Tổng số lao động trong công ty cổ phần công nghệ Minh Đức là 50 người trong đó có 20 người là cán bộ công nhân viên làm việc tại phòng giám đốc, phòng kinh doanh, phòng kế toán, quản lý xưởng sản xuất, còn lại là các nhân viên làm trong xưởng sản xuất
Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và con người. Con người ở đây chính là các cấp quản lý, cán bộ công nhân viên, người tiêu dùng, nhà cung cấp, đối tác Nhưng quan trọng vẫn là các cán bộ công nhân viên và các cấp quản lý. Sự kết hợp chặt chẽ giữa họ sẽ tạo ra năng suất lao động cao, chiến lược kinh doanh hợp lý. Hiệu quả kinh tế sẽ cao và sẽ tạo ra lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và ngược lại
57 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng về vấn đề lợi nhuận và các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ Minh Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, cũng như lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sao cho công ty phát huy hết được năng lực sản xuất.
Xưởng sản xuất: Là bộ phận trực tiếp sản xuất, sửa chữa, bảo hành, lắp ráp các sản phẩm, quyết định sự thành bại của công ty thông qua sản phẩm kinh doanh đúng tiến độ, phẩm chất, quy cách theo yêu cầu của khách hàng.
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty CPCN Minh Đức
Hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị
Kiêm Giám đốc điều hành
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh
Xưởng sản xuất
3.2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, các khoản phải thu được đánh giá theo giá trị thuần ước tính có thể thu được. Hình thức kế toán áp dụng của công ty theo hình thức nhật ký chung, ghi sổ trên máy vi tính. Phòng kế toán gồm 4 nhân viên, trong đó các nhân viên được phân chia chức năng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau.
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán phân xưởng
Thủ quỹ
3.2.2. Các nhân tố tác động đến công tác quản lý và nâng cao LN của Cty Minh Đức
Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong việc sống còn của doanh nghiệp. Nó tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, nên việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là một tất yếu khách quan. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp về tất cả các mặt, các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết, lợi nhuận chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cung cầu và giá cả thị trường. Cụ thể hơn thì lợi nhuận chịu ảnh hưởng trực tiếp của những nhân tố đầu vào, đầu ra và giá cả thị trường. Lợi nhuận chịu tác động tổng hợp từ nhiều nhân tố: kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và xã hội, thị trường thế giới và thị trường trong nước, tình hình kinh tế xã hội của đất nước, của ngành, của từng địa phương và của từng doanh nghiệp
3.2.2.1. Các nhân tố khách quan
3.2.2.1.1. Quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường.
Nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của thị trường sẽ quyết định vấn đề cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp trên cơ sở xác định quy mô sản xuất tối ưu. Nếu nhu cầu có khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp càng lớn sẽ tạo khả năng tăng quy mô kinh doanh, bán được nhiều hàng hóa, dịch vụ với giá cả cao, do đó lợi nhuận của từng đơn vị hàng hóa, dịch vụ và đặc biệt là tổng số lợi nhuận sẽ tăng. Và ngược lại nhu cầu về hàng hóa thấp sẽ dẫn đến tổng lợi nhuận giảm. Như vậy chúng ta có thể thấy mối quan hệ cung cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty CPCN Minh Đức, điều đáng lưu ý ở đây là công ty luôn muốn bán được khối lượng hàng hóa lớn và từ đó họ quyết định ra được mức giá cả hợp lý mà ở mức giá đó cả người mua và người bán đều có lợi. Quan hệ cung cầu về hàng hóa, dịch vụ thay đổi sẽ làm cho giá cả biến đổi , do đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết đinh quy mô sản xuất và lợi nhuận của công ty. Có thể nói rằng quan hệ cung cầu hàng hóa, dịch vụ là nhân tố quyết đinh quy mô sản xuất của doanh nghiệp mà việc quyết đinh tối ưu về quy mô sản xuất cũng chính là quyết đinh tối ưu về lợi nhuận của doanh nghiệp
3.2.2.1.2. Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý là một nhân tố tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo thông qua việc điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước đã sử dụng các chính sách để quản lý và điều tiết như là các chính sách thuế, chính sách lãi suất và kiểm soát giá. Nhà nước khuyến khích hay hạn chế hoạt động của các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp Thương Mại nói chung, của Công ty CPCN Minh Đức nói riêng, bằng các chính sách luật lệ và các công cụ tài chính. Trong đó thuế là một công cụ giúp cho Nhà nước thực hiện tốt công việc điều tiết vĩ mô của mình. Ngoài chính sách thuế, Nhà nước sử dụng các chính sách kinh tế khác. Các chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và vì thế nên nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
