Luận văn Thương hiệu các cửa hàng online và thương hiệu của chợ điện tử tại Việt Nam, thực trạng và giải pháp

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN.iii

DANH MỤC VIẾT TẮT .vii

DANH MỤC BẢNG .viii

DANH MỤC HÌNH .ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .x

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU CỦA CỬA HÀNG

ONLINE VÀ CHỢ ĐIỆN TỬ .8

1.1. Lý thuyết chung về thương mại điện tử.8

1.1.1. Định nghĩa về thương mại điện tử .8

1.1.2. Lợi ích thương mại điện tử.9

1.1.3. Sự khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống .12

1.1.4. Các loại hình thương mại điện tử .14

1.1.5 Cửa hàng online và chợ điện tử .14

1.2. Lý thuyết chung về thương hiệu .16

1.2.1. Định nghĩa về thương hiệu .16

1.2.2. Vai trò của thương hiệu .17

1.3. Thương hiệu của các cửa hàng online và chợ điện tử.19

1.3.1. Thương hiệu của các cửa hàng online và chợ điện tử.19

1.3.2 Đặc điểm của thương hiệu các cửa hàng online và chợ điện tử .19

1.4. Các yếu tố cấu thành thương hiệu các cửa hàng online và chợ điện tử .20

1.4.1 Tên thương hiệu.20

1.4.2. Biểu tượng (biểu tượng).21

1.4.3. Khẩu hiệu (Slogan) .22

1.4.4. Bao bì, đóng gói.22

1.4.5. Giao diện trực tuyến.23

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thương hiệu các cửa hàng online và thương hiệu của chợ điện tử tại Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
binh này sẽ “tiên phong phát triển thương mại điện tử trong ngành điện lạnh và gia dụng”. Đây rất có thể sẽ là đối thủ đáng gờm của Điện Máy Xanh, MediaMart Hồi tháng 4/2020, thời trang Elise cũng đã ra mắt trang thương mại điện tử www.elise.vn, với hơn 1.500 mặt hàng thời trang đa dạng từ quần áo, túi xách, giày đến phụ kiện thời trang. Ông Greg Fleming, Giám đốc điều hành thương hiệu thời trang Elise hy vọng việc tập trung vào phát triển bán hàng đa kênh sẽ nâng tỷ lệ doanh thu bán hàng trực tuyến của Hãng từ khoảng 1% hiện nay lên 10% trong thời gian tới. Tương tự, Công ty cổ phần Thương mại điện tử và Truyền thông quảng cáo Pacific cũng đã ra mắt ứng dụng cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử dành cho tín đồ hàng hiệu. Đặc biệt, sàn này sử dụng công nghệ máy móc để giám định hàng thật - giả. Một sàn thương mại điện tử gia nhập thị trường với “độc chiêu” là Chozoi.vn của Công ty cổ phần MCG, ra mắt vào tháng 5/2020. MCG Corp. tham vọng biến Chozoi.vn thành một trang thương mại điện tử với quy mô, số lượng, chủng loại hàng “khủng”, đa dạng. Đây là sàn thương mại điện tử áp dụng hình thức đấu giá mua đồ đầu tiên và MCG Corp hướng tới định vị Chozoi.vn sẽ là sàn thương mại điện tử với chức năng đấu giá số một tại Việt Nam Cũng mang tính chuyên biệt, sàn thương mại điện tử đầu tiên về Đông y (Sandongy.com.vn) cũng vừa ra đời vào cuối tháng 8/2020, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ ngành Đông y tại Việt Nam. 2.2.2. Cơ sở hạ tầng hạ tầng phục vụ cửa hàng online và chợ điện tử Việt Nam Cho tới thời điểm hiện nay, bên cạnh các nền tảng mới thì email vẫn được coi là một công cụ hiệu quả hỗ trợ đắc lực cho việc vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đựợc coi như là một trong những phương tiện phản ánh sát thực nhất việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình trao đổi tương tác nội bộ cũng như với các đối tác