MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng trong Luận văn v
Mở đầu. 1
1-Tính cấp thiết của đề tài 1
2- Mục tiêu nghiên cứu 2
3-Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu. 3
4-Những đóng góp của Luận văn 3
Chương 1: Tổng quan tài liện nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu5
1.1-Cơ sở khoa học 5
1.1.1-Vài nét về cây chè và vai trò của cây chè với đời sống con
người5
1.1.2-Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè 8
1.1.3-Những chỉ tiêu đánh giá về phát triển sản xuất chè 15
1.2- Phát triển sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam 18
1.2.1-Phát triển sản xuất chè trên Thế giới 18
1.2.2-Phát triển sản xuất chè ở Việt Nam 19
1.2.3 – Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên
1.3-Phương pháp nghiên cứu 26
1.3.1-Các phương pháp nghiên cứu 26
1.3.2-Phương pháp phân tích 31
Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất chè ở Thành phố
Thái Nguyên 33
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 33
2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 33
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội. 38
2.1.3- Tình hình một số ngành kinh tế của Thành phố Thái Nguyên 43
2.1.4-Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát
triển sản xuất của Thành phố Thái Nguyên
48
2.2-Tình hình phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 52
2.2.1-Diện tích và cơ cấu giống 52
2.2.2-Sản xuất chè nguyên liệu 52
2.2.3-Về kỹ thuật thâm canh 57
2.2.4-Về kỹ thuật chế biến và tiêu thụ sản phẩm 58
2.2.5-Về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 61
2.2.6-Về tiêu thụ chè 61
2.2.7-Công tác phát triển HTX chè 63
2.2.8-Chính sách khuyến nông 63
2.2.9-Thực hiện chính sách và đất đai 65
2.3-Đánh giá chung tình hình phát triển sản xuất chè ở thành
phố Thái Nguyên
65
2.3.1-Những mặt đạt được 65
2.3.2- Những mặt còn hạn chế 66
2.3.3-Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè ở thành
phố Thái Nguyên
66
Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên
69
3.1 Những quan điểm, căn cứ về phát triển sản xuất chè ở
thành phố Thái Nguyên
69
3.1.1 Những quan điểm về phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái
Nguyên
69
3.1.2 Những căn cứ 69
3.2 Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè của thành phố
Thái Nguyên đến năm 2010
70
3.2.1 Định hướng phát triển sản xuất chè 70
3.2.2 Mục tiêu phát triển sản xuất chè 71
3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở thành
phố Thái Nguyên
72
3.3.1 Quy hoạch vùng sản xuất chè 72
3.3.2 Cơ cấu giống và kế hoạch mở rộng diện tích, năng suất chất
lượng và sản xuất chè nguyên liệu
72
3.3.3 Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ 75
3.3.4 Xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất
lượng
76
3.3.5 Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương
mại để tiêu thụ sản phẩm
77
3.3.6 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè 78
3.3.7 Giải pháp về các chính sách phát triển sản xuất 79
Kết luận 83
Kiến nghị 84
Danh mục tài liệu tham khảo .
Phụ lục
121 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4921 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại Thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến
chè. Phát triển đô thị hoá nông thôn, phát triển các chợ, thị trấn, thị tứ, giải
quyết công ăn việc làm đặc biệt là người sản xuất chè. Mức độ khác nhau về
hiệu quả phát triển sản xuất chè sẽ phản ánh tính hợp lý hay không của việc
phát triển sản xuất chè trong thành phố Thái Nguyên.
1.3.2. Phương pháp phân tích
1.3.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Xuất phát từ quan điểm sự vật luôn luôn vận động và phát triển, các
hiện tượng, các quá trình hoạt động của các sự vật đều liên quan đến nhau, có
mối liên hệ biện chứng với nhau. Phương pháp này giúp cho việc xem xét,
phân tích đánh giá phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trong mối liên hệ gắn
bó, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
1.3.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh (so theo thời gian, theo vùng sinh thái, theo đặc
điểm dân tộc, theo giới tính, theo cơ cấu kinh tế) để xác định xu hướng, mức
độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng
nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng
đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan,
phản ánh đúng những nội dung phát triển sản xuất chè cần nghiên cứu.
