đó chất lượng phục vụ chưa cao. Tuy nhiên, từ năm 2014 trở đi với chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch của thành phố, chất lượng lao động trong ngành du lịch ngày một tăng lên, lao động có chuyên môn nghiệp vụ và trình độ cao chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng cơ cấu lao động du lịch của thành phố. Tính đến hết năm 2018, số lao động trực tiếp phục vụ ngành du lịch khoảng 11200 lao động (trong đó có 30 CBCC đang làm việc trong các cơ quan quản lý về du lịch; 7600 lao động trong lĩnh vực lưu trú; 1350 lao động trong lĩnh vực lữ hành – vận chuyển, 2220 lao động đang làm việc tại các khu, điểm u lịch), trong đó có khoảng 77% lao động được qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch. Tỷ lệ lao động được đào tạo, đào tạo lại, bố trí đúng ngành nghề, lao động có kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ có xu hướng ngày càng tăng. Nguồn nhân lực du lịch nhìn chung đa phần còn rất trẻ, độ tuổi lao động từ 18 - 35 tuổi chiếm hơn 60% trong tổng số lao động trực tiếp phục vụ du lịch, phù hợp với đặc điểm của ngành. Sở dĩ có được kết quả trên ngoài vai trò của thành phố còn phải kể đến vai trò của các doanh nghiệp khi tiến hành áp dụng được mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực. 22.98 48.83 28.19 Đại học, Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Biểu đồ 2.3: Cơ cấu trình độ lao động ngành du lịch Đà Lạt năm 2018 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng 52 Tuy nhiên, chất lượng lao động nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của từng nghề, trong quá trình phục vụ vẫn hay mắc sai sót, tỷ lệ khách phàn nàn về chất lượng dịch vụ còn khá cao, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của thành phố. Trong tổng số lao động trực tiếp, đội ngũ hướng dẫn viên chỉ chiếm từ 13 - 14%. Đây là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tổ chức và tiếp xúc với khách du lịch nhưng số lượng quá ít nên cường độ làm việc của họ trong mùa du lịch khá cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ. 2.2.4. Dịch vụ khách sạn, lữ hành Có thể nói, thị trường kinh doanh khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Lạt có qui mô mở rộng trong giai đoạn 2014 - 2018. Năm 2014, Đà Lạt có 858 khách sạn trong đó có 281 khách sạn có sao, đến năm năm 2018 là 1399 khách sạn với 426 khách sạn có sao với tốc độ tăng bình quân năm trong giai đoạn này là 2,73%. LĨNH VỰC KINH DOANH ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Khách sạn KS 858 936 1055 1244 1399 Lữ hành DN 46 49 57 63 67 Tổng cộng 904 985 1112 1307 1466 Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp du lịch tại Đà Lạt giai đoạn 2014 - 2018 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng Hoạt động kinh doanh của các khách sạn giữ tốc độ tăng trưởng khá ổn định trong giai đoạn 2014 - 2018, với công suất sử dụng phòng bình quân tăng cao từ 76% - 83%. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 của Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng, các khách sạn từ 3 đến 5 sao có công suất sử dụng phòng vào mùa lễ hội có thể lên đến 90-100%. Hoạt động kinh doanh lữ hành của thành phố Đà Lạt trong những năm qua tiếp tục phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Sau hơn 9 năm kể từ năm 2008, số lượng các đơn vị kinh doanh lữ hành đã tăng lên. Tính đến cuối năm 2018 có 67 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 24 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và 43 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa. Nhìn chung, các đơn vị đã tổ chức được nhiều chương trình tham quan trong 53 nước và nước ngoài khá hấp dẫn, tạo được ấn tượng tốt đối với du khách về chất lượng, chương trình tham quan và chất lượng phục vụ của đội ngũ hướng dẫn viên, lái xe du lịch. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế của thành phố chưa có khả năng tổ chức các tour du lịch quốc tế, đưa khách nước ngoài vào Việt Nam và đưa khách Việt Nam ra nước ngoài, do đó phải nối tuyến dẫn đến tình trạng bị động về nguồn khách, khả năng khai thác nguồn khách du lịch quốc tế trực tiếp còn thấp. 2.2.5. Sản phẩm du lịch Thành phố đã nổ lực tìm giải pháp xây dựng, phát triển, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; tích cực mở rộng, liên kết giữa các tỉnh, vùng, miền để nối tour du lịch nội địa và quốc tế. Nhờ đó, nhiều sản phẩm du lịch mới đã ra đời thu hút được khách du lịch tham gia như du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch làng quê, du lịch làng nghề, du lịch hội nghị. Hiện nay, thành phố đang chú trọng xây dựng loại hình du lịch hội nghị và