để tối giảm chi phí và thời gian. 32 Xét về quy mô doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có tỷ lệ lao động trong công ty sử dụng email trên 50% năm nay cao hơn hẳn so với nhóm các doanh nghiệp lớn. 1Biểu đồ 2.1 : Sử dụng email phân theo quy mô doanh nghiệp 2Nguồn: VECOM (2020, trang 31) Mục đích chính của việc sử dụng email vẫn dùng để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp (chiếm 73% và có giảm chút so với năm trƣớc đó). Ngoài ra các mục đích của việc sử dụng email khác như quảng cáo, hỗ trợ hợp đồng hay chăm sóc khách hàng năm nay hầu như không có nhiều thay đổi. 17% 34% 49% 17% 43% 40% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Dưới 10% Từ 10-50% Trên 50% Doanh nghiệp lớn SME 33 3Biểu đồ 2.2: Mục đích sử dụng email trong doanh nghiệp qua các năm Nguồn: Vecom (2020, trang 30) Bên cạnh việc sử dụng email hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp, ngày nay các công cụ hỗ trợ kết nối giao tiếp khác cũng được doanh nghiệp quan tâm và ứng dụng khá đa dạng như Facebook Messenger, Zalo, Viber, WhatsApp, Skype... Đây cũng được coi là những nền tảng tiên tiến hàng đầu giúp cho việc tương tác trao đổi được nhanh chóng hơn với chi phí thấp hoặc miễn phí. Khảo sát cho thấy gần như 100% doanh nghiệp có ứng dụng các công cụ này, tuy nhiên mức độ lao động ứng dụng trong từng doanh nghiệp cũng có đôi chút khác nhau. Cụ thể là có tới 57% doanh nghiệp cho biết có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng các công cụ trên (tỷ lệ này không thay đổi nhiều so với tỷ lệ của năm 2018), 26% doanh nghiệp cho biết có từ 21%-50% lao động thường xuyên sử dụng và 17% doanh nghiệp cho biết có dưới 20% lao động thường xuyên sử dụng. Mạng xã hội năm 2019 vẫn được đánh giá là công cụ hiệu quả nhất trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán hàng trực tuyến (40% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá cao hiệu quả bán hàng thông qua mạng xã hội, mặc dù tỷ lệ này có giảm 5% so với năm 2018 nhưng vẫn lớn hơn rất nhiều so với các kênh còn lại). Tiếp theo đó là hiệu quả bán hàng thông qua website của doanh nghiệp (26%), thông qua ứng dụng di động (20%) và thông qua sàn thương mại điện tử (19%). 53% 84% 63% 55% 48% 74% 53% 48%50% 76% 55% 52%50% 73% 52% 53% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Quảng cáo Giao dịch Hỗ trợ hợp đồng Chăm sóc khách hàng 2016 2017 2018 2019 34 4Biểu đồ: 2.3 Đánh giá hiệu quả việc bán hàng qua các công cụ trực tuyến Nguồn: (VECOM, 2020,tr 48) 2.2.3. Chất lượng cửa hàng online và chợ điện tử Việt Nam Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 của Bộ Công Thương, trong số tám trở ngại chính khi mua sắm trực tuyến do người tiêu dùng đánh giá, không có trở ngại đối với việc tiếp cận Internet. Ngoài hai trở ngại khách quan liên quan tới dịch vụ chuyển phát và thanh toán, sáu trở ngại khác gắn trực tiếp với thương nhân bán hàng trực tuyến. Nổi bật là sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo, chăm sóc khách hàng chưa tốt, giá đắt, chất lượng của website hay ứng dụng di động thấp. Rõ ràng những trở ngại này đều bắt nguồn từ nguồn nhân lực triển khai thương mại điện tử của phần lớn doanh nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu. Ba yếu tố người mua hàng quan tâm khi mua sắm trực tuyến là chất lượng hàng hóa/ dịch vụ (86%), giá cả (82%) và uy tín người bán (70%). Các yếu tố còn lại đều ít hơn 50% bao gồm vận chuyển, dịch vụ, chính sách đổi trả, lòng tin khách hàng, phương thức thanh toán, cách đặt hàng, thiết kế website, ứng dụng bán hàng. Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, những vấn đề còn tồn tại của ngành được các doanh nghiệp vận hành website TMĐT nêu ra gồm: Khách hàng thiếu tin tưởng về chất lượng hàng hóa, lo ngại về thanh toán trực 30% 24% 19% 15% 51% 56% 55% 45% 19% 20% 26% 40% Qua sàn giao dịch TMĐT Qua ứng dụng di động Qua website của doanh nghiệp Qua mạng xã hội 0% 50% 100% 150% Thấp Trung bình Cao 35 tuyến, lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ, chi phí vận chuyển - giao nhận còn cao Cho dù các lo ngại của người tiêu dùng dần dà được các nhà cung cấp dịch vụ và website bán hàng lớn, có uy tín cải thiện, tuy nhiên những yếu tố này vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người tiêu dùng, cũng chính là trở ngại đáng kể đối với các hành vi mua sắm online. (Bộ Công Thương Cục Thương Mại Điện Tử và Kinh Tế Số, 2019,tr 39) Người tiêu dùng hiện nay đang ngày càng ưa chuộng hình thức mua sắm trực tuyến từ những sản phẩm bình dân đến cao cấp. Thay vì chỉ bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả hay chương trình khuyến mãi, các yếu tố quan trọng người dùng Việt tìm kiếm ở sản phẩm mua online vẫn là chất lượng, hậu mãi và dịch vụ khách hàng. Các sàn TMĐT hiện nay cần lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng để quản trị thương hiệu tốt hơn, tạo lợi thế về cạnh tranh lâu dài. Đầu tư và hoàn thiện dịch vụ khách hàng một cách đồng bộ, phát triển dịch vụ chuyển phát nhanh, giao hàng tiết kiệm, tập trung vào nâng cao các dịch vụ trước và sau bán hàng từ tư vấn bán hàng, giao hàng cho đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi bên cạnh nguồn hàng phong phú và các chính sách ưu đãi. Song song đó, cần đẩy mạnh giao dịch mua sắm không tiền mặt, đảm bảo tính an toàn và tiện lợi. Đặc biệt, cần xem lại và điều chỉnh chính sách quản lý và bán hàng đối với các đại lý, nhà cung cấp, cửa hàng bán lẻ để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu vào. 2.3. Thực trạng thương hiệu cửa hàng online và chợ điện tử Việt Nam Hiện nay các cửa hàng thương hiệu online và chợ điện tử Việt Nam vẫn chưa chiếm được niềm tin của khách hàng. Lo mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng; sợ thông tin cá nhân bị tiết lộ; không yên tâm về hậu mãi là những nguyên nhân chính khiến các thương hiệu cửa hàng online và chợ điện tử Việt Nam chưa phát triển mạnh. Mặc dù số lượng website, ứng dụng TMĐT đã được xác nhận thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương hiện tăng gấp khoảng 5 lần so với năm 2014, nhưng giá trị mua sắm của một người mới chỉ khoảng 202 USD – tăng 42 USD so với năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do có tới 83% số người được hỏi không mua hàng trực tuyến do lo sợ sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo; 43% số người được hỏi lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ bởi quá trình mua hàng trực 36 tuyến, đòi hỏi khách hàng phải đăng ký tên tuổi, số điện thoại, email, địa chỉ giao nhận Bên cạnh đó, website/ứng dụng bán hàng thiết kế không chuyên nghiệp, dịch vụ chăm sóc khách hàng kém cũng là những nguyên nhân khiến nhiều khách hàng chưa mặn mà với TMĐT; thậm chí có tới 33% số người được hỏi chưa tham gia TMĐT vì không tin tưởng người bán. Không chỉ giá trị mua sắm chưa lớn, hiện 89% người dùng TMĐT vẫn sử dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng (COD). Rất nhiều người không chấp nhận mua hàng trực tuyến vì phí vận chuyển cao, mà nếu mua bán theo cách truyền thống, người mua hàng có thể tiết kiệm được khoản chi phí này. Website tìm kiếm và so sánh giá iPrice Group cùng công ty đo lường SimilarWeb công bố Bản đồ Thương mại Điện tử Việt Nam Quý 1 năm 2020, thống kê lượng truy cập của top 50 website TMĐT hàng đầu Việt Nam. Hiện tại Việt Nam đang có 5 các cửa hàng online và chợ điện tử Việt Nam sau có lượt truy cập rất lớn đó là Tiki, Lazada, Shopee, Sendo và Thegioididong. 2.3.1. Tiki Công ty cổ phần Tiki là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thương mại điện tử được thành lập vào năm 2010, địa chỉ trang web là : https://tiki.vn/. Văn phòng chính: Tòa nhà Viettel, 285 Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Với khởi điểm ban đầu chủ yếu kinh doanh sách trực tuyến, chợ điện tử Tiki hiện đã trở thành một nhà bán lẻ trực tuyến đa ngành với 16 ngành hàng, trong đó sách vẫn là một sản phẩm “nhận diện” thương hiệu doanh nghiệp. Ban đầu, mô hình của Tiki là cửa hàng điện tử tức là nhập hàng về rồi bán lại cho người tiêu dùng. Nhưng từ đầu năm 2017, Tiki đã chuyển đổi mô hình thành chợ điện tử, một siêu thị ảo trên mạng thương mại điện tử, các cá nhân và doanh nghiệp có thể bán hàng trên Tiki. Sự thay đổi này giúp Tiki có nhiều mặt hàng đa dạng phong phú hơn, thu hút khách hàng hơn. Giờ đây, Tiki đang cố gắng để trở thành một hệ sinh thái thương mại bao gồm cung cấp dịch vụ cho khách hàng và dịch vụ logistics. Hiện Tiki đang có 36 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Các thành tố cấu thành thương hiệu của Tiki gồm có: 37 - Tên thương hiệu: Ý nghĩa của Tiki là Tìm Kiếm & Tiết Kiệm. Thông qua tên thương hiệu, Tiki mong muốn thể hiện chợ điện tử Tiki là nơi khách hàng có thể tìm thấy các mặt hàng mong muốn và có thể tiết kiệm khi lựa chọn Tiki. - Biểu Tượng: Hiện nay Tiki sử dụng biểu tượng như Hình 2.1. Lấy ý tưởng chính từ tên thương hiệu Tiki và điểm nhấn ở hai biểu tượng mặt cười trên chữ “i”. 3Hình 2.3 : Biểu tượng Tiki Nguồn: https://tiki.vn/ Biểu tượng Tiki có điểm tương đồng giống với các công ty đi đầu như Alibaba.com hay Amazon.com, cùng cách điệu nụ cười con người. Tuy nhiên, mỗi thiết kế biểu tượng lại có phong cách thiết kế khác nhau mang đến điểm nhấn khác biệt. Biểu tượng hai mặt cười của Tiki biểu tượng tượng trưng cho niềm vui mua sắm của người tiêu dùng. Về màu sắc, Tiki dùng cũng sử dụng gam màu xanh dương quen thuộc trong nhiều thiết kế biểu tượng của các thương hiệu lớn bởi nó mang lại sự trẻ trung, hiện đại. Màu xanh cũng tạo cảm giác an toàn, sự tin tưởng cho người mua hàng. Font chữ không chân hiện đại tạo cảm giác thân thiện, đậm nét tạo cảm nhận vững chắc, mạnh mẽ cho thương hiệu. - Khẩu hiệu: Niềm Vui Mua Sắm là khẩu hiệu đã được Tiki sử dụng. Khẩu hiệu này có tính thống nhất với biểu tượng của hình mặt cưới của Tiki. Tiki muốn không không chỉ là chợ điện tử để cung cấp các mặt hàng cho người tiêu dùng mà trở