1.3.2.3. Phương pháp dự báo thống kê
Dự báo là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong
tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên cơ sở số liệu thống kê
trong những giai đoạn đã qua. Dự báo sự biến động các nguồn lực của thành
phố Thái Nguyên như đất đai, lao động, khả năng đầu tư phát triển của thành
phố Thái Nguyên trong thời gian tới. Công việc dự báo hoàn toàn không dễ
dàng, bởi lẽ chúng ta phải nói trước những điều chưa biết, sự chính xác trong
kết quả dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại của một phương án.
Mô hình dự báo
hnn tyhy
^ víi
1
1
n n
y
y
t
Trong ®ã:
1y
: Møc ®é ®Çu tiªn cña d·y sè thêi gian
ny
: Møc ®é cuèi cïng cña d·y sè thêi gian
t
: Tèc ®é ph¸t triÓn b×nh qu©n
h
: TÇm xa cña dù b¸o [ 16 ].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; là
trung tâm kinh tế - văn hoá của tỉnh Thái Nguyên; với diện tích 177 km2 bao
gồm 18 phường và 8 xã. Quốc lộ 3 từ Hà Nội chạy qua Thành phố nối với các
tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng. Các quốc lộ 1b, 37, 279… cùng hệ thống đường liên
huyện, liên xã, liên phường là những tuyến đường giao thông quan trọng nối
thành phố Thái Nguyên với những vùng lân cận. Bên cạnh hệ thống đường bộ
Thành phố còn có hệ thống đường sắt từ Hà Nội chạy qua các trung tâm công
nghiệp của tỉnh như: Khu công nghiệp Gang Thép, Sông Công rồi qua trung
tâm Thành phố. Với vị trí và điều kiện như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc
chuyển tiếp hệ sinh thái của Thành phố, giữa đồng bằng và trung du, giữa
thành thị và nông thôn. Mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao
lưu kinh tế - văn hoá với các huyện trong tỉnh, các vùng lân cận và cả nước.
Trước hết là với các trung tâm kinh tế cận kề như thị xã Sông Công, các tỉnh
Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn… nhất là với thủ đô Hà Nội.
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm hành chính của tỉnh Thái Nguyên
có đặc điểm về thổ nhưỡng cơ bản khá phức tạp, địa hình thoải dần về phía
Nam và Đông Nam, với độ dốc trung bình là 70, tương đối bằng phẳng, xen
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
kẽ những gò, đồi. Theo điều tra thổ nhưỡng của Sở Tài nguyên Môi trường
tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên cơ bản có các loại đất như:
- Đất Feralit màu nâu nhạt được phân bố ở phía Bắc và phía Tây thành
phố, đất này phù hợp với cây công nghiệp trồng lâu năm.
- Đất phù sa sông Cầu có thành phần cơ giới đất cát pha phù hợp với với
cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa trên nền Feralit là sản phẩm bồi tụ của hai con sông: Sông
Cầu và sông Công phù hợp cho cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất đồi chủ yếu hình thành trên cát bột kết phiến sét và một phần phù sa
cổ, ở độ cao 150- 200m có độ dốc 50 - 200 phù hợp với các loại cây ăn quả và
cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè, nhãn, vải, hồng. Với những đặc
điểm thổ nhưỡng như trên đã hình thành những vùng cây trồng khác nhau và
tạo ra những nông sản phẩm đặc trưng cho Thành phố.
2.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn
Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có
hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau. Đặc điểm này đã tạo cho các vùng trong Thành phố sự đa
dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là cây nhiệt đới. Bên cạnh
những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về
thời tiết ở đây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển
của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, tập trung vào các tháng
6,7,8,9 thường xuyên gây úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt cho
việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiều năm giá rét và
sương muối kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất chè, gây nên
những khó khăn cho sản xuất chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Thành phố Thái Nguyên lấy nước từ ba nguồn chính: Sông Công có lưu
vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo
chân núi Tam Đảo. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc
có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa 175 triệu m3 nước, dùng làm thuỷ lợi
và nước sinh hoạt cho người dân thành phố; Sông Cầu nằm trong hệ thống
song Thái Bình có lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy
theo hướng Bắc – Đông Nam; ngoài ra thành phố còn có lượng nước ngầm
khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế.
