Luận văn Thương mại dịch vụ viễn thông theo quy định của WTO và các cam kết của Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRONG KHUÔN KHỔ WTO 5

1.1. Thương mại dịch vụ trong khuôn khổ của WTO 5

1.1.1. Tổng quan về WTO 5

1.1.2. Những vấn đề chung về thương mại dịch vụ và sự ra đời của Hiệp định GATS 7

1.2. Các quy định của WTO về thương mại dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông 12

1.2.1. Vị trí, vai trò của dịch vụ viễn thông trong thương mại dịch vụ 12

1.2.2. Các quy định của WTO về dịch vụ viễn thông 13

Chương 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM 27

2.1. Thực trạng thị trường viễn thông Việt Nam 27

2.1.1. Nhận xét chung 27

2.1.2. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông 30

2.1.3. Các loại hình dịch vụ viễn thông ở Việt Nam 34

2.2. Thực trạng mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông ở Việt Nam 40

2.2.1. Thực trạng về chính sách viễn thông của Việt Nam 40

2.2.2. Những tồn tại trong các quy định hiện hành về viễn thông 50

2.2.3. Thực trạng mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam, đối chiếu với các quy định của WTO/GATS 54

Chương 3: CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THEO YÊU CẦU CỦA WTO VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 58

3.1. Các cam kết quốc tế của Việt Nam về mở cửa lĩnh vực viễn thông 58

3.1.1. Các cam kết quốc tế về viễn thông của Việt Nam trong ASEAN 59

3.1.2. Các cam kết quốc tế về viễn thông của Việt Nam trong APEC 61

3.1.3. Các cam kết về viễn thông của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 62

3.1.4. So sánh cam kết quốc tế về viễn thông của Việt Nam với cam kết về dịch vụ viễn thông trong GATS/WTO của một số nước trong khu vực và trên thế giới 65

3.2. Các cam kết về viễn thông khi đàm phán để gia nhập WTO 68

3.2.1. Tình hình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam 68

3.2.2. Đàm phán các cam kết về viễn thông của Việt Nam khi gia nhập WTO 69

3.3. Những cơ hội và thách thức đối với viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO 71

3.3.1. Những cơ hội đối với ngành viễn thông Việt Nam 71

3.3.2. Những thách thức đối với ngành viễn thông Việt Nam 73

3.4. Giải pháp thực hiện 78

3.4.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước 78

3.4.2. Nhóm giải pháp đối với Bộ Bưu chính, Viễn thông 85

3.4.3. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp dịch vụ viễn thông 87