thành một nơi để khách hàng có thể cảm thấy thoải mái và giải trí. - Bao bì, đóng gói 38 4Hình 2.4 : Cách gói sản phẩm của Tiki Nguồn https://tinhte.vn/ Các sản phẩm của Tiki được bọc màng xốp hơi để tránh hỏng sản phẩm bên trong. Bên ngoài được bọc hộp Carton có dán băng dính Tiki. Các thông tin về giá cả, khách hàng, sản phẩm, cửa hàng được in bên ngoài và có mã QR để dễ dàng kiểm tra thông tin. - Giao diện trang mạng: 5Hình 2.5: Giao diện website phiên bản máy tính, phiên bản điện thoại và giao diện ứng dụng di động của Tiki Nguồn: https://tiki.vn/ Cả ba giao diện của Tiki đều sử dụng tông màu xanh giống biểu tượng ở phía trên để tạo nên cảm giác an tâm cho khách hàng khi chọn mua sản phẩm. Cả ba 39 phiên bản đều có thương hiệu Tiki rất dễ nhận thấy. Giao diện của website có danh mục các sản phẩm tiện cho khách hàng tìm kiếm các loại sản phẩm mong muốn. Bên cạnh đó là các chương trình khuyến mãi hấp dẫn mà Tiki muốn thu hút khách hàng. Giao diện di động và trên app điện thoại của Tiki có phần đơn giản hơn. Hai giao diện này chỉ có sự nổi bật lên là phần tìm kiếm để khách hàng có thể tìm kiếm nhanh sản phẩm mình muốn tìm. Bên cạnh đó là các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó là các nền tảng đặc biệt hỗ trợ Tiki phục vụ mục đích giải trí khách hàng Khi khách hàng lựa chọn một sản phẩm của Tiki, chi tiết về sản phẩm cũng hiện ra rõ ràng để khách hàng biết về sản phẩm. Tuy nhiên khách hàng cần phải kéo xuống phía dưới mới có được thông tin này nên cũng hơi bất tiện khi sử dụng, đặc biệt là nếu mạng chậm hoặc cấu hình thiết bị sử dụng yếu. - Giá trị thương hiệu: Tiki muốn khẳng định mình chính là Amazon của Việt Nam trong tâm trí khách hàng. Mặc dù hiện nay danh mục sản phẩm đã đa dạng hơn rất nhiều, nhưng nói đến Tiki, chắc hẳn sẽ nghĩ ngay đến dịch vụ cung cấp tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn, đó chính là sách. Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng của Tiki được đánh giá rất cao. Tiki muốn được biết đến là một hình ảnh trẻ trung năng động bằng cách sử dụng âm nhạc để kết nối với khách hàng. Trước đây Apple đã dùng Ipod để có thể kết nối với khách hàng trẻ và năng động và kết quả là sống công ty đã thoát khỏi tình trạng suýt phá sản. Tiki đã kết hợp với nhiều ca sĩ trong chiến dịch Tiki cùng sao Việt, tạo ra các sản phẩm vô cùng ấn tượng. Vào ngày 01/04/2019, Tiki nổ phát súng đầu tiên mở màn cho chiến dịch Tiki đi cùng sao Việt, tiếp sau đó là sự kết hợp với các ca sĩ như Đức Phúc, Chi Pu, Min, K-ICM ft. Jack Những sản phẩm này có sức lan tỏa rất nhanh và rộng, thậm chí ra lan rộng sang cả nước ngoài. Có thể nói, Tiki đi cùng sao Việt đã khá thông minh và may mắn trong việc “ chọn mặt gửi vàng”. Bởi lẽ những ca sĩ Tiki hướng tới hầu hết là các KOLs có tên tuổi và sự ảnh hưởng khá lớn trong cộng đồng hiện nay. Như vậy bên cạnh sách, âm nhạc cũng trở thành một yếu tố để phát triển cộng đồng trẻ của Tiki. 40 Tiki muốn khách hàng hàng trở thành một phần của Tiki để hưởng những ưu đại đặc biệt. Bên cạnh các chiến dịch giảm giá, Tiki Now là một trong những dịch vụ rất được các khách hàng quan tâm. Với việc đóng một khoản phí và trở thành hội viên, khách hàng có thể nhận được hàng hóa chỉ trong vòng 2 giờ. Chờ đợi nhận được hàng là một trong những cảm giác khó chịu nhất khi