du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, coi đây là sản phẩm du lịch mang tính đột phá của thành phố trong giai đoạn sắp tới. Ngoài ra, thành phố đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển sản phẩm du lịch, thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch dần được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng. Tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch được Đà Lạt ngày càng quan tâm thông qua các hoạt động khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch, tour, tuyến du lịch mới, đặc biệt gắn du lịch với các điểm di tích lịch sử - văn hóa. Công tác phối hợp xúc tiến, quảng bá du lịch, liên kết hợp tác phát triển du lịch với các đơn vị bạn có sự tiến bộ rõ rệt. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ ngày càng tốt, có nhiều dịch vụ mới đáp ứng được nhu cầu giải trí của khách trong những dịp lễ, tết. Các sản phẩm du lịch Đà Lạt từng bước đã phát huy được hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ngày càng nhiều hơn. Khảo sát thực tế cho thấy, loại hình du lịch, ẩm thực và cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn Đà Lạt đều được đa số đánh giá là hiệu quả. Tuy sản phẩm du lịch của thành phố có phát triển và thu được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng còn thiếu tính độc đáo, hấp dẫn; dịch vụ du lịch chưa đa 54 dạng, phong phú. Sản phẩm du lịch phân bố không đồng đều, chưa phong phú, một số tuyến, điểm du lịch mới hình thành nhưng chưa bổ sung dịch vụ thu hút du khách. Quy mô sản phẩm du lịch của thành phố còn nhỏ, cần nâng cao chất lượng, và cần có đề án, kế hoạch cụ thể để duy trì ổn định và phát triển. Các sản phẩm lưu trú, dịch vụ du lịch chất lượng cao còn ít, còn thiếu sản phẩm du lịch đặc thù cao. Sản phẩm du lịch của Đà Lạt và các địa phương khác có cùng điều kiện tự nhiên còn trùng lắp, na ná giống nhau, cũng như các khu, điểm du lịch vẫn còn nhỏ lẻ và trùng lắp. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch tuy có phát triển, song chất lượng chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các sản vật du lịch như quà lưu niệm, các món ẩm thực có mức độ phong phú, đa dạng còn chưa cao. 2.3. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2014 - 2018 2.3.1. Xây dựng và thực hiện các văn bản quản lý nhà nước, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội, Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực Năm 2030, đưa Việt Nam thành một trong những điểm đến du lịch ưa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới” [42]. Đối với tỉnh Lâm Đồng thì Đà Lạt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, vì vậy, qua nhiều năm, kể từ khi mới thành lập tỉnh, lãnh đạo tỉnh cũng như Trung ương đã nhiều lần ban hành nhiều văn bản quy định về quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch của tỉnh nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng. Theo đó, gần đây nhất là Quyết định số 1369/QĐ-UBND ngày 25/6/2010 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 với quan điểm cốt 55 lõi là “Xây dựng Đà Lạt trở thành một trung tâm du lịch lớn của vùng Tây Nguyên và cả nước” [48]. Mặt khác, nhằm tạo điều kiện vững chắc cho việc xây dựng và phát triển du lịch Đà Lạt về lâu dài, ngày 12/5/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 704/QĐ – TTg để Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu phát triển đề ra là “xây dựng phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 trở thành một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế” [43]. Tính chất của Đà Lạt được nêu lên tại quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch này: “Là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế – văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Lâm Đồng; trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp và văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế , trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục – đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia; trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học cấp quốc gia; trung tâm thương mại dịch vụ, hội chợ triển lãm; trung tâm văn hóa nghệ thuật, thể dục – thể thao và văn hóa cấp vùng; có vị trí quan trọng về quốc phòng đối với khu vực Tây Nguyên và cả nước” [43]. Ngoài việc điều chỉnh quy hoạch nói riêng, Chính phủ còn tiếp tục tạo điều kiện về mặt cơ chế đặc thù cho phát triển du lịch Đà Lạt với việc ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Với cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt trên 05 lĩnh vực cơ bản, Đà Lạt có đầy đủ cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020 cũng