3.2.2.1.3. Môi trường kinh tế .
Nền kinh tế phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, không còn chế độ bao cấp cả về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Các doanh nghiệp phải tự “Vật Lộn” trong sự cạnh tranh gay gắt. Nếu công ty CPCN Minh Đức không có chính sách phát triển hợp lý và các chiến lược kinh doanh đúng đắn để phát triển doanh nghiệp thì sẽ sớm bị các Đối thủ “thanh toán” và tất nhiên điều đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Nhưng bên cạnh đó, môi trường kinh tế lại tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Trong thời kì khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, tổn thất nghiêm trọng. Trong số các doanh nghiệp bị tổn thất nghiêm trọng thì đa số là các công ty, tập đoàn kinh tế lớn. Công ty CPCN Minh Đức cũng bị ảnh hưởng trong việc tìm các đối tác nước ngoài, và các nhà cung cấp nước ngoài đảm bảo uy tín cũng như chất lượng sản phẩm hàng hóa
3.2.2.2. Các nhân tố chủ quan.
3.2.2.2.1. Nhân tố con người.
Tổng số lao động trong công ty cổ phần công nghệ Minh Đức là 50 người trong đó có 20 người là cán bộ công nhân viên làm việc tại phòng giám đốc, phòng kinh doanh, phòng kế toán, quản lý xưởng sản xuất, còn lại là các nhân viên làm trong xưởng sản xuất
Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và con người. Con người ở đây chính là các cấp quản lý, cán bộ công nhân viên, người tiêu dùng, nhà cung cấp, đối tác… Nhưng quan trọng vẫn là các cán bộ công nhân viên và các cấp quản lý. Sự kết hợp chặt chẽ giữa họ sẽ tạo ra năng suất lao động cao, chiến lược kinh doanh hợp lý. Hiệu quả kinh tế sẽ cao và sẽ tạo ra lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và ngược lại
3.2.2.2.2. Khả năng vốn của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động trong đó vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn. xét về nguồn hình thành vốn của công ty cổ phần công nghệ Minh Đức thì chủ yếu là vốn góp của các cổ đông, công ty tự chủ về tài chính, có khả năng tài chính để đàu tư vào các dự án kinh doanh đúng lúc sẽ đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh cũng như là mang về lợi nhuận cao cho công ty.
3.2.2.2.3. Tổ chức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường.
Sau khi sản phẩm hàng hóa tạo ra đã được tối ưu về sản xuất thì vấn đề tiếp theo của quá trình kinh doanh là phải tổ chức bán hết, bán nhanh, bán với giá cao những hàng hóa dịch vụ đó để thu nhanh được tiền về. Vì doanh thu chue yếu của công ty chính là việc bán các sản phẩm máy móc nên điều này rất quan trọng. Việc tổ chức công tác tiêu thụ sẽ làm cho thu nhập tiêu thu tăng, chi phí tiêu thụ giảm và do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng. Để tổ chức tốt công tác tiêu thụ hàng hóa các doanh nghiệp cần tiến hành tốt các hoạt động về quảng cáo, tổ chức Marketing, phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán…
3.2.2.2.4. Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa dịch vụ
Đây là quá trình thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố vật tư, lao động, kỹ thuật… để chế tạo ra sản phẩm hàng hóa. Quá trình này tiến hành tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo ra số lượng sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt là chất lượng sản phẩm và chi phí cho việc sử dụng các yếu tố để tạo ra sản phẩm hàng hóa đó. Vấn đề được đặt ra ở đây là sau khi lựa chọn được quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần lụa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản không kém phần quan trọng là sản xuất nó như thế nào để các chi phí đầu vào và các chi phí đầu ra là thấp nhất đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên. Việc quyết định sản xuất như thế nào đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp thích hợp để kết hợp tối ưu các đầu vào trong quá trình sản xuất ra sản phẩm
3.3. Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ Minh Đức
Thông qua việc lập bảng câu hỏi phỏng vấn các chuyên gia ở công ty cổ phần công nghệ Minh Đức, với 20 bảng câu hỏi phỏng vấn, được phát cho 20 nhân viên trong công ty, trong đó số nhân viên trẻ chiếm 70%, mỗi bảng gồm có 9 câu hỏi xoay quanh về vấn đề lợi nhuận và các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ Minh Đức.