khách hàng mua hàng. Với Tiki Now khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mua sắm đặc biệt rất phù hợp với những người làm văn phòng khi những khách hàng này thường dành 8 tiếng để ở văn phòng. Bên cạnh đó khách hàng sẽ nhận được rất nhiều những ưu đãi có giá trị chiết khấu về giá và được miễn phí trong một tháng dùng thử. Tiki muốn khách hàng biết đến là nơi có hàng hóa chất lượng tốt nhất. Ban đầu mô hình Tiki là cửa hàng điện tử, sau khi nhập hàng về, Tiki sẽ kiểm trả chất lượng rồi mới bán cho khách hàng. Nhưng do các mặt hàng sẽ kém đa dạng và khó cạnh tranh nên Tiki đã chuyển đổi mô hình cửa hàng điện tử sang chợ điện tử, lúc này chất lượng sản phẩm là vấn đề Tiki quan tâm hàng đầu. Chính vì thế các sản phẩm Tiki đều cam kết là chính hãng 100% và cam kết hoàn tiền 111% nếu hàng giả. Chính sách này làm khách hàng cảm thấy an toàn hơn khi mua sắm trên Tiki. Tiki muốn được biết đến là nơi để khách hàng trẻ có thể giải trí và kết nối với nhà cung cấp chứ không đơn thuần mua sắm. Mới đây Tiki đã phát triển TikiLive, khá giống với Tiktok và Live stream của Facebook. Với TikiLIVE, Tiki đang cố gắng hướng đến cảm xúc vui sướng và nhu cầu giải trí của khách hàng chứ không đơn thuần là mua sắm. Nhờ có TikiLIVE, Tiki có thể kết nối với khách hàng dễ dàng và thường xuyên. Video trực tiếp luôn được người xem đón nhận cao hơn hẳn so với các loại hình video khác. Hình thức này giúp tăng tính xác thực, minh bạch và mô phỏng mua bán "như ngoài đời" khi người mua trực tiếp nhìn thấy người bán giới thiệu sản phẩm một cách trực quan. TikiLIVE cũng không thể chỉnh sửa, hậu kỳ nên có tính chân thực và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, mô hình này tạo tương tác hai chiều tức thì với người dùng. Người mua có thể đặt câu hỏi và nhận giải đáp ngay về sản phẩm, giá cả, vận chuyển hay tư vấn sử dụng. 41 2.3.2. Lazada Lazada Việt Nam là một chợ điện tử được thành lập 2012, có trụ sở chính ở Tầng 19-20, Tháp 2 - Tòa nhà Saigon Center, 67 Lê Lợi, Bến Nghé, Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam. Lazada thuộc công ty TNHH RECESS, địa chỉ website của công ty là https://www.lazada.vn/. Hiện Lazada đang cung cấp 12 ngành hàng khác nhau như nội thất, điện thoại máy tính bảng, thời trang và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group – tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia và hiện đang có chi nhánh tại Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Tập đoàn Lazada lại thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba. Hiện lazada đang có 33 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Các thành tố cấu thành thương hiệu của Lazada: - Tên thương hiệu: Lazada là tên chợ điện tử của công ty TNHH RECESS, Lazada không mang ý nghĩa cụ thể những cách đọc viết khá dễ đối với thị trường quốc tế. - Biểu tượng: Hiện tại Lazada sử dụng biểu tượng như Hình 2.4 6Hình 2.6: Biểu tượng của Lazada Nguồn https://www.lazada.vn/ Lazada mong muốn một biểu tượng mới trẻ trung, năng động hơn, phù hợp với thời đại công nghệ mới. Biểu tượng mới có vẻ đã đáp ứng các tiêu chí này khi biểu tượng được thiết kế với màu sắc thật sự ấn tượng. Biểu tượng chính là hình trái 42 tim cách điệu chữ L “tên thương hiệu” lồng trong một chiếc hộp ba chiều. Chữ “L” cách điệu như hình trái tim