2.1.1.4. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Thái Nguyên có 17.702,52 ha.
Với diện tích đất nông nghiệp là 8.694,09ha, chiếm 49.10% tổng diện tích đất
tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp là 2.997,80 ha, chiếm 16,93% tổng diện
tích đất tự nhiên.
Quỹ đất nông nghiệp của thành phố còn khá lớn, đây là thuận lợi cho
việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, bởi vậy đất đai là
tư liệu sản xuất không thể thay thế của người nông dân. Tuy nhiên về thực
trạng đất nông nghiệp vẫn tập trung phần ngoại thị, ven Thành phố, còn gần
trung tâm thì đất nông nghiệp lại ít hơn, vì vậy việc phát triển kinh tế nông
nghiệp nông thôn của ttành phố cần phân chia theo khu vực, từ đó để tìm
hướng phát triển cho các loại cây, con, đặc biệt là phát triển sản xuất chè để
phát triển bền vững.
Trong thời gian tới xu hướng đất nông nghiệp giảm, đất chuyên dùng sẽ
tăng lên do tốc độ đô thị hoá của thành phố. Ngược lại xu hướng đất lâm
nghiệp sẽ tăng do diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục
đích trồng mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Bảng 2.1: Tình hình đất đai của thành phố Thái Nguyên năm 2004- 2006
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Bảng 2.2: Diện tích đất nông nghiệp của thành phố chia theo đơn vị hành
chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
2.1.4.5. Tình hình nhân khẩu và lao động.
Tổng số nhân khẩu thành phố Thái Nguyên năm 2006 có 238.470 người,
lao động có 135.000 người. Nhân khẩu và lao động ở khối phi nông nghiệp
lớn hơn rất nhiều so với nhân khẩu và lao động trong khối nông nghiệp của
thành phố. Nhân khẩu khối phi nông nghiệp chiếm 72,91% so với nhân khẩu
ở Thành phố và số lao động chiếm 83,03% số lao động trong Thành phố
(bảng 2.3). Dân số và lao động nông nghiệp chiếm rất ít so với tổng dân số và
lao động toàn Thành phố, do vậy Thành phố Thái nguyên là nơi thu hút và
tiêu thụ khối lượng hàng hoá, nông sản rất lớn, việc đẩy nhanh sản xuất hàng
hoá ở nông hộ là thuận lợi, bởi vì nó sẽ thu hồi vốn nhanh, thúc đẩy việc tiêu
thụ hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra mà không cần phải mất nhiều thời gian
vận chuyển từ nơi khác đến, giảm chi phí vận chuyển và khấu hao tiêu thụ.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị kinh tế - văn hoá, y
tế, du lịch dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc
Bộ, là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục đào tạo của cả
nước; là đầu mối giao thông quan trọng, khoa học kỹ thuật, có vị trí quan
trọng về an ninh quốc phòng. Nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh
đồng bằng Bắc bộ có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Đảng bộ,
nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên có truyền thống cách mạng,
có trình độ dân trí cao, có đội ngũ trí thức, công nhân viên chức đông đảo
trong các cơ quan, trường học, thuộc Trung ương, Tỉnh và Thành phố
đóng trên địa bàn, đây là nguồn lực to lớn đảm bảo cho sự phát triển của
Thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Bảng 2.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của thành phố Thái
Nguyên năm 2004-2006.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, đặc biệt là từ khi được Thủ
tướng Chính phủ ký quyết định công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị
loại II vào năm 2002. Thành phố đã có bước phát triển toàn diện trên các lĩnh
vực kinh tế - xã hội và đô thị, đó là tiền đề quan trọng để Thành phố bước vào
thời kỳ phát triển mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ xây
dựng và phát triển Thành phố đang gặp nhiều khó khăn và thử thách.