Luận văn đã thu được các kết quả như sau:
Bảng 3.1. Bảng tổng kết kết quả phỏng vấn các chuyên gia tại công ty cổ phần công nghệ Minh Đức.
STT
Nội dung phỏng vấn
Kết quả lựa chọn
Đánh giá
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Ông bà cho biết trong năm 2008 lợi nhuận công ty tăng chủ yếu do mảng thương mại hàng hóa hay dịch vụ?
20
100
Minh Đức có lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất và kinh doanh các loại máy móc. Đây là mảng đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty. Còn về mảng dịch vụ chính là công việc sửa chữa các loại máy móc và thiết bị, chuyển giao, môi giới công nghệ của các nước.
A. Thương mại hàng hóa
18
90
B. Thương mại dịch vụ
2
10
2
Theo ông (bà) cho biết năm 2009 mục tiêu tăng lợi nhuận so với năm 2008 là khoảng bao nhiêu % ?
20
100
Tỷ lệ phần trăm chọn phương án lớn nhất là 15%. Các chuyên gia cho rằng mức lợi nhuận của công ty nên tăng ở mức 15% để công ty phát triển ở mức ổn định.
A. 10%
6
30
B. 15%
8
40
C. 20%
7
20
3
Theo Ông (bà) năm tới trong các chính sách nhằm tăng lợi nhuận công ty nên ưu tiên thực hiện chính sách về:
20
100
Vì lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí nên muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu và giảm chi phí. Các chuyên gia cho rằng công ty đã có các biện pháp giảm chi phí nhưng mức độ giảm làm lợi nhuận chưa tăng ở mức độ cao. Nên muốn lợi nhuận tăng thì tăng doanh thu là biện pháp hữu hiệu nhất
A. Tiết kiệm chi phí
6
30
B. Tăng doanh thu bán hàng
10
50
C. Mở rộng quy mô SXKD
4
20
4
Theo Ông (Bà) cho biết trong năm tới tiết kiệm chi phí hay tăng chi phí bán hàng sẽ đem về kết quả kinh doanh tốt hơn cho công ty?
Phần lớn các chuyên gia được hỏng vấn cho rằng càng tăng chi phí bán hàng thì khả năng công ty bán được hàng rất lớn thông qua việc khuyến mại, Marketing để thu hút khách hàng, còn lại với mục tiêu càng tiết kiệm được chi phí thì sẽ làm lợi nhuận tăng lên.
A. Tiết kiệm chi phí
8
40
B. Tăng chi phí bán hàng
12
60
5
Tỷ suất chi phí trên lợi nhuận năm 2008 đã phản ánh đứng thực trạng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm qua chưa?
20
100
Như vậy chúng ta thấy công tác tài chính kế toán của công ty được tập thể các nhân viên trong công ty tin tưởng và ủng hộ. Phần lớn các quyết định kinh doanh của công ty phải dựa vào số liệu của phòng kế toán cung cấp nên các số liệu phải đảm bảo tính chính xác và hợp lý
A. Đúng
16
80
B. Chưa chính xác
4
20
6
Với lợi nhuận mà công ty đã đạt được năm 2008, công ty đã phát huy hết khả năng vốn có hay chưa?
20
100
các chuyên gia cho rằng tiềm năng của công ty chưa được phát huy hết. Vì vậy công ty cần tìm ra các giải pháp để phát huy hết tiềm năng, mang lại hiệu quả cao cho công ty.
