Sau khi có Nghị Định 64-CP về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tỉnh uỷ đã ra chỉ thị 09 CT/TU ngày 1/12/1993 về việc chỉ đạo thực hiện Nghị Định 64-CP. Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND huyện Nam Đàn và sự phối hợp của cơ quan chuyên môn đó là Phòng Địa Chính. Huyện đã tổ chức lực lượng nhằm đảm bảo thống nhất quy trình và hoàn thành nhanh gọn, dứt điểm công tác đăng ký đất đai. Mỗi xã tiến hành đăng ký đất đai đều thành lập tổ chuyên môn bao gồm: cán bộ địa chính xã và lực lượng am hiểu về tình hình đất đai của địa phương. Đồng thời trong quá trình đăng ký đất đai các xã luôn bám sát chủ trương đường lối của huyện. UBND huyện thành lập hội đồng đăng ký đất đai để giúp UBND các xã trong việc xét duyệt đơn đăng ký đất một cách khách quan công bằng, đúng đối tượng.
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8225 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Đàn- Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đai. Nhất là sau khi có luật đất đai của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 7 năm 1993 và Nghị định 64/CP của Thủ Tướng Chính Phủ thì công tác quản lý đất đai của Huyện đã dần đi vào nề nếp và đạt hiệu quả. Trước khi chưa có luật đất đai việc quản lý đất đai còn buông lỏng, sử dụng đất đai không đúng mục đích, một số xã nông dân tự động bán ruộng cho các xí nghiệp lấy đất làm gạch ngói. Một số xã bán đất sai thẩm quyền gây khó khăn cho việc cấp giáy chứng nhận quyền sử dụng đất sau này. Do quản lý không chặt chẽ quỹ đất nên xảy ra nhiều hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Từ khi có luật đất đai công tác quản lý đất đai được thực hiện như sau:
Năm 1993: Thực hiện chỉ thị 364/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/4/1993 huyện đã xác lập hồ sơ liên quan đến địa giới hành chính của tỉnh, huyện, xã.
Năm 1995: Trên cơ sở thực hiện tốt các quy định của luật đất đai và các quy định của Nhà nước. Công tác giao đất cho các mục đích chuyên dùng và thổ cư đã được quán triệt trên tinh thần tiết kiệm đất, hạn chế lấy đất canh tác, nhất là đất lúa, thực hiện đúng luật, đúng thẩm quyền.
Thực hiện Nghị Định 64/CP của Chính Phủ, Huyện Nam Đàn đã tiến hành việc giao đất nông nghiệp gắn với đất ở khu vực nông thôn và lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình theo Nghị Định 64/CP của Chính Phủ, đất nông nghiệp thời hạn 20 năm và đất ở lâu dài.
Năm 1997: Để tránh tình trạng chặt phá rừng bừa bãi và cuộc sống du canh, du cư của một số bộ phận đồng bào miền núi. Huyện Nam Đàn đã triển khai công tác giao đất lâm nghiệp theo Nghị Định 02/CP của Chính phủ cho 15 xã có đất lâm nghiệp (nay là Nghị Định 163/CP về giao đất lâm nghiệp). Sau khi thực hiện Nghị Định này toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp có trong huyện được giao cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng. Nhờ vậy mà giảm thiểu được tối đa tình trạng đốt rừng làm nương rẫy mà trước đây vẫn thường xảy ra. Hiện nay tổng diện tích đất được quy hoạch theo quyết định 114/QĐ-UB là 7414,57 ha.
Đồng thời để công tác quản lý Nhà nước về đất đai đạt kết quả cao, được sự giúp đỡ của Viện Điều tra Quy hoạch đất- Tổng cục Địa chính, UBND tỉnh Nghệ An, Sở Địa Chính Nghệ An, UBND huyện Nam Đàn đã triển khai xây dụng dự án “Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai huyện Nam Đàn thời kỳ 1996-2005”.
