Luận văn Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN.4

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.4

1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản.4

1.1.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư xây dựng cơ bản.4

1.1.1.2. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản .6

1.1.1.3. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản.8

1.1.1.4. Chức năng của đầu tư xây dựng cơ bản .11

1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước.13

1.1.2.1. Các khái niệm.13

1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của vốn đầu tư .13

1.1.2.3. Nguồn vốn đầu tư.14

1.1.2.4. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước .15

1.2. QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN .18

1.2.1. Vai trò của việc hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản .18

1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà

nước .19

1.2.3. Quy trình quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà

nước .20

1.2.3.1. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư 23

1.2.3.2. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn thực hiện đầu tư . 23

pdf136 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12,7%/năm), năm 2011 tăng 12,06% (tương đương 1.490 tỷ đồng), năm 2012 giảm theo xu thế chung (7,4%) - giảm so với kế hoạch đề ra (giảm 5,1%), tuy nhiên vẫn đạt mức cao so với mức chung của cả nước (cả nước tăng 5,2%). Theo đánh giá, năm 2012, KT-XH của Tỉnh vẫn duy trì ổn định, phát triển đúng hướng, tạo cơ sở cho phát triển nhanh, bền vững những năm tiếp theo. Dự kiến năm 2013 đạt 7,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản thể hiện ở tỷ trọng GDP theo nhóm ngành như sau: Bảng 2.2 : Tỷ trọng GDP theo nhóm ngành Đơn vị: Tỷ đồng Ngành Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nông, lâm, thủy sản 723 732 762 Công nghiệp-XD 6.350 7.115 8.032 Dịch vụ 4780 5.467 6.126 Nguồn: Số liệu Cục thống kê (2008-2012) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư nâng cấp, nhiều công trình hạ tầng lớn trên địa bàn đã được đưa vào sử dụng, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhất là công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và du lịch, tạo nên diện mạo mới cho tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi, những khó khăn về cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông cải thiện chưa nhiều, xa các đô thị lớn của đất nước, hạn chế thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài; Nhà nước chưa có chính sách đặc thù đối với Tỉnh; Năng lực quản lý của các đơn vị cơ sở còn hạn chế, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và lãnh đạo quản lý còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. 50 Trước bối cảnh KT-XH chung của Tỉnh, Ban trọng điểm là đơn vị thụ hưởng trực tiếp các khoản chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cũng có ảnh hưởng không nhỏ. 2.1.3.