Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa

MỤC LỤC

Contents

MỞ ĐẦU.7

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

ĐÔ THỊ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA.14

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.14

1.1.1. Một số khái niệm .14

1.1.2. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp đô thị .16

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp đô thị.24

1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị.27

1.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đô thị.27

1.1.6. Các loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị.30

1.2. KINH NGHIỆM VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN

THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .33

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giới.33

1.2.2. Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam trong quá trình đô thị hóa36

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA.40

2.1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP. HỒ CHÍ MINH.40

2.1.1. Khái quát về Tp. Hồ Chí Minh .40

2.1.2. Tổng quan về quá trình đô thị hóa ở Tp. Hồ Chí Minh .43

2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.46

2.2.1. Vị trí địa lí.46

2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.46

2.2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội .53

2.2.4. Đánh giá chung.58

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở TP. HỒ CHÍ MINH.59

2.3.1. Tổng quan về phát triển nông nghiệp đô thị.59

2.3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị theo ngành.70

2.3.3. Các hình thức tổ lãnh thổ nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh .99

2.3.4. Một số mô hình nông nghiệp đô thị đặc trưng.103

2.4. NHẬN XÉT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở TP. HỒCHÍ MINH.106

2.4.1. Thành tựu.106

2.4.2. Hạn chế .107

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA.108

3.1. CƠ SỞ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP.108

3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đếnnăm 2020.108

3.3.2. Các dự báo về tác động đến sản xuất nông nghiệp.113

3.2. ĐỊNH HƯỚNG CỤ THỂ .114

3.2.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp đô thị .114

3.3.2. Định hướng sử dụng tài nguyên và nhân lực.1166

3.3.3. Định hướng phát triển theo ngành .119

3.3.4. Định hướng phát triển theo lãnh thổ.121

3.3. CÁC GIẢI PHÁP.122

3.3.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ.122

3.3.2. Giải pháp về vốn và tín dụng.122

3.3.3. Giải pháp về xây dựng hệ thống liên kết trong sản xuất nông nghiệp.123

3.3.4. Giải pháp về khoa học - công nghệ.124

3.3.5. Giải pháp về đất đai .125

3.3.6. Giải pháp về thủy lợi.126

3.3.7. Giải pháp về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao .127

3.3.8. Giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái.129

3.3.9. Giải pháp về tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước và mở rộng

hợp tác quốc tế.129

3.3.10. Giải pháp định hình vùng sản xuất tập trung.130

3.4. KIẾN NGHỊ.131

KẾT LUẬN.133

TÀI LIỆU THAM KHẢO.135

PHỤ LỤC.141