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 97

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thương mại dịch vụ viễn thông theo quy định của WTO và các cam kết của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa về hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh tương đối gần với các quy định quốc tế: Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng [13]. Luật cũng quy định rõ "Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh" và cơ quan quản lý nhà nước không được thực hiện hành vi "phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp". Có thể nói, các quy định pháp lý nêu trên đã góp phần đảm bảo các điều kiện cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông của Việt Nam thời gian qua. 2.2.1.3. Kết nối mạng Các văn bản pháp quy của Việt Nam thể hiện rõ việc đảm bảo kết nối của các doanh nghiệp thể hiện ở các quy định về việc Đảm bảo kết nối tại Điều 43.2 của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông và Điều 27.1 Nghị định 160 về viễn thông; Điểm kết nối Điều 29 và 30 Nghị định 160; Giá cước kết nối tại Điều 44 Pháp lệnh. Nội dung của những quy định trên như sau: Đảm bảo kết nối: Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp khác, đồng thời có nghĩa vụ cho các doanh nghiệp viễn thông khác kết nối vào mạng hoặc dịch vụ viễn thông của mình. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu có vai trò quyết định trong việc kết nối và cung cấp dịch vụ viễn thông không được từ chối yêu cầu kết nối của các chủ mạng viễn thông dùng riêng và các doanh nghiệp viễn thông khác. Quản lý kết nối: Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan hòa giải và giải quyết các tranh chấp về kết nối. Thỏa thuận kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông chỉ có hiệu lực khi được đăng ký tại Bộ Bưu chính, Viễn thông. - Giá cước kết nối: Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông trên cơ sở giá thành dịch vụ, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển viễn thông trong từng thời kỳ. Đầu năm 2006, Bộ BCVT vừa ban hành quyết định điều chỉnh lại phí kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông. Theo đó, các cuộc gọi quốc tế xuất phát từ mạng cố định nội thị, hoặc xuất phát từ mạng điện thoại liên tỉnh thì phí kết nối là 0,04USD (trước đây là 0,07USD). Các cuộc gọi đi quốc tế xuất phát từ mạng di động kết nối trực tiếp thì phải trả phí cho mạng này là 765đồng/phút. Các cuộc gọi quốc tế về Việt Nam phải trả 0,04USD/phút cho mạng được kết nối trực tiếp vào mạng điện thoại nội tỉnh [2]. Các quy định trên tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc kết nối của các doanh nghiệp viễn thông mới với mạng của VNPT. Tuy nhiên thời gian qua cũng có không ít tranh chấp xảy ra trong vấn đề kết nối ở các khía cạnh: dung lượng kết nối, thủ tục kết nối và chất lượng kết nối. Các vụ việc như Viettel kiện VNPT về việc không cung cấp đủ dung lượng kết nối khiến xảy ra tình trạng nghẽn mạng di động trong thời gian qua; chất lượng kết nối cuộc gọi điện thoại cố định giữa hai mạng của Viettel và VNPT rất thấp (trung bình 70%, có lúc chỉ đạt 20%) ở Ninh Bình; thủ tục kết nối của các doanh nghiệp mới với VNPT chậm trễ làm ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh của các doanh nghiệp này... khiến kết nối trở thành một trong 12 sự kiện nóng của viễn thông Việt Nam năm 2005 [19]. Mới đây nhất, vào ngày 26/4/2006, Bộ Bưu chính Viễn thông vừa ban hành Quyết định số 12/2006/QĐ-BBCVT về việc thực hiện việc kết nối giữa các mạng viễn thông công cộng. Theo đó, các doanh nghiệp có yêu cầu kết nối phải xây dựng kế hoạch cụ thể về dung lượng kết nối cho năm tiếp theo; các bên thỏa thuận về kết nối trên cơ sở hợp đồng trong đó quy định cụ thể về thời gian thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng cho kết nối; các tranh chấp kết nối sẽ được giải quyết bởi một cơ quan chuyên trách của Bộ Bưu chính Viễn thông. Văn bản này ra đời đã đáp ứng những yêu cầu cấp bách về vấn đề kết nối. 2.2.1.4. Dịch vụ phổ cập Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông dành hẳn một mục riêng để quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong đó có dịch vụ viễn thông phổ cập. Nhà nước thực hiện hỗ trợ việc phổ cập dịch vụ viễn thông công ích bằng các biện