A. Phát huy hết
7
35
B. Chưa phát huy hết
13
65
7
Nhóm nhân tố nào ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty
20
100
Các chuyên gia đều cho rằng nhóm các nhân tố chủ quan có tác động trực tiếp đến tình hình lợi nhuận của công ty. Cùng một môi trường các doanh nghiệp có đạt hiệu quả kinh doanh hay không là do chính họ
A. Nhóm 1
16
80
B. Nhóm 2
4
20
8
Nhóm giải pháp nào là tối ưu để nâng cao lợi nhuận trong công ty
20
100
Như vậy biện pháp để nâng cao lợi nhuận trong công ty nên là: Tăng doanh thu, hạ giá thành sản phẩm và mở rộng quy mô SXKD. Ban lãnh đạo công ty nên xem xét và áp dụng các biện pháp này.
A. Nhóm 1
18
90
B. Nhóm 2
2
10
9
Phương hướng phát triển kinh doanh trong năm tới gặp những thuận lợi như: Nước ta hội nhập kinh tế thế giới, công ty có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, cơ chế quản lý tốt, thị trường ngày càng có nhiều nhu cầu về sản phẩm kinh doanh của công ty
10
Hầu hết các chuyên gia đều hài lòng với kết quả kinh doanh của công ty, mặc dù là một doanh nghiệp trẻ nhưng hoạt động kinh doanh của công ty luôn có lãi, cải thiện đời sống vật chất cũng như lao động cho các cán bộ nhân viên của công ty
Như vậy với bảng câu hỏi phỏng vấn của các chuyên gia. Nó không có số liệu cụ thể để phân tích tình hình lợi nhuận của công ty nhưng nó đã nói lên các tâm tư, nguyện vọng của các chuyên gia được phỏng vấn. Hội đồng quản trị cũng như ban lãnh đạo nên xem xét và đưa ra các phương hướng chỉ đạo cụ thể để từng bước phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. Đây chỉ là kết quả thực hiện trên 20 phiếu phỏng vấn nhưng đã cho thấy tình hình quản lý và sử dụng lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ Minh Đức trong những năm vừa qua là chưa tốt. Để làm rõ vấn đề này chúng ta tập trung nghiên cứu ở mục 3.4
3.4. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về tình hình lợi nhuận của công ty.
3.4.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Biểu 3.2. Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2006/2007/2008
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
2007 và 2006
2008 và 2007
TĐ (%)
TL (%)
TĐ (%)
TL (%)
Doanh thu bán hàng và cung cấp DV
5.626.382.172
6.365.810.488
7.213.310.478
739.428.316
13,14
847.499.990
13,31
Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
0
0
-
0
-
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp DV
5.626.382.172
6.365.810.488
7.213.310.478
739.428.316
13,14
847.499.990
13,31
Giá vốn hàng bán
4.043.240.649
4.819.596.930
5.183.641.858
776.356.281
19,2
364.644.928
7,6
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấpDV
1.583.141.523
1.546.213.558
2.029.668.620
-36.927.965
-2,33
483.455.062
31,27
Doanh thu hoạt động tài chính
0
0
11.897.225
0
0
11.897.225
-
Chi phí hoạt động tài chính
0
0
0
0
0
0
0
Chi phí bán hàng
557.187.449
664.469.383
714.342.883
107.281.934
19,25
49.873.500
7,51
Chi phí quản lý doanh nghiệp
851.266.173
618.366.888
1.091.366.888
-232.899.285
-27,36
473.000.000
76,5
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
174.687.902
263.377.288
235.856.075
88.689.386
50,77
-27.521.213
-10,45
Thu nhập khác
9.279.837,3
5.339.875.
0
-3.939.962,3
-42,46
-5.339.875
-100
Chi phí khác
0
0
0
0
0
0
0
Lợi nhuận khác
9.279.837,3
5.339.875
0
-3.939.962,3
-42,46
-5.339.875
-100
Tổng lợi nhuận trước thuế
183.967.739
268.717.163
235.856.075
84.749.424
40,06
-32.861.088
-12,3
Tổng lợi nhuận sau thuế
132.456.776.