2.1.2.1. Về xây dựng cơ bản - Quản lý đô thị, đất đai
Thành phố Thái Nguyên đã tăng cường đầu tư xây dựng để xây dựng thành
phố phát triển đúng quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. UBND thành phố Thái
Nguyên đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng thực hiện đền bù giải
phóng mặt bằng để đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án trên địa bàn do Trung
ương và Tỉnh đầu tư. Triển khai 12/15 dự án do thành phố đầu tư, trong đó có
một số công trình đã được đưa vào sử dụng như: Khu sử lý chất thải rắn, chợ
Đồng quang, Trung tâm giáo dục lao động xã hội, vườn hoa sông Cầu, quy
hoạch thiết kế khu Nam ĐH Công nghiệp, đường Bến tượng, đường Bắc Kạn,
Đài phun nước Trung tâm thành phố… Các dự án kiên cố hoá kênh mương, kiên
cố hoá trường học, nâng cấp đường giao thông nội thị được thực hiện và hoàn
thành.
Công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai được tập trung chỉ đạo thực hiện quy
hoạch trung tâm thành phố, quy hoạch các khu dân cư, khu chức năng đô thị, vệ
sinh nước thải, rác thải .
Đến năm 2006 thực hiện quy hoạch dân cư được 189,16 ha, xét giao đất cho
657 hộ thu được gần 359 tỷ đồng, giải quyết cho 4.745 hợp đồng chuyển nhượng sử
dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 8.579 trường hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Bảng 2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
2.1.2.2. Về giao thông
Thành phố Thái Nguyên có một hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và
phân bố hợp lý giữa các đường quốc lộ - tỉnh lộ - huyện lộ và liên phường,
liên xã, toàn thành phố có 487 km đường trong đó quốc lộ 30km, tỉnh lộ 15
km, đường ô vuông thành phố có 42 km, trên 300 km đường dân sinh, đã trải
nhựa và bê tông được 187km. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Cao Bằng qua
trung tâm thành phố là mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các
tỉnh lận cận. Ngoài ra còn có quốc lộ lB nối thành phố Thái Nguyên với tỉnh
Lạng Sơn. Với sự kết hợp này đã tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi tạo
điều kiên tốt cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của thành
phố. Ngoài hệ thống đường bộ, thành phố còn có hệ thống đường sắt đi qua
khá thuận lợi.
Như vậy, hệ thống giao thông vận tải của Thành phố phân bố khá hợp lý,
đường giao thông tiến tới sẽ được nhựa hoá, bê tông hoá đến từng ngõ xóm.
Đó là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của thành phố phát triển
và cũng là điều kiện để nông sản thực phẩm của thành phố tiêu thụ xa trên thị
trường, chiếm lĩnh các thị trường trong và ngoài nước.
2.1.2.3 Về điện
Các xã, phường của Thành phố đã có điện lưới quốc gia phục vụ trực tiếp
cho sinh hoạt và cho sản xuất của người dân trên địa bàn thông qua mạng lưới
hoàn chỉnh gồm các cấp điện áp: 220KV, 110 KV, 35KV, 20KV, 1OKV,
6KV và 0,4KV.
2.1.2.4. Về thuỷ lợi
Cho đến nay thành phố có hơn 500 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, ngoài
nguồn nước sông Cầu cung cấp nước tưới cho các vùng phía Đông và phía
Nam của thành phố còn có sông Công cung cấp nước tưới cho các xã ở phía
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Bắc. Song hệ thống kênh mương nội đồng từ trước không được chú trọng, đặc
biệt từ khi giao ruộng cho nông dân, chủ yếu là mương đất, khi sử dụng hệ
thống tưới tiêu bơm nước thì lượng nước tiêu hao lớn, giá thành điện lại cao
nên dễ xảy ra hiện tượng để ruộng trắng. Điều đó ảnh hưởng đến đời sống,
năng suất chất lượng lúa của nông dân. Do địa hình không bằng phẳng, không
tập trung, việc đầu tư nâng cấp các hệ thống kênh nội đồng còn gặp nhiều khó
khăn, đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước (Bảng 2.4)
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Thái Nguyên
2.1.3.1. Về nông nghiệp
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 của Thành phố đạt 512.002
triệu đồng, bình quân năm 2004-2006 tăng 3,22 %. Trong đó ngành trồng trọt
chiếm 61,83%, ngành chăn nuôi chiếm 22,44%, ngành dịch vụ nông nghiệp
chiếm 13,73% (Bảng 2.5). Mặc dù diện tích đất nông nghiệp của thành phố
ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hoá nhanh. Nhưng do được đầu tư các
giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác sử dụng hợp lý
cho nên đã đưa sản lượng lúa lên cao.