Công tác quy hoạch phân bổ sử dụng đất đã giúp cho việc sử dụng đất đai của huyện ngày càng hợp lý hơn. Thu nhập của người dân trong huyện tăng lên một cách rõ rệt. Nguồn ngân sách của huyện thu được từ đất đai cũng tăng lên.
Năm 1999 đến năm 2000: Huyện đã thưc hiện kiểm kê đất đai 5 năm theo Luật đất đai, đồng thời triển khai thực hiện kiểm tra về đất chưa sử dụng theo quyết định 90/CP cho 24 xã.
Từ năm 2000 đến nay: Huyện tổ chức triển khai thực hiện Nghị Định 60/CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khu vực đất ở thị trấn, cho đến nay cũng gần hoàn thành.
Năm 2002 đến nay: Thực hiện Quyết định 273 ngày 14 tháng 2 năm 2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc kiểm tra việc sử dụng đất đã giao không sử dụng 6 đến 12 tháng liền.
Để khắc phục tình trạng phân tán, manh mún về ruộng đất. Thực hiện chỉ thị 10/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, chỉ thị 02 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ va Nghị quyết số 10 của BCH huyện uỷ về việc vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Trong năm 2002 đã có 22 xã thị trấn trong tổng số 24 xã, thị trấn thành lập ban chuyển đổi ruộng đất. Ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất của huyện đã hướng dẫn các xã tiến hành thống kê, rà soát cân đối lại số hộ, số khẩu, diện tích của các hộ đã được giao theo NĐ 64/CP. Tiến hành cân đối lại quỹ đất cho từng xóm, để đảm bảo sau chuyển đổi diện tích của từng hộ không biến đổi lớn nhưng số thửa được giảm xuống. Cho đến nay bình quân mỗi hộ chỉ có từ 3-4 thửa, giảm 65-70% số thửa so với lúc trước chuyển đổi.
Mười năm lại đây huyện đã lập kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 1996-2005 và đến nay UBND huyện Nam Đàn đang tiến hành lập dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Nam Đàn giai đoạn 2007-2010. Hiện nay huyện đang tổ chức lập dự án triển khai, thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác xây dựng quy hoạch và tiến hành điều tra nội nghiệp và ngoại nghiệp để xây dựng phương án quy hoạch, theo kế hoạch thì Quý I năm 2008 sẽ hoàn thành trình UBND tỉnh phê duyệt. Đến nay đã có 20/24 xã, thị trấn đã triển khai thực hiện cấp đất, giao đất ở cho hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích ước tính đạt 16000 ha. Việc thực hiện cấp đất, giao đất cho hộ gia đình cá nhân, đã được các xã, thị trấn thực hiện một cách nghiêm túc từ việc lập hồ sơ, công khai trên hệ thống truyền thanh, niêm yết trụ sở và tổ chức đấu giá đất, xét duyệt đối tượng giao đất một cách công khai minh bạch, đúng theo quy định của luật đất đai và các quy định trong QĐ số 39, 156 và QĐ 94 của UBND tỉnh. Như vậy từ khi luật đất đai ra đời việc quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Nam Đàn đã dần đi vào nề nếp và có hiệu quả.
2.3. Hiện trạng sử dụng đất của Huyện Nam Đàn, Nghệ An năm 2007.
Huyện Nam Đàn có tổng diện tích tự nhiên là 29.389,98 ha, so với các huyện trong tỉnh Nghệ An- Nam Đàn là huyện có diện tích tự nhiên thuộc loại nhỏ (đứng thứ 16 trong tổng số 18 huyện, thị xã). Theo thống kê của Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Nam tính đến ngày 12/11/2007 thì hiện trạng sử dụng quỹ đất của huyện được phân bố theo kết quả của bảng sau đây.