193.476.357
169.816.374
61.019.581
40,46
-23.759.983
-12,3
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ Minh Đức năm 2006 – 2007 – 2008)
Qua bảng phân tích trên chúng ta thấy tình hình kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ Minh Đức có lãi trong các năm vừa qua. Tuy nhiên chúng ta thấy hoạt đông kinh doanh của công ty những năm gần đây đã có sự không ổn định mặc dù doanh thu qua các năm tăng ổn định. Cụ thể như sau:
So sánh giữa năm 2007 với năm 2006 thì:
Doanh thu thuần tăng 739.428.316 đồng tức là tăng 13,14%.
Giá vốn hàng bán tăng 776.356.281 đồng tức là tăng 19,2%. Như vậy chúng ta thấy tỷ lệ tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ tăng nhưng không bằng tỷ lệ tăng về giá vốn hàng bán. Vì vậy nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã giảm 36.927.965 tức là giảm 2,33%
Năm 2006 và năm 2007 công ty không có phát sinh về chi phí tài chính cũng như không thu được một khoản doanh thu nào từ hoạt động tài chính
Chi phí bán hàng của công ty tăng 107.281.934 đồng tức là tăng 19, 25%. Trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đã giảm 232.899.285 đồng. Do tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán và tỷ lệ tăng của chi phí bán hàng thấp hơn tỷ lệ giảm của chi phí quản lý doanh nghiệp và tỷ lệ tăng của doanh thu nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng 88.689.386 đồng tức là tăng 50,77%. Như vậy doanh nghiệp đã có chinh sách quản lý doanh nghiệp khá tốt, hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty đạt hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó chúng ta thấy giá vốn hàng hóa của công ty so với doanh thu còn ở mức độ khá cao. Cần có biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm để lợi nhuận của công ty đạt cao hơn.
Trong năm 2006 và năm 2007 công ty đã thu được những khoản thu nhập khác. Khoản thu nhập này qua 2 năm đã giảm 3.939.962 đồng tức là giảm 42,46%. Do khoản thu nhập này giảm nên lợi nhuận trước thuế của công ty chỉ tăng ở 84.749.424 đồng tức là tăng 46,06%.
Như vậy hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 so với năm 2006 đã đạt hiệu quả khá tốt, tuy nhiên giá vốn hàng bán còn ở mức cao. Công ty nên đẩy mạnh việc tăng lợi nhuận bằng việc tăng doanh thu cao hơn nữa.
So sánh giữa năm 2008 và năm 2007 chúng ta lại thấy:
Tỷ lệ tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ tăng mạnh hơn các năm trước 847.499.990 đồng tức là tăng 13,31%. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán tăng 364.644.928 đồng tức là tăng 7,6%. Tỷ lệ tăng của giá vốn hàng hóa thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu vì vậy làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 483.455.062 đồng tức là tăng 31,27 %. Nhận thấy giữa năm 2008 so với năm 2007 công ty đã có những biện pháp làm giảm giá vốn hàng bán tương đối tốt.
Công ty đã có hoạt động tài chính làm doanh thu của công ty đạt 11.897.225 đồng so với những năm trước thì chưa làm phát sinh được khoản doanh thu này. Bên cạnh đó chi phí bán hàng của công ty cũng tăng nhưng tăng ở mức tương đối thấp là 49.873.500 đồng, tức là tăng 7,51%. Nhưng tất cả các khoản tăng trên không thể bù đắp được phần tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2008 là năm công ty có những bước cải cách bộ phận quản lý. Điều này làm chi phí quản lý tăng ở mức độ rất cao 473.000.000 đồng tức là tăng 76,5%. Bên cạnh đó năm 2008 công ty không có các khoản thu nhập khác nên đã làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm 32.861.088 đồng tức là 12,3%.
Qua bảng phân tích trên chúng ta thấy, mặc dù công ty có những bước phát triển tương đối tốt về hoạt động tiêu thụ hàng hóa nhưng không phải cứ tiêu thụ nhiều thì hiệu quả kinh doanh của công ty tăng, mà còn dựa vào các yếu tố khác như tình hình quản lý tài chính cũng như các chi phí liên quan trong quá trình hoạt động của công ty.
3.4.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần công nghệ Minh Đức
Bảng 3.3 . Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của công ty
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
2007 – 2006
2008 – 2007
TĐ
TL (%)
TĐ
TL (%)
1. Tổng tài sản (1)
2.908.100.710
3.150.203.908
3.421.971.000
242.103.198
8,33
271.767.092
8,63
1.1. Tài sản ngắn hạn (2)
2.721.625.976
2.960.054.948
3.228.147.818
238.428.972
8,76
268.092.870
9,06
- Tiền và các khoản tương đương(3)
511.511.125
304.993.710
250.577.283
-206.517.415
-40,38
-54.416.427
-17,84
2. Tổng nguồn vốn (4)
2.908.100.710
3.150.203.908
3.421.971.000
242.103.198
8,33
271.767.092
8,63
2.1 Nợ phải trả (5)
145.715.000
166.601.035
192.512.053
20.886.035
14,33
25.911..018
15,55
- Nợ ngắn hạn (6)
145.715.000
166.601.035
192.512.053
20.886.035
14,33
25.911..018
15,55
2.2. Vốn chủ sở hữu (7)
2.762.385.710
2.983.602.873
3.229.458.948
221.217.163
8,01
245.856.075
8,24
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (8)
5.626.382.172
6.365.810.488
7.213.310.478
739.428.316
13,14
847.499.990
13,31
4. Lợi nhuận thực hiện trong kỳ (9)
183.967.739
268.717.163
235.856.075
84.749.424
46,06
-32.861.088
-12,3
5. Vốn kinh doanh bình quân (10)
-
3.029.152.309
3.286.087.454
-
-
256.935.145
8.5
6. Hệ số nợ (5/4) ( %)
5,01
5,29
5,63
0,28
-
0,34
-
7. Hệ số thanh toán hiện thời (2/6) (%)
1.867,777
1.776,73
1.676,85
-91,047
-
-99,88
-
8. Hệ số thanh toán nhanh (3/6) (%)
351,04
183,07
130,16
-169,97
-
-52,91
-
9. Hệ số tự tài trợ (7/4) (%)
94,99
94,71
94,37
-0,28
-
-0,24
-
10. Hệ số doanh thu trên vốn (8/10) (%)
-
210,15
219,51
-
-
9,36
-
11. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (9/10) (%)
-
8,87
7,18
-
-
-1,69
-
12. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (9/7)
6,66
9,01
7,3
2,35
-
-1,71
-
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ Minh Đức năm 2006 – 2007 – 2008)
Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình hoạt động của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng khá cao, nhưng năm 2008 so với năm 2007 thì tất cả các chỉ tiêu về lợi nhuận lại giảm. Cụ thể như sau:
So sánh năm 2007 so với năm 2006 thì:
Tổng tài sản tăng 242.103.198 đồng tức là tăng 8,33% trong đó tài sản ngắn hạn tăng 238.428.972 đồng tức là tăng 8,76%. Trong khi đó nợ ngắn hạn tăng 20.886.035 đồng tức là tăng 14,33%, tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn thấp hơn tỷ lệ tăng của nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán hiện thời của công ty đã giảm 91,047%. Trong khi nợ ngắn hạn tăng thì tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm làm hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm với tỷ lệ tương đối lớn là 169,97%.
Tổng nguồn vốn của công ty tăng 242.103.198 đồng tức là tăng 8,33%. Trong khi đó nợ phải trả tăng 20.886.035 đồng tức là tăng 14,33% . Tỷ lệ tăng của nguồn vốn thấp hơn tỷ lệ tăng của nợ phải trả nên hệ số nợ tăng 0,28%. Trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng 221.217.163 đồng tức là tăng 8,01%. Tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn tỷ lệ tăng của nợ phải trả nên hệ số tự tài trợ đã giảm 0,28%
Lợi nhuận tăng 84.749.424 đồng tức là tăng 46,06% trong khi vốn chủ sở hữu tăng 8,01% nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 2,35%. Như vậy tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tốt.