được đặt ở trung tâm hàm ý mong muốn Lazada sẽ là trung tâm mua sắm mọi thứ của khách hàng. Video chia sẻ về thương hiệu mới của Lazada cũng đã chỉ ra 3 chiều thể hiện cho ba tính cách năng động của giới trẻ đó là chơi nhiều hơn, dám khác biệt và khao khát mạnh mẽ. Màu sắc trong thiết kế không sử dụng tone màu đơn sắc mà sử dụng tone màu xanh và cam pha hồng tạo hiệu ứng mắt nhìn đẹp mắt. Màu xanh tạo cảm giác về sự tin tưởng, đảm bảo. Còn màu cam pha hồng mang đến phong cách sáng tạo, trẻ trung, hiện đại, năng động. Màu sắc tương phản với nhau tạo điểm nhấn thu hút, nổi bật cho biểu tượng này này. - Khẩu hiệu: Khẩu hiệu mới Nhịp Tim Dẫn Bước (Go Where Your Hearts tạo ra một chiến dịch khởi động với một loạt các thước phim ấn tượng giới thiệu nhận diện thương hiệu mới của Lazada. Qua khẩu hiệu mới này, Lazada muốn nhắc nhở các khách hàng trẻ hãy theo đuổi những gì mình thích, hãy lựa chọn những sản phẩm mà mình khao khát có được để tạo nên những điều tuyệt với. - Bao bì, đóng gói: 7Hình 2.7: Hộp đựng sản phẩm của Lazada Nguồn: https://tinhte.vn/ Các mặt hàng của Lazada được đóng gói cẩn thận trong hộp carton có chữ Lazada. Nếu trường hợp hàng nhỏ gọn thì có thể được bọc túi có đệm khí và dán nilion trắng xung quanh. Bên ngoài có các thông tin về người gửi, người nhận và 43 loại hàng hóa cũng như giá trị mặt hàng. Về cơ bản cách đóng gói của Lazada khá giống với Tiki. - Giao diện trực tuyến 8Hình 2.8: Giao diện website phiên bản máy tính, phiên bản điện thoại và giao diện ứng dụng di động của Lazada Nguồn: https://www.lazada.vn/ Lazada có xây dựng giao diện trên website, di động và ứng dụng di động. Tuy nhiên có thể thấy 3 giao diện này không đồng nhất về màu sắc. Ứng dụng website sử dụng chủ yếu màu xanh, giao diện điện thoại thì chủ yếu hiển thị màu hồng và màu cam còn giao diện trên ứng dụng di động có màu trắng. Ngoài ra phần thương hiệu trên phiên bản điện thoại và phiên bản ứng dụng di động cũng không có biểu tượng của Lazada, khách hàng khó nhận ra thương hiệu Lazada khi đang ở trong giao diện điện thoại. Giao diện trên website có các chương trình khuyến mãi hiển thị lớn bên canh các loại sản phẩm. Phía dưới là các chương trình khuyến mãi và các deal giá rẻ chớp nhoáng. Giao diện điện thoại và ứng dụng di động có thêm phần trò chơi để tiện khách hàng có thể chơi trên di động. - Giá trị thương hiệu: Lazada muốn được khách hàng biết đến là một chợ điện sự liên kết chặt chẽ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để hỗ trợ khách. Lazada có rất nhiều chính sách khuyến mãi để kích thích người tiêu dùng. Đặc biệt là các chiến dịch khuyến khích người dùng mở thẻ tín dụng. Có một số khuyến mãi có giá trị rất lớn như khuyến mãi khi sử dụng thẻ tín dụng Citibank lên đến gần 5 triệu đồng và được trừ 44 trực tiếp vào giá chứ không phải theo dạng quà tặng. Lazada muốn khách hàng biết được rằng họ sẽ nhận được rất nhiều sản phẩm với mức giá rất hợp lý. Lazada muốn được biết đến là một chợ điện tử có các mặt hàng giá rẻ và đa dạng. Các chương trình giám giá cực sốc cũng khiến khách hàng thích thú khi tìm được món hàng giá hời. Các sản phẩm của Lazada cũng rất đa dạng và có nhiều mức giá khác nhau do các nhà cung cấp khác nhau. Khách hàng cũng sẽ có nhiều lựa chọn hơn để lựa chọn sản phẩm mình cần mức giá phù hợp. Lazada còn có rất nhiều mặt hàng đa dạng từ quốc tế. Lazada muốn người tiêu dùng hiểu rằng khách hàng có thể mua mọi thứ trên Lazada. 