pháp: Quy định giá cước kết nối trên cơ sở giá thành và phần đóng góp vào việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; Xây dựng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông và các nguồn tài chính khác [14]. ở Việt Nam hiện nay khoảng cách phổ cập dịch vụ viễn thông giữa các vùng, khu vực và tầng lớp dân cư lớn. Trong khi đó, việc duy trì cơ chế tài trợ để phát triển dịch vụ đến vùng sâu, vùng xa không còn phù hợp trong điều kiện mở cửa thị trường, Nhà nước chưa phân định rõ giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong hoạt động viễn thông. Được thành lập theo quyết định số 191/2004/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích đóng vai trò là công cụ tài chính chủ yếu của Nhà nước trong việc điều tiết các lợi ích do nguồn tài nguyên viễn thông mang lại để thực hiện chính sách cung cấp dịch vụ viễn thông công ích công bằng trong dân cư. Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên thị trường đều phải đóng góp từ 4-5% doanh thu của các dịch vụ vào quỹ này [18]. Các dịch vụ viễn thông được đưa vào phổ cập sẽ bao gồm: dịch vụ điện thoại cố định; dịch vụ viễn thông biển phục vụ ngư dân; phục vụ truy nhập Internet công cộng. Ngoài ra, dự kiến các dịch vụ viễn thông không thu cước của người sử dụng như dịch vụ báo cháy, cấp cứu, khẩn cấp của ngành an ninh, hỏi giờ, cung cấp số điện thoại của tất cả các doanh nghiệp sẽ nằm trong phạm vi các dịch vụ do Quỹ hỗ trợ chi phí. Việc ra đời của Quỹ sẽ dần thay thế cơ chế đóng góp nghĩa vụ công ích thông qua cước kết nối, tạo môi trường thuận lợi và minh bạch cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phổ cập dịch vụ viễn thông, đáp ứng những yêu cầu của Tài liệu Tham chiếu Viễn thông về quản lý dịch vụ phổ cập một cách minh bạch, không phân biệt đối xử, trung lập về cạnh tranh. 2.2.1.5. Công bố công khai các tiêu chí cấp phép Tại Việt Nam, quy định về cấp phép được thể hiện khá rõ tại Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông (Điều 46) cũng như Nghị định viễn thông (Điều 38, 39). Theo các văn bản này, một doanh nghiệp xin phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông sau khi nộp hồ sơ thì trong vòng 75 ngày phải nhận được trả lời của Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc mình có được cấp phép hoạt động hay không. Nếu bị từ chối, Bộ BCVT phải thông báo rõ lý do. Trong trường hợp không thỏa mãn với việc giải quyết của Bộ, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đưa vấn đề lên cấp cao hơn. 2.2.1.6. Cơ quan quản lý viễn thông độc lập Tại Việt Nam, trước năm 1992 chưa có sự phân tách giữa cơ quan quản lý Nhà nước về viễn thông và đơn vị sản xuất kinh doanh. Năm 1992, Tổng cục Bưu điện trở thành cơ quan trực thuộc Chính phủ và nhất là từ năm 1994, khi Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam có quyết định trở thành tập đoàn kinh doanh của Nhà nước, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông từng bước tách rời khỏi công tác điều hành sản xuất kinh doanh. Năm 2002, Bộ Bưu chính, Viễn thông ra đời với chức năng quản lý độc lập đã tạo cơ sở chắc chắn để phân biệt chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh dịch vụ của các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông. Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật. (Điều 1, Nghị định số 90/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông). 2.2.1.7. Phân bổ và sử dụng các nguồn tài nguyên quý hiếm Tài nguyên viễn thông theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm có: tên miền, địa chỉ Internet (theo Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT ngày 26/5/2003 của Bộ Bưu chính Viễn thông); phổ tần số vô tuyến điện, trong đó lại chia ra kênh tần số cho truyền hình tương tự mặt đất tần số VHF/UHF (Quyết định 192/2003/QĐ-BBCVT ngày 22/12/2003), băng tần cho hệ thống thông tin di động tế bào số (Quyết định số 46/2003/QĐ-BBCVT ngày 20/3/2003 của Bộ Bưu chính, Viễn thông), phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ (Quyết định 85/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 04/1999/TT-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thi hành quyết định trên); và kho số quốc gia (quy định tại Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông). Theo các văn bản trên, Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm phân bổ các nguồn tài nguyên quý hiếm này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, hệ thống pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực này tương đối hoàn chỉnh, đã đề cập đến hầu hết các khía cạnh trong quản lý và kinh doanh dịch vụ viễn thông. Về tổng thể, các văn bản pháp quy của Việt Nam điều chỉnh hoạt động viễn thông là khá tiên tiến, phù hợp với xu thế hội nhập, sẵn sàng đáp ứng các cam kết quốc tế trong WTO. Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề mà ngành viễn thông Việt Nam phải nghiên cứu và cập nhật cho phù hợp với sự phát triển của thị trường và thông lệ quốc tế. 2.2.2. Những tồn tại trong các quy định hiện hành về viễn thông 2.2.2.1. Công tác quản lý dịch vụ viễn thông còn nhiều bất cập Trong công tác quản lý của nhà nước về dịch vụ viễn thông, Bộ Bưu chính, Viễn thông không trực tiếp quản lý hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông và không chịu trách nhiệm trước bất kỳ nhà khai thác nào. Bộ Bưu chính, Viễn thông và các doanh nghiệp viễn thông là những pháp nhân riêng rẽ có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng. Tuy nhiên, việc đảm bảo Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện tốt Điều 6 của GATS hoặc Văn bản Tham chiếu Viễn thông về quản lý vô tư, công bằng là không đơn giản nhất là khi có sự tham gia của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài vì các nguyên nhân sau: Các doanh nghiệp viễn thông đều là các doanh nghiệp nhà nước Bộ Bưu chính Viễn thông là đại diện chủ sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp này Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Tài chính đều là thành viên của Chính phủ và cùng chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực viễn thông. Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông cũng như Nghị định Viễn thông dành một vị trí quan trọng cho Thủ tướng trong việc ban hành các quyết định mà thông thường thuộc về Cơ quan quản lý viễn thông độc lập: Xác định danh mục các dịch vụ phổ cập, các dịch vụ thiết yếu đối với kinh tế - xã hội (Điều 51 Pháp lệnh BCVT; Điều 48, 49 Nghị định Viễn thông) Quyết định giá cước dịch vụ phổ cập (Điều 44 Pháp lệnh BCVT; Điều 58 Nghị định Viễn thông) Quyết định cấp phép cho các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ (Điều 46 Pháp lệnh BCVT; Điều 29, khoản 2 Nghị định Viễn thông). Phân bổ băng tần phục vụ quốc phòng, an ninh (Điều 59 Pháp lệnh BCVT). Đây là những vấn đề mà việc giải quyết cần phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO như minh bạch, không phân biệt đối xử, hợp lý, kịp thời,... Khi hội nhập quốc tế, các câu hỏi mà ngành viễn thông có thể phải đối mặt về vấn đề này là: Quy trình, thủ tục, tiêu chí để Thủ tướng Chính phủ ra các quyết định trên được quy định ở đâu Trong trường hợp có tranh chấp về các quyết định do Thủ tướng Chính phủ đưa ra thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại đâu, cấp nào. Hơn nữa, một trong những tiêu chí thường đặt ra với cơ quan quản lý viễn thông là sự độc lập với Chính phủ vì nó sẽ khiến cơ quan này tăng cường tính trung lập và cách ly khỏi các áp lực chính trị hoặc kinh doanh. Sự độc lập này đặc biệt quan trọng khi một chính phủ duy trì quyền sở hữu trong các doanh nghiệp cung cấp viễn thông công cộng như Việt Nam. 2.2.2.2. Còn khá nhiều khái niệm chưa phù hợp với các quy định của WTO Người sử dụng dịch vụ viễn thông: Tài liệu tham chiếu Viễn thông định nghĩa người sử dụng dịch vụ viễn thông là "những người tiêu thụ dịch vụ và những người cung cấp dịch vụ". Còn khái niệm mà Pháp lệnh BCVT đưa ra tại Điều 42 thực chất là người sử dụng dịch vụ cuối cùng (end-user), không bao gồm các doanh nghiệp và đại lý dịch vụ viễn thông. Doanh nghiệp có thị phần khống chế: Tài liệu Tham chiếu Viễn thông đưa ra định nghĩa về nhà cung cấp chính: "Là nhà cung cấp có khả năng tác động mạnh tới các điều khoản về tham gia (liên quan tới giá cả và cung cấp) trong thị trường dịch vụ viễn thông cơ bản có liên quan dưới hình thức: kiểm soát các trang thiết bị thiết yếu; và có vị thế đáng kể trên thị trường". Điều 23, Nghị định Viễn thông chỉ đưa ra một tiêu chí để xác định doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế: chiếm thị phần doanh thu