Bảng 4: Thèng kª diÖn tÝch ®Êt ®ai cña huyÖn Nam §µn
( tính đến ngày 12/11/2007)
Loại đất
Mã
số
Tổng
diện
tích
trong
địa
giới
hành
chính
Đất đã giao, cho thuê phân theo
đối tượng sử dụng
Đất chưa
giao
cho
thuê
sử
dụng
Tổng số
Hộ
gia
đình
cá
nhân
Các tổ
chức
kinh
tế
UBND xã
quản
lý
và
sử
dụng
Các
tổ
chức
khác
A
B
1=2+8
2=3+4+5+6+7
3
4
5
6
7
8
Tổng diện tích
1
29.389,98
25.397,44
12.531,05
3.658,60
9.049,13
158,66
3.992,54
I.Đất nông
nghiệp
2
11.521,22
11.521,22
10.629,61
213,86
675,70
2,05
1. Đất trồng cây hàng năm
3
9.678,03
9.678,03
8.932,51
181,17
652,30
2,05
1.1 Đất ruộng lúa, lúa màu.
4
7.883,55
7.883,55
7.453,98
77,53
351,61
0,52
1.2 Đất nương rẫy
9
1.3 Đất trồng CHN khác
12
1.794,48
1.794,48
1.478,62
103,64
210,69
1,53
2. Đất vườn tạp
17
1.579,26
1.579,26
1.579,26
3. Đất trồng cây lâu năm
18
80,42
80,42
67,73
12,69
4. Đất cỏ dùng vào CN
23
5. Đất có mặt nước NTTS
26
183,51
183,51
50,11
32,69
100,71
II Đất LN có rừng
30
6.471,35
6.471,35
1.168,30
2.531,61
2.771,44
1 Rừng tự nhiên
31
3,40
3,40
3,40
1.1 Đất rừng sản xuất
32
1.2 Đất rừng phòng hộ
33
3,40
3,40
3,40
1.3 Đất rừng đặc dụng
34
2. Rừng trồng
35
6.467,95
6.467,95
1.168,30
2.531,61
2.768,04
2.1 Đất rừng sản xuất
36
2.651,41
2.651,41
252,20
737,61
1.661,60
2.2 Đất rừng phòng hộ
37
3.208,34
3.208,34
916,10
1.545,50
746,74
2.3 Đất rừng đặc dụng
38
608,20
608,20
248,50
359,70
3. Đất ươm cây giống
39
III. Đất chuyên dùng
40
3.200,93
3.200,93
69,59
2.974,73
156,61
1. Đất xây dựng
41
281,78
281,78
22,59
225,49
33,7
2. Đất giao thông
42
1.343,60
1.343,60
1.343,60
3. Đất thuỷ lợi và MNCD
43
1.087,95
1.087,95
37,7
1.050,25
4 Đất di tích LSVH
44
12,06
12,06
1,77
10,29
5. Đất quốc phòng,an ninh
45
112,62
112,62
112,62
6. Đất khai thác khoáng sản
46
7. Đất làm NVLXD
47
71,87
71,87
9,3
62,57
8. Đất làm muối
48
9. Đất nghĩa tràng, nghĩa địa
49
282,57
282,57
282,57
10. Đất chuyên dùng khác
50
8,48
8,48
8,48
IV. Đất ở
51
733,14
733,14
733,14
1. Đất ở đô thị
52
18,76
18,76
18,76
2. Đất ở nông thôn
53
714,38
714,38
714,38
V. Đất CSD,SS và núi đá
7.463,34
3.470,80
843,54
2.627,26
3.992,54
1. Đất bằng CSD
55
759,67
759,67
2. Đất đồi núi CSD
56
4.194,98
3.470,80
843,54
2.627,26
724,18
3 Đất có mặt nước CSD
57
607,54
607,54
4. Sông suối
58
1.502,50
1.502,50
5. Núi đá không có rừng cây
59
306,05
306,05
6. Đất CSD khác
60
92,60
92,60
Nguồn số liệu thống kê tại Phòng Địa Chính huyện Nam Đàn
Qua biểu thống kê ta thấy được hiện trạng sử dụng đất của huyện Nam Đàn như sau: Diện tích đã giao, cho thuê sử dụng là 25.397,44 ha chiếm 86,42 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó: đất do hộ gia đình cá nhân sử dụng là 12.531,05 ha, chiếm 42,64% tổng diện tích đất tự nhiên, các tổ chức kinh tế sử dụng là 3.658,6 ha chiếm 12,45%; diện tích do uỷ ban nhân dân các xã quản lý sử dụng là 9.049,13 ha chiếm 30,79%, các tổ chức khác sử dụng là 158,66 ha chiếm 0,54 %. Còn diện tích đất chưa giao, cho thuê sử dụng là 3.992,54 ha chiếm 13,58%. Như vậy diện tích đất của huyện được giao chủ yếu cho các hộ gia đình, cá nhân và UBND xã quản lý sử dụng. Phân theo mục đích sử dụng có thể thấy kết quả phân bố quỹ đất cho từng mục đích sử dụng như sau:
1. Đất nông nghiệp:
Theo thống kê của huyện có 11.521,22 ha chiếm 39,20% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 10.629,61 ha chiếm 92,26% diện tích đất nông nghiệp; đất do các tổ chức kinh tế sử dụng là 213,86 ha chiếm 1,85% diện tích đất nông nghiệp , đất nông nghiệp do uỷ ban nhân dân xã quản lý và sử dụng là 675,7 ha chiếm 5,86 % diện tích đát nông nghiệp và các tổ chức khác quản lý là 2,05 ha chiếm 0,017% diện tích đất nông nghiệp.
2. Đất ở.
Toàn huyện có 733,14 ha đất ở chiếm 2,49% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: đất ở đô thị là 1,76 ha và đất ở nông thôn là 714,38 ha. Toàn bộ diện tích đất ở đều do hộ gia đình, cá nhân sử dụng và quản lý
3. Đất lâm nghiệp có rừng
Đất lâm nghiệp của huyện Nam Đàn có diện tích là 6.471,35 ha chiếm 22,02% tổng diện tích đất tự nhiên bao gồm:
- Rừng tự nhiên là 3,4 ha chiếm 0,05% đất lâm nghiệp.
- Rừng trồng là 6.467,95 ha chiếm 99,95% đất lâm nghiệp.
4. Đất chuyên dùng
Đất chuyên dùng có diện tích là 3.200,93 ha chiếm 10,89% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm:
- Đất xây dựng là 281,78 ha chiếm 8,8% đất chuyên dùng.
-Đất giao thông là 1.343,60 ha chiếm 41,98% đất chuyên dùng
- Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng là 1.087,95 ha chiếm 33,98% đất chuyên dùng.
- Đất di tích lịch sử văn hoá 12,06 ha chiếm 0,38% đất chuyên dùng.
- Đất quốc phòng an ninh 112,26 ha chiếm 3,52% đất chuyên dùng.
- Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 71,87 ha chiếm 2,24% đất chuyên dùng.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 282,57 ha chiếm 8,83% đất chuyên dùng.
- Đất chuyên dùng khác là 8,48 ha chiếm 0,27% đất chuyên dùng.
5. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá.
- Đất bằng chưa sử dụng 759,67 ha chiếm 10,18% đất chưa sử dụng.
- Đất đồi núi chưa sử dụng 4.194,98 ha chiếm 56,21% đất chưa sử dụng
- Đất có mặt nước chưa sử dụng 607,54 ha chiếm 8,14% đất chưa sử dụng.
- Đất sông suối là 1.502,50 ha chiếm 20,13% đất chưa sử dụng.
2.4. Thực trạng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An.
2.4.1.Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn tuân thủ các quy định của: Luật đất đai,Nghi Định 181/CP của Chính Phủ, Thông tư số 01 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường, Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT, Thông tư liên tịch số 04/2006 /TTLT-BTP-BTNMT và các quy định trong các quyết định của UBND tỉnh Nghệ An.