Cùng với việc ngành trồng trọt phát triển đã thúc đẩy ngành chăn
nuôi phát triển mạnh, đảm bảo cung cấp phân bón sức kéo cho trồng trọt,
cụ thể như ngành chăn nuôi năm 2006 tăng so với năm 2004 là 5,6%,
trong đó tổng đàn trâu tăng 1,4%, đàn bò tăng 18,4%, đàn lợn tăng 0,8%,
đàn gà tăng 2,2%, đàn vịt, ngan, ngỗng tăng 5,5%.
2.1.3.2. Về công nghiệp
- Những năm vừa qua, công nghiệp được đầu tư cơ cấu lại, sự phục hồi
của công nghiệp Trung ương và sự bứt phá của công nghiệp địa phương, công
nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Bảng 2.5 Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Bảng 2.6 Diện tích, năng suất, sản lươngj một số cây trồng chủ yếu ..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
2.7 KQ SX 1 số ngành nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
thôn trên địa bàn (theo giá cố định năm 1994) năm 2006 đạt 103.542 triệu
đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 14,65% (Bảng 2.7).
- Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh về số lượng doanh
nghiệp và đầu tư mở rộng sản xuất, đến nay trên địa bàn thành phố đã có trên
1000 doanh nghiệp dân doanh, do vậy giá trị sản xuất tăng tương đối cao bình
quân hàng năm tăng lên.
2.l.3.3. Về dịch vụ và thương mại
Hoạt động dịch vụ và thương mại trong những năm qua đã có bước tăng
trưởng, chất lượng phục vụ đã được nâng cao. Cơ sở hạ tầng dịch vụ - thương
mại đã được đầu tư nâng cấp từng bước, mạng lưới bưu chính viễn thông đã
được hiện đại hoá cơ bản, nhiều phương tiện thông tin hiện đại đạt tiêu chuẩn
quốc tế đã được đưa vào phục vụ, ngành dịch vụ vận tải như vận tải taxi, xe
buýt mới phát triển nhưng đã tăng nhanh về số lượng, chất lượng phục vụ
cũng được tập trung đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển; dịch vụ ngân
hàng cũng có những đổi mới quan trọng đáp ứng đủ vốn phục vụ đầu tư phát
triển. Cơ sở hạ tầng dịch vụ thương mại đã được tăng cường đầu tư đến cuối
năm 2006 thành phố đã có 108 khách sạn, nhà nghỉ trong đó có 3 khách sạn 3
sao và một số điểm phân phối hàng hoá hiện đại ngày càng đáp ứng yêu cầu
tiêu dùng của nhân dân và khách du lịch trong và ngoài nước.
2.1.3.4. Văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng
- Về giáo dục ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển toàn diện về cơ
sở vật chất trường lớp và chất lượng dạy và học. Tỷ lệ các cháu vào trường
mầm non tăng, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS vẫn
được duy trì và giữ vững, 100% các cháu trong độ tuổi đến lớp, tỷ lệ học sinh
thi tốt nghiệp và học sinh giỏi các cấp đều tăng so với khoá học trước. Làm
tốt công tác chuẩn bị phục vụ các kỳ thi đại học, cao đẳng tổ chức trên địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
bàn, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ hoạt động hè cho thanh, thiếu niên và
bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên.
Về y tế và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt các
chương trình y tế quốc gia, công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên
địa bàn cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Triển khai học tập pháp
lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng
cao y đức của người thầy thuốc. Chủ động triển khai phòng chống dịch bệnh
cho nhân dân, không để dịch bệnh lớn xây ra trên địa bàn. Tăng cường công
tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y dược tư nhân.