pdf143 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa lao động trong nông nghiệp tại thành phố ngày càng cao. Nếu như năm 2000, trình độ học vấn chung của lao động chỉ là cấp 1, cấp 2; đến năm 2011 thì ở mặt bằng chung là cấp 2, cấp 3. Đây là kết quả của công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục các cấp trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, trình độ học vấn của lao động trong nông nghiệp vẫn thấp hơn nhiều so với lao động trong các ngành khác. Về trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao thông qua các trung tâm dạy nghề, các khóa tập huấn nông nghiệp và các dự án về đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp của thành phố. Tuy nhiên, số lượng lao động có trình độ tay nghề từ trung cấp trở lên chỉ chiếm khoảng 7% tổng số lao động nông nghiệp. Như vậy, mặc dù chất lượng lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển nền NNĐT theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. 2.3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất Biểu đồ 2.6. Cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 130721 75483 3350 123517 82774 2263 104285105005 263 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2000 2005 2010 Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường Tp.HCM Trong những năm qua, cơ cấu sử dụng đất ở Tp.HCM có sự thay đổi đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh từ 123.517 ha, chiếm 58,9% tổng diện tích đất (năm 2005) xuống còn 104.285 ha, chiếm 49,77 %. Diện tích đất chưa sử (ha) (năm) 65 dụng cũng giảm từ 2.263 ha (năm 2005) xuống còn 263 ha (năm 2010). Trong khi đó, diện tích đất phi nông nghiệp lại tăng nhanh từ 83.774 ha, chiếm 39,98% (năm 2005) lên 105.005 ha, chiếm 50,11% (năm 2010). Diện tích đất nông nghiệp ở Tp.HCM giảm nhanh chủ yếu là do các nguyên nhân sau: Quá trình ĐTH ngày càng lan nhanh ra vùng ngoại thành với hàng trăm dự án lớn nhỏ được quy hoạch trên đất nông nghiệp để xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới, các khu công nghiệp, sân golf, v.v;các công trình giao thông trọng điểm, công trình giao thông công cộng đang được mở rộng ra nhiều quận huyện vùng ven như triển khai đường vành đai 1, 2, 3, mở rộng tỉnh lộ 9, 10, v.v; đất nông nghiệp bị quy hoạch treo; người nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến bỏ hoang đất đai. Đến năm 2010, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành phố là 57.047 ha, chiếm 54,7% diện tích đất nông nghiệp; so với năm 2005 thì diện tích này đã giảm đi hơn 20.000 ha. Diện tích đất lâm nghiệp là 36.276 ha, chiếm 34,79%; tăng 2,7 ha so với năm 2005. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 9.473 ha, chiếm 9,08%; giảm 300 ha so với năm 2005. Diện tích đất làm muối là 1.000 ha, chiếm 0,96%; giảm 246 ha so với năm 2005. Biểu đồ 2.7. Cơ cấu sử dụng đất nông, lâm và thủy sản năm 2005, 2010 0,5%1,1% 7,9% 27,4% 63,1% 0,96% 0,47% 9,08% 54,7% 50,95% Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất làm muối Đất nông nghiệp khác Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp.HCM Đối với đất sản xuất nông nghiệp, có sự thay đổi lớn về diện tích và cơ cấu đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Năm 2005 Năm 2010 66 - Diện tích trồng cây hàng năm có xu hướng giảm nhanh từ 47.199 ha (năm 2005) xuống còn 27.979 ha (năm 2010); trong đó, diện tích trồng lúa giảm nhanh nhất từ 36.738 ha xuống còn 9.060 ha; diện tích đất trồng hoa màu lại tăng từ 10.461 ha lên đến 18.920 ha vào cùng thời kì. Có sự biến động này là do có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng NNĐT hiệu quả. - Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm nhẹ từ 30.756 ha (năm 2005) xuống 29.068 ha (năm 2010). Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì diện tích đất trồng cây lâu năm lại tăng từ 39,45% (năm 2005) lên 50,9% (năm 2010). Như vậy, diện tích đất nông nghiệp của thành phố giảm nhanh, trung bình giảm 2.304 ha/năm (giai đoạn 2000 – 2010). Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm nhanh nhất và cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu NNĐT. 2.3.1.5. Vốn đầu tư trong phát triển nông nghiệp đô thị Trong những năm qua, vốn đầu tư cho phát triển nông, lâm và thủy sản tăng nhanh từ 149,3 tỉ đồng (năm 2000) lên 307,4 tỉ đồng (năm 2005) và đạt 614 tỉ đồng (năm 2011). Tuy nhiên, vốn đầu tư xây dựng cơ bản nông, lâm và thủy sản tăng không đều. Từ năm 2000 – 2004, vốn đầu tư tăng từ 149,3 tỉ đồng lên 378,6 tỉ đồng. Từ năm 2005 – 2008, vốn đầu tư lại giảm từ 307,4 tỉ đồng xuống còn 259,9 tỉ đồng. Giai đoạn 2009 – 2011, vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng trở lại từ 315 tỉ đồng lên 614 tỉ đồng. Biểu đồ 2.8. Tình hình vốn đầu tư cơ bản vào nông, lâm và thủy sản giai đoạn 2000 – 2011 149,3 195,2 223,4 311,4 378,6 307,4 276,7 278,5 259,9 315 442,7 614 0 100 200 300 400 500 600 700 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2007, 2011_Cục thống kê Tp.HCM (tỉ đồng) (năm) 67 Về cơ cấu vốn đầu tư, vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương luôn chiếm tỉ trọng cao và thay đổi từ 54,4 tỉ đồng (năm 2000), chiếm 36,4% tổng vốn đầu tư; tăng lên 144,7 tỉ đồng (năm 2005), chiếm 47%; và đạt 385,4 tỉ đồng, chiếm 62,7% (năm 2011). Điều này cho thấy chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp của chính quyền thành phố. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực nông, lâm và thủy sản: năm 2011 có 10 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 21.049 triệu USD, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Ngoài vốn đầu tư cho phát triển nông, lâm và thủy sản, thành phố còn có nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển ở lĩnh vực này, nhất là hỗ trợ vốn cho phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với sản xuất NNĐT. Mặc dù vốn đầu tư cho lĩnh vực nông, lâm và thủy sản có tăng nhưng chiếm tỉ trọng khá thấp, chỉ 0,3% năm 2011. Để ngành nông nghiệp phát triển hơn nữa theo hướng hiện đại, thành phố cần phải có những chính sách để thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực này. 2.4.1.6. Ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài yếu tố “thiên thời”, “địa lợi” thì việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào quá trình sản xuất là rất quan trọng, bởi đây chính là một trong những nhân tố mang tính quyết định đến hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất. Thời gian qua, Tp.HCM đã có nhiều cải tiến trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với sản xuất NNĐT ra đời. Các tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng được ứng dụng rộng rãi từ khâu nhân giống, chăm sóc cây con đến bảo dưỡng, phân phối sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung, đại đa số các hộ dân điều muốn áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất sản lượng và thu nhập. Tuy nhiên có đến 9,8% số hộ thiếu kinh nghiệm, 20,6% số hộ thiếu người hướng dẫn, 36,4% số hộ thiếu vốn đầu tư để 68 áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Điều này cho thấy, vấn đề ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở Tp.HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bảng 2.2. Những khó khăn trong áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp tại các hộ gia đình. STT Loại khó khăn Tổng số hộ (%) 1 Thiếu kinh nghiệm 21 9,8 2 Không người hướng dẫn 41 20,6 3 Thiếu vốn 71 36,4 4 Không có khó khăn 67 33,4 Tổng 200 100 Nguồn: Tác giả điều tra Để đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, thành phố đã thành lập KNNCNC ở huyện Củ Chi. Đây là trung tâm nghiên cứu, lai tạo giống cây trồng điển hình của khu vực phía Nam. Ngoài ra, Trung tâm công nghệ sinh học cùng với các KNNCNC về chăn nuôi và thủy sản cũng đang được xây dựng nhằm đưa Tp.HCM trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất, lai tạo giống hàng đầu của cả nước. 2.4.1.7. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp đô thị Để phát triển NNĐT thì CSHT và CSVCKT phục vụ cho phát triển nông nghiệp càng có vai trò quan trọng. CSHT nói chung và CSHT phục vụ nông nghiệp nói riêng đã được nâng cấp và cải thiện trên toàn địa bàn thành phố. Hệ thống kênh, mương phục vụ cho phát triển nông nghiệp được đầu tư nạo vét cải tạo như kênh An Hạ, kênh Xáng, kênh Láng Le; đặc biệt, một số kênh đã được kè đá kiên cố như hệ thống kênh Đông ở khu vực Tây Bắc. Hệ thống cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp được đầu tư, nhất là hệ thống phun sương tự động đã góp phần nâng cao hiệu quả tưới tiêu vào mùa khô. Bên cạnh hệ thống cung cấp nước thì hệ thống đường giao thông nông thôn cũng được chú trọng phát triển. Đường bê tông nhựa chiếm tỉ lệ 46%, 69 đường bê tông xi măng chiếm 0,6%, đường đá nhựa 14,8%, đường đất 2,3%, các loại đường khác 8,1% trong tổng số diện tích đường quận, huyện quản lý. Các huyện Củ Chi, Nhà Bè, Quận 2, Bình Tân, Thủ Đức có hệ thống đường bê tông nhựa chiếm tỉ lệ cao hơn mức bình quân của các quận, huyện ngoại thành, trong đó: Thủ Đức: 83%, Bình Tân: 63%, Quận 2: 54%, Củ Chi: 53%, Nhà Bè: 60%. Điều này làm tăng khả năng vận chuyển từ khu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, điện khí hóa nông thôn đã hoàn thành hơn 99% đã góp phần đắc lực cho các trạm bơm nước, chiếu sáng và chế biến nông sản. Về CSVCKT nông nghiệp, hầu hết tại các quận, huyện ngoại thành điều có trung tâm khuyến nông nhằm tư vấn, cung cấp giống, thuốc, thức ăn cho chăn nuôi. Ngoài ra, các công ty với các chi nhánh đã phủ khắp các khu vực ngoại thành để cung cấp giống, thức ăn, vật tư sản xuất nông nghiệp như công ty CP Việt Nam, công ty Seafood, v.vĐồng thời, các cơ sở chế biến cũng được xây dựng tại vùng tập trung sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho công tác chế biến tại chỗ, nâng cao giá trị và giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, thành phố đã và đang đầu tư xây dựng các Trung tâm công nghệ Sinh học, các KNNCNC, v.vlà nơi nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mang tầm khu vực và cả nước. 2.4.1.8. Xây dựng địa bàn cư trú nông thôn Vùng ngoại thành Tp.HCM đã có nhiều “thay da đổi thịt” so với trước đây. Bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang với hệ thống điện, đường, trường, trạm đến từng thôn xã. So với các địa phương khác ở khu vực phía Nam thì mặt bằng nông thôn nơi đây phát triển hơn hẳn. Với chương trình xây dựng nông thôn mới, thành phố đã và đang đầu tư xây dựng các xã nông nghiệp ngoại thành trở thành hình mẫu cho sự phát triển nông thôn tại đô thị. Xã 1TXuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), Lý Nhơn (huyện Cần Giờ), Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), Thái Mỹ và Tân Thông Hội (huyện Củ Chi)1T là 6 xã điểm được chọn xây dựng mô hình nông thôn mới, sau đó nhân rộng ra khắp thành phố sẽ nâng cuộc sống cho các hộ dân cư trú nơi đây. 70 2.3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị theo ngành 2.3.2.1. Nông nghiệp a. Trồng trọt  Cây thực phẩm Ở Tp.HCM cây thực phẩm có điều kiện phát triển để đáp ứng cho nhu cầu hơn 7,5 triệu dân. Trong cơ cấu cây thực phẩm thì quan trọng hàng đầu là cây rau, đậu. Rau, đậu là các loại cây trồng cung cấp giá trị dinh dưỡng cao với nhiều chất xơ và vitamin. Tuy nhiên, các loại cây này khó vận chuyển xa và bảo quản lâu. Vì vậy, việc trồng và cung cấp rau, đậu tại Tp.HCM sẽ thuận lợi hơn so với các nơi khác do gần thị trường tiêu thụ. * Về diện tích Diện tích rau, đậu của Tp.HCM trong nhiều năm qua có sự biến động. Bảng 2.3. Diện tích cây thực phẩm (rau, đậu) giai đoạn 2000 – 2011. Đơn vị: ha Rau, đậu 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2011 Tổng số 9.340 9.423 8.915 9.272 9.199 9.219 9.820 Rau 9.181 9.340 8.842 9.235 9.186 9.203 9.804 Đậu 159 83 73 37 13 16 16 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005, 2007, 2011_Cục thống kê Tp.HCM Trong giai đoạn 2000 – 2011, diện tích rau, đậu nhìn chung tăng nhưng không nhiều. Năm 2000 là 9.340 ha đến năm 2011 là 9.820 ha, đây là kết quả của chương trình CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, nếu so với năm 1995 thì diện tích rau, đậu đã giảm đi 25,3% (-3.340 ha) do tác động của quá trình ĐTH nhanh chóng. Trong số cây thực phẩm, cây đậu có diện tích giảm nhanh nhất từ 159 ha năm 2000 xuống còn 13 ha năm 2008, sau đó tăng thêm chỉ 3 ha năm 2011. Trong vòng 12 năm diện tích cây đậu đã giảm đi 143 ha, tương ứng với 89,9%. Năm 2011, rau và đậu được trồng ở 14 quận, huyện của thành phố; trong đó, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Quận 12 là nơi trồng nhiều nhất. Riêng 4 địa phương này chiếm đến 95,3% tổng diện tích trồng rau, đậu. Đứng đầu là Củ Chi với 71 3.762 ha, kế đến là Bình Chánh 2.576 ha, Hóc Môn là 1.681 ha, Quận 12 là 1.324 ha, các quận còn lại có diện tích nhỏ hơn 200 ha. Bảng 2.4. Diện tích cây thực phẩm phân theo quận, huyện năm 2000, 2011 Đơn vị hành chính Năm 2000 Năm 2011 Chênh lệch (ha) (%) (ha) (%) Toàn thành 9.181 100 9.820 100 639 Quận 2 98 1,06 6 0,06 - 92 Quận 7 32 0,34 - - - 32 Quận 8 223 2,42 - - - 223 Quận 9 150 1,63 85 0,86 - 65 Quận 12 768 8,36 1.324 13,48 556 Gò Vấp 747 8,13 138 1,41 - 609 Tân Bình 200 2,17 - - - 200 Tân Phú - - 3 0,03 3 Bình Thạnh 2 0,02 2 0,02 0 Thủ Đức 762 8,29 133 1,35 - 629 Bình Tân - - 16 0,17 16 Củ Chi 2.982 32,56 3.762 38,32 780 Hóc Môn 1.210 13,17 1.681 17,12 471 Bình Chánh 1.946 21,19 2.576 26,34 630 Nhà Bè 10 00,11 5 0,05 - 5 Cần Giờ 51 0,55 76 0,79 25 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007, 2011_Cục thống kê Tp.HCM Tuy nhiên, diện tích trồng rau, đậu ở mỗi địa phương lại có sự biến động khác nhau. So với năm 2000, diện tích trồng rau, đậu ở Quận 7, Quận 8 và Tân Bình không còn nữa; các Quận Tân Phú, Bình Tân lại có vài ha rau đậu (được tách thành 2 quận mới từ Tân Bình và Bình Chánh vào năm 2003). Một số địa phương lại có diện tích rau, đậu giảm đáng kể như Quận 9 (giảm 43,3%), Thủ Đức (giảm 82,5%). Ngược lai, một số địa phương lại có diện tích đậu tăng đáng kể như Củ Chi (26,2%), Hóc Môn (38,9%), Bình Chánh (32,4%). * Về năng suất Giai đoạn 2000 – 2005, năng suất rau, đậu ở Tp.HCM không ổn định do diện tích đất sản xuất manh mún, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật còn hạn chế nên năng suất dao động từ 180 – 185 tạ/ha. Nếu so với các tỉnh trong khu vực Đông 72 73 Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thì năng suất rau, đậu của thành phố thấp hơn nhiều (Long An là 191 tạ/ha, Lâm Đồng 281 tạ/ha). Tuy nhiên, giai đoạn 2006 – 2011 năng suất rau đậu ngày càng tăng cao từ 190,1 tạ/ha năm 2006 lên 234,6 tạ/ha năm 2011, hơn hẳn với các tỉnh trong khu vực (Long An khoảng 220 tạ/ha). Đây là kết quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất rau, đậu. * Về sản lượng Biểu đồ 2.9. Diện tích và sản lượng rau, đậu giai đoạn 2000 – 2011 9.181 9.340 8.842 9.235 9.186 9804 171.786 164462 164.558 176.171 229982 204.591 8.200 8.400 8.600 8.800 9.000 9.200 9.400 9.600 9.800 10.000 2000 2002 2004 2006 2008 2011 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Diện tích Sản lượng Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2007, 2011_Cục thống kê Tp.HCM Giai đoạn 2000 – 2004, do diện tích đất trồng rau, đậu giảm nên năng suất của giảm nhanh từ 171.786 tấn năm 2000 xuống còn 164.588 tấn năm 2004, giảm khoảng 0,9 lần. Đến năm 2006, diện tích rau, đậu có xu hướng tăng nhẹ nên sản lượng cũng tăng từ 176.146 tấn năm lên đến 299.955 tấn năm 2011, bình quân tăng 4,46%/năm. Bảng 2.5. Sản lượng cây thực phẩm (rau, đậu) giai đoạn 2000–2011. Đơn vị: tấn Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2011 Tổng 171.786 164.462 164.588 176.171 264.591 229.982 Rau 171.695 164.417 164.513 176.146 204.567 229.955 Đậu 91 45 45 25 24 27 Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2007, 2011_Cục thống kê Tp.HCM (ha) (tấn) (năm) 74 Bên cạnh năng suất và sản lượng rau, đậu tăng thì chất lượng của chúng ngày càng được chú ý để cung cấp thực phẩm cho dân cư đô thị. Năm 2000, thành phố chỉ có 21 ha rau sạch (chiếm 2/3 tổng diện tích trồng rau), đến năm 2005 đạt hơn 4.500 ha. Năm 2011, diện tích rau an toàn chiếm đến 85,1% với 8.362 ha với 12 HTXNN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ rau an toàn; có 90 tổ hợp tác, 34 hộ sản xuất được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap. Tóm lại, diện tích trồng cây thực phẩm ở Tp.HCM trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực, theo đó giá trị, sản lượng và năng suất ngày càng cao. Điều đáng chú ý là sự chuyển biến của ngành trồng rau, đậu ngày càng được chú ý về chất lượng nhằm cung cấp rau an toàn cho thị trường thành phố và xuất khẩu.  Ngành trồng hoa, cây kiểng Ở Tp.HCM, việc phát triển cây, hoa kiểng đã tạo nên một nét đặc trưng rất riêng biệt trong quá trình chuyển đổi sang nền NNĐT. Đó là nền nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giải trí, thưởng thức của người dân đô thị. Sản phẩm của lĩnh vực này tích tựu hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, diện tích canh tác không lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. * Về diện tích: Đất dành cho trồng cây, hoa kiểng dù chiếm diện tích nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp (chỉ chiếm 1,9% năm 2011) nhưng đang tăng đều trong những năm gần đây. Năm 2000, diện tích đất trồng cây, hoa kiểng chỉ khoảng 450 ha, đến năm 2005 là 750 ha, năm 2010 là 1.910 ha và năm 2011 là 2.010 ha (tăng 4,5 lần so với năm 2000). Dự báo đến năm 2015, thành phố sẽ có 2.300 ha diện tích đất trồng hoa, cây kiểng. Trong số các loài hoa, cây kiểng, năm 2011 chiếm diện tích nhiều nhất là hoa nền với 800 ha, chiếm 39,8%; mai vàng với 525 ha, chiếm 26,1%; bonsai và kiểng với 470 ha, chiếm 23,4%; hoa lan với 210 ha, chiếm 10,4%; còn lại là một số hoa, cây kiểng khác với 0,3% diện tích. Để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường, mỗi loại hoa, cây kiểng sẽ được ưu tiên phát triển ở một số giống loài nhất định. Theo đó, hoa nền: tập trung phát triển 75 các chủng loại có khả năng phát triển lâu dài và có thị trường tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu như cúc, vạn thọ, huệ, layơn nhiệt đới, v.vMai vàng: chủ yếu phát triển mai ghép, kết hợp với các tỉnh có quỹ đất sản xuất để sản xuất mai nguyên liệu. Bonsai và kiểng: tập trung phát triển các loại có giá trị kinh tế cao như mai chiếu thủy, cần thăng, vạn thiên tùy, thiên tuế, v.vNgoài ra, do thuận lợi cho việc chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm nên nhiều hộ dân ở Tp.HCM đã nhập nhiều hoa, cây kiểng trưởng thành về chăm sóc và tạo dáng từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Bảng 2.6. Diện tích trồng hoa, cây kiểng phân theo địa phương năm 2011 STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 Thủ Đức 250 13,1 2 Quận 9 80 4,2 3 Quận 12 320 16,7 4 Bình Tân 20 1,0 5 Bình Chánh 320 16,7 6 Củ Chi 515 26,9 7 Hóc Môn 160 8,4 8 Nhà Bè 20 1,0 9 Các Quận khác 225 12 Tổng 1.910 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết chương trình phát triển hoa, cây kiểng_ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM Năm 2011, diện tích trồng hoa, cây kiểng (thương mại) phân bố ở 20 quận, huyện của thành phố. Trong đó, nhiều nhất là huyện Củ Chi với 515 ha (chiếm 26,9%), Bình Chánh là 320 ha (chiếm 16,7%), Quận 12 là 320 ha (chiếm 16,7%), Thủ Đức là 259 ha (chiếm 13%), còn lại là các địa phương khác. Dự báo đến năm 2015, các quận nội thành sẽ không còn diện tích trồng hoa, cây kiểng phục vụ cho mục đích thương mại. Thay vào đó, diện tích này sẽ tăng lên ở các quận, huyện ven thành phố; trong đó, Củ Chi với 610 ha, Bình Chánh 490 ha, Hóc Môn với 250 ha, Quận 12 với 290 ha, Quận 9 với 110 ha, v.v là những nơi sản xuất trọng điểm cây, hoa kiểng của thành phố. 76 * Về giá trị Quỹ đất dành cho trồng hoa, cây kiểng không nhiều nhưng giá trị kinh tế mà nó mang lại vô cùng to lớn. Biểu 2.10. Diện tích và giá trị hoa, cây kiểng giai đoạn 2000 – 2011 450 665 750 1.910 2010 49 52,12 70 794,79 465 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 2000 2003 2005 2010 2011 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Diện tích Giá trị Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2007, 2011_Cục thống kê Tp.HCM Năm 2000,giá trị trồng hoa, cây kiểng đạt 49,31 tỉ đồng nhưng đến năm 2011 đạt đến 794,79 tỉ đồng, gấp 16,2 lần so với năm 2000. Trung bình mỗi ha trồng hoa kiểng lên đến 400 – 2.000 tỉ đồng/ha (trung bình mỗi ha trồng lúa chỉ đạt khoảng 40 triệu/ha tại thành phố). Trong những năm gần đây, số hộ trồng hoa, cây kiểng tăng nhanh. Năm 2010, thành phố có hơn 3.285 hộ dân canh tác ở lĩnh vực này, tăng 1.885 hộ so với năm 2005. Năm 2011, toàn thành phố có 10 HTXNN, 15 tổ hợp tác sản xuất hoa, cây kiểng. Ngoài việc trồng hoa, cây kiểng phục vụ cho thị trường, một số hộ còn liên kết lại để phát triển du lịch sinh thái làng nghề trồng hoa, cây kiểng đã và đang mang lại hiệu quả rất cao. Điều này cho thấy trồng hoa, cây kiểng là một hướng đi đúng với thực trạng diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, giúp cho người dân tăng thu nhập và đảm bảo giá trị sản xuất nông nghiệp.  Cây ăn quả Trồng cây ăn quả ở các đô thị không những cung cấp cho thị trường các loại trái cây thơm ngon mà tạo ra các khoảng không gian xanh đô thị, có thể bảo vệ môi trường kết hợp với du lịch sinh thái. (ha) (tỉ đồng) (năm) 77 Năm 2000, Tp.HCM có diện tích cây ăn trái vào khoảng 13.000 ha, đến năm 2011 giảm nhẹ xuống còn 11.500 ha do ảnh hưởng của quá trình ĐTH làm mất diện tích đất. Tuy nhiên, giá trị cây ăn quả không ngừng tăng lên từ 149.166 triệu đồng năm 2000 lên 341.091 triệu đồng năm 2011, tăng 2,8 lần so với năm 2000. Diện tích cây ăn quả của thành phố phân bố ở nhiều quận, huyện với chủng loại khá đa dạng. Khu vực ven sông Sài Gòn – Đồng Nai từ Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Quận 9 là nơi tập trung nhiều vườn trái cây thơm ngon nhất thành phố với các loại sầu riêng, măng cụt, xoài, nhãn, hồng xiêm, mận, v.vkết hợp với du lịch sinh thái nhà vườn và khu du lịch. Khu vực phía Tây Nam thành phố là các vườn cây ăn trái trên đất phèn nặng như mãng cầu tháp bình bát, xoài, v.vKhu vực phía nam thành phố giáp với đồng bằng sông Cửu Long là các vườn cây ăn trái như mận, xoài, dừa, hồng xiêm, v.vTại các giồng cát ở Cần Giờ cũng thích hợp cho phát triển các vườn cây ăn trái nhiệt đới như ổi, mận, xoài, nhãn, v.vNgoài ra, tại các quận trung tâm thành phố cũng có một số diện tích nhà vườn trồng cây ăn trái nhưng không lớn lắm.  Cây công nghiệp hàng năm Cũng giống như cây lương thực, diện tích và sản lượng cây công nghiệp hàng năm giảm nhanh do quá trình ĐTH và tác động của cạnh tranh thị trường. Bảng 2.7. Diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày giai đoạn 2000 – 2011 Đơn vị (ha) 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2011 Tổng số 7.423 5.506 4.756 3.101 3.107 2.414 2.512 Lạc 3.150 1.673 1.811 655 1.109 270 307 Thuốc lá 209 52 45 67 55 102 47 Mía 3.904 3.599 2.850 2.339 1.927 2.024 2.142 Cây CN khác 106 182 50 40 16 16 15 Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2007, 2011_Cục thống kê Tp.HCM Năm 2000, diện tích cây công nghiệp hàng năm là 7.423 ha thì đến năm 2011 chỉ còn 2.512 ha. Như vậy giai đoạn 2000 – 2011 diện tích đã giảm đi hơn 2/3 (- 4921 ha). 78 Ở Tp.HCM, cây công nghiệp hàng năm được trồng chủ yếu là mía, lạc, thuốc lá, đay, cói, v.vTuy nhiên mía, lạc và thuốc lá là 3 loại cây chiếm diện tích nhiều nhất với 2.498 ha, chiếm 99,4% năm 2011; trong đó, diện tích trồng mía chiếm tỉ lệ cao nhất với 2.142 ha, chiếm đến 85,3%. Sự suy giảm nhanh chóng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày cùng với năng suất thấp nên sản lượng cũng giảm nhanh qua các năm. Điều này thể hiện cụ thể ở 3 loại cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu sau: - Mía: Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp mía đường, rượu, giấy và công nghiệp hóa chất. Chính vì vậy, cây mía thường được trồng ở gần các trung tâm công nghiệp. Bên cạnh đó, cây mía còn có khả năng bảo vệ và cải tạo đất. Mỗi 100 tấn mía thu hoạch được vào nhà máy chế biến nó sẽ trả ra cho đất hơn 11 tấn rễ, hơn 15 tấn lá khô, khoảng 25 tấn búp và lá xanh. Nếu tận dụng tốt các chất phế thải này thì có thể nâng cao độ phì nhiêu của đất. Năm 2000, diện tích trồng mía của thành phố là 3.904 ha, chiếm 52,6% diện tích cây công nghiệp ngắn ngày. Đến năm 2011, diện tích mía chỉ còn 2.142 ha nhưng chiếm đến 85,3% tổng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày (- 1.762 ha so với năm 2000). Do diện tích giảm nên sản lượng mía cũng giảm đi tương ứng từ 198.695 tấn năm 2000 xuống còn 132.161 tấn năm 2011, giảm đi 33,9% so với năm 2000. Biểu đồ 2.11. Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng mía giai đoạn 2000 – 2011 3.940 3.599 2.850 2.339 2.561 2142 164.607 167.344 135218 132161 198695 118.523 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 2000 2002 2004 2006 2008 2011 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Diện tích Sản lượng Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2007, 2011_Cục thống kê Tp.HCM (ha) (tấn) (năm) 79 Mặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_23_9376364377_2775_1871583.pdf
Tài liệu liên quan