So sánh giữa năm 2007 và năm 2006 thì chúng ta thấy lợi nhuận tăng ở mức cao, nhưng hệ số nợ tăng, khả năng thanh toán giảm, cũng như khả năng tự tài trợ giảm. Hoạt động kinh doanh của công ty tương đối tốt nhưng công ty cũng nên đưa ra các chính sách để tự chủ về mặt tài chính hơn nữa
So sánh năm 2008 và năm 2007 thì:
- Tổng tài sản tăng 271.767.092đồng tức là tăng 8,63% trong đó tài sản ngắn hạn tăng 268.092.870đồng tức là tăng 9,06%. Trong khi đó nợ ngắn hạn tăng 25.911.018 đồng tức là tăng 15,55%, tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn thấp hơn tỷ lệ tăng của nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán hiện thời của công ty đã giảm 99,88%. Trong khi nợ ngắn hạn tăng thì tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm làm hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm với tỷ lệ tương đối lớn là 52,91%.
Tổng nguồn vốn của công ty tăng 271.767.092 đồng tức là tăng 8,63%. Trong khi đó nợ phải trả tăng 25.911.018đồng tức là tăng 15,55% . Tỷ lệ tăng của nguồn vốn thấp hơn tỷ lệ tăng của nợ phải trả nên hệ số nợ tăng 0,34%. Trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng 245.856.075đồng tức là tăng 8,24%. Tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn tỷ lệ tăng của nợ phải trả nên hệ số tự tài trợ đã giảm 0,34%
Vốn kinh doanh bình quân tăng 256.935.145 đồng tức là tăng 8,5% trong khi đó doanh thu thuần tăng 847.499.990 đồng tức là tăng 13,31%, tỷ lệ tăng doanh thu thuần lớn hơn tỷ lệ tăng về vốn bình quân nên hệ số doanh thu trên vốn bình quân tăng 9,36%
Vốn kinh doanh tăng nhưng lợi nhuận lại giảm 32.861.088 đồng tức là giảm 12,3 % nên làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân giảm 1,69%
Tình hình doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, công ty cần đưa ra các biện pháp quản lý tài chính chặt chẽ hơn và kiểm soát chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty hơn nữa
3.4.3. Phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu và chi phí
Biểu 3.4 Mối quan hệ giữa lợi nhuận, doanh thu, chi phí
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
2007 – 2006
2008 – 2007
TĐ
TL (%)
TĐ
TL (%)
1. Tổng doanh thu
5.635.662.009
6.371.150.363
7.225.207.703
735.488.354
13,05
854.057.340
13,4
1.1. Doanh thu từ hoạt động SXKD
5.626.382.172
6.365.810.488
7.225.207.703
739.428.316
13,14
859.397.215
13,5
1.2. Thu nhập khác
9.279.837
5.339.875
0
-3.939.962
-42.46
-5.339.875
-100
2. Tổng chi phí
5.451.694.271
6.102.433.201
6.989.351.629
650.738.930
11,94
886.918.428
14,5
2.1. Chi phí hoạt động SXKD
5.451.694.271
6.102.433.201
6.989.351.629
650.738.930
11,94
886.918.428
14,5
2.2. Chi phí khác
0
0
0
0
0
0
0
3. Tổng lợi nhuận
183.967.739
241.717.163
235.856.075
57.749.424
31,39
-5.861.088
-2,42
3.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
174.687.902
263.377.288
235.856.075
88.689.386
50,77
-27.521.213
-0,22
- Lợi nhuận bán hàng và cung cấp DV
174.687.902
263.377.288
223.958.850
88.689.386
50,77
-39.418.438
-14,97
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
0
0
11.897.225
0
-
11.897.225
-
3.2. Lợi nhuận khác
9.279.837
5.339.875
0
-3.939.962
42,46
-5.339.875
-100
4. Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu SXKD (%)
3,27
4,22
3,264
0,95
-
-0,956
-
5. Tỷ suất LN/ tổng DT (%)
3,264
4,218
3,264
0,954
-
-0,954
-
6. Tỷ suất LN/ Chi phí SXKD (%)
3,37
4,4
3,375
1,03
-
-1,025
-
7. Tỷ suất LN/ Tổng chi phí (%)
3,37
4,4
3,375
1,03
-
-1,025
-
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2007 – 2008 của công ty cổ phần công nghệ Minh Đức)
Chúng ta thấy tỷ lệ tăng doanh thu qua các năm của công ty tương đối cao,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng về vấn đề lợi nhuận và các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ Minh Đức.doc