Trình tự được thực hiện: Sau khi các hộ lập hồ sơ thủ tục tại xã xong, cán bộ địa chính xã nộp 3 bộ tại Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện để thẩm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục chuyển thông tin cho chi cục thuế để hộ gia đình, cá nhân làm nghĩa vụ tài chính. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì trả hồ sơ và thông báo lý do bằng văn bản cho người xin cấp giấy chứng nhận biết. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện viết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trình lên UBND huyện ký duyệt. Sau khi ký duyệt GCNQSD đất được chuyển về các xã để giao cho các hộ gia đình, cá nhân. Trong vòng 5 ngày kể từ khi hộ gia đình, cá nhân nộp nghĩa vụ tài chính sẽ được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hiện nay huyện đang tổ chức cấp giấy chứng nhận theo 5 hình thức:
- Cấp giấy tồn đọng theo QĐ 146/2007/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An
- Cấp đổi giấy chứng nhận theo quy trình 1193/TNMT-ĐKTK
- Cấp theo hình thức đấu giá đất theo QĐ 94 của UBND Tỉnh Nghệ An
- Cấp theo hình thức định giá đất QĐ 39 của UBND Tỉnh Nghệ An
- Cấp theo hình thức thực hiện chuyển đổi,chuyển nhượng theo Nghị Định 181 và luật đất đai năm 2003.
Nội dung tổ chức kê khai đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1, Công tác chuẩn bị.
1.1Thành lập Ban chỉ đạo
-Công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cấp huyện,Thành phần của Ban chỉ đạo bao gồm:
+ Chủ tịch hoặc phó chủ tịch: Trưởng ban chỉ đạo;
+ Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường: phó ban trực.
+ Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: Phó ban;
+ Ban viên bao gồm trưởng các phòng: Tài chính- Kế hoạch, Tư pháp, Hạ tầng; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chủ tịch mặt trận tổ quốc; Chủ tịch hội nông dân.
Ngoài ra tuỳ tình hình cụ thể của từng địa phương có thể mời thêm một số thành viên am hiểu vấn đề đất đai của địa phương vào ban chỉ đạo.
- Ban chỉ đạo cấp huyện có nhiệm vụ giúp cho UBND cấp huyện thực hiện các việc sau.
+ Xây dựnh kế hoạch triển khai, dự toán kinh phí phục vụ cho công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi đã phê duyệt.
+ Đôn đốc, chỉ đạo cấp xã tổ chức thực hiện, nắm bắt tiến độ kịp thời.
+ Giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình kê khai đăng ký tại cấp xã , các kiến nghị, đề xuất của đơn vị thi công trong quá trình xử lý hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận
1.2.Thành lập hội đồng đăng ký đất đai cấp xã .
- Thành phần gồm có:
+ Chủ tịch UBND xã: Chủ tịch hội đồng
+ Cán bộ địa chính xã: Thư ký thường trực
+ Trưởng công an xã, cán bộ tư pháp, tài chính, đại diện hội Nông dân xã, Hội cựu chiến binh xã, đại diện mặt trận Tổ quốc xã, cán bộ lâm nghiệp, xóm trưởng các xóm: Uỷ viên.
Ngoài ra tuỳ tình hình cụ thể của từng địa phương có thể mời thêm một số thành viên khác am hiểu tình hình đất đai của địa phương vào hội đồng.
- Hội đồng đăng ký có nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân xã thực hiện các công việc sau:
+ Xây dựng kế hoạch triển khai, dự toán kinh phí phục vụ cho công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Tổ chức tuyên truyền, quán triệt chủ trương đường lối về kê khai cấp giấy chứng nhận trên địa bàn xã.
+ Chuẩn bị địa điểm, lịch họp dân,phân bổ lực lượng cán bộ chuyên môn của tổ đăng ký.
+ Xác định chủ sử dụng đất, nguồn gốc và thời điểm hình thành thửa đất, hiện trạng sử dụng đất, diện tích cơi nới, lấn chiếm, việc hoàn thành hay chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của từng chủ sử dụng đất.