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban trọng điểm (chỉ tính các dự án do Ban trọng điểm làm chủ đầu tư từ nguồn vốn NSNN) Giới thiệu các loại dự án do Ban trọng điểm làm chủ đầu tư và nguồn vốn thực hiện: Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ, tại phụ lục I có quy định phân nhóm dự án công trình Ngoài các dự án quan trọng Quốc gia do Quốc hội thông qua (Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội), các DA còn lại được phân theo 3 nhóm A, B, C (phụ lục số 1). Đối chiếu với quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP trên về nhóm các dự án, nhìn chung, Ban trọng điểm chủ yếu quản lý các dự án thuộc nhóm B và một số ít DA nhóm C. Điển hình như các dự án: - Đường bao biển Lán Bè - cột Đồng hồ và mặt bằng công viên văn hóa Hạ Long - TMĐT là 345 tỷ đồng (thuộc nhóm B - mục 2); - Đường ô tô bao Núi Bài Thơ phía biển đấu nối với đường bao biển Lán bè - cột Đồng hồ với TMĐT là 339 tỷ đồng (thuộc nhóm B - mục 2); - Đường vào khu di tích Ngọa vân - Yên Tử với TMĐT là 645 tỷ đồng (thuộc nhóm B); - Trường THPT chuyên Hạ Long cả giai đoạn I (93 tỷ đồng) và giai đoạn II (64 tỷ đồng) với TMĐT là 157 tỷ đồng (thuộc nhóm B); - Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh với TMĐT là 143 tỷ đồng (nhóm B); - Hạ tầng khu đô thị Hòn Cặp bè với TMĐT là 23 tỷ đồng (nhóm C); - Sửa chữa, cải tạo Sân vận động Hòn Gai với TMĐT là 17 tỷ đồng (nhóm C). Như vậy có thể thấy rằng, các DA do UBND Tỉnh quyết định đầu tư giao Ban trọng điểm làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý điều hành DA rất đa dạng, từ quy mô nhỏ đến quy mô vừa và lớn (so với cấp Tỉnh quản lý) từ giao thông, hạ tầng 51 kỹ thuật, công trình dân dụng, công trình giáo dục, công trình văn hóa, thể thao. Các DA do Ban trọng điểm làm chủ đầu tư được UBND Tỉnh quyết định phê duyệt DA thường được đầu tư bằng các nguồn vốn NSNN như: - Nguồn vốn NS tập trung - Nguồn vốn phí Vịnh Hạ Long - Nguồn vốn phí bảo vệ môi trường - Nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia - Nguồn vốn vay tín dụng ĐTPT - Nguồn vốn ứng trước Các loại nguồn vốn trên đều được phân bổ và sử dụng đúng mục đích đầu tư và sử dụng theo quy định của Nhà nước: Nguồn nào - tiền nấy. Bảng 2.3. Những chỉ tiêu chính của Ban QLĐT và XDCT trọng điểm Tỉnh Quảng Ninh Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Số CT được giao KHV trong năm 44 40 29 21 13 1.1 Số CT chuyển tiếp 16 15 17 14 10 1.2 Số CT khởi công mới 8 9 7 0 1 1.3 Số CT HT bàn giao 20 16 5 7 3 * Số CT duyệt QT 17 12 11 9 2 Tổng KH vốn 147,246 307,685 242,912 214,329 263,720 3 Thực hiện GN 147,241 307,676 240,463 212,927 (263,720) Nguồn: Báo cáo Tài chính của Ban QLĐT và XDCT trọng điểm 2009-2013 Qua bảng số liệu 2.3 của Ban trọng điểm cho thấy các dự án đầu tư bằng vốn NSNN của Tỉnh do Ban làm nhiệm vụ quản lý được UBND Tỉnh giao làm chủ đầu 52 tư giảm dần về số lượng dự án được giao quản lý năm 2009 là 44 dự án đến năm 2013 chỉ còn 13 dự án. Đặc biệt năm 2012 không có DA khởi công mới, năm 2013 khởi công mới 01 dự án Mở rộng Đường Lê Thánh Tông với TMĐT là 99, 97 tỷ đồng (được phê duyệt DA từ tháng 10/2012). Lý giải về điều này là từ cuối năm 2011, thực hiện chỉ thị 1792/CT-TTG của Chính phủ ngày 15/11/2011về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ theo hướng giảm đầu tư công theo tinh thần tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, một số dự án UBND Tỉnh giao cho Ban làm công tác chuẩn bị đầu tư như: DA Trụ sở liên cơ quan số 3; Trụ sở làm việc các Ban xây dựng Đảng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; Trung tâm lưu trữ tỉnh Quảng Ninh đều đã tiến hành kiểm đếm đền bù GPMB, thuê tư vấn khảo sát, tư vấn lập DA nhưng không được phê duyệt dự án; một số DA bị đình hoãn (Sân vận động tại Trung tâm thể thaoTỉnh tại cột 3 phường Hồng Hải), DA giãn tiến độ (Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ). Trước tình hình khó khăn về việc làm, về số CBNV dôi dư khi chuyển giao nhiệm vụ tư vấn giám sát các DA hạ tầng đô thị về các địa phương, Ban trọng điểm đã gửi tờ trình đến Sở Nội vụ, các địa phương, báo cáo UBND Tỉnh về bố trí số lao động trên, nhưng vẫn chưa có giải pháp. Năm 2013, được sự quan tâm của UBND Tỉnh, Ban trọng điểm nhận được 2 DA chuyển giao nhiệm vụ chủ đầu tư là DA tuyến đường hành hương vào khu di tích Ngọa Vân - Yên Tử (của Ban quản lý di tích trọng điểm làm chủ đầu tư) và DA Đường giao thông liên huyện Uông Bí - Hoành Bồ (do Ban quản lý công trình Thành phố Uông Bí làm chủ đầu tư). Năm 2014, Ban trọng điểm chỉ còn 2 dự án chuyển tiếp này triển khai thi công. Kết quả đạt được qua các năm từ 2008-2013 của Ban trọng điểm Các số liệu phản ánh kết quả đạt được trong công tác quản lý vốn ĐTXDCB của Ban trọng điểm từ năm 2008 - 2013: - Số lượng DA được giao làm chủ đầu tư : 96 DA - Tổng mức ĐT duyệt: 3.091.000 triệu đồng 53 - Số vốn KH được giao quản lý: 1.342.000 triệu đồng - Đã giải ngân: 1.331.000 triệu đồng - Số lượng DA bàn giao sử dụng: 91 - DA còn đang triển khai thi công: 5 dự ánvới TMĐT: 1.465.000 triệu đồng. Đến năm 2013, mới bố trí được 91.000 triệu đồng. Nhu cầu vốn cần cho các DA này khoảng 1.374.000 triệu đồng. - Đã duyệt quyết toán DAHT: 84 với tổng số vốn duyệt: 990.000 triệu đồng. Còn 702.000 triệu đồng DAHT chưa được phê duyệt QT (7 DA). Căn cứ vào các số liệu thực hiện, có thể cho thấy công tác quản lý vốn của Ban trọng điểm từ năm 2008 - năm 2013 đã thể hiện: + Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng; + Vốn đầu tư thực hiện theo đúng kế hoạch: Qua các năm được giao KHV 1.342.000 triệu đồng, đã giải ngân 1.331.000 triệu đồng - tỷ lệ giữa vốn ĐT thực hiện so với KHV được giao đạt 99,18%. Hoàn thành công tác quản lý và sử dụng vốn theo kế hoạch. Ban quản lý sử dụng thanh toán vốn đúng theo chế độ tài chính, đảm bảo không vượt dự toán, không vượt tổng mức đầu tư, không vượt KHV được bố trí trong năm. Thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND Tỉnh, Ban trọng điểm đạt được các mục tiêu đặt ra: - Thực hiện khối lượng hoàn thành 1.435 tỷ đồng đạt 106,3%. - Mục tiêu hình thành công trình: DA Nhà ăn , nhà khách Trung tâm tổ chức Hội nghị tỉnh mục tiêu xong tháng 12/2011 để phục vụ Hội nghị APEC nhưng không thực hiện được, đến 10/2012 mới bàn giao toàn bộ, nguyên nhân là do thay đổi công năng sử dụng, nâng tầng và chủng loại vật tư, không cung cấp kịp. Dự án Đường ô tô bao Núi Bài Thơ phía biển, Tỉnh ủy, UBND Tỉnh chỉ đạo đến tháng 6/2012 xong, nhưng đến tháng 01/2013 mới bàn giao được, nguyên nhân do phải xử lý địa chất phức tạp của công trình biển. DA Trường THPT chuyên Hạ Long, bàn giao đúng tiến độ vào trước ngày khai giảng năm học 2013-2014, đáp ứng yêu cầu dạy và học của Nhà trường. 54 Các DA do Ban trọng điểm thực hiện hoàn thành là những DA quan trọng của Tỉnh được đưa vào khai thác sử dụng đã tạo nên những hiệu quả đáng kể về mặt xã hội. Công trình Trụ sở Liên cơ quan số 2 của Tỉnh, đã khai thác sử dụng từ 2008 đến nay hệ thống thiết bị hoạt động tốt, chất lượng xây dựng đảm bảo các điều kiện sử dụng với 17 tầng, tập trung hầu hết các Sở của Tỉnh làm việc và quản lý. DA Trường THPT chuyên Hạ Long - cái nôi đào tạo nhân tài của Tỉnh; Công trình Đường ô tô bao núi Bài thơ phía biển đưa vào sử dụng với quyết tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND Tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của Ban trọng điểm và các nhà thầu thi công là một công trình mang ý nghĩa to lớn về xã hội, tạo nên một cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng bên bờ Vịnh Hạ Long; DA Đường bao biển Lán bè cột Đồng hồ và Công viên văn hóa Hạ Long; DA Mở rộng đường Lê Thánh Tông tạo nên khu quần thể hoành tráng cùng với Quảng Trường 30/10 và Thư viện Tỉnh, Bảo tàng Tỉnh Quảng Ninh đã nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Hạ Long và là điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách và dân cư tập trung vui chơi, giải trí. Công tác giải ngân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban trọng điểm. Hàng năm, Ban trọng điểm đều thực hiện giải ngân hết số vốn kế hoạch được giao. Là đơn vị thực hiện việc tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư, tạo được uy tín về tính chuyên nghiệp trong thủ tục thanh toán vốn ĐTXDCB với Kho bạc nhà nước Quảng Ninh. Công tác quyết toán vốn đầu tư DA hoàn thành được Ban trọng điểm xem như là việc làm thường xuyên, được chỉ đạo trong các cuộc giao ban tháng của cơ quan. Tuy nhiên, hầu hết các DA đều chậm tiến độ và là một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm về thời gian quyết toán theo quy định. Các dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán tương đối đều đặn, năm 2009 được phê duyệt 17 DA hoàn thành; năm 2010 được phê duyệt 12 DAHT; năm 2011 và năm 2012 được phê duyệt các DAHT là 11 DA và 09 DA. Đến hết tháng 10/2013 duyệt được 08 DA, dự 55 kiến năm 2013 duyệt được 11 DA hoàn thành. Tình hình nợ đọng XDCB với các nhà thầu vẫn còn, nhưng không nhiều, chủ yếu đó là các phần tương đương 5% - là giá trị bảo hành chờ duyệt quyết toán. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý đầu tư và XD tại Ban trọng điểm Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND và UBND Tỉnh, các Sở chuyên ngành, các cơ quan liên quan trong các khâu trình tự, thủ tục của DA được giải quyết kịp thời, không vướng mắc; - Năm 2012, mặc dù kinh tế khó khăn, song Tỉnh vẫn ưu tiên đầu tư XDCB, bố trí vốn cho các DA thực hiện dở dang, tạo điều kiện cho các DA thực hiện đúng theo tiến độ đã đề ra; - Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp Ủy đảng, Ban Giám đốc tâm huyết và đội ngũ CBNV năng động, có trình độ và kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án CTXD, đặc biệt là sự đoàn kết nội bộ trong đơn vị. Khó khăn: - Về tình hình kinh tế - xã hội chung của cả nước, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công. Tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ đạo cương quyết việc rà soát cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ một số DA do Ban làm chủ đầu tư. Nguồn vốn ĐTXDCB giảm đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện một số DA do không khởi công đúng kế hoạch; - Thời tiết khắc nghiệt, mưa bão nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công một số DA; - Các DA bị vướng GPMB: Tiến độ thực hiện chậm do việc áp dụng cơ chế chính sách cho từng DA, tính chất công việc phức tạp, đôi chỗ, việc đòi hỏi của người dân được bồi thường, hỗ trợ tái định cư vượt quá quy định của Nhà nước, làm tăng chi phí đền bù quá lớn, NSNN chưa bố trí kịp làm chậm tiến độ của DA (DA Hạ tầng ngoài hàng rào trường THPT Chuyên Hạ Long, DA Thoát nước ngoài hàng rào khu công nghiệp Cái Lân) 56 - Công tác CBĐT thường bị kéo dài, do các công trình Ban trọng điểm được giao làm chủ đầu tư là các công trình trọng điểm, nhiều ý kiến chỉ đạo, công tác thẩm tra thiết kế tại các cơ quan chức năng thường kéo dài ảnh hưởng tới thời điểm khởi công, nghiệm thu quyết toán và giải ngân; - Một số CBNV dao động về tư tưởng, chưa thực sự làm tròn trách nhiệm và còn hạn chế về năng lực công tác. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN TRỌNG ĐIỂM 2.2.1. Quản lý vốn theo quy trình thực hiện dự án 2.2.1.1. Quản lý vốn giai đoạn chuẩn bị đầu tư Trách nhiệm của chủ đầu tư là phải lập dự án đầu tư và trình người quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt dự án. Trình tự, thủ tục lập DA được quy định cụ thể tại Điều 6 , Điều 13 Khoản 1 Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ; quy định tại khoản 5 điều 35 và một số Điều của Luật Xây dựng.Việc quản lý vốn ở giai đoạn CBĐT rất quan trọng, quyết định sự thành bại của DA sau này - đó là xác định một cách chính xác TMĐT. Nhưng đó là một công việc rất khó khăn, bằng chứng là hầu hết cho đến năm 2011, hầu như các dự án trên địa bàn tỉnh nói chung và các DA do Ban quản lý làm chủ đầu tư nói riêng đều phải phê duyệt điều chỉnh, bổ sung TMĐT. Lý do, có rất nhiều: + Nguyên nhân khách quan: Do tư vấn tính sai, thiếu khối lượng - năng lực nhà tư vấn; do sai giá; do biến động về giá vật tư, thiết bị; do tăng lương dẫn đến bổ sung chi phí nhân công... + Nguyên nhân chủ quan: Do chủ ý thay đổi thiết kế, bổ sung hạng mục, thay đổi chủng loại vật tư; do kéo dài thời gian thi công, mặt bằng; do thời tiết khắc nghiệt... Nguyên nhân cần lưu ý là do tổ chức, điều hành hạn chế cũng gây chậm tiến độ công trình, phải bổ sung giá do trượt giá. 57 Bảng 2.4 - Một số DA phải duyệt điều chỉnh, bổ sung TMĐT Đơn vị: Tỷ đồng Dự án TMĐT ban đầu TMĐT sau ĐC, BS Chênh lệch (%) Nguyên nhân Trụ sở liên cơ quan số 2 cọc 8 93 158 69 Thay đổi TK, nâng tầng, giá TB tăng Nhà ăn nhà khách TTTC Hội nghị tỉnh 75 89 19 Điều chỉnh công năng sử dụng, nâng tầng từ 5-6 tầng Hạ tầng KT ngoài nhà Trụ sở liên cơ quan số 2 cọc 8 45 58 29 Do vướng GPMB, điều chỉnh, mở rộng Đường ô tô bao núi Bài Thơ 97 339 349 vướng GPMB, thay đổi quy mô, giá tăng Hạ tầng ngoài hàng rào Trường chuyên Hạ Long 91 123 35 Do giá đất đền bù tăng Qua thống kê cho thấy, dự án Đường ô tô bao núi Bài Thơ phía biển (được phê duyệt DA năm 2001) là dự án phải bổ sung TMĐT gấp rất nhiều lần so với TMĐT ban đầu. DA được điều chỉnh quy mô và TMĐT năm 2004 và đến 2010 phê duyệt lại DA. DA này kéo dài thời gian thi công từ năm 2001 đến 2013 (được đưa vào khai thác sử dụng tháng 01/2013). DA thi công đến năm 2007, bị dừng lại nhiều lần do không giải phóng được mặt bằng thi công. Riêng chi phí đền bù là 112.000 triệu đồng (tăng so với DA ban đầu là 60.000 triệu đồng), chiếm gần 1/3 vốn ĐT cho công trình. Năm 2008, DA được chuyển chủ đầu tư từ Ban quản lý các công trình Giao thông thuộc Sở Giao thông (thực hiện đền bù được 78.000 triệu đồng) về Ban quản lý ĐT và XDCT trọng điểm tiếp tục thực hiện. Việc bổ sung TMĐT của DA này vừa do công tác GPMB phức tạp vừa do DA kéo dài nhiều năm nên thiết kế cũ không còn phù hợp, phải thay đổi quy mô dự án. 58 DA Hạ tầng ngoài hàng rào Trường THPT chuyên Hạ Long (thực hiện 2011- 2013) là điển hình về DA bổ sung TMĐT chỉ vì lý do phải bổ sung chi phí GPMB do giá đất đền bù cho các hộ dân tăng theo giá thị trường. Đó là những hạn chế trong việc lập, thẩm định và phê duyệt DA, công tác quản lý vốn ở giai đoạn này còn hạn chế. 2.2.1.2. Quản lý vốn giai đoạn thực hiện đầu tư Giai đoạn THĐT, việc quản lý tổng dự toán, dự toán hạng mục là việc quan trọng hàng đầu. Ở giai đoạn này tư vấn thiết kế phải xác định các chi phí chi tiết hơn. Tổng dự toán và các chi phí hạng mục, chi phí khác và tư vấn được duyệt là cơ sở để quản lý thanh toán vốn đầu tư - mọi khoản thanh toán đều không được vượt dự toán hạng mục và tổng dự toán của dự án. Thực tế, các DA không lập được tổng dự toán ngay từ đầu, mà thường duyệt dự toán hạng mục, làm gói thầu nào duyệt dự toán cho gói thầu đó. Việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu là thẩm quyền của UBND tỉnh, chủ đầu tư căn cứ theo mức đầu tư để trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu của các gói thầu thuộc toàn dự án. Khi gần hoàn thành công trình, cộng các dự toán từng hạng mục thành tổng dự toán, lúc đó mới xác định được tổng dự toán vượt TMĐT, các hạng mục sau phải chờ duyệt bổ sung TMĐT mới được thực hiện hoặc quyết toán. Nhìn chung, giai đoạn THĐT, công tác quản lý vốn là rất quan trọng, xác định thực tế và chính xác khối lượng nghiệm thu theo giai đoạn và đúng quy trình có thể giảm bớt và rút ngắn thời gian để duyệt bổ sung phát sinh dự toán của công trình. Định mức chi phí tư vấn như chi phí lập dự án, lập hồ sơ mời thầu, thẩm tra TKDT và chi phí quản lý DA được công bố trong quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 là những chi phí lớn, có trong dự toán được duyệt. Một số chi phí khác (thường có giá trị nhỏ) như lệ phí môi trường, thẩm định dự án, phương án cấp điện thường bị thiếu không đưa vào dự toán duyệt gây khó khăn trong công tác giải ngân, thanh toán cho các đơn vị. 59 Công tác đấu thầu đang thực hiện theo Luật Xây dựng ngày 26/11/2003 và Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Công tác đấu thầu còn hạn chế, lựa chọn đơn vị trúng thầu căn cứ vào mức giá bỏ thầu (giá thấp là trúng thầu), bỏ qua năng lực thực tế hoặc đánh giá thấp, dẫn đến một số gói thầu thi công kém chất lượng, bổ sung phát sinh nhiều làm tăng chi phí, lại phải bổ sung giá trúng thầu. Như DA Đường ô tô bao núi Bài thơ phía biển, riêng gói thầu thực hiện năm 2003-2007, bổ sung từ 39.000 trđ lên 52.000 trđ. Gói thầu thi công từ 2010-2013, bổ sung từ 121.000 trđ lên 132.000 trđ, do chênh lệch vật liệu và bù giá nhân công. Quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng: Ban trọng điểm đang thực hiện theo Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thuộc các DA có sử dụng 30% vốn Nhà nước trở lên. Quá trình thương thảo và ký hợp đồng kinh tế: Các hợp đồng kinh tế thi công xây lắp và mua sắm thiết bị được ký kết ở Ban trọng điểm chủ yếu là các hợp đồng theo đơn giá (đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá điều chỉnh). Loại hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc hợp đồng trọn gói hầu như không thực hiện hoặc có rất ít (như phần chỉ định thầu hạng mục chống mối thuộc DA Trường THPT Chuyên Hạ Long). Do giá cả thị trường biến động liên tục, thông báo giá của liên Sở Tài chính- Xây dựng ra hàng tháng, có thời gian bị chậm một vài tháng. Cộng với cải cách tiền lương, tăng lương liên tục, dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung giá nhân công nên hầu hết các hợp đồng đều phải có vài phụ lục về giá (như gói thầu số 10 - san nền thuộc DA Đường Bao biển Lán Bè cột Đồng hồ có tới 05 phụ lục hợp đồng và điều chỉnh giá từ 15 tỷ đồng đến 25 tỷ đồng) và phụ lục kéo dài thêm thời gian thi công vì hầu như các DA đều chậm tiến độ. Việc quản lý thực hiện hợp đồng là hết sức cần thiết vì đó là cơ sở pháp lý để thực hiện tiến độ thanh toán vốn cho nhà thầu vì từ tháng 8/2011, thực hiện thông tư số 86 của Bộ Tài chính, KBNN chỉ kiểm soát chi theo hợp đồng kinh tế, nên các 60 hợp đồng, tùy theo loại hợp đồng, phải quản lý hợp đồng bao gồm: Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng, quản lý về khối lượng và giá hợp đồng, quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng. Công tác nghiệm thu chi phí tư vấn đầu tư xây dựng như thiết kế, lập dự toán, thẩm tra TKDT đôi khi còn nhầm lẫn nhóm công trình, tỷ lệ nội suy sai, áp sai mẫu đất, đá, tính toán chi phí vận chuyển trong công tác khảo sát...dẫn đến thanh toán vượt so với giá được nghiệm thu, mà chi phí nhỏ rất khó thu hồi. Công tác nghiệm thu khối lượng hoàn thành ở một số dự án có phần thiếu trách nhiệm của CB giám sát và nhà thầu thi công. Đôi khi, khối lượng nghiệm thu thường được chép khối lượng theo bài thầu mà không đo bóc khối lượng thực tế từng giai đoạn, dẫn đến cuối cùng quyết toán, khối lượng thực tế nhỏ hơn khối lượng đã nghiệm thu giai đoạn. Có quyết toán xong đã nhìn thấy số tiền đã cấp vượt so với quyết toán, phải thu hồi; có những giá trị quyết toán còn nằm trong tỷ lệ bảo hành, chưa phải thu hồi. Nhưng nếu quyết toán chậm và trả hết bảo hành theo thời gian quy định, thì lại phải thực hiện thu hồi vốn cấp vượt từ nhà thầu - gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Ví dụ như gói thầu san nền và tường kè thuộc DA Trung tâm bảo tàng sinh thái Hạ Long: - Giá trị quyết toán: 3.432 triệu đồng - Đã thanh toán cho nhà thầu: 3.814 triệu đồng - Thanh toán vượt cho nhà thầu: 382 triệu đồng Nguyên nhân chủ yếu là do, khi nghiệm thu khối lượng hoàn thành đã bốc vượt quá khối lượng (vì phải đáp ứng kế hoạch giải ngân cuối năm), khi QT thì khối lượng thực tế bị giảm. Vấn đề ở đây là kể từ sau khi dự án được duyệt QT từ tháng 10/2011 đến nay (vào thời điểm kinh tế khó khăn này) vẫn chưa thu hồi được số tiền đã cấp vượt cho của nhà thầu. Hoặc như trường hợp gói thầu số 11 thuộc DA đường bao biển Lán bè cột Đồng hồ: - Giá trị nghiệm thu: 30.450 triệu đồng - Thanh toán trả nhà thầu: 29.000 triệu đồng 61 - Giữ bảo hành 5%: 1.450 triệu đồng - Giá trị quyết toán: 30.000 triệu đồng - Phải trả nhà thầu: 1.000 triệu đồng Như vậy có nghĩa là Ban trọng điểm đang thanh toán quá từ NSNN là 450 triệu đồng. Từ những lỗi thường gặp như vậy mà trong quá trình thanh toán ở giai đoạn THĐT, đòi hỏi CB giám sát phải nghiệm thu thực tế KLHT. Nói chung, quản lý vốn ở giai đoạn THĐT là rất quan trọng, nó quyết định chi phí của từng hạng mục và giá thành công trình, liên quan đến việc sử dụng vốn (ví dụ thanh toán cho khối lượng nghiệm thu khống là sai phạm) và ảnh hưởng khá lớn đến tiến độ giải ngân, lượng tiền giải ngân và chất lượng đồng vốn đầu tư ảnh hưởng đến tiến độ của công trình. Vậy nên trong các khâu kiểm soát, cần phát hiện kịp thời để điều chỉnh, tránh sử dụng vốn sai mục đích. 2.2.1.3. Quản lý vốn giai đoạn kết thúc đầu tư Giai đoạn này, xác định được hiệu quả của đồng vốn đầu tư (chưa có tiêu chí cụ thể cho từng DA) khi đưa công trình vào khai thác sử dụng. Vì các công trình sử dụng vốn NSNN thường là các DA không thu hồi hoặc thu hồi rất ít vốn ĐT- là các DA Hạ tầng kỹ thuật, giao thông, trụ sở, trường học, bệnh viện (thường gọi là điện, đường, trường, trạm). Sau đó là công việc quyết toán dự án hoàn thành - công việc này quyết định chi phí quyết toán, giá thành của dự án. Mặc dù đã có quy định về thời gian quyết toán các DA thuộc nhóm A,B,C của Bộ Tài chính nhưng gần như 99% các DA hoàn thành do Ban trọng điểm thực hiện đều chậm về thời gian quyết toán (sẽ được đánh giá kỹ ở mục quản lý vốn khi quyết toán công trình HT). Điều đó làm cho việc quản lý theo dõi tài sản của các đơn vị sử dụng công trình không kịp thời, kéo dài thời gian tất toán DA và làm dàn trải nợ đọng XDCB. Đối với các DA sử dụng vốn NSNN do Sở Tài chính thẩm tra và quyết toán hầu như không quy đổi dòng tiền của DA về thời điểm quyết toán. Điều đó làm cho việc xác định hệ số huy động tài sản chỉ là tương đối. 2.2.2. Quản lý vốn trong công tác giải ngân Qua đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác giải ngân tại Ban trọng 62 điểm giai đoạn từ năm 2008-2013 nhìn chung, vốn đầu tư thực hiện giải ngân so với KH vốn năm đều đạt 100%. Giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN là nhiệm vụ hàng đầu của Ban trọng điểm - là việc quản lý thanh toán vốn kế hoạch của các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN do UBND Tỉnh giao nhiệm vụ hàng năm đảm bảo giải ngân vốn theo KH và đúng mục đích. Các dự án do Ban quản lý được thực hiện kiểm soát chi qua KBNN Quảng Ninh. Hiện nay, việc quản lý thanh toán vốn đầu tư đang được Ban trọng điểm thực hiện theo thông tư 86/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/8/2011, thay thế các thông tư của Bộ Tài chính số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007; số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007; số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009; số 209/2009/TT-BTC ngày 05/11/2009 hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273131_186_1951337.pdf
Tài liệu liên quan