- Công tác thực hiện chính sách xã hội: Đảm bảo thực hiện tốt các
chế độ chính sách cho các đối tượng được hưởng chính sách BHXH và
người có công, người tham gia kháng chiến. Thực hiện tốt chương trình
giảm nghèo, đến nay toàn thành phố chỉ còn 6,52% hộ nghèo (bảng 2.8).
Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa với người có công, đảm bảo việc thực
hiện các chính sách xã hội. Thường xuyên tổ chức tư vấn, giới thiệu việc
làm, đào tạo nghề cho người lao động hàng năm, đã giải quyết việc làm
cho 6.000 người trở lên.
- Trong 3 năm qua quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị trên địa
bàn thành phố luôn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
2.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển
sản xuất chè của thành phố Thái Nguyên
2.1.4.1. Những thuận lợi
- Tình hình chính trị xã hội tiếp tục ổn định, thế và lực được tăng cường là
thuận lợi cốt yếu để phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới đồng thời với
kết quả hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra cho năm 2004 -2006, là
tiền để cho sự phát triển cao và có chất lượng hơn trong những năm tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Bảng 2.8 Tình hình giàu nghèo ở TP TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm vùng có nhiều khoáng sản,
nguyên liệu, nông - lâm sản quí phục vụ sản xuất hàng hoá, có vị trí địa lý
kinh tế chiến lược với đầu mối giao thông trọng yếu, có cự ly đến cảng hàng
không Quốc tế Nội Bài lý tưởng, là vùng đệm giữa khu kinh tế năng động với
các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời thành phố có cơ sở hạ tầng đô thị, xã
hội tương đối thuận lợi gồm: hệ thống cơ sở kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào
tạo, y tế nghiên cứu khoa học của Trung ương và của tỉnh đóng trên địa bàn,
đặc biệt là nguồn nhân lực, trong đó có lực lượng trí thức có trình độ, nhiệt
huyết và đông đảo tầng lớp nhân dân có trí thức cao, tài chính dồi dào và bề
dày kinh nghiệm phong phú để phát triển kinh tế - xã hội; được Chính phủ
công nhận là Đô thị loại II đã mở ra nhiều cơ hội sẽ được tiếp cận với nguồn
đầu tư trực tiếp từ Trung ương hỗ trợ thành phố phát triển.
Năm 2006 nước ta tham gia vào thị trường chung ASEAN và trở thành
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), tạo điều kiện
thuận lợi để chúng ta xuất khẩu chè thâm nhập thị trường Quốc tế nhất là thị
trường có tiềm năng như Mỹ, Nhật, EU. . . Chúng ta sẽ được tham gia sâu
rộng hơn vào quá trình phân công lao động, phân chia thị trường trong khu
vực và hợp tác kinh tế, sẽ tạo ra sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam và ngược lại chúng ta sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn ngay
trong thị trường nội địa, trong khi còn yếu về tài chính, năng lực kỹ thuật,
hiểu biết về thị trường Quốc tế.
- Phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý kinh tế, hệ thống kết cấu hạ
tầng và các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá - đô
thị hoá phát triển mạnh kinh tế - xã hội một cách hiệu quả và bền vững, đưa
thành phố Thái Nguyên trở thành một đô thị giàu, đẹp, văn minh và hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
2.1.4.2. Những khó khăn
- Kinh tế đã có bước phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng
của Thành phố, tốc độ tăng trưởng của Thành phố tuy cao, nhưng do xuất
phát điểm thấp nên tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn gặp khó khăn, nguồn
vốn đầu tư hàng năm được cân đối từ ngân sách Thành phố vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu đầu tư phát triển và chủ yếu dựa vào nguồn thu cấp quyền sử
đụng đất.
- Cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế. Tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng chậm, công tác qui hoạch đô
thị chưa theo kịp tốc độ phát triển.
- Các cơ sở kinh doanh chậm đầu tư thiết bị công nghệ, năng suất chất
lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm kém sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuất
kinh doanh thấp là một trong những yếu tố làm hạn chế đến khả năng tăng
trưởng kinh tế, đặc biệt ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè.