nêu rõ “Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch xây dựng Đà Lạt thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, hội nghị, hội thảo mang tầm khu vực và quốc tế” [38]. Điều này thể hiện được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh 56 đạo tỉnh trong việc phát triển du lịch, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Lạt. Để cụ thể hóa vấn đề này, ngày 16/11/2016, tỉnh ủy Lâm Đồng cũng ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về Phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đây là văn bản mang tính chỉ đạo chiến lược trong phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói chung cũng như thành phố Đà Lạt nói riêng, theo đó, Nghị quyết nêu rõ định hướng chiến lược trong phát triển du lịch của Đà Lạt là: “Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh; xây dựng Đà Lạt – Lâm Đồng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao, là điểm đến “An toàn, Thân thiện”” [39]. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết này trong thực tế, ngày 06/7/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1499/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 6/01/2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng. Nội dung của Quyết định số 1499/QĐ-UBND cũng xác định: “Xây dựng đề án phát triển và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch đặc thù, có tính cạnh tranh cao, mang thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng như: du lịch nông nghiệp, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa, du lịch di sản, du lịch lễ hội...” [49]. Để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quyết định số 1499/QĐ-UBND, ngày 20/9/2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch số 58/KH-VHTTDL thực hiện Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 06/7/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 07- NQ/TU ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng. Kế hoạch đã nêu rõ trách nhiệm của các bên có liên quan cũng như phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban thuộc Sở trong việc chủ trì và phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện các chương trình, nội dung được UBND tỉnh giao đúng tiến độ thời gian và hiệu quả. Trong nội dung của Kế hoạch, Đà Lạt tiếp tục được chọn là địa phương trọng điểm trong việc triển khai thực hiện các nội dung. 57 Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh kết quả thực hiện các loại hình du lịch tại Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung, ngày 06/3/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030”. Quyết định ra đời đã góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa, làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch; phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh nói chung và Đà Lạt nói riêng; đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu về văn hóa, du lịch mà Nghị quyết của các cấp ủy đảng, chương trình, kế hoạch của tỉnh đã đề ra. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền tại thành phố Đà Lạt thì ngoài các văn bản, chính sách, chiến lược, quy hoạch của cấp ủy, chính quyền cấp trên là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; cấp ủy Đảng, chính quyền tại thành phố Đà Lạt cũng chú trọng xây dựng riêng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để cụ thể hóa các văn bản của cấp trên; theo đó, Thành ủy Đà Lạt đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/Th.U ngày 28/02/2017 về phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Nghị quyết số 06-NQ/Th.U là văn bản quan trọng, thể hiện tầm nhìn, quyết tâm của lãnh đạo thành phố trong việc xây dựng và phát triển du lịch của thành phố trong tương lai; đồng thời đây cũng là văn bản mang tính chỉ đạo quan trọng để các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng thành phố Đà Lạt thành đô thị du lịch trọng điểm của quốc gia. Nhằm xác định nội dung, tiến độ, phân công trách nhiệm cụ thể cho các phòng ban, đơn vị và UBND các phường xã đối với từng nội dung công việc để triển khai thực hiện có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Đà Lạt nói chung và Nghị quyết số 06-NQ/Th.U nói riêng, ngày 19/4/2017, UBND thành phố Đà Lạt đã ban hành Quyết định số 1249/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Kế hoạch đã cụ thể hóa chương trình phát 58 triển du lịch chất lượng cao trên địa bàn thành phố Đà Lạt đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo Nghị quyết số 06-NQ/Th.U và Nghị quyết số 07- NQ/TU, nhằm từng bước nâng cao tỷ trọng du lịch và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương, khẳng định du