+ Tổ chức tiếp nhận, xét duyệt đơn xin cấp giấy chứng nhận của nhân dân, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình kê khai đăng ký,lập các thủ tục trình UBND xã xác nhận, phê duyệt, trình hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận lên Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường.
1.3. Thành lập Tổ đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận
- Thành phần tổ đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận bao gồm:
+ Cán bộ địa chính xã : Tổ trưởng
+ Xóm trưởng các xóm, Trưởng ban công tác mặt trận các xóm, cán bộ chuyên môn của đơn vị thi công.
- Tổ đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận có trách nhiệm giúp cho hội đồng đăng ký đất cấp xã thực hiện các tác nghiệp như : Kiểm tra , đánh giá, hoàn thiện tài liệu hiện có, hướng dẫn người dân lập hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận, tiếp nhận và phân loại hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận, điều tra xác minh nguồn gốc sử dụng đất, sửa chữa những sai sót trong quá trình kê khai đăng ký.
1.4 Thu thập các tài liệu, bản đồ, sổ sách đã sử dụng trong quá trình thực hiện chuyển đổi ruộng đất, bản đồ địa chính và các loại tài liệu kèm theo được lập mới hoặc chỉnh lý sau chuyển đổi ruộng đất.
1.5 Chuẩn bị vật tư, biểu mẫu, bản đồ, sổ sách
1.6 Chuẩn bị địa điểm, lịch kê khai đăng ký cho từng xóm,phổ biến hướng dẫn cụ thể để mọi chủ sử dụng đất lập hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận, phân bổ lực lượng cán bộ chuyên môn của tổ đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận cho từng địa điểm.
1.7 Xây dựn phương án thương lượng với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đã thế chấp giấy chứng nhận của nhân dân để cho những chủ sử dụng đất đã thế chấp phô tô lại giấy chứng nhận sao lục bản chính của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng phục vụ cho việc kê khai đăng ký được chính xác, kip thời.
2. Kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện bản đồ địa chính và tài liệu hiện có.
2.1 Kiểm tra đối soát lại hình thể, kích thước, diện tích giữa biên bản giao đất thực địa khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất, bản đồ địa chính mới đo đạc hoặc mới chỉnh lý sau chuyển đổi ruộng đất và các loại hồ sơ được lập trong quá trình đo đạc như sổ giao nhận diện tích, hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
2.2 Công khai tên chủ sử dụng đất của từng thửa đất theo từng tờ bản đồ địa chính mới đo đạc hoặc mới chỉnh lý sau chuyển đổi ruộng đất và thông báo công khai tại nhà văn hoá của xóm trong vòng 15 ngày cho nhân dân kiểm tra. UBND xã tập hợp đơn xin kiến nghị của nhân dân và chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xác minh lại để chỉnh lý . Kết quả giải quyết được ghi rõ vào đơn xin đề nghị và cập nhật, chỉnh lý trên bản đồ và các hồ sơ có liên quan.
Kết thúc công việc công khai bản đồ địa chính, các hồ sơ liên quan và giải quyết kiến nghị, UBND xã phải lập biên bản và thông báo cho nhân dân biết.
2.3 Đối với những xã được lập bản đồ địa chính nhưng chưa xác định mục đích sử dụng theo thông tư số 28/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì kết hợp kiểm tra thực địa để chuyển mục đích sử dụng theo đúng quy định của Thông tư 28/2004/TT-BTNMT.
3. Tổ chức kê khai đăng ký việc cấp giấy chứng nhận.
Việc tổ chức kê khai đăng ký để cấp đổi giấy chứng nhận , kể cả cấp mới giấy chứng nhận đối với các trường hợp trước đây chưa kê khai đăng ký được tiến hành theo phương châm “ Dễ làm trước, khó làm sau” với hình thức cuốn chiếu từ xóm này sang xóm khác. Trình tự thực hiện cụ thể từng xóm như sau:
3.1 Hướng dẫn chủ sử dụng đất kê khai đăng ký và lập hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận
- Đơn vị thi công phối hợp với Tổ đăng ký của xã phát đơn xin cấp giấy chứng nhận và hướng dẫn chủ sử dụng kê khai đăng ký vào đơn đầy đủ các nọi dung theo yêu cầu.