hoặc lưu lượng lớn hơn 30%. Trên thực tế, muốn phân tích đầy đủ về khả năng chi phối thị trường cần tính đến các yếu tố như khả năng tăng giá dịch vụ tùy tiện, hạn chế về việc cung cấp dịch vụ tùy tiện, điều kiện xâm nhập thị trường của các doanh nghiệp, tác động của quan hệ cung cầu,… Phương tiện thiết yếu: Theo định nghĩa của Tài liệu Tham chiếu Viễn thông, trang thiết bị thiết yếu là "các trang thiết bị của một mạng truyền tải viễn thông hoặc dịch vụ viễn thông do một số lượng hạn chế các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp trên cơ sở độc quyền hoặc chi phối"; và "không thể thiếu được cả về mặt kỹ thuật và kinh tế trong việc cung cấp dịch vụ". So sánh với quy định này thì khái niệm mà Nghị định Viễn thông (Điều 24) đưa ra còn quá hẹp: chỉ bao gồm mạch vòng nội hạt, kênh truyền dẫn đường dài trong nước hoặc quốc tế và trạm vô tuyến gốc của mạng thông tin di động mặt đất. Trên thực tế, mã số tổng đài nội hạt, danh bạ điện thoại,... có thể là các phương tiện thiết yếu vì chúng không thể thiếu đối với các nhà khai thác mới trong việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng của nhà khai thác truyền thống. Khái niệm doanh nghiệp Việt Nam - doanh nghiệp nước ngoài Về mặt câu từ thể hiện, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và Nghị định Viễn thông có phân biệt doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài/ có yếu tố nước ngoài tuy rằng trong tuyệt đại đa số các quy định về quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp thì không có sự phân biệt. Duy nhất Điều 22 của Nghị định Viễn thông quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới dẫn đến mối quan ngại rằng chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài có thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam mới được phép cung cấp dịch vụ theo phương thức 1 (qua biên giới) và phương thức 2 (tiêu thụ tại nước ngoài). Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam lại chưa có quy định cụ thể thế nào là doanh nghiệp Việt Nam, thế nào là doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt khi xuất hiện các Liên doanh hay các Công ty cổ phần có nhà đầu tư nước ngoài, các công ty 100% vốn nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Quy định thế nào là doanh nghiệp Việt Nam như được nêu trong Pháp lệnh BCVT và Nghị định Viễn thông là rất quan trọng. Các tiêu chí chuyên ngành cấp phép kinh doanh viễn thông cho các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài (đầu tư trực tiếp và gián tiếp) cũng hết sức quan trọng vì chúng sẽ cụ thể hóa một cách chặt chẽ chính sách đầu tư nước ngoài của ta trong giai đoạn hiện nay. 2.2.2.3. Vẫn tồn tại một số biểu hiện phi cạnh tranh Một trong những yêu cầu đầu tiên mà Tài liệu Tham chiếu Viễn thông đặt ra như một điều kiện để bảo vệ cạnh tranh là chống hành vi trợ cấp chéo giữa các dịch vụ cạnh tranh và chưa cạnh tranh. Tại Việt Nam, không khó để tìm thấy những ví dụ cho hành vi này trong lĩnh vực viễn thông. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trên thị trường đều là các doanh nghiệp nhà nước, kinh doanh nhiều dịch vụ với một trong những "căn bệnh chung" là bù giá chéo. VNPT luôn bị chỉ trích là dùng các dịch vụ viễn thông quốc tế có giá cước cao để nuôi dịch vụ điện thoại nội hạt với mức cước thấp nhất khu vực. EVN Telecom vẫn được bao cấp nhiều bởi "ông bố" độc quyền là Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Viettel lâu nay vẫn dựa vào uy thế của Bộ Quốc phòng... Các biểu hiện khác dễ nhận thấy của trợ cấp chéo trên thị trường viễn thông Việt Nam là việc triển khai quảng cáo, tiếp thị chung cho cả hai loại dịch vụ; hỗ trợ bán hàng và sau bán hàng chung; bán kèm hai loại dịch vụ;… Nhiều hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh cũng xuất hiện trên thị trường viễn thông Việt Nam như việc quảng cáo dịch vụ viễn thông thông qua việc trực tiếp so sánh giá cước với dịch vụ tương tự của doanh nghiệp khác hay lắp đặt vào máy đầu cuối của khách hàng thuộc mạng của doanh nghiệp khác thiết bị tự động chuyển cuộc gọi sang mạng của mình (Viettel) [19]. 