- Do tốc độ đô thị hoá kèm theo dân số ngày càng tăng, tình trạng thiếu
việc làm, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp: số lượng, chất lượng lao động
kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu; do thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nên
tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ứ đọng chất thải, ô nhiễm môi trường các dịch
vụ cơ bản về giáo dục, y tế hiện còn bất cập, tệ nạn xã hội chưa được ngăn
chặn triệt để đang là những vấn đề bức xúc.
- Sự tăng lên của dân cư đô thị gây sức ép đối với chính quyền thành
phố về việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, hạ tầng đô thị, vệ sinh môi
trường, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội, cần phải tập
trung cả sức và lực để giải quyết, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển và
tăng trưởng kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
2.2. Tình hình phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên.
2.2.1. Diện tích và cơ cấu giống
* Về diện tích
Chè của thành phố được trồng trên 14 xã, phường tổng diện tích chè của
thành phố đạt được 1.071,46 ha, có 5.762 hộ tham gia trồng chè, trong đó có
68,2% số hộ thu nhập chính từ cây chè cho thấy hiệu quả kinh tế và sự phát
triển bền vững của cây chè trên địa bàn thành phố. Diện tích chè của thành
phố liên tục được mở rộng và tăng nhanh qua các năm, đến năm 2006 là
1.071,46 ha, trong đó chè thu hoạch (kinh doanh) là 846,08 ha, chè trồng mới
là 17,69ha, chè trồng cành là 168,66 ha. Thành phố đã hình thành vùng
chuyên canh chè với các xã trọng điểm như: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc
Trìu,Thịnh Đức, Quyết Thắng (bảng 2.9).
* Về cơ cấu giống
Giống chè trung du được trồng từ hạt là 903,09 ha/1.071,46 ha chiếm
84%. Giống chè giống mới được trồng bằng cành giâm là
168,37ha/1.071,46ha chiếm 16%. (chè LDPI là: 90,18 ha, chè TRI777 là:
66,93ha, giống chè nhập nội là 11,26 ha)
- Các giống chè mới được trồng chủ yếu là giống dùng để chế biến chè
xanh, đạt tiêu chuẩn ngành đã được Bộ NN& PTNT công nhận là giống quốc
gia và được thị trường chấp nhận giá cao và ổn định (Bảng 2.9)
2.2.2. Sản xuất chè nguyên liệu
- Từ khi thực hiện đề án chè của tỉnh tập trung chỉ đạo công tác thâm
canh chè, tăng cường hai cán bộ khuyến nông chuyên chè, cùng với sự hỗ trợ
kinh phí tổ chức đào tạo kiến thức cho nông dân, xây dựng các mô hình thâm
canh hướng dẫn cho nông dân cách thức sản xuất. Do vậy năng suất, sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Bảng 2.9: Diện tích chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên năm 2006
T
T
Xã/ Phƣờng
Số hộ
trồng
chè(hộ)
Tổng
diện
tích(ha)
Trong tổng số(ha)
DT chè
trồng
mới(ha)
DT chè
thu
hoạch(ha)
DT chè
trồng
cành(ha)
A B 1 2 3 4 5
Tổng cộng 5.762 1071,46 17,69 846,08 168,66
1 Xã Phúc Hà 240 24,9 - 20,46 0,21
2 Xã Phúc Xuân 1046 279,72 3,92 233,29 50,71
3 Xã Quyết Thắng 584 73,84 0,51 57,88 10,87
4 Xã Phúc Trìu 1.175 227,27 4,75 173,03 48,85
5 Xã Thịnh Đức 1170 154,14 0,57 121,73 6,96
6 Xã Tân Cương 1173 277,97 7,94 218,25 48,83
7 Xã Tích Lương 85 11,54 - 6,06 0,326
8 Xã Lương Sơn 113 8,15 - 3,34 1,404
9 Phường Trung Thành 2 0,05 - 0,05 -
10 Phường Phú Xá 6 0,26 - 0,12 -
11 Phường Tân Lập 22 2,73 - 2,12 0,07
12 Phường Quan Triều 43 1,37 - 1,33 -
13 Phường Tân Long
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên.pdf