Đối với đất ở: +Kê khai chính xác, đúng thực tế về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất
+ Kê khai đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với việc sử dụng đất .
Đối với đất nông nghiệp:
+ Kê khai đầy đủ, chính xác những thửa đất nông nghiệp trước khi chuyển đổi ruộng đất đã chuyển quyền sử dụng đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được UBND huyện cho phép để làm rõ phần diện tích từng hộ đã tham gia chuyển đổi .
+ Kê khai đầy đủ, chính xác những thửa đất nông nghiệp trước khi chuyển đổi ruộng đất đã chuyển quyền sử dụng đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được UBND huyện cho phép để làm rõ phần diện tích từng hộ xin cấp giấy chứng nhận.
- Hồ sơ xin đăng ký cấp giấy chứng nhận của từng chủ sử dụng đất bao gồm:
+ Đơn xin cấp đổi (Đối với trường hợp cấp đổi), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Đối với trường hợp cấp mới)
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận đã được cấp trước đây(Đối với cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
+ Các loại giấy tờ, biên lài, chứng từ có liên quan đến nguồn gốc , thời điểm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với việc sử dụng đất.
+ Văn bản uỷ quyền ( nếu có)
- Đơn vị thi công phối hợp với tổ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ, tónh logic của hồ sơ trước khi tiếp nhận , các hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận vào sổ tieepa nhận.
- Những thửa đất không có người kê khai đăng ký, UBND xã trực tiếp đăng ký lập hồ sơ địa chính theo quy định.
3.2 Kiểm tra sai sót và sửa chữa những sai sót trong quá trình kê khai đăng ký.
3.3 Phân loại hồ sơ, lập bảng thống kê các hồ sơ đã phân loại
4. Tổ chức xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ở cấp xã
Việc tổ chức xét duyệt hồ sơ ở cấp xã được tiến hành theo từng xóm để tránh sự nhầm lẫn, xáo trộn hồ sơ giữa các xóm với nhau, trong từng xóm tổ chức xét duyệt cho đất nông nghiệp trước, đất ở sau. Việc tổ chức xét duyệt và kết quả xét duyệt được ghi thành biên bản.
.- Hội đồng đăng ký nghe đơn vị thi công và Tổ đăng ký báo cáo kết quả kê khai đăng ký, kết quả kiểm tra các đơn đăng ký và kết quả phân loại hồ sơ.
- Hội đồng đăng ký thẩm định những thông tin về thửa đất của từng hồ sơ
Trường trong quá trình thẩm định phát hiện nội dung của hồ sơ nào kê khai chưa chính xác thì chuyển hồ sơ đó cho tổ đăng ký để hướng dẫn nhân dân kê khai lạ kịp thời.
Kết quả xét duyệt được Hội đồng đăng ký lập thành biên bản trong biên bản phải có đủ chữ ký của các thành viên.
Căn cứ vào biên bản làm việc của Hội đồng đăng ký, đơn vị thi công và Tổ đăng ký thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Lập danh sách các trường hợp sử dụng đất, các thửa đất xin cấp đổi giấy chứng nhận và trình UBND xã phê duyệt.
+ Dự thảo thông báo kết quả xét duyệt của Hội đồng đăng ký phê duyệt.
-Uỷ ban nhân dân xã tổ chức công bố kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký tại nhà văn hoá xóm để nhân dân thamn gia ý kiến.
Thời gian công bố là 10 ngày, hết thời hạn này, UBND xã lập biên bản kết thúc việc công khai kết quả xét duyệt.