lịch là ngành kinh tế động lực của thành phố. Thành phố cũng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch với việc ban hành Quyết định số 3494/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 về việc ban hành Kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng cho lao động thành phố Đà Lạt giai đoạn 2016 – 2020. Mặt khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động QLNN về du lịch của chính UBND thành phố cũng như các cơ quan chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố, từ năm 2007 đến nay, hằng năm UBND thành phố đều ban hành kế hoạch kiểm tra các nội dung liên quan đến du lịch như: an toàn vệ sinh thực phẩm, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố và thành lập Đoàn kiểm tra để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra. Tóm lại, có thể nhận thấy trong QLNN về du lịch của địa phương, thành phố Đà Lạt cũng đang dần hoàn thiện những cơ sở pháp lý cho công tác này nhằm phục vụ tốt việc QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên so với tính chất và phạm vi QLNN về du lịch thì các văn bản, chiến lược, quy hoạch liên quan đến lĩnh vực du lịch được UBND thành phố Đà Lạt ban hành vẫn còn hạn chế và chậm được ban hành. Ngoài ra, các văn bản khác ở những lĩnh vực khác hỗ trợ cho du lịch cũng chưa được xây dựng kịp thời và hợp lý. 2.3.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về du lịch UBND thành phố, với địa vị pháp lý là cơ quan chấp hành của HĐND thành phố thực hiện các hoạt động QLNN trên địa bàn thành phố. UBND thành phố tiến hành xây dựng và tổ chức bộ máy để thực hiện tốt các nhiệm vụ QLNN tại địa phương trong đó có QLNN về du lịch. UBND thành phố có các cơ quan chuyên môn là các Phòng và cơ quan tương đương Phòng (gọi chung là Phòng). Các cơ quan chuyên môn này là cơ quan tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND thành phố; góp 59 phần đảm bảo sự quản lý thống nhất ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. Hoạt động của các Phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các Sở và cơ quan tương đương Sở. Theo đó, Phòng Văn hóa và Thông tin (sau đây viết tắt là VHTT) thành phố là cơ quan chuyên môn, có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho UBND thành phố trong công tác QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố. Trong những năm qua, Phòng VHTT thành phố Đà Lạt đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho UBND thành phố trong công tác QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, vì đội ngũ biên chế mỏng nhưng khối lượng công việc theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lại rất nhiều, bao gồm “Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin” [9], điều này dễ gây quá tải trong công việc của Phòng và gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tham mưu về QLNN về du lịch trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới. Do đó, việc bổ sung thêm biên chế cho hoạt động của Phòng là vấn đề cần thiết và có tính cấp bách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tham mưu về QLNN trên các lĩnh vực của Phòng, trong đó có lĩnh vực du lịch. Tuy thực hiện nhiều mảng công tác khác nhau trong khi số lượng biên chế mỏng nhưng kết quả hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt thì không ngừng được nâng cao. Theo đó, truyền thông và báo chí quốc tế liên tục xếp hạng Đà Lạt nằm trong danh sách 52 điểm đến hấp dẫn nhất nên ghé thăm qua các năm, thứ hạng dao động từ 30 đến 40, trong các báo cáo xếp hạng luôn đề cập đến vai trò của nhà nước trong quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ ăn uống, điều tiết, xây dựng hệ thống giao thông công cộng.. Điều này chứng tỏ Phòng VHTT đã thực hiện rất tốt vai trò tham mưu giúp việc cho UBND thành phố trong công tác QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố. 60 Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà Phòng VHTT thành phố Đà Lạt đã đạt được trong tham mưu về QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố thì cũng cần nhìn nhận một số hạn chế như: thời gian tham mưu từ lúc có chủ trương cho đến khi có văn bản chính thức còn chậm; năng lực tham mưu của một số CBCC chưa được hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tham mưu về QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Nhằm triển khai hoạt động QLNN về du lịch, ngay từ khi có Luật Du lịch năm 2005 và sau này là Luật Du lịch 2017, thì lãnh đạo thành phố đã quan tâm, tạo điều kiện để thiết lập tổ chức, bố trí biên chế phù hợp, tạo tiền đề q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_tren_dia_ban_thanh_pho.pdf
Tài liệu liên quan