2.2.3. Thực trạng mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam, đối chiếu với các quy định của WTO/GATS Viễn thông Việt Nam những năm qua đã tích cực hội nhập quốc tế và đã có nhiều cam kết mở cửa thị trường được thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế thị trường viễn thông Việt Nam mới chỉ mở cửa theo phương thức 1 (trong 4 phương thức cung ứng dịch vụ mà GATS quy định). Đó là phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới thông qua đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ viễn thông Việt Nam chính thức khởi động từ năm 1988 với Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh (BCC) giữa VNPT và đối tác Telstra của Australia. Vào thời điểm tiến hành đầu tư (không lâu sau khi công cuộc đổi mới ở Việt Nam được khởi động tháng 12/1986), Telstra đồng thời cũng là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Hợp đồng có thời hạn 12 năm với số vốn góp là 237 triệu USD của đối tác nước ngoài. Các hạng mục đầu tư gồm có: xây dựng trạm mặt đất tại Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội để liên lạc với các vệ tinh của tổ chức Intelsat, tiếp đến là các trạm mặt đất ở các tỉnh, thành phố khác (Đà Nẵng, Bình Dương) và cung cấp 45 trạm mặt đất cỡ nhỏ (VSAT). Năm 1990, Telstra giành được quyền tham gia phát triển và quản lý mạng dịch vụ viễn thông quốc tế của Việt Nam (trong đó có việc xây dựng trạm cập bờ của tuyến cáp biển quốc tế T-V-H kết nối ba nước Thái Lan - Việt Nam - Hồng Kông tại Vũng Tàu) và tiếp đó là đầu tư vào mạng viễn thông đường trục quốc gia của Việt Nam. Năm 1996, quan hệ giữa VNPT và đối tác Telstra không theo đúng như kế hoạch đặt ra trước đó là hình thành liên doanh mà thay vào đó là mở rộng BCC. Nguyên nhân chính là do cả hai bên đều nhận thấy mức độ rủi ro lớn trong bối cảnh những khó khăn về tài chính ngày càng lan rộng ở khu vực Châu á. Tiếp theo đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh (xem đồ thị 2.5). Khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có dấu hiệu khả quan, Telstra là một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên trở lại (tháng 9/1998) với Thỏa thuận về Dịch vụ Internet với Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) thuộc VNPT. Theo hình thức Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh, không hình thành một pháp nhân độc lập, hai bên cùng góp vốn và phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ thỏa thuận. Thông thường, đối tác nước ngoài góp vốn bằng giá trị máy móc thiết bị và các dịch vụ đi kèm bao gồm thiết kế, chuyên gia giám sát, lắp đặt, vận hành và cả đào tạo; đóng góp chủ yếu của phía Việt Nam là quyền khai thác dịch vụ viễn thông và thiết bị nhà xưởng. Đối tác nước ngoài được chia sẻ lợi nhuận trong suốt thời gian hoạt động của BCC (thường là 15 năm). Đến nay, đã có nhiều BCC được ký kết trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: xây dựng các tổng đài cửa ngõ quốc tế; thông tin di động; phát triển mạng viễn thông nội hạt (xem bảng 2.2). Bảng 2.2: Các BCC trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam Đối tác nước ngoài Thời điểm ký kết Giá trị Đối tác Việt Nam Lĩnh vực NTT, Nissho Iwai, Sumitomo (Nhật Bản) 11/1997 208 triệu USD + 14 triệu USD giá trị hợp đồng dịch vụ Bưu điện Hà Nội Phát triển mạng điện thoại cố định khu vực phía Bắc Hà Nội (240.000 thuê bao) France Telecom (Pháp) 11/1997 492,5 triệu USD Bưu điện Tp. Hồ Chí Minh Phát triển mạng điện thoại cố định cho Tp.Hồ Chí Minh (540.000 thuê bao) Cable & Wireless (Mỹ) 11/1997 207 triệu USD Phát triển mạng điện thoại cố định (250.000 thuê bao) Telstra (Australia) 1988 237 triệu USD năm 1988, sau đó có mở rộng đầu tư VTI Xây dựng tổng đài cửa ngõ quốc tế và các mạng viễn thông quốc tế và liên tỉnh Comvik (Thụy Điển) 1993 VMS Phát triển mạng thông tin di động SK Telecom (Hàn Quốc) 2000 150 triệu USD SPT Phát triển mạng di động công nghệ CDMA Nguồn: Vietnam Internet Case Study, ITU, 3/2002. Giá trị đăng ký của các BCC thường lên tới hơn 1 tỷ USD nhưng trên thực tế giá trị này thường cao hơn con số được giải ngân (xem đồ thị 2.5). Đồ thị 2.5: Cam kết và giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 1991-1999 (đơn vị tính: USD) Nguồn: Vietnam Internet Case Study, ITU, 3/2002 Đồ thị 2.5 phản ánh đầu tư nước ngoài vào viễn thông Việt Nam suy giảm trong những năm cuối thập niên 1990. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư nước ngoài e ngại tình hình tài chính bất ổn trong khu vực và thái độ miễn cưỡng của chính phủ Việt Nam trong việc chuyển đổi các BCC sang liên doanh bằng việc cho phép sở hữu nước ngoài. Từ năm 2000, cùng với sự tăng trưởng của viễn thông Việt Nam, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này có dấu hiệu tăng trở lại. Theo những điều khoản của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (có hiệu lực cuối năm 2001), các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực viễn thông có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức đầu tư hơn. Không chỉ các tập đoàn viễn thông, ngay cả các nhà cung ứng thiết bị di động như Motorola cũng đang có kế hoạch mở rộng ảnh hưởng trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam. Riêng năm 2005, thị trường viễn thông Việt Nam đã tiếp nhận sự có mặt cũng như đầu tư của một số tập đoàn viễn thông lớn như Telenor Mobile, Tập đoàn dịch vụ viễn thông quốc tế có trụ sở chính đặt tại Na Uy, đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, đang tìm kiếm đối tác để đầu tư mở rộng mạng lưới điện thoại di động tại Việt Nam; Tập đoàn SK Telecom, đối tác của SPT cũng đã quyết định đầu tư thêm 280 triệu USD cho mạng S-Fone, nâng tổng số vốn đầu tư cho dự án của S-Fone tại Việt Nam lên khoảng 430 triệu USD, đồng thời cho biết, sẽ tăng cường những tiện ích công nghệ qua việc cung ứng dần các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng S-Fone. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực viễn thông được đánh giá là một trong những hoạt động đầu tư nước ngoài có hiệu quả nhất. Nó là điều kiện cần cho việc phát triển viễn thông Việt Nam thời kỳ đầu. Cùng với luồng ngoại tệ của các tập đoàn viễn thông nước ngoài chảy vào Việt Nam là các công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý hết sức quý báu cho ngành viễn thông non trẻ. Kết quả của đầu tư nước ngoài vào viễn thông Việt Nam hết sức đáng khích lệ: hệ thống tổng đài chuyển mạch kỹ thuật số tiên tiến ngang tầm khu vực; hệ thống truyền dẫn cáp quang biển, đất liền và truyền dẫn vệ tinh kết nối Việt Nam đi tất cả các quốc gia trên thế giới; đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ, sẵn sàng tiếp nhận và khai thác những công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất thế giới; đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết;... Những kết quả bước đầu này khiến Đảng và Nhà nước ta càng quyết tâm đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế về dịch vụ viễn thông. Như vậy, mặc dù chưa là thành viên của WTO, Việt Nam đã và đang tích cực mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông theo phương thức 1, phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới. Mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông theo phương thức 1 cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Điều này có lợi cho Việt Nam, cho ngành viễn thông Việt Nam cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam từng bước hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp cận với luật chơi chung của WTO. Tuy nhiên, theo yêu cầu của WTO/GATS, các nước thành viên của WTO sẽ còn phải mở cửa với diện rộng, sâu và toàn diện hơn theo cả 4 phương thức. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải cân nhắc cẩn trọng khi đưa ra các cam kết của mình, sao cho vừa tuân theo các quy định của WTO, vừa bảo vệ được thị trường viễn thông Việt Nam. Chương 3 Các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường viễn thông theo yêu cầu của WTO và giải pháp thực hiện 3.1 Các cam kết quốc tế của Việt Nam về mở cửa lĩnh vực viễn thông Mở cửa lĩnh vực viễn thông của Việt Nam được thực hiện trong các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên như Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC); Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và trong tiến trình đàm phán gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO hiện nay. Các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế hay các Hiệp định thương mại có các yêu cầu khác nhau, song đều có chung những nguyên tắc cơ bản và hướng tới một số mục tiêu chung. Ngoài mục tiêu tự do hóa thương mại như đã nêu ở trên, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docMuc luc - bang - so do.doc
  • docMuc luc.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan