MỤC LỤC
Nội dung Trang
Đặt vấn đề . . . 1
Chương 1. Tổng quan . . . 3
1.1. Khái niệm, phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số đặc điểm
giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em? . . 3
1.1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là gì?. . . 3
1.1.2. Phân loại các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. . 3
1.1.3. Một số đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em. . 4
1.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ d ưới 5 tuổi trên Thế giới
và tại Việt Nam. . . 5
1.2.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ d ưới 5 tuổi trên Thế giới. 5
1.2.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Việt Nam . 8
1.3. Các yếu tố nguy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. . . 12
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu . . 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu . . . 17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . . 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu . . . 17
2.4. Phương pháp chọn mẫu . . . 18
2.5. Các chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số. . 19
2.6. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý sai số. . 24
2.7. Phương pháp xử lý số liệu: . . . 24
Chương 3. Kết quả nghiên cứu . . 25
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. . 25
3.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ d ưới 5 tuổi . 31
3.3. Kết quả về các yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính . 35
Chương 4. Bàn luận . . . 43
4.1. Tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội tại địa điểm nghiên cứu . 43
4.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ d ưới 5 tuổi . 44
4.3. Các yếu tố nguy c ơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính . 47
Kết luận . . . . 53
Khuyến nghị. . . 54
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7519 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guyên nhân trẻ không được
chăm sóc y tế trước khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh viện
cao là vì các bà mẹ không phát hiện được dấu hiệu của bệnh, hoặc khi trẻ
mắc bệnh không được chữa trị đúng đắn, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh
viện thì bệnh đã quá nặng [13],[35],[36].
Điều tra 14.290 trẻ dưới 5 tuổi tại 18 xã thuộc đồng bằng sông Hồng
của Viện Lao và bệnh phổi cho thấy tỷ lệ tử vong là 7/1000 trẻ đẻ sống
trong đó tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp là 2,7/1000 trẻ đẻ sống [8]. Kết
quả điều tra ở một số phường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ tử vong chung là
5,2% trong đó do NKHHCT là 2,8% [13],[14].
Tác giả Nguyễn Thu Nhạn (2001) cũng nhận thấy tình hình tử vong trẻ
em tại các khoa Nhi bệnh viện tỉnh trong 2 năm 1998 - 1999 tập trung vào
10 nhóm bệnh và đứng đầu vẫn là nhóm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Trong
khi tỷ lệ tử vong chung ngày một giảm thấp, thì tỷ lệ tử vong do viêm phổi
chưa giảm nhiều (năm 1970 là 37%, năm 1990 là 42% năm 1995 là 35% và
năm 2000 là 40%). Như vậy tỷ lệ tử vong do viêm phổi hầu như không
giảm trong suốt 30 năm qua [24],[25].
Điều tra về tỷ lệ mắc bệnh NKHHCT ở một số dân tộc cho thấy: dân
tộc Thái (Sơn La): 47,0%, Giáy (Lai Châu): 61,34%, H‘Mông (Hà Giang):
72,36%, Mường (Hoà Bình): 59,34% [21]. Nghiên cứu của chương trình
phòng chống NKHHCT trên 8.799 trẻ tại 50 xã đồng bằng thấy tỷ lệ trẻ
dưới 1 tuổi mắc bệnh NKHHCT cao gấp từ 1,2 đến 2 lần so với trẻ từ 1–5
tuổi [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Để giải quyết vấn đề NKHHCT ở trẻ em, chương trình phòng chống
NKHHCT được Bộ Y tế Việt Nam sớm đưa vào một trong các chương
trình Y tế Quốc gia và bắt đầu triển khai trên cả nước từ năm 1984, chỉ sau
1 năm WHO triển khai chương trình ARI trên toàn cầu năm 1983 và là
nước thứ 2 trên thế giới triển khai chương trình này (sau Brazil) [23]. Điều
này thể hiện sự quan tâm và chú trọng của Đảng và Ngành y tế đối với việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em. Theo chương trình Hợp tác Quốc
gia, tính đến năm 2000 thì 100% số xã trong cả nước đã triển khai chương
trình phòng chống NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi với 3 mục tiêu chính là
giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ chết và giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong điều
trị NKHHCT. Tuy vậy theo các nghiên cứu hàng năm về NKHHCT cho
thấy tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ nhỏ vẫn không thuyên giảm trong những
năm gần đây, đặc biệt ở những khu vực khó khăn vùng cao, miền núi, vùng
đông các dân tộc thiểu số sinh sống [8],[23].
Trong suốt 2 thập kỷ triển khai thực hiện chương trình ARI, người ta
thấy rằng tiến hành những chương trình hoạt động riêng biệt cho một đối
tượng là trẻ em mặc dù có sự thành công nhất định nhưng bên cạnh đó lại
bộc lộ nhiều mặt hạn chế như tốn thời gian, nhân lực, kinh phí... Mặt khác,
trên thực tế, hầu hết trẻ bị bệnh thường có triệu chứng của nhiều bệnh kết
hợp, xử trí từng bệnh có thể dẫn đến việc điều trị thiếu toàn diện. Để nâng
cao hiệu quả của các chương trình y tế, WHO kết hợp UNICEF đưa ra một
chiến lược mới nhằm quan tâm toàn diện đến trẻ em đó là hoạt động lồng
ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI). Đây là một hoạt động nhằm mục đích
giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ mắc, giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và hạn
chế di chứng cho trẻ em tại cộng đồng, đồng thời cải thiện sức khỏe trẻ em
ở các nước đang phát triển. Một trong những điểm nổi bật của chương trình
này là nhấn mạnh việc phát hiện sớm bệnh cho trẻ, phân loại và xử trí đúng
bệnh ngay tại tuyến cơ sở. [22],[23],[56].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Vì tính chất đặc trưng đó, Bộ Y tế đã phê duyệt để thực hiện chương
trình IMCI từ năm 1996 và đã có chỉ thị (08/1999/CT-BYT) để triển khai
hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh tại các tuyến. Tuy vậy để chương
trình IMCI hoạt động thực sự hiệu quả tại tuyến cơ sở thì cần phải có 1 đội
ngũ CBYT có năng lực và được tập huấn bài bản về IMCI, trong khi đó
việc đảm bảo đủ số lượng bác sỹ phục vụ cho tuyến Y tế cơ sở ở khu vực
miền núi đang là một vấn đề khó khăn của ngành Y tế. Mặt khác, đội ngũ
NVYTTB là đối tượng gần với người dân nhất thì lại chưa được đào tạo
đầy đủ, các thông tin về y tế thay đổi hàng ngày trong khi sự cập nhật thông
tin của bản thân các CBYT cơ sở thường chậm chạm từ đó dẫn đến việc
thực hiện chương trình phòng chống NKHHCT cho trẻ em còn gặp nhiều
khó khăn [23],[32].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
1.3. Các yếu tố nguy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rất nhiều yếu tố nguy cơ
đến NKHHCT trẻ em. Các yếu tố nguy cơ có thể được xếp vào một số
nhóm như sau: Yếu tố nhân khẩu học, Kinh tế xã hội, môi trường, dinh
dưỡng và yếu tố hành vi.
* Yếu tố nhân khẩu học:
- Giới tính: Trong nhiều nghiên cứu về NKHHCT trẻ em tại cộng
đồng, con trai thường hay mắc NKHHCT hơn con gái. Điều tra 5524 trẻ
dưới 5 tuổi tại Tanzania năm 2007 về NKHHCT cho thấy tỷ lệ hiện mắc ở
trẻ nam là 11,21% cao hơn ở trẻ nữ :9,85%. Nghiên cứu về NKHHCT trẻ
em tại Huế năm 2003 cũng cho thấy tỷ lệ trẻ nam mắc NKHHCT là
40,57% cao hơn trẻ nữ: 39,11% [14],[28],[46].
- Tuổi của trẻ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mắc NKHHCT nói chung
tương đối ổn định trong nhóm trẻ từ 1 đến 5 tuổi, tử vong tập chung ở
nhóm trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Thực tế, khoảng một nửa các trường hợp tử vong
do bệnh đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi xảy ra chủ yếu ở trẻ 6 tháng đầu
sau khi sinh [14],[45].
* Yếu tố kinh tế - xã hội.
- Thu nhập bình quân theo đầu người.
Yếu tố thu nhập liên quan tới NKHHCT này là rất khác nhau giữa các
nước. mặc dù trẻ em dưới 5 tuổi ở trên toàn thế giới đều có số đợt
NKHHCT là xấp xỉ như nhau (Khoảng 5 đợt/trẻ/năm), số mới mắc viêm
phổi hàng năm ở các nước công nghiệp phát triển dao động từ 3% đến 4%
và 10% đến 20% ở các nước đang phát triển. Sự khác biệt này cũng thấy rõ
ngay trong một thành phố hoặc trong một nước. Ở khu vực phía nam
Brazil, tỷ lệ tử vong do NKHHCT đối với trẻ ở các gia đình có thu nhập
dưới 50 USD một tháng là 12/1000 trẻ đẻ sống, 16% trong số những trẻ
này vào viện vì NKHHCT xảy ra ở trẻ dưới 20 tháng tuổi. Trong số trên
600 trẻ mà thu nhập gia đình trên 300 USD một tháng thì không có một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
trường hợp tử vong nào do viêm phổi và chỉ có 2% vào viện vì NKHHCT
dưới [45]. Một nghiên cứu khác về nguy cơ cũng cho thấy trẻ em sống
trong gia đình có điều kiện kinh tế thấp có nguy cơ mắc NKHHCT hơn
[38],[54].
- Trình độ học vấn của bố, mẹ.
Trình độ học vấn của các bà mẹ liên quan tới nguy cơ gia tăng tỷ lệ
nhập viện và tử vong do nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới. Nghiên
cứu ở Brazil cũng đã cho thấy trẻ ở các gia đình mà bố, mẹ có trình độ học
vấn của thấp (từ mù chữ đến lớp 4) có con vào viện bị viêm phổi cao gấp 2
đến 3 lần so với nhóm trẻ được chăm sóc bởi bố, mẹ học ở bậc cao hơn
[14], [51].
* Yếu tố môi trường
Yếu tố nguy cơ môi trường thường được nghiên cứu nhiều nhất bao
gồm phơi nhiễm với khói bếp, khói thuốc lá, nhà ở chật trội đông đúc, phơi
nhiễm với lạnh và ẩm ướt [15].
Các nghiên nghiên cứu về yếu tố nguy cơ NKHHCT đã dự tính rằng
ở các nước phát triển, khoảng 30% các hộ gia đình ở thành phố và 90% các
hộ gia đình ở vùng nông thôn sử dụng củi, rơm rạ và chất thải động vật như
là nguồn chính cho đun nấu và suởi ấm. Thường thì các chất đốt này bị
cháy không hoàn toàn và nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà cao gấp 20
lần so với các nước công nghiệp phát triển [47]. Những nghiên cứu ở
Nepal, Gambia, Zimbabure, Nam phi, Argentina đã thấy rằng tỷ lệ mắc
bệnh đường hô hấp cao hơn ở trẻ nhỏ khi bị phơi nhiễm với khói bếp trong
nhà ở. Trong một nghiên cứu ở Nepal, tỷ lệ mới mắc NKHHCT liên quan
trực tiếp với số giờ mà trẻ sống gần lò sưởi [44].
Khói thuốc lá bao gồm nhiều chất gây ô nhiễm tác động không tốt lên
đường hô hấp của trẻ đặc biệt là khi hít phải khói thuốc thụ động. Người ta
đã phát hiện hơn 4000 hợp chất khí và giọt cặn tạo lên khói thuốc lá, trong
đó có tới 30 chất gây tác hại xấu đến sức khỏe. Hai chất được biết đến rõ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
nhất là CO và Nicotin là những chất gây tác hại lên hệ hô hấp và tim mạch
[47]. Khi trong gia đình trẻ có nhiều người hút thuốc lá hoặc trong phòng
ngủ của trẻ có người hút thuốc lá thì nguy cơ trẻ phải vào viện do
NKHHCT cao gấp 2 lần, kết quả này đã được chỉ ra trong nghiên cứu của
Bruce Nigel (2000) [40].
Chật trội đông đúc, số người trong gia đình cao, gia đình đông con là
thường khá phổ biến ở các nước đang phát triển, vấn đề này đã làm góp
phần gia tăng sự lan truyền bệnh qua các giọt nước bọt nhỏ và đã được
khảng định rõ có liên quan tới các bệnh đường hô hấp. Một nghiên cứu ở
Brazil đã chỉ ra rằng sau khi điều chỉnh yếu tố kinh tế xã hội và môi trường
thì thấy rằng gia đình có từ 3 con dưới 5 tuổi trở lên có nguy cơ tử vong do
viêm phổi cao gấp 2 đến 5 lần so với gia đình ít con [48],[51].
* Phơi nhiễm với lạnh và ẩm ướt.
Nghiên cứu về yếu tố môi trường ảnh hưởng tới NKHHCT đã chỉ ra tỷ
lệ trẻ vào viện do NKHHCT tăng cao hơn vào mùa lạnh, khi chuyển mùa.
Điều tra tại Tripura (Ấn Độ) cho thấy tử vong do viêm phổi cao một cách
đáng kể vào những tháng mùa đông và có liên quan đến số trẻ sống trong
nhà tạm, nền nhà chưa được lát (nền đất) và trẻ phải ngủ dưới nền nhà. [57]
* Yếu tố dinh dưỡng.
Các yếu tố dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới NKHHCT bao gồm cân
nặng lúc sinh, tình trạng dinh dưỡng, sữa mẹ, nồng độ vitamin A và các vi
chất dinh dưỡng khác.
Trẻ em suy dinh dưỡng đáp ứng miễn dịch kém và dễ bị nhiễm khuẩn
hơn so với trẻ không bị suy dinh dưỡng. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà
về suy dinh dưỡng với NKHHCT kết luận rằng suy dinh dưỡng ở trẻ là yếu
tố có nguy cơ cao gây NKHHCT. Sau khi can thiệp vào vấn đề suy dinh
dưỡng, số đợt mắc NKHHCT trung bình ở nhóm trẻ can thiệp đã giảm
xuống 2,24 lần so với nhóm không được can thiệp [15].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Trẻ em có cân nặng sơ sinh thấp hoặc một số trường hợp giảm cân do
viêm phổi hay tiêu chảy đều có nguy cơ vào viện gấp 2 lần khi so sánh với
trẻ bình thường. Điều này giải thích là do đáp ứng miễn d ịch kém, chức
năng phổi bị tổn thương do đường kính của của đường hô hấp trên nhỏ hơn
và có khuynh hướng tắc nghẽn đường thở ngoại vi [15]. Nascimento và
cộng sự khi xác định các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi ở trẻ em tại Brazil
cũng chỉ ra trẻ đẻ non tháng và trẻ có cân nặng thấp khi sinh sẽ có nguy cơ
mắc bệnh viêm phổi nặng cao hơn bao gồm cả viêm phổi nói chung và
nhóm trẻ này có nguy cơ vào viện vì viêm phổi trong 1 và 2 năm đầu sau
khi sinh [48], [51].
* Thiếu sữa mẹ, cai sữa sớm.
Sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ chống lại NKHHCT thông qua một số cơ chế
như là: sữa mẹ có chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus, tế bào hoạt
tính miễn dịch và các chất kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ.
Một nghiên cứu đã cung cấp thông tin về tử vong đặc hiệu do nhiễm
khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới liên quan tới trẻ nuôi bằng sữa mẹ,
những đứa trẻ được nuôi bằng sữa nhân tạo có nguy cơ mắc bệnh cao gấp
1,6 lần và những đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ thì có nguy cơ mắc
bệnh cao hơn 3,6 lần so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Các nghiên cứu đã
cung cấp các dữ liệu về sự liên quan giữa sữa mẹ và vào viện do viêm phổi
ở Trung Quốc, Brazil, Canada, Argentina. Tất cả các nghiên cứu này đều
chỉ ra rằng trẻ em không được nuôi sữa mẹ có nguy cơ vào viện do
NKHHCT cao gấp từ 1,5 đến 4 lần [14], [36].
* Nhận biết về NKHHCT của bà mẹ
Nghiên cứu của WHO cho thấy nếu bà mẹ biết dấu hiệu của viêm
phổi và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, đồng thời nếu trẻ được xử trí đúng
thì sẽ giảm được tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi ở trẻ [56]. Nghiên cứu
tiến hành ở vùng thành phố tại Ethiopia, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
chiếm tỷ lệ 33% trong tổng số các bệnh ở trẻ nhỏ và 20% trong số tử vong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
ở trẻ dưới 5 tuổi [50]. Trong nghiê cứu này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn
222 bà mẹ, hầu hết các bà mẹ không nhận biết được các dấu hiệu của viêm
phổi bao gồm thở nhanh và rút lõm lồng ngực. Một số các mẹ nhận biết
được dấu hiệu này nhưng không phân tích lý giải được tình trạng nặng của
bệnh. Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận bằng cách đưa ra các khuyến cáo
là cần tăng cường công tác giáo dục sức khoẻ và nghiên cứu sâu hơn về
niền tin của cộng đồng đối với NKHHCT ở trẻ, đặc biệt nhấn mạnh vào các
dấu hiệu, triệu chứng của NKHHCT mà các gia đình có thể xác định được
có phải con cái của họ có bị mắc NKHHCT hay không [50].
Nghiên cứu được tiến hành tại một cơ sở y tế tại Enugu, miền đông
Nigeria để xác định kiến thức của các bà mẹ về việc nhận biết viêm phổi ở
trẻ trước tuổi đi học [55]. Nhóm tác giả phỏng vấn 400 bà mẹ bằng bảng
câu hỏi có cấu trúc và thấy rằng 65% bà mẹ nhận biết được viêm phổi qua
dấu hiệu khó thở, 42% bà mẹ nhận biết được dấu hiệu thở nhanh và 26,5%
biết dấu hiệu ho ở trẻ. Chỉ rất ít bà mẹ nhận biết được viêm phổi qua dấu
hiệu: Rút lõm lồng ngực (8,5 %) và tím tái (1%). Nghiên cứu này cũng cho
thấy điểm kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu viêm phổi gia tăng một
cách có ý nghĩa với trình độ học vấn và tầng lớp xã hội của các bà mẹ (p
<0,05). Trong khi đó 51% các bà mẹ tin rằng dấu hiệu thở nhanh là một
dấu hiệu quan trọng để xác định viêm phổi ở trẻ, một số khá lớn các bà mẹ
(87,5%) không tin tưởng rằng các dấu hiệu muộn như là rút lõm lồng ngực,
tím tái có phải là dấu hiệu biểu hiện của tình trạng bệnh nặng hay không.
Trên cơ sở các các tiêu chuẩn của WHO, nghiên cứu đã đưa ra kết luận
rằng nhận biết viêm phổi ở trẻ em của các bà mẹ ở mức trung bình, trong
khi đó kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu chỉ điểm viêm phổi nặng ở
mức rất kém. Vì thế cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ
về NKHHCT cho các bà mẹ đặc biệt là cách nhận biết các biểu hiện
của viêm phổi và viêm phổi nặng [55].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi
- Trẻ em dưới 5 tuổi
- Sổ sách, báo cáo thống kê của trạm y tế xã
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 12/2006 – 12/2007
- Huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả:
Sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang để mô tả thực trạng tình hình
NKHHCT tại cộng đồng nghiên cứu [2].
Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:
2
2
.
1
2
p q
n Z
d
Trong đó:
n: cỡ mẫu cần có;
1
2
Z
: hệ số giới hạn tin cậy với = 0,05 thì
1
2
Z
= 1,96
p = 0,39; Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT = 39,75% [28]
q = 1- p = 0,61; d= 0,06; Sai số mong muốn (d = 6%)
-> n = 254 trẻ. Để tăng thêm độ chính xác khi nghiên cứu chúng tôi
gấp đôi cỡ mẫu 2n = 508 trẻ.
2.3.2. Nghiên cứu bệnh chứng.
Nhóm bệnh: Trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT
Nhóm chứng: Trẻ dưới 5 tuổi không mắc NKHHCT
Cỡ mẫu được tính theo công thức sau: [2]
{1/[p1(1-p1)] + 1/[p2 (1- p2)}
n = z2α/2
[Ln (1- ε) ]
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
n: Cỡ mẫu cần có ở mỗi nhóm
Z α/2 : Hệ số giới hạn tin cậy = 1,96
p1 : Tỷ lệ cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở nhóm bệnh.
p2 : Tỷ lệ cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở nhóm chứng. Theo
1 nghiên cứu trước đây thì tỷ lệ trẻ có trọng lượng khi sinh thấp ở
nhóm chứng p2 = 0,26 (26%)[28].
Với p1 =
OR x p2
= 0,41
OR x p2 + (1 - p2)
ε : Mức độ chính xác mong muốn: ε = 0,33
Thay vào công thức trên tính được cỡ mẫu: n = 224 trẻ
2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu chủ đích: Huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
Huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi vùng cao mới
tách ra từ huyện Bạch Thông từ năm 1998. Diện tích của huyện là 606,11
km
2
gồm 15 xã và 1 thị trấn. Về vị trí :
- Phía Đông giáp huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên và huyện Na Rì -
tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Tây giáp huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên
- Phía Nam giáp huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên,
- Phía Bắc giáp thị xã Bắc Kạn.
Dân số của huyện là 38.443 người, gồm các dân tộc sinh sống: Tày,
Kinh, Nùng, Dao, H'Mông, Hoa, Sán Chí. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm
hơn 70% dân số toàn huyện. Hơn 80% số hộ gia đình trong huyện làm nghề
nông nghiệp, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó
khăn [10],[30].
- Lập danh sách các xã trong toàn huyện và chọn ngẫu nhiên 4 xã để
điều tra hộ gia đình và khám trẻ. Chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc
thăm. Kết quả gồm các xã: Bình Văn, Thanh Bình, Nông Hạ, Hòa Mục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
- Với mẫu nghiên cứu mô tả: Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong từng xã
chọn ra 508 trẻ vào diện nghiên cứu. Do tổng số trẻ dưới 5 tuổi trong 4 xã
tương đương với cỡ mẫu nghiên cứu nên chúng tôi lấy toàn bộ số trẻ vào diện
nghiên cứu (kết quả n = 552 trẻ).
- Với mẫu nghiên cứu bệnh – chứng: Nghiên cứu cần tối thiểu là 224
trẻ mắc NKHHCT vào nhóm bệnh và 224 trẻ không mắc NKHHCT vào
nhóm chứng. Mẫu nhóm chứng nghiên cứu yêu cầu cùng lứa tuổi, cùng
vùng địa dư nghiên cứu với nhóm bệnh.
Qua nghiên cứu mô tả, số trẻ mắc NKHHCT là 225, số trẻ không
mắc NKHHCT là 327 xấp xỉ cỡ mẫu tối thiểu và tương đương với tỷ lệ 1:1
nên chúng tôi lấy toàn bộ 225 trẻ mắc vào nhóm bệnh và 327 trẻ không
mắc vào nhóm chứng.
2.5. Các chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số.
2.5.1. Chỉ số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.
- Kinh tế hộ gia đình: Theo quy định của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2006 – 2010 [1].
+ Hộ nghèo: Thu nhập bình quân trên đầu người dưới 200.000 đồng
/người /tháng (2.400.000 đồng/người/năm)
+ Hộ không nghèo: Thu nhập bình quân quân trên đầu người từ
200.000 đồng /người /tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở lên [1].
- Trình độ học vấn của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
+ Mù chữ: là những người không biết đọc, biết viết.
+ Biết đọc, biết viết là những người học chưa hết lớp 4/10 hoặc 5/12.
+ Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12.
+ Trung học cơ sở là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp 9/12.
+ Phổ thông trung học là những người đã học hết lớp 10/10 hoặc
lớp12/12.
- Dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, H’Mông, Sán Chí và các dân
tộc thiểu số khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
- Nghề nghiệp của bà mẹ: Làm ruộng, buôn bán, công nhân, giáo
viên, công chức, nghề khác.
2.5.2. Chỉ số về tình hình bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ.
- Tỷ lệ NKHHCT chung của trẻ dưới 5 tuổi tại các điểm nghiên cứu.
- Phân bố tỷ lệ NKHHCT trẻ em dưới 5 tuổi theo mức độ nặng, nhẹ
của bệnh, gồm 3 thể [28],[3].
+ Không viêm phổi; ho hoặc cảm lạnh.
+ Viêm phổi.
+ Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán NKHHCT trẻ em tại cộng đồng theo quy định
của Bộ Y tế như sau [3],[28].
Với trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi
Dấu hiệu Phân loại
- Trẻ có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn
thân nào hoặc
- Rút lõm lồng ngực hoặc
- Thở rít khi nằm yên
Viêm phổi nặng hoặc bệnh
rất nặng
- Thở nhanh: Đếm nhịp thở của trẻ trong 1
phút, thở nhanh xác định theo tháng tuổi:
Trẻ 2 -<12 tháng tuổi: ≥ 50 nhịp/1 phút
Trẻ 12 đến 5 tuổi: ≥ 40 nhịp/1 phút
Viêm phổi
Trẻ bị ho hoặc khó thở và không có dấu hiệu
viêm phổi hoặc viêm phổi nặng.
Không viêm phổi; ho hoặc
cảm lạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Với trẻ dưới 2 tháng tuổi
Dấu hiệu Phân loại
- Trẻ có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn
thân nào hoặc
- Rút lõm lồng ngực hoặc
- Thở nhanh: ≥ 60 nhịp/1 phút
Viêm phổi nặng hoặc
bệnh rất nặng
Trẻ bị ho hoặc khó thở và không có dấu hiệu
viêm phổi hoặc bệnh rất nặng.
Không viêm phổi; ho hoặc
cảm lạnh
Các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân gồm: Không uống được hoặc bỏ
bú; li bì hoặc khó đánh thức; nôn tất cả mọi thứ; co giật.
Dấu hiệu rút lõm lồng ngực: là dấu hiệu thấy được khi quan sát lồng
ngực trẻ khi trẻ hít vào, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi thấy phần dưới
lồng ngực của trẻ lõm vào khi trẻ hít vào. Dấu rút lõm lồng ngực xảy ra khi
trẻ phải gắng sức để hít vào. Dấu rút lõm lồng ngực chỉ có ý nghĩa khi nhìn
thấy liên tục và rõ ràng, nếu chỉ thấy lúc trẻ đang khóc hoặc đang bú thì
không phải có dấu rút lõm.
Thở rít khi nằm yên: Tiếng thở rít là một tiếng thở thô ráp tạo ra khi
trẻ hít vào. Muốn nghe rõ tiếng này phải để sát tai vào miệng của bệnh
nhân . Thở rít xảy ra khi có hẹp thanh quản, khí quản hoặc nắp thanh quản
làm cản trở không khí vào phổi. Khi trẻ không b ị bệnh nặng, tiếng thở rít
chỉ nghe được nếu trẻ kêu khóc hoặc giắng sức. Do đó tiếng thở rít chỉ
được xác định chính xác khi để trẻ nằm yên .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
- Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi theo các nhóm tuổi, có
4 nhóm tuổi: 1 tháng tuổi; từ 2 – 11 tháng tuổi ; từ 12 – 35 tháng tuổi; từ 36
– 60 tháng tuổi.
Cách tính tuổi theo quy ước của WHO (1983):
+ Tính tuổi theo tháng (đối với trẻ dưới 5 tuổi)
Kể từ khi mới sinh đến tròn 1 tháng (từ 1 đến 29 ngày là tháng thứ
nhất được) được gọi là tròn 1 tháng.
Kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng được gọi là 2
tháng tuổi. Các tháng tiếp theo tính tương tự.
+ Tính tuổi theo năm:
Trẻ từ khi sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày gọi là 0 tuổi hay dưới 1 tuổi.
Các năm tiếp theo tính tương tự.
Vậy trẻ dưới 5 tuổi là trẻ từ 0 – 4 tuổi hay từ 1 đến 60 tháng tuổi.
- Phân bố tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi theo giới.
- Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi theo dân tộc.
- Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi theo nghề nghiệp mẹ.
- Tỷ lệ tử vong do NKHHCT tại các địa điểm điều tra.
2.5.3. Chỉ số về các yếu tố nguy cơ:
- Bản thân trẻ:
+ Giới của trẻ.
+ Cân nặng khi sinh
+ Thời gian cai sữa cho trẻ:
Cai sữa sớm: Trước 18 tháng.
Cai sữa đúng: Từ 18 – 24 tháng.
+ Tình hình tiêm chủng phòng bệnh.
Tiêm chủng đủ, đúng lịch: là tiêm đúng thời gian theo lịch
tiêm chủng đồng thời đủ số mũi tiêm và loại vacine theo độ
tuổi của trẻ tại thời điểm điều tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Tiêm chủng không đủ, hoặc đủ nhưng không đúng lịch: là
không đảm bảo 1 trong 3 điều kiện: đủ số mũi, đủ loại vacine
theo độ tuổi, đúng thời gian.
- Kiến thức về NKHHCT của bà mẹ:
Các câu hỏi được thiết kế để đánh giá bà mẹ về kiến thức phát hiện
dấu hiệu bệnh NKHHCT ở trẻ, kiến thức xử trí khi trẻ mắc NKHHCT, kiến
thức dự phòng NKHHCT cho trẻ. Có 10 câu hỏi đánh giá kiến thức, mỗi
câu trả lời đúng được 1 điểm. Đánh giá bằng cách cho điểm theo 3 mức độ:
Kiến thức kém: < 5 điểm
Kiến thức trung bình: Từ 5 đến <7 điểm.
Kiến thức khá, tốt: Từ 7điểm trở lên.
- Yếu tố môi trường sống của trẻ
Loại nhà ở: Nhà tạm, nhà bán kiên cố, kiên cố.
Tình trạng nhà ở phân thành 2 nhóm: Ẩm thấp, trống trải; Thoáng,
sạch sẽ.
Tình trạng bếp đun trong nhà: có bếp đun đặt trong nhà không được
cách ly bếp đun với phòng ngủ, phòng khách. Loại bếp đun bằng
củi, than.
Gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào: Hút thuốc lá hoặc thuốc
lào trong nhà hoặc hút gần trẻ. Hút thuốc hàng ngày, tần suất trung
bình 5 điếu/ngày.
Quy mô hộ gia đình:
Hộ gia đình hạt nhân (phổ biến tại khu vực vùng cao, miền núi): Từ
6 người trở xuống, gồm 3 thế hệ ông bà, bố mẹ, con cháu cùng sinh
sống trong một gia đình.
Hộ gia đình đông người: trên 6 người cùng sinh sống trong một nhà.
Chuồng gia súc dưới gầm sàn nhà, gần nhà dưới 10m, không đảm
bảo vệ sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý sai số.
Phỏng vấn các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, kết hợp với quan sát tại hộ
gia đình, các kết quả được ghi chép vào phiếu điều tra in sẵn. Phiếu phỏng
vấn được thiết kế theo đúng qui trình, được thử nghiệm, chỉnh sửa trước
khi đưa vào điều tra chính thức.
Phỏng vấn bà mẹ bởi các cán bộ khối Y tế công cộng – Trường Đại
học Y khoa Thái Nguyên, được tập huấn kỹ các nội dung phỏng vấn trước
khi điều tra tại khu vực nghiên cứu.
Khám lâm sàng và phân loại NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi bởi các
bác sỹ chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên. Kết quả
khám phân loại được ghi vào các phiếu khám in sẵn.
2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật toán thống kê y
học dựa trên các phần mền EPIDATA 3.02, SPSS 16.0.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu.
Qua nghiên cứu 552 trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
chúng tôi đưa ra một số kết quả sau.
Bảng 3.1. Phân bố trẻ theo tình hình kinh tế hộ gia đình
K
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_Y_DP_MAT.pdf