Nếu có đơn khiếu nại hoặc có vấn đề mới được nhân dân phát hiện thì UBND xã chỉ đạo Tổ đăng ký thẩm tra xác minh để Hội đồng đăng ký xét duyệt bổ sung và thông qua kết quả xét duyệt.
-Căn cứ các nội dung thực hiện của UBND xã đơn vị thi công và Tổ đăng ký hoàn thiện danh sách.
- Căn cứ vào biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký, kết quả giả quyết các tồn tại phát sinh sau khi công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký, UBND xã tiến hành ghi ý kiến xác nhận lên từng đơn vị xin cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt qua Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
5. Thẩm định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại cấp huyện.
5.1 Văn phòng Đăng ký QSD đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận và thực hiện một số công việc như sau:
- Ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ toàn bộ các hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận của cấp xã trình lên.
- Kiểm tra, thẩm định toàn bộ hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận của cấ xã trình lên.
- Lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận chuyển cho đơn vị thi công viết giấy chứng nhận.
- Lập danh sách những trường hợp cần phải xử lý nghĩa vụ tài chính.
5.2 Văn phòng Đăng ký QSD đất lập phiếu chuyển thông tin địa chính cho Chi Cục thuế , cho UBND các xã.
5.3 UBND xã có trách nhiệm chuyển kết quả xác định nghĩa vụ tài chính cho chủ sử dụng đất, và quán triệt cho nhân dân biết những việc cần làm sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính.
5.4 Sau khi nhận đủ chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính Văn phòng đăng ký QSD đất sẽ thực hiện các nhiệm vụ còn lại của mình.
5.5 Sau khi nhận được giấy chứng nhận do đơn vị thi công chuyển đến Văn Phòng Đăng ký QSD đất hoàn thiện lại hồ sơ đã nhận từ cấp xã chuyển đến và trình Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra trước khi UBND huyện ký quyết định cấp giấy chứng nhận.
2.4.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An trong những năm qua.
Sau khi có Nghị Định 64-CP về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tỉnh uỷ đã ra chỉ thị 09 CT/TU ngày 1/12/1993 về việc chỉ đạo thực hiện Nghị Định 64-CP. Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND huyện Nam Đàn và sự phối hợp của cơ quan chuyên môn đó là Phòng Địa Chính. Huyện đã tổ chức lực lượng nhằm đảm bảo thống nhất quy trình và hoàn thành nhanh gọn, dứt điểm công tác đăng ký đất đai. Mỗi xã tiến hành đăng ký đất đai đều thành lập tổ chuyên môn bao gồm: cán bộ địa chính xã và lực lượng am hiểu về tình hình đất đai của địa phương. Đồng thời trong quá trình đăng ký đất đai các xã luôn bám sát chủ trương đường lối của huyện. UBND huyện thành lập hội đồng đăng ký đất đai để giúp UBND các xã trong việc xét duyệt đơn đăng ký đất một cách khách quan công bằng, đúng đối tượng.
a. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệpcủa Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An.
Với việc tổ chức thực hiện như vậy những năm qua kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của huyện đạt được kết quả như sau:
Bảng 5: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình của huyện Nam Đàn
( Tính đến ngày 06/12/2007)
STT
Tên đơn vị xã phường, thị trấn
Tổng diện tích (ha)
Tổng số hộ SDĐ
Số hộ kê khai đăng ký
(hộ)
Số hộ đã cấp
(hộ)
Diện tích đã được cấp
(ha)
Số hộ còn lại
(hộ)
Diện tích còn lại
(ha)
Tỷ lệ % số hộ đã cấp
Tỷ lệ % diện tích đã cấp
1
Nam Nghĩa
322,03
947
947
947
322,03
0
0
100,00
100,00
2
Nam Thái
316,59
585
585
585
316,59
0
0
100,00
100,00
3
Vân Diên
531,26
2.240
2.230
2.185
515,21
55
16,05
97,54
96,98
4
Thị Trấn
73
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10667.doc