Luận văn Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Nam trực, Nam Định

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT.4

DANH MỤC CÁC BẢNG .5

LỜI CAM ĐOAN .6

MỞ ĐẦU .7

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ

NGOÀI QUỐC DOANH .10

1.1. THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ .10

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế .10

1.1.1.1 Khái niệm .10

1.1.1.2. Đặc điểm: .12

1.1.2. Vai trò của thuế .15

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH .19

1.2.1. Sự tồn tại khách quan của khu vực kinh tế Ngoài quốc doanh: .19

1.2.2. Đặc điểm kinh tế Ngoài quốc doanh:.19

1.2.3. Ý nghĩa của quản lý thu thuế NQD: .20

1.2.4. Ưu nhược điểm của kinh tế NQD: .22

1.3.1. Một số loại thuế chủ yếu đối với khu vực KTNQD:.25

1.3.1.1. Thuế môn bài.25

1.3.1.2.Thuế GTGT.27

1.3.1.3. Thuế TNDN .35

1.3.2. Công tác quản lý thuế khu vực KTNQD .37

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu: .40

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở MỘT

SỐ NƯỚC .41

Kết luận chương I:.44

pdf100 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Nam trực, Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên gia, chuyên đề. Công tác quản lý thu thuế có những biện pháp thủ thuật riêng và những bí quyết để chống lại các hoạt động trốn, lậu thuế có hiệu quả. Vì vậy, sau khi tuyển chọn qua các kỳ thi, từ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học Tài chính, Kinh tế, Luật,... cơ quan thuế tổ chức bồi dưỡng thêm kiến thức về thuế theo chức danh, sau đó mới bố trí vào những vị trí công tác cụ thể. Các kỳ thi đánh giá chất lượng quyết định nâng ngạch, bậc cũng được tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, khách quan. Đối với cán bộ quản lý thu thuế có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 43 thuế vẫn có sự tiếp tục bồi dưỡng qua các kỳ học chuyên đề, hoặc gởi vào các trường để bồi dưỡng thêm về lý luận. Xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng một cách thiết thực, kết hợp đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ thuế để có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chế độ tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ thuế khá cao nhưng việc xử lý vi phạm cũng rất nghiêm minh để chống tiêu cực trong ngành. - Cơ quan thuế được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc: trụ sở, phương tiện đi lại, mạng vi tính từ cơ quan thuế cấp cao nhất đến cấp cơ sở để cung cấp các thông tin về quản lý thu thuế một cách kịp thời lên cơ quan thuế cấp trên, tạo tiền đề cho quá trình quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao. Để quản lý thu thuế NQD tốt, hiệu quả, kinh nghiệm trên đây đối với nước ta nói chung, với tỉnh nói riêng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, lựa chọn cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, những kinh nghiệm quản lý thu thuế nói chung, thu thuế NQD nói riêng của các quốc gia, dù vận dụng trong điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau trên mỗi địa bàn tỉnh, thành ở nước ta thì nội dung chủ yếu cần nghiên cứu, cần tập trung đổi mới hoàn thiện có thể gồm các vấn đề chủ yếu sau đây: - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế và hệ thống thuế suất phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ, tập quán khu vực cũng như thế giới. - Hoàn thiện cơ chế quản lý thu thuế nói chung, với KTNQD nói riêng trên cả ba mặt: hoạch định chính sách thuế; thu thuế; thanh tra, kiểm tra thu, nộp thuế. - Nâng cao năng lực, hiệu lực bộ máy quản lý thuế và trình độ cán bộ quản lý thu thuế. - Hiện đại hóa từng bước cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thuế nói chung, cho mỗi địa bàn tỉnh, thành nói riêng. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 44 Kết luận chƣơng I: Kinh tế NQD đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nhất là đối với Việt Nam hiện. Kinh tế NQD đã góp phần làm tăng của cải vật chất cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo cho ngân sách có nguồn thu ổn định và ngày càng tăng Có thể nói trong nền kinh tế thị trường, kinh tế NQD là thành phần kinh tế không thể thiếu và đóng vai trò ngày càng mạnh mẽ, tương xứng với tiềm năng và đóng góp xứng đáng vào sự tồn tại vào sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách, điều kiện thuận lợi để khu vực này phát huy được vai trò của mình trong tình hình kinh tế hiện nay. Vì vậy việc đánh giá đúng vai trò, vị trí của KTNQD là rất cần thiết, trên cơ sở phân tích và tìm hiểu các nhân tố tác động đến công tác quản lý thu thuế khu vực NQD, chúng ta cần phải rút ra những định hướng và giải pháp lâu dài để tăng cường công tác quản lý thu thuế NQD phát huy thế mạnh cho khu vực kinh tế NQD góp phần vào quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất nước. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 45 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRỰC 2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NAM TRỰC 2.1.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Nam Trực là cửa ngõ phía nam thành phố Nam Định, phía Bắc giáp với thành phố Nam Định, phía Đông giáp với huyện Vũ Thư( tỉnh Thái Bình) lấy sông Hồng làm ranh giới, phía Tây giáp với huyện Vụ bản, huyện Nghĩa Hưng, huyện Ý Yên, phía Nam giáp với huyện Trực Ninh. Huyện Nam Trực có diện tích tự nhiên là 161,7 km2. Dân số tính đến năm 2011 khoảng 192.405 người, mật độ dân số 1.190 người/km2. Toàn huyện có 19 xã, 1 thị trấn, trong đó thị trấn Nam Giang là trung tâm chính trị kinh tế văn hoá của huyện. Nam Trực mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có bốn mùa rõ rệt ( xuân, hạ, thu, đông), nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 250C, mùa đông nhiệt độ trung bình là 19,20C.Lượng mưa trung bình các tháng trong năm từ: 1.700mm – 1.800mm, độ ẩm trung bình từ 80- 85%, số giờ nắng khoảng 1.250 – 1.400 giờ/năm. Chính vị trí địa lý này là tiền đề để kinh tế nói chung, KTNQD nói riêng phát triển ngày càng mạnh hơn trong tương lai, nhất là khi cảng biển sâu Dung Quất hoàn thành ( Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Huyện Nam Trực 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Lịch sử phát triển kinh tế của huyện gắn liền với lịch sử phát triển của các tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Vì vậy, hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện trong những năm qua là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp còn kém phát triển, thương mại, dịch vụ nhỏ là chủ yếu. Bởi lẽ cơ sở hạ tầng Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 46 còn thấp kém, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. Tuy vậy, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền cùng với tinh thần lao động cần cù chịu khó vốn là đặc tính của người dân nên kinh tế trong huyện có những bước chuyển biến đáng kể. Cụ thể: Tổng GDP theo giá so sánh năm từ năm 2001 - 2010 lần lượt như sau: Bảng 2.1:GDP của tỉnh theo giá năm 2000: ĐVT: 1.000.000 đ Năm GDP Năm GDP 2001 1.382.540 2006 2.935.444 2002 1.659.012 2007 3.285.005 2003 1.960.472 2008 3.647.129 2004 2.275.034 2009 4.023.254 2005 2.596.679 2010 4.347.822 Nguồn: UBND Huyện - Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thời kỳ 2006-2010 2.2. THỰC TRẠNG KTNQD VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ NQD ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRỰC TRONG NHỮNG NĂM 2009 - 2011 2.2.1. Thực trạng KTNQD - ảnh hƣởng đến quản lý thu thuế NQD trên địa bàn huyện Những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, các thành phần KTNQD phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là cơ sở, là gốc của thu ngân sách. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thu ngân sách từ khu vực KTNQD cũng chịu nhiều ảnh hưởng khách quan như: - Để khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm thuế, ảnh hưởng làm giảm nguồn thu ngân sách của khu vực KTNQD. Như kéo dài thời gian miễn giảm thuế đối với những cơ sở mới thành lập, mở rộng diện được ưu đãi đầu tư Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 47 - Với mục tiêu khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, Nhà nước thực hiện nhiều cải cách hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh, xóa bỏ nhiều loại giấy phép mà lâu nay cơ quan thuế thường dựa vào đó để quản lý thu. Không ít cơ sở đã lợi dụng các quy định thông thoáng để thành lập cơ sở kinh doanh trốn lậu thuế, kinh doanh theo kiểu chụp giựt, lừa đảo. - Ngành thuế cũng phải tiếp tục thực hiện cải cách các thủ tục hành thu như: hạn chế công tác kiểm tra và khắc phục kiểm tra chồng chéo, tinh giản biên chế, áp dụng quy trình quản lý mới chuyển từ chức năng quản lý sang chức năng kiểm tra, giám sát, xóa bỏ cơ chế chuyên quản để người nộp thuế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm.... Riêng đối với huyện các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực KTNQD thời gian qua đã có những bước chuyển biến, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế ở địa phương. Biểu hiện ở những nội dung sau: Thứ nhất: Có sự tăng trưởng nhanh về số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh. Bảng 2.2: Sự phát triển của KTNQD trên địa bàn huyện từ năm 2009 - 2011 Năm Doanh nghiệp tƣ nhân Công ty TNHH & Cty cổ phần Hợp tác xã Hộ kinh doanh cá thể 2009 27 95 13 2.300 2010 26 105 13 2.567 2011 27 128 12 2.800 Nguồn: Chi cục thuế - Báo cáo thông kê các năm 2009-2010-2011 Thứ hai, phát triển theo lợi thế. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 48 Bảng 2.3: Phân bổ cơ sở sản xuất kinh doanh NQD trên địa bàn huyện theo ngành nghề hoạt động ở năm 2009 Loại hình Công nghiệp, khai thác, chế biến lâm, hải sản Xây dựng Thƣơng mại Dịch vụ Doanh nghiệp NQD 48 12 44 31 Hộ kinh doanh cá thể 270 0 1.243 787 Nguồn: Chi cục thuế - Bao cáo thông kê 2009 Thứ ba, quy mô vốn đầu tư tăng nhanh: tính đến cuối năm 2011, tổng vốn đăng ký kinh doanh của 135 doanh nghiệp NQD là 384 tỷ 005triệu đồng; vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp là 2 tỷ 299 triệu đồng. Vốn bình quân của một hộ kinh doanh cá thể là 24,6 triệu đồng. Mặc dù sự gia tăng về vốn theo thực tế kinh doanh ở mức đáng kể, so với thời điểm năm 2009 thì số lượng vốn ở năm 2011 tăng gần 2 lần, nhưng so với điều kiện kinh doanh hiện nay thì lượng vốn còn quá thấp, chưa đủ để đầu tư mở rộng, mua sắm trang thiết bị hiện đại,... do đó hầu hết các cơ sở KTNQD đều có trình độ lạc hậu và trung bình thấp trên tất cả các mặt. Vì vậy, số thuế thu được hàng tháng, hàng năm không nhiều. Cụ thể: Doanh nghiệp NQD: năm 2009 số thu bình quân 56,728 triệu đồng/ doanh nghiệp; năm 2001 bình quân 85,091 triệu đồng/doanh nghiệp Hộ kinh doanh cá thể số thu bình quân tháng: tháng 12/2009: 132.000đ/hộ; tháng 12/2011: 152.000đ/hộ; Thứ tư, lao động phổ biến trình độ thấp: trình độ chuyên môn hầu hết đều ở dạng lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, số lao động có trình độ chuyên môn chỉ đạt tỷ lệ 18%. Thứ năm, trình độ quản lý thấp nhiều hạn chế: nhìn chung các chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đều sử dụng kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo nhất là đối với Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 49 hộ kinh doanh cá thể. Thứ sáu, năng lực cạnh tranh yếu, kém, hạn chế, sản phẩm sản xuất chủ yếu tiêu thụ tại địa phương; đối với các hộ kinh doanh chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Do vậy, nên tỷ trọng thu thuế NQD trong tổng số thu ngân sách huyện trong những năm qua còn thấp, mặc dù tỷ trọng hàng năm đều tăng. Cụ thể: Bảng 2.4: Quy mô và tỷ trọng thu thuế NQD trong NSNN huyện ĐVT: 1.000.000đ Năm Tổng thuế NQD Tổng thu ngân sách Tỷ lệ % so sánh 2008 9.616 42.584 22,5 2009 9.804 47.090 17,1 2010 13.470 62.042 21,7 2011 18.040 73.957 24,3 6 tháng/2012 12.450 53.011 24,4 Nguồn: Dự toán thu NSNN Cục thuế Nam Định giao Chi cục thuế Nam Trực Song bên cạnh sự tích cực đó, do hình thành trên nền tảng là sản xuất nhỏ, nên kinh nghiệm và trình độ quản lý của cơ sở kinh doanh còn thấp, tư tưởng ngại bỏ vốn đầu tư, sợ công khai vốn, nặng tư tưởng thu lợi cho cá nhân, nên đã bộc lộ nhiều nhược điểm trong hoạt động như: + Ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế chưa cao. + Trình độ quản lý thấp, chưa thực sự xem việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ là công cụ để quản lý trong kinh doanh, đã dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm với mục đích trốn thuế thông qua những biểu hiện: không chấp hành chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn; lợi dụng hóa đơn để gian lận trốn thuế... Trước thực trạng trên Chi cục thuế Nam Trực đã chủ động triển khai Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 50 những biện pháp tích cực, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành để quản lý đạt hiệu quả; mặt khác đã kịp thời chỉ đạo cho các bộ phận trong Chi cục thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ của ngành nên đã khắc phục một bước tình trạng thất thu thuế, góp phần tăng thu ngân sách. 2.2.2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRỰC Quản lý thu thuế NQD trong tỉnh nói chung và huyện nói riêng là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của cán bộ, nhân viên thuế cũng như các cơ quan chức năng. Hơn nữa, trong thời gian qua từ 2009 - 2011 hình thức quản lý đối tượng nộp thuế, thu thuế thường biến động theo những văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; đồng thời sự gia tăng, thay đổi đối tượng nộp thuế thường không đồng đều ở các năm. Vì vậy, trong phần thực trạng sẽ phân tích, đánh giá theo từng năm. Cụ thể: 2.2.2.1. Kết quả thu ngân sách năm 2009 Bảng 2.5: Kết quả thu ngân sách năm 2009 - Phân theo sắc thuế ĐVT: 1.000.000đ Chỉ tiêu T.hiện 2008 Dự toán 2009 T.hiện 2009 % so sánh Tỉnh Huyện Dự toán Tỉnh Dự toán Huyện Thực hiện 2008 1 2 3 4 5 6 = 5/3 7 = 5/4 8 = 5/2 Thuế môn bài 602 600 630 643 107 102 106 Thuế GTGT- thuế TNDN& Thu khác 9.014 10.900 11.370 9.158 84 80 101 Tổng cộng 9.616 11.500 12.000 9.801 85 81 102 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 51 Bảng 2.6: Kết quả thu ngân sách năm 2009 - phân theo đơn vị thu ĐVT: 1.000.000đ TT Đơn vị Dự toán 2009 Thực hiện 2009 % so Dự toán 2009 1 Đội KK-KTT 10.066 8.433 84 2 Xã Điền Xá 69 51 74 3 Xã Nam Mỹ 112 86 77 4 Xã Tân Thịnh 42 51 121 5 Xã Nam Thắng 20 20 100 6 Xã Nam Toàn 16 11 69 7 Xã Nghĩa An 33 50 152 8 Xã Nam Cường 26 19 73 9 Xã Hồng Quang 115 88 77 10 Thị Trấn Nam Giang 503 499 99 11 Xã Nam Hùng 25 16 64 12 Xã Đồng Sơn 53 36 68 13 Xã Nam Dương 56 56 100 14 Xã Bình Minh 25 30 120 15 Xã Nam Hồng 63 59 94 16 Xã Nam Hoa 6 4 67 17 Xã Nam Thanh 150 196 131 18 Xã Nam Tiến 62 53 85 19 Xã Nam Lợi 26 22 85 20 Xã Nam Thái 17 16 94 21 Xã Nam Hải 15 5 33 Nguồn: Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu thuế năm 2009. Qua số liệu trên ta nhận thấy, tổng số thu năm 2009 trong khu vực Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 52 KTNQD trên địa bàn huyện chỉ đạt 85% so với dự toán tỉnh và 81% dự toán huyện giao, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2008. Điều này chứng tỏ năm 2009 Chi cục thuế đã không hoàn thành kế hoạch được giao. - Kết quả về quản lý: + Các doanh nghiệp NQD: Về đối tượng nộp thuế: từ ngày 1/1/2009 có 135 đơn vị, đến đầu năm 2010 số lượng doanh nghiệp là 144 đơn vị; trong đó: sản xuất 50, dịch vụ 33, thương nghiệp 49, xây dựng cơ bản 12. Thực hiện kê khai nộp thuế: Các doanh nghiệp NQD đã từng bước nâng cao được ý thức chấp hành việc kê khai nộp thuế, 100% các đơn vị thực hiện sử dụng tờ khai mã vạch hai chiều trong kê khai thuế. Công tác quản lý, cấp mã số thuế, kê khai thuế, theo dõi biến động đối tượng nộp thuế đã được hiện đại hóa bằng công nghệ thông tin. Công tác quản lý, giám sát kê khai thuế ngày càng chặt chẽ và có những chuyển biến tích cực. Số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn tăng lên cả về số lượng và chất lượng, thể hiện ý thức chấp hành kê khai thuế của người nộp thuế nâng lên rõ rệt. + Khu vực hộ kinh doanh công thương nghiệp: Quản lý về số hộ: số hộ quản lý thu thuế GTGT và TNCN 2.300 hộ so với năm 2008 tăng về số hộ quản lý 8%. Trong năm Chi cục thuế đã chỉ đạo thực hiện giảm thuế đối với những hộ kinh doanh có thu nhập thấp, đồng thời khai thác những hộ kinh doanh trốn thuế, mới phát sinh. Cho nên tỷ lệ tăng về số hộ trong năm 2009 không nhiều so với năm trước với tỷ lệ tăng là 8%, tương ứng số hộ tăng 175. Quản lý doanh thu: Doanh thu tính thuế GTGT bình quân tháng trong năm 24,6 triệu đồng, số thuế tăng lên không đáng kể do tỷ lệ động viên về thuế GTGT trên doanh số thấp. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 53 - Những tồn tại: Việc quản lý thu thuế năm 2009 trong khu vực KTNQD trên địa bàn huyện vẫn còn một số mặt tồn tại như: công tác QLT đối với hộ, cá nhân KD còn nhiều bất cập cả về phía cơ quan thuế và NNT. Trước hết phải nói là đa số các hộ, cá nhân KD trên địa bàn đều có qui mô nhỏ, doanh số thấp, không tập trung. Nhiều xã chỉ có từ 10 - 12 hộ KD, số nộp ngân sách chỉ đạt 4 - 5 triệu đồng/năm, thấp hơn nhiều so với chi phí quản lý của nhà nước bỏ ra như: in ấn tài liệu, mẫu biểu, lập bộ thuế, thông báo thuế, lập biên lai thu tiền, viết giấy nộp tiền vào ngân sách. Mặt khác, việc QLT như hiện nay đối với hộ, cá nhân KD chưa có tác dụng kích thích NNT tích luỹ vốn để phát triển KD với qui mô lớn. Do số lượng hộ, cá nhân KD lớn, tính chất phức tạp, lại nằm rải rác nên cơ quan thuế phải tập trung lực lượng vào quản lý đối với hộ, cá nhân KD trong khi số thu đạt được rất thấp. Đối với các doanh nghiệp NQD bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế còn có những tổ chức, cá nhân chưa nghiêm túc trong việc thực hiện kê khai. Nguyên nhân do công tác kế toán của DN còn nhiều yếu kém, kế toán luôn thay đổi. Vẫn còn hiện tượng một số DN trong thời gian dài không nộp được đồng thuế nào vào NSNN, kê khai thuế âm liên tục do thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT hàng hoá dịch vụ bán ra Qua bảng số liệu “Kết quả thu ngân sách năm 2009 - phân theo đơn vị thu” chúng ta thấy rằng có tới 15/21 đơn vị thu không hoàn thành dự toán giao, điều này chứng tỏ công tác quản lý thu thuế NQD cần phải có biện pháp khắc phục, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 54 2.2.2.2. Kết quả thu ngân sách năm 2010 Bảng 2.7: Kết quả thu ngân sách năm 2010 - phân theo sắc thuế ĐVT: 1.000.000đ Chỉ tiêu Thực hiện 2009 Dự toán 2010 Thực hiện 2010 Tỷ lệ % so sánh Tỉnh Huyện Dự toán tỉnh Dự toán huyện Thực hiện 2009 1 2 3 4 5 6 = 5/3 7 = 5/4 8 = 5/2 Thuế môn bài 643 650 650 679 104 104 105 Thuế GTGT & thuế TNDN & thu khác 9.158 11.850 11.850 12.976 109 109 141 Tổng cộng 9.801 12.500 12.500 13.654 109 109 139 Bảng 2.8: Kết quả thu ngân sách năm 2010 - phân theo đơn vị thu ĐVT: 1.000.000đ TT Đơn vị Dự toán 2010 Thực hiện 2010 % so dự toán 2010 1 Đội KK - KTT 11.220 12.336 110 2 Xã Điền Xá 35 66 188 3 Xã Nam Mỹ 71 79 111 4 Xã Tân Thịnh 50 52 104 5 Xã Nam Thắng 8 26 324 6 Xã Nam Toàn 12 12 100 7 Xã Nghĩa An 37 40 108 8 Xã Nam Cường 23 27 117 9 Xã Hồng Quang 80 72 90 10 Thị Trấn Nam Giang 430 369 86 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 55 11 Xã Nam Hùng 18 19 106 12 Xã Đồng Sơn 38 35 93 13 Xã Nam Dương 80 63 79 14 Xã Bình Minh 22 21 94 15 Xã Nam Hồng 38 57 149 16 Xã Nam Hoa 6 7 119 17 Xã Nam Thanh 250 269 107 18 Xã Nam Tiến 40 52 130 19 Xã Nam Lợi 21 24 116 20 Xã Nam Thái 15 18 117 21 Xã Nam Hải 6 10 159 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu thuế năm 2010. Đối với công tác quản lý thu thuế khu vực KTNQD năm 2010 chúng ta nhận thấy rằng tất cả các sắc thuế ở khu vực kinh tế này đều đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra. Để đạt được kết quả nêu trên, quản lý tốt nguồn thu phát sinh trên địa bàn, toàn ngành thuế đã tập trung chỉ đạo công tác xây dựng và giao dự toán thu sát với thực tế, bảo đảm bao quát hết nguồn thu, hoàn thiện quy trình tách ba bộ phận trong quản lý thu thuế để thực hiện tốt việc quản lý đối tượng nộp thuế, kiểm tra đôn đốc và thu nộp kịp thời mọi nguồn thu trên từng địa bàn, đảm bảo vừa thực hiện tốt các Luật thuế vừa hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh tháo gỡ kịp thời những khó khăn do thay đổi chính sách thuế. Khu vực KTNQD năm 2010 tổng số thu 13,654 tỷ đồng, đạt 109 % so với dự toán giao, tương ứng với số tiền thuế vượt dự toán là 1,104 tỷ đồng; và tăng 39% so với năm trước, tương ứng với số tiền thuế tăng 3,853 tỷ đồng. - Kết quả quản lý: + Khu vực doanh nghiệp NQD: với 144 doanh nghiệp NQD trong huyện, trong đó có 09 doanh nghiệp thành lập mới. Đa số các doanh Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 56 nghiệp đều có trình độ quản lý non trẻ, cơ sở vật chất nhỏ và thiếu ổn định. Tuy vậy, với nhiều biện pháp quản lý thích hợp, từng bước đã quản lý được các doanh nghiệp, đến nay về cơ bản các đơn vị đã mở được sổ sách kế toán và nộp thuế theo kê khai. Việc chấp hành tờ khai nộp thuế đã có những chuyển biến tích cực, hàng tháng các doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế. Kết quả thu trong năm đạt 12,336 tỷ đồng tăng 46% so với năm 2009 (12,336/8,433). + Đối với hộ kinh doanh công thương nghiệp: Số lượng hộ quản lý thu thuế trong năm là 2.567 hộ. Cơ quan thuế đã tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phối hợp với các ngành liên quan, phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn thuế xã, thị trấn trong việc quản lý hộ, điều chỉnh thuế; tăng cường công tác kiểm tra chống thất thu về hộ, về doanh số, thu trên khâu lưu thông, thu nợ đọng. Do vậy, trong năm qua đã đạt được kết quả, tăng thu ngân sách tuy nhiên chưa cao mới chỉ tăng thu 4% so với năm 2009. Nhìn chung việc triển khai chế độ kế toán lần này có nhiều chuyển biến tốt, đã giữ được ổn định và tăng mức thuế so với trước khi mở sổ sách kế toán. Song thực trạng ở năm 2010 của cả nước nói chung và tỉnh nói riêng nổi lên một số vấn đề: + Bán hàng không sử dụng hóa đơn do người mua không lấy hóa đơn; + Chưa kiểm kê việc tồn kho cuối tháng theo quy định; + Trình độ kế toán của hộ còn thấp và hạn chế; + Việc ghi chép trên sổ sách kế toán còn mang tính đối phó;... Những vấn đề nêu ra ở trên các cơ quan chức năng, ngành thuế nói chung và Cục thuế tỉnh nói riêng cần phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra biện pháp khắc phục nhằm hạn chế sự thất thu thuế ở khu vực này, đảm bảo sự động viên về thuế công bằng hợp lý ở mọi loại hình kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 57 - Những tồn tại: + Cải cách hành chính trong công tác thuế tuy được đẩy mạnh nhưng trong từng khâu công việc ở các bộ phận còn tồn tại như: khâu kiểm tra quyết toán thuế năm 2009 ở doanh nghiệp NQD còn chậm; kỹ thuật tính toán thông báo thuế còn sai lệch. Công tác duyệt bộ tổng hợp thuế hộ cá thể chưa được kịp thời; việc ấn định thuế đối với hộ cá thể chưa sát với thực tế kinh doanh. + Đối với các doanh nghiệp NQD còn có biểu hiện lợi dụng quy trình tự tính, tự kê khai và nộp thuế để khai man và trốn lậu thuế. Việc quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ tuy có nhiều tiến bộ hơn năm trước, nhưng tình trạng vi phạm về sử dụng hóa đơn ở các đơn vị vẫn còn xảy ra. Một số doanh nghiệp NQD mới thành lập, thời gian đầu chưa ổn định sản xuất kinh doanh nên thực hiện chế độ sổ sách kế toán chưa đầy đủ, tình trạng nợ thuế vẫn còn ở các đơn vị XDCB, chủ yếu là do chủ đầu tư thanh toán chậm dẫn đến các đơn vị thi công khó khăn về vốn. Nhìn chung việc triển khai chế độ kế toán lần này có nhiều chuyển biến tốt, đã giữ được ổn định và tăng mức thuế so với trước khi mở sổ sách kế toán. Song thực trạng ở năm 2009 của cả nước nói chung và huyện nói riêng nổi lên một số vấn đề: + Bán hàng không sử dụng hóa đơn do người mua không lấy hóa đơn; + Chưa kiểm kê việc tồn kho cuối tháng theo quy định; + Trình độ kế toán của hộ còn thấp và hạn chế; + Việc ghi chép trên sổ sách kế toán còn mang tính đối phó;... Những vấn đề nêu ra ở trên các cơ quan chức năng, ngành thuế nói chung và Chi cục thuế nói riêng cần phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra biện pháp khắc phục nhằm hạn chế sự thất thu thuế ở khu vực này, đảm bảo sự động viên về thuế công bằng hợp lý ở mọi loại hình kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân. + Việc trang bị thiết bị tin học còn thiếu, chưa đồng bộ, lại phải triển Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lưu Quang Tuyển Khóa 2010 A 58 khai nhiều chương trình quản lý của ngành nên chất lượng công tác chưa cao. Đặc biệt công tác quản lý đối tượng nộp thuế thông qua quy trình kê khai đăng ký cấp mã số thuế xảy ra nhiều trường hợp trùng lắp, hộ nghỉ hẳn không kinh doanh không đóng mã số kịp thời mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu sự quan tâm trong phân công cán bộ đảm nhiệm việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu thường xuyên ở từng đội thuế. + Vai trò tham mưu cho UBND xã, thị trấn của một số đội thuế còn yếu, năng lực và trách nhiệm chưa cao, công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thuế còn lỏng lẻo, ngại va chạm, thiếu kiên quyết xử lý vi phạm dẫn đến kết quả thu và chất lượng quản lý thuế còn thấp. + Công tác tuyên truyền còn mang tính thời điểm, chiến dịch, không thường xuyên chủ yếu là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271474_7363_1951903.pdf
Tài liệu liên quan