2.3.3. Shopee Shopee là chợ điện tử có trụ sở đặt tại Singapore. Shopee vào Việt Nam năm 2016 có địa chỉ https://shopee.vn/ . Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace – chợ điện tử mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình chợ điện tử lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Shopee đã tính phí của người bán / hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm. Hiện Shopee đang có 42 triệu lượt truy cập hàng tháng. Các thành tố cấu thành thương hiệu của Shopee: - Tên thương hiệu: Bản thân tên thương hiệu Shopee có chữ “shop” trong tiếng Anh cũng có nghĩa là “mua sắm”. Khi phiên âm tên thương hiệu là Shop-pi nghe vừa thân thiện lại vừa vui tai và rất trẻ trung. - Biểu Tượng: 9Hình 2.9: Biểu tượng của Shopee Nguồn: https://shopee.vn/ 45 Biểu tượng Shopee lấy ý tưởng từ biểu tượng chiếc túi xách đơn giản nhưng lại tổng quan nhất về thương hiệu này. Chiếc túi được thiết kế khá đơn giản màu trắng nổi bật trên nền cam rực rỡ tạo một sự hài hòa. Hình tượng chiếc túi trong Shopee biểu tượng khiến người nhìn liên tưởng dễ dàng đến việc mua sắm, kích thích mua sắm. Chữ S trong chiếc túi cũng gợi nhắc mọi người việc mua sắm. Màu cam được chuộng trong các thiết kế biểu tượng dành cho giới trẻ bởi nó kích thích sáng tạo, tạo cảm nhận trẻ trung, hiện đại, thu hút. Shopee đặc biệt dành cho giới trẻ, bởi vậy mà tone màu trong biểu tượng shopee cũng tràn ngập sắc cam dành cho giới trẻ. Màu cam tươi trong biểu tượng shopee còn tạo cảm nhận về sức sống tràn trề, mới mẻ, đầy năng lượng. Màu trắng tương phản với màu cam tạo sự nổi bật, nhẹ nhàng trong biểu tượng shopee . Hai gam màu kết hợp tạo nên sự hài hòa, không quá chói lóa nhưng vẫn thu hút. Thông điệp biểu tượng shopee muốn truyền tải, bất cứ khi nào có nhu cầu mua sắm, hãy nghĩ ngay đến Shopee, bởi Shopee đa dạng các chủng loại hàng hóa từ hàng tiêu dùng, hàng điện tử, thời trang, mỹ phẩm Tên thương hiệu trong biểu tượng shopee được thiết kế font chữ thường, không chân, hiện đại đồng thời chỉ viết hoa chữ cái thường tạo một sự gần gũi, thân thiện của Shopee. Với định hướng cung cấp những sản phẩm phổ thông như Shopee thì font chữ thiết kế như vậy khá phù hợp. - Khẩu hiệu: Khẩu hiệu của Shopee rất ấn tượng mà chân thật “Mua tất ở Shopee”. Shopee mong muốn khán giả sẽ coi shopee như là một nền tảng mua sắm duy nhất mà các khách hàng cần. - Bao bì, đóng gói: Hiện Shopee sử dụng nhiều đơn vị vận chuyển như Viettel Post, giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm Các hàng hóa sẽ đóng gói và không có bao bì của Shopee mà chỉ có tên Shopee là đơn vị giao, việc này cũng ảnh hưởng đến thương hiệu của Shopee. Có nhiều đơn vị cung cấp hàng sau khi chốt đơn hàng đã tự động gửi hàng cho khách thay vì thông qua Shopee. Việc này khiến cho việc làm trung gian hòa giải nếu sản phẩm có vấn đề rất khó khăn. - Giao diện trang mạng: 46 10Hình 2.10: Giao diện website phiên bản máy tính, phiên bản điện thoại và giao diện ứng dụng di động của Shopee Nguồn: https://shopee.vn/ Giao diện của Shopee cũng không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuong_hieu_cac_cua_hang_online_va_thuong_hieu_cua.pdf
Tài liệu liên quan